Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2009

THÔNG TIN ĐẠI HỘI NGHỊ LÚA GẠO QUỐCTẾ LẦN III - IRC 2010

LUAGAO - Đại hội nghị Quốc tế Lúa Gạo lần 3 (IRC 2010) sẽ được tổ chức từ ngày 8-12/11/2010 tại thủ đô Hà Nội. Ngày 29/07/2009, Viện Nghiên cứu Lúa Gạo Quốc Tế (IRRI) thông báo những tin tức liên quan đến hội nghị quan trọng này. Một số điểm được đề cập đến trong TCBC bao gồm:
1. Gạo được xem là một nhu yếu phẩm phức tạp nhất qua đánh giá của Tô Phúc Tường - Chuyên viên khoa học cao cấp thuộc IRRI
2. Xu hướng phát triển của Lúa gạo và các lương thực khác trên thế giới.
3. Mối liên quan giữa gạo và nan thiếu lương thực.
4. Những trọng tâm sẽ đề cập trong IRC 2010.
--------------
Tập tin đính kèm gồm: TCBC về Đại hội nghị Lúa Gạo lần 3 Tiếng Anh và Tiếng Việt. Tải tại đây:
--------------
Chi tiết xin liên hệ:
My Hanh
Vero Public RelationsBangkok - Chicago - Ho Chi Minh City
P: +84 8 3514 4919F: +84 8 3514 4936M: +84 9 0858 8655

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2009

Các giống công nhận chính thức năm 2009 - Viện Lúa ĐBSCL

LUAGAO - Giới thiệu một số giống chất lượng cao của Viện Lúa ĐBSCL được công nhận chính thức năm 2009
1. Giống lúa OM 4059
Giống lúa OM 4059 được chọn tạo từ tổ hợp lai OM3405/MTL250 trong chương trình chọn tạo giống lúa năng suất cao, phẩm chất tốt được tài trợ bởi tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) từ năm 2000 đến 2003, được chọn lọc theo phương pháp phả hệ từ quần thể F2 (vụ Hè Thu 2002) đến quần thể F6 (vụ Hè Thu 2004), sau đó đưa vào so sánh sơ khởi từ vụ Đông Xuân 2005-2006. Giống có thời gian sinh truởng 95-100 ngày; chiều cao cây 100-110cm; dạng hình gọn và đẹp, đẻ nhánh khá; số hạt chắc/bông 70-80 hạt, tỉ lệ lép 19-21%, trọng lượng hạt 27-28gr; chiều dài hạt 7,04mm; tỉ lệ bạc bụng cấp 9 là 27,2%; hàm lượng amylose là 24,3%; năng suất đạt 4-5 tấn/ha (vụ Hè Thu) và 6-8 tấn/ha (vụ Đông Xuân); có khả năng chống chịu rầy nâu và bệnh vàng lùn (cấp 3), có khả chịu được đất phèn.
+ Ưu điểm: có thời gian sinh trưởng ngắn (ngang với OM 1490); dạng hình đẹp, đẻ nhánh khá; phản ứng đối với rầy nâu so với giống chuẩn kháng là tương đuơng và ổn định hơn, hơi kháng bệnh vàng lùn; cho năng suất cao và ổn định trong cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu; chịu điều kiện đất phèn tốt.
+ Nhược điểm: Bị bệnh lép vàng nhẹ và nhiễm bệnh đạo ôn ở vụ Hè Thu; tỉ lệ bạc bụng hơi cao, nhiễm bệnh lùn lúa cỏ cao (85%).
+ Khả năng ứng dụng (thời vụ, vùng gieo trồng thích hợp): Giống OM 4059 gieo trồng thích hợp cho cả vụ Đông Xuân và Hè Thu. Giống thích hợp gieo trồng ở các vùng đất thâm canh và chịu được ở vùng đất nhiễm phèn.

2. Giống lúa OM 4900
Giống OM 4900 do Viện Lúa ĐBSCL tạo chọn từ tổ hợp lai C53/Jasmin 85, các thế hệ con lai được chọn lọc bằng maker phân tử, sau đó các dòng chọn lọc được đưa vào hệ thống khảo nghiệm. Giống OM 4900 có thời gian sinh truởng 105 ngày, chiều cao cây 96-100cm, cứng cây, đẻ nhánh khỏe, số hạt chắc/bông 139 hạt, tỉ lệ hạt lép 13,2%, trọng lượng 1000 hạt 28,3gr, hàm lượng amylose thấp (16,2%), hạt gạo dài (7,8 mm), không bạc bụng, phản ứng đối với rầy nâu cấp 3,7- 4,3,bệnh đạo ôn cấp 5; bệnh bạc lá cấp 3; chống chịu tốt với bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá; năng suất đạt 4-5 tấn/ha (vụ Hè Thu) và 6-7tấn/ha (vụ Đông Xuân).
+ Ưu điểm: hạt gạo dài, không bạc bụng; hàm lưọng amylose thấp, cơm dẻo, ngon và có mùi thơm sữa; chống chịu tốt đối với bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
+ Nhược điểm chính: nhiễm bệnh lùn lúa cỏ 50%, hơi nhiễm đạo ôn, TGST hơi dài
+ Khả năng ứng dụng (thời vụ, vùng gieo trồng thích hợp): Giống OM 4900 gieo trồng thích hợp cho cả vụ Đông Xuân và Hè Thu. Giống được chấp nhận cao ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh và nhiều địa phương khác ở ĐBSCL. Giống phát huy tốt ở các vùng đất phù sa ngọt sản xuất giống lúa chất lượng cao cho xuất khẩu.

3. Giống lúa OM 6561-12
Giống lúa OM 6561-12 được tuyển chọn từ giống M12 nhập nội từ Mỹ năm 1997, qua chọn lọc dòng thuần, thanh lọc tính kháng sâu bệnh và đánh giá đặc tính nông học, sau đó đưa vào màng lưới khảo nghiệm và nhân giống từ vụ Hè Thu năm 2006. Giống có thời gian sinh truởng 90-95 ngày; chiều cao cây 95-100cm; dạng hình đẹp, hơi yếu rạ; đẻ nhánh khá; số hạt chắc/bông 100-120 hạt, tỉ lệ lép 19-27%, trọng lượng hạt 26-27gr; chiều dài hạt 6,52mm; tỉ lệ bạc bụng cấp 9 là 7%; hàm lượng amylose là 24,09%; có mùi thơm nhẹ; có hàm lượng sắt trong gạo khá cao (5,8mg/kg gạo trắng); năng suất đạt khá cao và ổn định trong cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu; có khả năng chống chịu rầy nâu, bệnh đạo ôn và bệnh vàng lùn (cấp 3-5).
+ Ưu điểm chính: có thời gian sinh trưởng ngắn, có tiềm năng để thay thế OM1490, hoặc bổ sung vào cơ cấu giống cực ngắn ngày (Ao); thấp cây, dạng hình đẹp, đẻ nhánh khá; số hạt chắc/bông cao (tương đương với OM 1490); hạt gạo dài, tỉ lệ bạc bụng thấp; mặt gạo sáng, cơm mềm, ngọt và có mùi thơm nhẹ; hàm lượng sắt trong gạo khá cao; có khả năng thích ứng rộng.
+ Nhược điểm chính: Giống hơi nhiễm rầy nâu và bệnh đạo ôn ở vụ Hè Thu, yếu cây, tỉ lệ lép cao, hạt gạo hơi ngắn (6,5 mm).
+ Khả năng ứng dụng (thời vụ, vùng gieo trồng thích hợp): Giống OM 6561 gieo trồng thích hợp cho cả vụ Đông Xuân và Hè Thu, rất thích hợp cho vùng 3 vụ lúa/ năm. Giống thích hợp gieo trồng ở các vùng đất thâm canh và một số nơi có điều kiện bất .

4. Giống lúa OM 5199-1
Giống lúa OM 5199-1 là dòng lai thuần chọn từ tổ hợp lai Khang Dân/OM 2512 thực hiện trong vụ Hè Thu 2003, được chọn lọc theo phương pháp phả hệ từ quần thể F2 (vụ Hè Thu 2004) đến quần thể F6 (vụ Hè Thu 2006). Giống có thời gian sinh truởng 105-115 ngày; chiều cao cây 95cm; dạng hình đẹp, thân lá thẳng, rất cứng cây; bông thuộc loại bông chùm, nhiều nhánh, đóng hạt khít, ít lép, hạt nhỏ và ngắn (trọng lượng hạt 20,8gr). Giống cho năng suất cao trong cả hai vụ Đông xuân và Hè thu. Giống có tính kháng ngang đối với rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Giống có hàm lượng amylose cao (31,73%) và hàm lượng sắt trong gạo trắng cao gấp đôi các giống lúa đang được gieo trồng tại ĐBSCL.
+ Ưu điểm chính: thân lá thẳng, lá cờ thẳng đứng và xanh khi bông lúa chín; kháng đối với bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá khá; có hàm lượng sắt trong gạo trắng cao gấp đôi các giống lúa đang được gieo trồng tại ĐBSCL; cho năng suất cao trong cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu; tỉ lệ gạo nguyên cao; chống chịu được rầy nâu; chịu được điều kiện đất phèn mặn tốt.
+ Nhược điểm chính: hạt gạo nhỏ, bạc bụng, cơm khô và hơi cứng khi để nguội; nhiễm bệnh cháy lá
+ Khả năng ứng dụng (thời vụ, vùng gieo trồng thích hợp): Giống OM 5199 gieo trồng thích hợp cho cả vụ Đông Xuân và Hè Thu. Giống có khả năng thích nghi với các vùng nhiễm phèn (Long An, Bến Tre, Kiên Giang, Sóc Trăng...) và chống chịu với điều kiện bất lợi tốt.

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2009

GIỚI THIỆU DIỄN ĐÀN TRAO ĐỔI CỦA VIỆN LÚA DBSCL

LUAGAO - Forum trao đổi về Cây Lúa, các bạn quan tâm xin mời ghé thăm và trao đổi.


Thứ Năm, 16 tháng 7, 2009

Bảo quản lúa giống theo kỹ thuật mới

LUAGAO - Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đang khuyến khích nông dân trong vùng áp dụng rộng rãi phương pháp sử dụng túi yếm khí để bảo quản lúa giống.
Sau khi thu hoạch, lúa được phơi sấy khô đúng thời gian, dùng túi nhựa PE (còn gọi là túi ni-lông yếm khí) có kích cỡ bằng các bao phân bón (loại 50 kg, đang được bán phổ biến trên thị trường) để đựng lúa giống. Qua thực nghiệm tại Viện lúa ÐBSCL và trong 100 hộ nông dân tại Cần Thơ cho thấy sau thời gian bảo quản 9 tháng, hạt lúa giống vẫn còn nguyên mầu như lúc mới thu hoạch, sâu mọt trong túi nhựa PE giảm hầu như không còn.
Hạt nảy mầm trên 90%, mầm khỏe, mọc nhanh, tăng trưởng đồng đều (bảo quản lúa giống trong các bao đựng phân bón, lu, khạp... như trước đây thì số sâu mọt có hơn 700 con/1kg hạt giống). Thành công này giúp nông dân có thể bảo quản lúa giống vụ đông xuân để sử dụng cho vụ hè thu và các vụ khác trong năm vì lúa giống vụ đông xuân có chất lượng tốt nhất.

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2009

TRAO ĐỔI VỀ KINH NGHIỆM LÚA GẠO VIỆT NAM

LUAGAO - Vừa qua LUAGAO có nhận một số thông tin trao đổi của bạn Vietsang Ma (sangblogspot@yahoo.com.vn) về vấn đề canh tác lúa mùa Tài Nguyên, và kinh nghiệm sử dụng thuốc BVTV trên cây lúa. Các ý kiến trao đổi của bạn như sau:

1. Canh tác lúa mùa Tài Nguyên không cần bón Kali có đúng không?


2. Thuốc Bon Sai 10WP của công ty Map có tác dụng chống đỗ ngã, nhưng khi sử dụng cho lúa mùa Tài Nguyên có hiện tượng lúa lùn, nở bụi tốt cho năng suât cao, nhưng hơi tốn phân. Gần đây tình hình thị trường lúa gạo khó tiêu thụ, bị thương lái ép giá và cho rằng sử dụng thuốc Bon Sai làm gạo Tài Nguyên bị cứng cơm, hạt gạo bị trong có đúng không?


LUAGAO Mong nhận những ý kiến trao đổi

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2009

GIỚI THIỆU MỘT SỐ THUỐC TRỪ CỎ CHO LÚA

LUAGAO - Giới thiệu một số thuốc trừ cỏ cho Lúa của Công ty Cổ phần BVTV SAIGON (SPC). Đây là một số các sản phẩm có chất lượng hiện được bà con Nông dân trong cả nước ưa chuộng.



1. Pyanchor 3EC


- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Hoạt chất Pyribenzoxim
+ Tác dụng chọn lọc, hậu nảy mầm, an toàn cho lúa.
+ Xâm nhập vào cỏ chủ yếu qua lá
- Đối tượng phòng trừ: diệt cỏ hòa bản, năn lác và lá rộng như lồng vực, đuôi phụng trên lúa
- Cách sử dụng:
Sự dụng từ 8-20 ngày sau sạ hoặc cấy, tốt nhất là dùng từ 8-12 ngày sau sạ (cỏ mọc 2-3 lá); trừ cỏ đuôi phụng thì liều lượng cao hơn, phun sớm hơn
- Các lưu ý:
+ Phun đủ lượng nước và phun kỹ đảm bảo thuốc tiếp xúc đều với cỏ
+ Ruộng tương đối bằng phẳng. Khi phun tháo cạn nước đủ ẩm
+ Sau phun 1-3 ngày cho nước vào và giữ 3-5 ngàySau phun 4h trời mưa không cần phun lại



2.Pyan Plus 6EC

- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Hoạt chất Pyribenzoxim, Fenoxaprop – P- Ethyl
+ Phổ tác dụng rộng, có tính chọn lọc
+ Diệt trừ được các loại cỏ sau khi đã mọc hết
- Đối tượng phòng trừ: phòng trừ các loại cỏ: đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác cho Lúa
- Cách sử dụng: phun từ 7-12 ngày sau sạ (cỏ mọc 2-3 lá)

- Các lưu ý: rút cạn nước ruộng hoặc đủ ẩm, sau phun 1-2 ngày cho nước vào ruộng và giữ chế độ nước


3.Star 10WP

- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Hoạt chất Pyrazosulfuron Ethyl
+ Tác động nội hấp, xâm nhập vào cây cỏ qua lá, rễ
+ Tác dụng hậu nảy mầm sớm (cỏ 1-3 lá)
+ Tính chọn lọc cao
- Đối tượng phòng trừ: diệt trừ cỏ lá rộng và hẹp trên ruộng lúa
- Cách sử dụng: phun khi 3-10 ngày sau sạ
- Các lưu ý:
+ Khi phun ruộng cần có nước xăm xắp hoặc đủ ẩm, sau khi phun giữ nước ruộng 2-3 ngày
+ Có thể trộn với đất bột, cát hoặc phân bón để rải; khi rải ruộng cần có nước
+ Ruộng có nhiều cỏ đuôi phụng cần dùng liều cao và phun sớm 3-5 ngày


Ngoài ra còn có các sản phẩm khác
4. BeBu 30WP

5. BeRon 10WP
Biết thêm thông tin vui lòng truy cập website: http://www.spchcmc.com.vn