Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011

Kỹ thuật nuôi bò sinh sản và bê lai


Bò là gia súc đang được phát triển nhiều trên địa bàn cả nước, trong đó có các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Sau đây là kỹ thuật nuôi bò sinh sản và nuôi bê lai.

I. Chọn bò cái sinh sản:
I.1. Ngoại hình:
- Dáng nhanh nhẹn, da mỏng, lông thưa, thuần tính, hiền lành, có sự hài hoà giữa các phần đầu và cổ, thân và vai.
- Đầu nhanh nhẹn, mõm rộng, mũi to, hàm răng đều đặn, trắng bóng; cổ dài vừa phải và thanh, da cổ có nhiều nếp nhăn.
- Ngực sâu, rộng: Xương sườn mở rộng, cong về phía sau, bụng to nhưng không sệ, bốn chân thẳng và mảnh, móng khít, mông nở, lưng ít dốc.
- Bầu vú phát triển về phía sau, 4 núm vú đều, dài vừa phải, không có vụ kẹ, da vú mỏng, đàn hồi, tĩnh mạch vú nổi rõ, phân nhánh ngoằn nghèo.
I.2. Chọn bò cái sinh sản: Bò có khả năng đẻ sớm và khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ngắn.
- Bò động dục lần đầu khoảng 18-21 tháng tuổi, từ 27-30 tháng tuổi có thể đẻ lứa đầu.
- Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ngắn: Từ 12-14 tháng đẻ 1 con bê.
II. Phối giống bò:
II.1. Phát hiện động dục và phối giống:
Muốn bò cái khi phối giống đạt tỷ lệ thụ tinh cao, phát hiện kịp thời bò cái động dục. Bò cái động dục có biểu hiện: bò kêu rống, đi lại bồn chồn, phá chuồng, kém ăn hoặc bỏ ăn, hưng phấn cao độ thích nhảy lên lưng con khác sau đó đứng yên để con khác nhảy lên, âm hộ hơi mở, có màu đỏ hồng, niêm dịch từ âm hộ chảy ra như nhựa chuối.
II.2. Phối giống cho bò: Có 2 phương pháp
- Thụ tinh nhân tạo: Dùng tinh cọng rạ đông lạnh và dụng cụ để dẫn tinh viên phối giống nhân tạo vào bò cái. Bê lai đẻ ra do thụ tinh nhân tạo sẽ đẹp và to hơn so với dùng bò đực cho phối giống trực tiếp.
- Dùng bò đực các giống Zêbu thuần hoặc lai cho nhảy trực tiếp: ở những vùng sâu, xa chưa có điều kiện phối giống nhân tạo. Tiến hành cho bò đực phối trực tiếp. Tốt nhất là bò đực giống lai F2 có ¾ máu của 1 trong các giống bò Red Sindhi, Sahiwal, Brâhmam.
III. Chăm sóc nuôi dưỡng bò đẻ và bê:
III.1. Chăm sóc bò chửa:
Bò cái đẻ cần được ăn uống đầy đủ, mỗi ngày 30-35 kg cỏ tươi, 2kg rơm ủ, 1kg thức ăn tinh (ngô, cám…), 2,5-30gr muối, 30-40gr bột xương. Không bắt bò làm việc nặng như: cày, bừa, kéo xe…Tránh xua đuổi mạnh với bò đang có chửa tháng thứ 3, tháng thứ 7, thứ 8 và thứ 9
III.2. Đỡ đẻ cho bò:
Thời gian mang thai trung bình của bò là 281 ngày.
- Triệu chứng bò sắp đẻ: Bò có hiện tượng sụt mông, bầu vú căng, đầu vú chĩa về hai bên, niêm dịch treo lòng thòng ở mép âm môn, đau bụng, đứng lên nằm xuống, chân cào đất, ỉa đái nhiều lần, khi bắt đầu đẻ bọc ối thò ra ngoài trước
- Đỡ đẻ cho bò: Trong trường hợp bò đẻ bình thường (thai thuận) không cần can thiệp hoặc chỉ cần hỗ trợ cho bò cái dùng tay kéo nhẹ ra cắt dây rốn dài khoảng 10-12cm (không cần buộc dây rốn), sát trùng bằng cồn i - ốt 5%. Lau rớt dãi trong mũi, mồm bê, để bò mẹ tự liếm con. Bóc móng để bê con đỡ trơn trượt khi mới tập đi. Vệ sinh phần thân sau và bầu vú bò mẹ, cho bò mẹ uống thêm ít muối, cám và nước ấm. Trường hợp đẻ khó phải gọi cán bộ thú y can thiệp kịp thời.
III.3. Chăm sóc, nuôi dưỡng bò đẻ và bê con:
III.3.1. Đối với bò mẹ:
- 15-20 ngày đầu sau khi đẻ cho bò mẹ ăn cháo (1,0-1,5kg thức ăn tinh/con/ngày) và 25-30gr muối ăn, 30-40gr bột xương, có đủ cỏ non xanh ăn tại chuồng.
- Những ngày sau, trong suốt thời gian nuôi con, một ngày cho bò mẹ ăn 30 kg cỏ tươi, 2-3kg rơm ủ, 1-2 kg cám hoặc thức ăn hỗn hợp để bò mẹ phục hồi sức khoẻ, nhanh động dục lại để phối giống.
III.3.2. Đối với bê:
- Từ khi sinh ra đến 30 ngày tuổi bê được nuôi ở nhà, cạnh bò mẹ. Luôn giữ ấm cho bê, tránh gió lùa, chỗ bê nằm khô sạch.
- Trên một tháng tuổi, chăn thả theo bò mẹ ở bãi gần chuồng, tập cho bê ăn thức ăn tinh.
- Từ 3-6 tháng tuổi: Cho 5-10kg cỏ tươi và 0,2kg thức ăn tinh hỗn hợp. Tập cho bê ăn cỏ khô. Nên cai sữa bê vào khoảng 6 tháng tuổi.
- Từ 6-24 tháng tuổi chăn thả là chính, mỗi ngày cho ăn thêm 10-20 kg cỏ tươi, ngọn mía, cây cỏ non. Mùa thiếu cỏ có thể cho ăn thêm 2-4kg cỏ khô một ngày.
IV. Kỹ thuật ủ rơm với urê:
Đặc điểm bộ tiêu hoá của trâu, bò, dê có thể chuyển hoá đạm vô cơ của urê thành nguồn đạm cho cơ thể, vì vậy nên áp dụng phương pháp ủ rơm với urê để bổ sung đạm cho bò.
- Cho urê, muối, vôi bột hoà tan trong nước rồi dùng bình tưới đều nên rơm khô theo từng lớp sau đó ủ rơm trong bao nilông hoặc bể gạch đậy kín. Sau 7 ngày lấy dần cho bò ăn. Tỷ lệ urê 4kg cho 100kg rơm khô.
V. Phòng và trị bệnh ký sinh trùng cho bò, bê:
V.1. Ký sinh trùng ngoài da (ve, ruồi, muỗi, ghẻ…)
- Dùng 1,25g Neguvôn + 0,03 lít dầu ăn + 0,5 thìa xà phòng bột cho vào 1 lít nước rồi lắc cho thuốc tan đều. Lấy giẻ sạch tẩm dung dịch thuốc đã pha sát lên toàn thân trâu bò.
V.2. Giun sán:
- Thuốc Lêvavét để tẩy giun tròn. Cứ 1 gói 5gr dùng cho 13-20kg trọng lượng hơi của bò, bê.
- Thuốc viên Fasinex 900 để tẩy sán lá gan, 1 viên cho 80-100kg trọng lượng hơi của bò, bê, nhét trực tiếp vào miệng cho bò nuốt.

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

kỹ thuật nuôi heo nái, heo con và heo thịt

A. KỸ THUẬT NUÔI HEO NÁI VÀ HEO CON    
I. CHUỒNG TRẠI   
1. Chọn địa điểm cao ráo sạch sẽ, thoáng mát, có rèm che lúc mưa gió. Nên xây dựng chiều dài chuồng theo hướng Đông - Tây để tránh bức xạ mặt trời.  

2. Nền chuồng làm bằng xi măng, có độ dốc khoảng 2 %, không tô láng (để tránh hiện tượng heo bị trượt). Diện tích chuồng nái nuôi con khoảng 5-6 m2/con, có ô úm cho heo con từ 0,8 - 1 m2/ô. Có máng ăn, núm uống tự động riêng biệt đúng kích cỡ. Ngoài chuồng có rãnh thoát phân và hố phân cách xa chuồng.  
3. Có điều kiện nên nuôi heo nái bằng lồng sắt, dùng núm uống tự động (tham khảo kiểu chuồng ở các trại chăn nuôi tiên tiến). 
4. Mẫu chuồng lồng nuôi heo nái và heo con
II- CHỌN HEO GIỐNG   
1. Nên chọn heo giống Yorkshire hoặc lai giữa Yorkshire với heo Landrace. Không nên chọn heo lai 3-4 máu để làm nái hậu bị.  
2. Chọn ở các giai đoạn khác nhau, đặc biệt chọn giai đoạn heo 7-8 tháng tuổi đạt trọng lượng 90-100 kg để phối giống.  
3. Chọn những con dài thân, mông vai nở, háng rộng, bốn chân thẳng, chắc chắn, có bộ móng tốt, âm hộ (hoa) phát triển tốt, núm vú nổi rõ, hai hàng vú thẳng phân bố đều, khoảng cách hai hàng vú gần nhau là tốt. Heo nái có ít nhất 12 vú trở lên. Chú ý nên chọn những con có tính tình hiền lành.  
4. Có thể chọn mua heo giống ở các trại chăn nuôi, hoặc chọn heo con từ những con nái tốt của hàng xóm.  
5. Đối với heo thịt nên chọn nuôi heo lai 3 máu để phát huy ưu thế lai (heo mau lớn, khả năng chống bệnh cao, tỷ lệ nạc nhiều…).   
III. HEO LÊN GIỐNG VÀ PHỐI GIỐNG  
1. Phối giống cho heo vào thời gian 7-8 tháng tuổi đạt trọng lượng từ 90-120 kg.  
2. Heo lên giống ăn ít hoặc bỏ ăn, cắn phá chuồng, kêu réo liên tục, nhảy lên lưng của heo khác, âm hộ sưng đỏ, có thể có nước nhầy chảy ra.  
3. Thời gian heo lên giống từ 3-5 ngày, phối giống vào cuối ngày thứ hai hoặc sang ngày thứ ba là tốt. Phối vào lúc heo chịu đực. Biểu hiện heo chịu đực: heo đứng im cho con khác nhảy lên lưng nó, hoặc người dùng hai tay ấn mạnh lên lưng heo vẫn đứng im, dịch nhờn âm hộ keo đặc lại. 
4. Có thể phối giống bằng heo đực nhảy trực tiếp hoặc bơm tinh nhân tạo, nên phối kép (phối hai lần), lần phối thứ hai cách lần phối thứ nhất từ 6-8 giờ. 
5. Không nên dùng heo đực có trọng lượng quá lớn nhảy với heo nái mới phối lần đầu. Chuồng cho heo phối phải sạch sẽ, nên rải rơm hoặc cỏ khô xuống dưới nền chuồng là tốt nhất.  
IV. CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG HEO NÁI MANG THAI 
1. Sau thời gian phối từ 18-21 ngày nếu heo không đòi đực lại thì coi như heo đã có chửa. Thời gian heo chửa 114 ngày (3 tháng + 3 tuần + 3 ngày) ± 3 ngày. 
2. Giai đoạn 1-90 ngày tùy tầm vóc của heo nái mập, gầy mà cho ăn lượng thực phẩm hợp lý 2-2,5 kg/ con/ngày. Từ 91 ngày trở đi cho heo ăn tăng lên từ 2,5-3,0 kg/con/ngày. Trước khi sinh 3 ngày phải giảm thức ăn xuống từ 3 kg - 2 kg - 1 kg/ngày. Ngày heo đẻ có thể không cho ăn để tránh sốt sữa. 
3. Trong thời gian chửa 2 tháng đầu không nên di chuyển heo nhiều, tránh gây sợ sệt heo sẽ bị tiêu thai. Trong thời gian chửa nên cho heo ăn thêm rau xanh, cỏ xanh. 
4. Cung cấp nước sạch cho heo uống theo nhu cầu.  
V. CHĂM SÓC HEO NÁI ĐẺ VÀ HEO CON THEO MẸ  
1. Trước ngày heo đẻ 2-3 ngày, vệ sinh chuồng trại, tắm chải heo mẹ sạch sẽ, diệt ký sinh trùng ngoài da.  
2.  Heo nái sắp đẻ biểu hiện: Ỉa đái vặt, bầu vú căng mọng, bóp đầu vú sữa vọt ra, khi thấy nước ối và phân xu, heo nái rặn từng cơn là heo con sắp ra. 
3. Heo con đẻ ra dùng giẻ sạch lau nhớt ở miệng, mũi, lau khô, cắt rốn, bấm răng bỏ vào ô úm (sát trùng cuống rốn và dụng cụ bằng bông y tế nhúng cồn Iốt). Sau đó cho heo con bú "sữa đầu" càng sớm càng tốt để có sức đề kháng chống lại những nhiễm khuẩn phổ biến, giữ ấm cho heo con từ 31-33 0C trong mấy ngày đầu bằng bóng đèn điện hoặc rơm, bao bố. 
4. Bình thường heo đẻ 5-10 phút/con. Nếu ra nước ối và phân xu sau 1-2 giờ rặn đẻ nhiều mà không đẻ hoặc con nọ cách con kia trên 1 giờ thì phải mời thú y can thiệp. 
5. Trường hợp heo mẹ khỏe, bình thường không nằm đè con thì nên cho heo con bú tự do là tốt nhất. Nếu nhốt vào ô úm thì tối thiểu cho bú 1 giờ 1 lần. Nên sắp xếp heo con có khối lượng nhỏ cho bú vú phía trước để đàn heo con phát triển đều. 
6. Heo con đẻ ra trong 1-3 ngày đầu chích sắt liều 200 mg/con (1-2 cc/con). Nếu heo mẹ thiếu sữa thì có thể cho heo con ăn dặm thêm các chế phẩm dinh dưỡng dành cho heo con sơ sinh. Từ 7-10 ngày tập cho heo con ăn bằng loại thức ăn dễ tiêu. Thiến heo đực vào khoảng 3-7 ngày tuổi. 
7. Nên tập heo con ăn sớm để có thể cai sữa. Tùy điều kiện thức ăn và tình trạng đàn heo mà cai sữa hợp lý. Nên cai sữa vào khoảng từ 28-35 ngày tuổi. 
8. Heo mẹ đẻ xong, theo dõi số lượng nhau ra. Thụt rửa tử cung bằng thuốc tím 0,1%. Ngày thụt 2 lần, mỗi lần 2-4 lít, nếu sốt cao phải chích kháng sinh, hoặc mời thú y can thiệp. 
9. Heo nái đẻ xong nên cho ăn tăng dần, từ ngày thứ 3 hoặc thứ 4 trở đi cho ăn thỏa mãn nhu cầu. 
10. Thời kỳ heo nái nuôi con, thức ăn phải tốt, máng phải sạch sẽ, không để thức ăn mốc, thừa, máng uống phải luôn đầy nước vì heo tiết sữa sẽ uống rất nhiều nước, không nên thay đổi thức ăn của heo nái.   
VI. CAI SỮA HEO  
1. Gần ngày cai sữa nên giảm lần bú của heo con và tăng lượng thức ăn để chuẩn bị cho giai đoạn sống tự lập. Đồng thời giảm thức ăn của heo mẹ để giảm tiết sữa. 
2. Ngày cai sữa cho heo mẹ nhịn ăn, sau đó cho ăn tăng lên để sớm động dục lại. Sau cai sữa 4-7 ngày heo nái động dục lại là tốt. Heo con giảm ½ khẩu phần sau đó tăng lên từ từ theo đủ nhu cầu.
3. Heo con sau cai sữa cần được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, nên nuôi heo trên lồng sắt sau cai sữa là tốt nhất.   
VII. SỬ DỤNG THỨC ĂN CHO HEO MẸ VÀ HEO CON  
1. Heo nái nuôi con: Nên sử dụng thức ăn hỗn hợp của các xí nghiệp thức ăn gia súc có uy tín, mới sản xuất. 
2. Heo con từ tập ăn đến 20 kg: Nên sử dụng thức ăn hỗn hợp của các xí nghiệp thức ăn gia súc có uy tín, mới sản xuất. 
3. Khi dùng thức ăn đậm đặc trộn với nguyên liệu địa phương thì: Phải trộn theo tỷ lệ của nhà sản xuất. Yêu cầu dùng nguyên liệu thật tốt, không bị ẩm mốc, sâu mọt.  
B. KỸ THUẬT NUÔI HEO THỊT  
I. THỨC ĂN VÀ CÁCH CHO ĂN  
1. Thức ăn:   Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong chăn nuôi heo thịt, thức ăn tốt giúp heo mau lớn, lãi suất cao, nâng cao phẩm chất quầy thịt. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng hộ chăn nuôi mà sử dụng các phương thức sau:
- Dùng thức ăn đậm đặc trộn nguyên liệu sẵn có ở địa phương.
- Dùng thức ăn tự trộn.
- Dùng thức ăn hỗn hợp (hay cám bao) của các Xí nghiệp Thức ăn gia súc có uy tín.
* Chú ý: Khi phối hợp khẩu phần cần lưu ý đến tỷ lệ tối đa của một số nguyên liệu.
- Khoai mì: Có chứa HCN rất độc, nên sử dụng nguyên liệu đã qua chế biến.
- Đậu nành phải được rang chín, nếu cho ăn sống dễ gây tiêu chảy, nhưng không nên rang cháy.
- Bột cá: Sử dụng bột cá loại tốt, không nên để lẫn sạn, cát…
- Premix: Là chế phẩm bổ sung thêm axit amin, vitamin, khoáng vi lượng… Premix có nhiều loại khác nhau Aminoaxit (Mỹ), Vitamin (Nhật), Embavit (Anh), premix cho các loại heo số 1-4 (Bayer), Polypac (Đại học Nông lâm Tp HCM). Liều lượng theo lời chỉ dẫn.
- Một số công thức trộn thức ăn heo thịt (để tham khảo):
2. Chế độ cho ăn:
   Khi heo mới bắt về cho ở chuồng riêng càng xa heo cũ càng tốt. Ngày đầu không nên tắm heo, nên cho heo ăn (nhất là heo con) ăn khoảng 1/2 nhu cầu, sau 3 ngày mới cho ăn no, thời gian đầu sử dụng cùng loại thức ăn với nơi bán heo, sau đó nếu thay đổi loại thức ăn thì phải thay đổi từ từ.
   Căn cứ vào đặc điểm phát triển của heo và điều kiện chăn nuôi của từng hộ mà có 2 phương thức cho ăn:
- Phương thức cho ăn tự do: Cho heo ăn tự do theo nhu cầu từ cai sữa đến xuất chuồng. Phương thức này có ưu và khuyết điểm như sau:
+ Ưu điểm: Heo mau lớn nên thời gian nuôi ngắn, quay đồng vốn nhanh.
+ Khuyết điểm: Không tiết kiệm được thức ăn, heo có tỷ lệ mỡ cao.
- Phương thức cho ăn định lượng:
¨ Heo dưới 60 kg: Ở giai đoạn này cho ăn tự do theo nhu cầu phát triển của heo (ở giai đoạn dưới 30 kg nên cho heo ăn nhiều bữa trong ngày).
¨ Từ 61 kg đến lúc giết thịt: Ở giai đoạn này nếu cho ăn nhiều heo sẽ mập do tích lũy mỡ, nên cho ăn hạn chế khoảng 2,3 - 2,7 kg/con/ngày và sử dụng đúng loại thức ăn. Phương thức này có ưu và khuyết điểm như sau:
+ Ưu điểm: Tiết kiệm được thức ăn, heo có tỷ lệ nạc cao hơn phương thức cho ăn tự do.
+ Khuyết điểm: Thời gian nuôi kéo dài.    
II. NƯỚC UỐNG  
Nước uống cho heo phải sạch sẽ và đủ lượng nước theo nhu cầu.   
III. CHĂM SÓC
- Luôn đảm bảo đàn heo sạch sẽ, thoáng mát, khu vực chăn nuôi phải yên tĩnh, không xáo trộn ảnh hưởng đến heo.
- Thường xuyên kiểm tra phát hiện những trường hợp bất thường xảy ra. Đánh dấu theo dõi, kiểm tra thức ăn hàng ngày để điều chỉnh kịp thời.
- Thường xuyên kiểm tra nước uống, thức ăn trước khi dùng.  
IV. XUẤT BÁN HEO
- Khi đến thời kỳ xuất chuồng chúng ta có thể sử dụng công thức để ước tính trọng lượng heo: P (kg) = 87,5 x (vòng ngực)2 x dài thân
Ví dụ: Heo có vòng ngực 90 cm, dài thân 85 cm, thì trọng lượng sẽ là: 87,5 x (90)2 x 85 = 60,24 kg.
Lưu ý: Khi đo phải để heo đứng ở tư thế thoải mái.
- Nên xuất heo vào giai đoạn đạt trọng lượng từ 90-100 kg/con.
- Nếu đang dùng kháng sinh để phòng bệnh thì phải ngưng thuốc từ 1-2 tuần trước khi xuất chuồng.
- Ngày xuất chuồng phải tắm rửa vệ sinh sạch sẽ. Nên xuất chuồng vào buổi sáng sớm hoặc xế chiều, cho uống nước đầy đủ, không nên cho ăn no tránh heo chết do vận chuyển.   
C. PHÒNG NGỪA DỊCH BỆNH   
I. VỆ SINH PHÒNG BỆNH:   
1. Vệ sinh chuồng trại:
- Ngăn cách khu vực chăn nuôi heo với các súc vật khác như: Chó, mèo…
- Rửa và phun thuốc sát trùng chuồng trại sạch sẽ ít nhất 3-7 ngày trước khi thả heo vào chuồng. - Hàng ngày phải quét phân trong chuồng giữ cho chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ. - Xử lý xác chết gia súc nghiêm ngặt: Chôn sâu, đốt...
- Nên có kế hoạch rửa chuồng, phun thuốc sát trùng và diệt ruồi, muỗi mỗi tháng một lần.   
2. Vệ sinh thức ăn và nước uống:
- Thường xuyên kiểm tra thức ăn trước khi cho heo ăn, thức ăn phải đảm bảo chất lượng, không bị thiu, thối, mốc…
- Nếu sử dụng thức ăn tự trộn thì định kỳ phải trộn kháng sinh vào thức ăn để ngừa bệnh cho heo.
- Nước uống phải đủ, sạch và không bị nhiễm bẩn.   
II. TIÊM PHÒNG CHO HEO   
1. Heo nái
- Trước khi phối giống chích ngừa đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn.
- Định kỳ chích ngừa cho heo nái các bệnh giả dại, parvovirus, viêm phổi theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất.   
2. Heo con:
- Chích ngừa đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh phó thương hàn, tụ huyết trùng, dịch tả, sau 2-3 tuần chích lập lại lần 2.
- Bắt buộc chích ngừa bệnh Lở mồm long móng và cấp giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh lở mồm long móng theo sự hướng dẫn của trạm thú y địa phương.   
D. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP   
I. BỆNH VIÊM TỬ CUNG: Thường xảy ra sau khi sinh 1-5 ngày.   
1 Nguyên nhân:   
- Bị nhiễm trùng khi phối giống do: Dụng cụ thụ tinh, tinh nhiễm khuẩn, thao tác thụ tinh không đúng kỹ thuật, không vệ sinh vùng âm hộ của heo nái khi phối, heo đực bị viêm niệu quản (khi phối trực tiếp).
- Bị nhiễm trùng khi sanh do: Chuồng trại thiếu vệ sinh, dụng cụ, tay không sát trùng, đỡ đẻ không đúng kỹ thuật, heo con quá lớn khi đẻ gây xây xát, kế phát của bệnh sót nhau.   
2. Triệu chứng: Heo sốt 40-41 0C, kém ăn hoặc bỏ ăn, chất nhầy và mủ chảy ra ở âm hộ trắng đục hôi thối.   
3. Điều trị:  
- Dùng một trong những loại kháng sinh sau: Ampicillin: 2 g/ngày; Penicillin: 3-4 triệu UI/2 lần/ngày; Tylan: 7-8 mg/kg trọng lượng/ngày; Septotrim 24% 1 cc/15 kg trọng lượng/ngày. Để tăng sức đề kháng và mau lành ta dùng thêm: Anagin: 2 ống 5cc; Vitamin C: 2 g/ngày; Dexamethasol: 5-10 mg/ngày. 
- Thụt rửa tử cung bằng thuốc tím 0,1% ngày 1 lần từ 2-4 lít, sau khi thụt rửa 30 phút dùng Penicillin 2-3 triệu UI bơm vào tử cung.   
II. Bệnh viêm vú:   
1. Nguyên nhân:    Vú bị xây xát dẫn đến nhiễm trùng (do răng heo con cắt không sát, chuồng trại thiếu vệ sinh), kế phát bệnh viêm âm đạo, tử cung, sót nhau dẫn đến viêm vú, sữa mẹ quá nhiều, heo con bú không hết dẫn đến viêm vú.   
2. Triệu chứng:    Heo sốt cao 40-410C, bỏ ăn, phân táo, vú sưng, nóng, đỏ, đau, vú viêm không cho sữa, vắt sữa thấy lợn cợn màu trắng xanh vàng. Heo con bú sữa viêm bị tiêu chảy.   
3. Điều trị: - Nếu kế phát bệnh viêm âm đạo tử cung, sót nhau ta phải điều trị.
- Dùng thuốc kháng sinh và tăng sức đề kháng tương tự bệnh viêm tử cung.
- Chườm lạnh vú viêm để giảm hiện tượng viêm đồng thời vắt bỏ sữa bị viêm.
- Khi đã hồi phục để tăng khả năng cho sữa: Chườm nóng bầu vú, chích Oxitocin: 10 UI/ngày, 3-4 ngày, dùng chế phẩm có chứa Thyroxine, khoáng, vitamin bổ sung cho nái.
Chú ý: Ta nên chích kháng sinh vào quanh gốc vú hoặc tĩnh mạch để bệnh mau lành.   
III. Bệnh mất sữa:    Thường xảy ra từ 1-3 ngày sau sanh.   
1. Nguyên nhân:     Kế phát bệnh viêm vú, bệnh viêm tử cung, sót nhau, suy dinh dưỡng lúc mang thai, đặc biệt thiếu can xi, năng lượng, Vitamin C, suy nhược một số cơ quan nội tiết.   
2. Triệu chứng:    Vú căng nhưng không có sữa, sau đó teo dần, không sốt hoặc sốt cao (kế phát bệnh viêm vú, viêm tử cung, sót nhau), dịch nhầy chảy ra ở âm môn, đi đứng loạng choạng, có khi bị bại liệt, lượng sữa giảm dần rồi mất hẳn.   
3. Điều trị:     Nếu là kế phát bệnh viêm vú, viêm tử cung, sót nhau thì ta phải điều trị các bệnh này. Ngoài ra ta còn sử dụng: Thyroxine: 2 mg/ngày chích bắp hoặc tĩnh mạch 4-5 ngày (hoặc dùng các chế phẩm kích thích tiết sữa: Lactoxil, Thyroxine… cho nái ăn); chích Oxitoxine: 10 UI/lần/ngày dùng 4-5 ngày; Glucoza 5%: 250 cc/ngày 3-4 ngày chích tĩnh mạch, phúc mạc hay dưới da; Gluconatcanxi 10%: 10 cc/ngày chích tĩnh mạch 3-4 ngày (nếu nái bị bại liệt ta dùng Gluconatcanxi: 50 cc/ngày 3-4 ngày) đồng thời ta dùng thêm Vitamin C, Vitamin B12, Bcomlex… và khoáng chất.   
Chú ý: Khi dùng Thyroxin đòi hỏi thân nhiệt phải bình thường: 38 - 390C.   
IV. Bệnh heo con tiêu chảy phân trắng:  
Bệnh thường xảy ra ở heo con theo mẹ dưới 30 ngày tuổi.   
1. Nguyên nhân:
- Chuồng trại thiếu vệ sinh, lạnh, ẩm ướt.
- Đối với heo mẹ: Do thiếu dinh dưỡng lúc mang thai, đặc biệt thiếu vitamin A, thay đổi đột ngột khẩu phần heo mẹ lúc nuôi con, heo mẹ có thể bị một số bệnh: Phó thương hàn, viêm vú, viêm tử cung, sót nhau …
- Đối với heo con: Thiếu sữa đầu, thiếu nguyên tố vi lượng, đặc biệt là thiếu sắt, heo con bị viêm rốn, thức ăn cho heo con bị chất lượng kém, chua mốc, heo con bị nhiễm một số virus: Rotavirus, Coromavirus; Vi trùng Ecoli, Clostridium, Samonilla, cầu trùng.   
2. Triệu chứng:    Heo con thường không sốt hoặc sốt nhẹ, thời kỳ đầu bụng hơi chướng, về sau bụng tóp, lông xù, đít dính phân nhoe nhoét, ói mửa (ít xảy ra). Đặc trưng là phân lỏng trắng như vôi, vàng đôi khi có bọt, cá biệt có thể có máu, phân có mùi tanh đặc biệt.   
3. Điều trị:      Trước khi điều trị ta phải xác định rõ nguyên nhân, vừa điều trị nguyên nhân, vừa điều trị triệu chứng tiêu chảy trên heo con thì mới có kết quả.    - Điều trị tiêu chảy: Thuốc cầm tiêu chảy (se niêm mạc ruột) cho uống các chất chát: Lá ổi, cỏ sữa, măng cụt... Bổ sung vi khuẩn đường ruột: Dùng Biolactyl: 1 g/con/ngày. Dùng kháng sinh uống hoặc chích một trong những loại sau (từ 2-3 ngày liên tục): + Uống: Baytrill 0,5%: 1 cc/5 kg trọng lượng/ngày; Flumcolistin: 1 cc/3-5 kg trọng lượng/ngày; Spectinomycine: 1 cc/4-5 kg trọng lượng/ngày; Baycox 2,5 %: 0,8 cc/kg trọng lượng/ngày (nghi bị cầu trùng). + Chích: Baytrill 2,5%: 1 cc/ 10 kg trọng lượng/ngày; Septotrim 24 %: 1 cc/10 kg trọng lượng/ngày; Bencomycine S: 1 cc/ 15-20 kg trọng lượng/ngày; TyloPC: 1 cc/5 kg trọng lượng/ngày. Để phòng mất nước, chất điện giải ta bổ sung thêm Orezol, Lactatringer…/

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

CHỌN TẠO VÀ SẢN XUÂT GIỒNG LÚA LAI GÓP PHẦN GIỮ VỮNG AN NINH LƯƠNG THỰC Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

LUAGAO - Giới thiệu

Báo cáo tham luận tại Hội thảo tư vấn “Định hướng nghiên cứu và phát triển lúa lai tại Việt Nam 2011-2020”, ngày 8/6/2011 do Bộ NN & PTNT chủ trì, tại VAAS" của PGS - TS

Nguyễn Thị Trâm, ĐHNN Hà Nội.


Download Tại đây


Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

Phát triển lúa lai - Lợi thế và thách thức

LUAGAO - I. LỢI THẾ LÚA LAI
Do bản chất của con lai F1 là sự tổ hợp giữa hai dòng bố mẹ có đặc tính di truyền khác nhau nên cho ưu thế lai cao hơn các giống bố mẹ và các giống lúa thuần khác trong cùng điều kiện canh tác (sức sống hơn, hiệu suất quang hợp hơn, năng suất cao hơn và khả năng chống chịu điều kiện bất thuận tốt hơn).
Với quy trình công nghệ tối ưu sẽ khai thác tối đa tiềm năng năng suất của giống, nâng cao năng suất và tổng sản lượng để có thể thu hẹp diện tích gieo cấy mà vẫn đảm bảo nguồn lương thực cần thiết cho an ninh lương thực quốc gia. Nhưng để có các lợi thế trên chúng ta phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Chọn tạo được tổ hợp có ưu thế lai cao.
- Dễ duy trì dòng bố mẹ (cho năng suất hạt bố mẹ cao).
- Dễ sản xuất hạt lai F1 (cho năng suất F1 cao).
- Xác định được vùng sinh thái, mùa vụ thích hợp cho SX bố mẹ và hạt F1 đạt năng suất cao và ổn định.
- Thiết lập được quy trình kỹ thuật SX lúa lai thương phẩm phù hợp để đưa năng suất thực tế tiếp cận năng suất tiềm năng (quy trình IPM, ICM…).

II. NHỮNG THÁCH THỨC
Nghiên cứu chọn tạo giống, các công nghệ nhân dòng duy trì được độ thuần di truyền, hạn chế trượt ngưỡng, SX hạt của lúa lai thuộc loại công nghệ cao nên đòi hỏi phải nắm bắt một số vấn đề sau:
Đặc tính di truyền của từng loại vật liệu sử dụng trong nghiên cứu (kiểu bất dục đực, dòng bố, dòng phục hồi R) trong lúa lai ba dòng và dòng cho phấn (dòng P) trong lúa lai hai dòng về khả năng kết hợp, khả năng và tỷ lệ thụ phấn chéo, tỷ lệ kết hạt và năng suất hạt lai.
Điều kiện để SX hạt lai đạt năng suất cao (độ phì của đất, chế độ ánh sáng, nhiệt độ (tổng tích ôn), số giờ mưa, ngày mưa trong giai đoạn trỗ bông nở hoa và độ ẩm không khí khi nở hoa thụ phấn thụ tinh, nhiệt độ không khí và sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm giai đoạn làm hạt và điều kiện thời tiết khi thu hoạch, công nghệ thu hoạch, chế biến, bảo quản và phân phối hạt giống sau thu hoạch).
Phải có quy trình công nghệ phù hợp cho nhân từng dòng bố, mẹ của mỗi tổ hợp để nhân và SX hạt lai F1 trong từng điều kiện sinh thái, điều kiện KT-XH cụ thể trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng gay gắt.

III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SX VÀ NGHIÊN CỨU LÚA LAI Ở NƯỚC TA
Chương trình phát triển và nghiên cứu lúa lai sớm được Bộ NN-PTNT quan tâm tạo điều kiện. Từ năm 1992 hai tổ hợp lúa lai được đặt tên là HV1, HV2 được nhập nội và gieo trồng đánh giá tại Đan Phượng khi chúng ta chưa hề có nghiên cứu về lúa lai, hiểu biết của chúng ta về lúa lai còn rất hạn chế. Sau đó là sự đầu tư về kinh phí, về đào tạo đội ngũ dần dần được nâng lên và chương trình nghiên cứu lúa lai được ra đời với sự thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai cùng với các dự án TCP và sự có mặt của các chuyên gia quốc tế IRRI, Trung Quốc và Ấn Độ. Có thể nói suốt 20 năm qua kinh phí cho nghiên cứu tuy chưa thật nhiều nhưng không thiếu và SX luôn đi trước nghiên cứu, thành tựu nghiên cứu chưa đáp ứng và theo kịp SX do một số nguyên nhân sau:
Tổ chức hệ thống nghiên cứu tản mạn không tập trung, các nội dung nghiên cứu không được phân công cụ thể hoặc phân công nhưng không tuân thủ nghiêm túc trong các đơn vị tham gia nghiên cứu. Ví dụ giai đoạn đầu khi đề tài nghiên cứu lúa lai còn nằm trong chương trình nghiên cứu KN-01 đã được phân công Trung tâm nghiên cứu lúa lai - Viện KHKTNN Việt Nam tập trung nghiên cứu lúa lai 3 dòng, Viện Di truyền NN và ĐH Nông nghiệp Hà Nội tập trung vào hệ hai dòng nhưng sau đó không lâu sự phân công trên không được tuân thủ và ai muốn làm gì tuỳ thích dẫn đến sự trùng lặp trong khai thác vật liệu, nội dung nghiên cứu và giải pháp công nghệ trong nghiên cứu, nên đã lãng phí về thời gian, kinh phí và nguồn nhân lực.
Sự kiểm tra, đánh giá nghiệm thu không thường xuyên, thiếu cụ thể và sát sao.
Về các giải pháp (phương pháp công nghệ) trong nghiên cứu thì không được tiến hành theo thuyết minh, theo kế hoạch (hầu hết các thuyết minh/kế hoạch nghiên cứu tạo các dòng bố mẹ để tạo tổ hợp lai đều được liệt kê đầy đủ các phương pháp truyền thống và hiện đại như lai hữu tính, đột biến, lai xa, nuôi cấy bao phấn, quy tụ gen bằng Backross kết hợp với MAS thậm chí cả chuyển gen nhưng chúng ta không làm. Do vậy cho đến nay một số sản phẩm của các đề tài nghiên cứu như dòng bất dục, dòng phục hồi, dòng cho phấn… chưa thấy một sản phẩm nào là kết quả của việc sử dụng các giải pháp hiện đại mà các bản thuyết minh hay đăng ký đã liệt kê.
Trong 20 năm qua với sự cố gắng lớn chương trình nghiên cứu đã tuyển chọn được một số nguồn bất dục TGMS có nguồn gốc từ nước ngoài như T1S,96, Peiai 64SCL, 827S, 534S… đưa vào khai thác và sử dụng, chúng ta cũng đã chọn tạo được một số dòng bất dục như T70S, P5S và đã tạo được một số tổ hợp hai dòng ngắn ngày, năng suất khá, chất lượng khá tham gia vào cơ cấu vụ mùa như TH3-3, TH3-4, TH3-5, VL20, VL24, HYT100, HYT102, HC1. Nhưng đối với lúa lai 3 dòng, loại lúa này có vị trí quan trong trong vụ xuân vì cho năng suất cao hơn vụ mùa, ít nhiễm sâu bệnh thì các kết quả nghiên cứu trong nước trong suốt 20 năm qua vắng bóng các kết quả chọn tạo các dòng CMS và các tổ hợp lai 3 dòng ngoại trừ giống CT16. Điều này có lẽ do chúng ta chưa có đánh giá và nhận thức đúng đắn về vị trí của lúa lai 3 dòng tại Việt Nam hay vì chúng ta tránh sợ SX 3 dòng phức tạp hơn hệ hai dòng.
Việc chọn và duy trì các dòng TGMS nhập nội hoặc ta tự chọn tạo chưa được tuân thủ nghiêm ngặt và thường xuyên theo quy trình nên sự trượt ngưỡng và phân ly xảy ra rất lớn, chúng ta chưa có hạt giống siêu nguyên chủng thực sự của các dòng TGMS do vậy chất lượng các cấp hạt NC, XN không đảm bảo dẫn đến chất lượng hạt F1 không cao.
Nguồn nhân lực vừa thiếu, lại yếu và phân tán do vậy nhiệm vụ, mục tiêu và kết quả nghiên cứu không được giải quyết dứt điểm và hiệu quả. Chế độ đãi ngộ, khuyến khích đội ngũ nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu triển khai SX không rõ ràng và có sự sai khác lớn giữa các đơn vị nghiên cứu và triển khai lúa lai.
Việc tổng kết đánh giá kết quả nghiên cứu hàng năm, từng giai đoạn chủ yếu thực hiện theo kiểu trả bài theo mục tiêu và kết quả dựa vào bản thuyết minh do vậy nhiều loại sản phẩm như số dòng bất dục được chọn tạo, số dòng bố, số tổ hợp đã lai, số tổ hợp khảo nghiệm triển vọng, công nhận SX thử ít có ý nghĩa và rất khó mở rộng SX hoặc mất dần ngay sau khi đề tài nghiệm thu hoặc kết thúc.
Việc sử dụng và khai thác các điều kiện nghiên cứu một số nơi lãng phí, kém hiệu quả hoặc không chia sẻ ví dụ như hai phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia (phòng công nghệ gen và công nghệ tế bào), một số phòng nuôi cấy mô, buồng khí hậu nhân tạo (phytotron), dụng cụ quang học… có mua sắm nhưng không được sử dụng vào việc đánh giá ngưỡng hoặc thiết bị chưa hề dùng đã hỏng.

IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Nên tổ chức mạng lưới nghiên cứu lúa lai theo chương trình để tránh việc trùng lặp.
Xây dựng các chương trình nghiên cứu theo nhóm vấn đề, theo nhóm giải pháp để tránh việc trùng lặp, thực hiện tốt việc quản lý và chia sẻ vật liệu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu triển khai. Ví dụ nhóm tạo CMS, TGMS, nhóm sử dụng phương pháp lai truyền thống, nhóm dùng hợp tế bào trần, nhóm tạo dòng có chu trình C4, nhóm quy tụ gen của một số loài hoang dại hay tạo đa bội thể.
Cần đi đều cả hai hướng chọn tạo giống lúa lai 2 dòng và 3 dòng và xây dựng tiêu chí của sản phẩm các dòng bất dục theo tiêu chuẩn quốc tế như vậy mới có được các dòng mẹ ưu tú để có tổ hợp lai tương đương với các tổ hợp lai tốt của Trung Quốc đạt mức siêu cao sản.
Việc đánh giá, nghiệm thu cần tiến hành thường xuyên nghiêm túc đánh đánh giá đúng mức giá trị khoa học cũng như thực tiễn của sản phẩm của chương trình.
Nghiên cứu để xác định vùng ổn định, an toàn cho nhân dòng bố mẹ và SX F1 cho từng tổ hợp để giảm bớt rủi ro như thời gian qua.
Cần phát huy vai trò của các DN trong chương trình SX F1 trên các vùng đã được nghiên cứu và xác định nhưng phải có quy chế quản lý thống nhất đặc biệt là quy trình quản lý thống nhất trên mỗi vùng để có sự đồng nhất về các thủ tục hành chính trong giá cả, định mức cũng như tiêu chuẩn chất lượng hạt giống sau khi thu hoạch của các tổ hợp, các dòng được SX trên cùng một vùng.
Đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực ngắn hạn cũng như dài hạn để có một đội ngũ đủ mạnh và tích luỹ kinh nghiệm cho nghiên cứu và phát triển thành công lúa lai ở nước ta.

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Google launches +1, a new social step

Google, having failed to out-Facebook Facebook and to out-Twitter Twitter with Buzz, began a more modest attempt today to build social-networking features into its Web presence: the +1 button.

The +1 button lets people recommend Web sites to those in their social circle. Web site operators now can add +1 buttons to their own sites; Google and partners such as The Washington Post, O'Reilly, and Best Buy already are adding the feature, Google +1 programmer Evan Gilbert said in a blog post.

"With a single click you can recommend that raincoat, news article, or favorite sci-fi movie to friends, contacts, and the rest of the world. The next time your connections search, they could see your +1's directly in their search results, helping them find your recommendations when they're most useful," Gilbert said.

Google sites using the +1 buttons include the Android Market, Blogger, Product Search, and YouTube, the company said. The company also has offered Web developer tools for adding +1 buttons to pages.

The button may be new to Google, but it's not new to the Net. Facebook's like button is already a fixture.

The +1 button, though, is connected to Google's search results--a potentially powerful incentive for Web developers to add the button. Sites that get a lot of +1 clicks could fare better in search results. And--if people have actually taken the trouble to identify their social networks on Google services--could influence friends' search results.

Social networks have transformed how people use the Internet, exemplified by the hours they spend keeping up with friends, family, co-workers, and others on Facebook. As Google has grown beyond being a mere search engine to a company that offers a wide range of online services, its difficulties injecting social-networking signals and features into its services have become more glaring.

Yesterday, Google Executive Chairman Eric Schmidt took the rap for Google's social shortcomings. He wrote memos but didn't follow up enough: "I was busy," he said.

The Orkut social network is used only in some small niches, and Buzz--despite being wired into the widely used Gmail--was largely a dud. Google has taken a more incremental strategy of late, of which +1 is the latest step.

Other examples of this more modest approach: Google has been slowly beefing up members' profile pages to make them a bit more of a social hub, and it added local and social recommendations with the Hotpot service that now is merely an unnamed feature of Google Places.