Saxon Gold - Finding The Hoard 1080i HDTV AVC_BHT
Đó là những kho báu chưa bao giờ được tìm thấy ở Anh Quốc trước đây. Gồm hơn 1.500 mảnh trang sức quý giá bằng vàng bạc. Bị chôn vùi và mất tích hơn cả ngàn năm. Chúng được phát hiện vào mùa hè năm 2009 bởi một người nghiệp dư đam mê khai thác kim loại : Terry Herbert. Tại sao lại là anh ta? Khi mà rất nhiều nhà chuyên môn liên tục tìm kiếm và không bao giờ tìm thấy? Anh ta là người được định trước chăng?Việc phát hiện những báu vật 1.400 năm tuổi này, đã mê hoặc các nhà khảo cổ trên khắp thế giới. người ta tự hỏi, có phải đây là mẻ vàng lớn nhất thời Anglo - Saxon từng được tìm thấy?
Biên tập : HoaiTrung - KhoHD.blogspot.com
Phim có sẵn phụ đề Viêt chuẩn
Saxon Gold - Finding The Hoard 1080i HDTV AVC_BHT (SubViet).mkv
Anh: Phát hiện kho báu khổng lồ thời Anglo-Saxon
Một người đàn ông thất nghiệp ở Anh đã “trúng số” vì tìm thấy kho vàng bạc lớn nhất từ trước tới nay thuộc thời Anglo - Saxon tại một cánh đồng ở Staffordshire. Điều quan trọng hơn là kho báu này có thể mở ra rất nhiều thông tin mới liên quan tới cuộc sống của người Anglo-Saxon.
Vui hơn trúng số
Ông Terry Herbert, một người thất nghiệp đang sống nhờ trợ cấp của chính phủ và rất thích các loại máy dò kim loại, đã “vui hơn cả trúng số độc đắc” khi tìm thấy kho báu. Ông tìm ra nó từ ngày 5/7 nhưng gần đây thông tin mới được tiết lộ rộng rãi. Khi đó, ông đang dò kim loại tại nông trại của một người bạn ở vùng Staffordshire. “Thỉnh thoảng tôi hay nhắc lại câu nói “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Nhưng hôm đó thì tôi vớ được cả kho báu” - Herbert tâm sự.
Người đàn ông 55 tuổi này mất 5 ngày để lùng sục trên cánh đồng trước khi nhận ra rằng mình cần thêm sự trợ giúp và ông đã báo cho nhà chức trách. Đây là một quyết định đúng đắn. Theo Luật Kho báu được thông qua năm 1996, Herbert phải công khai việc tìm thấy kho báu với nhà chức trách trong vòng 14 ngày. Nếu không, ông sẽ phạm tội hình sự, bị xử 3 tháng tù và phạt 5.000 bảng.
Tổng cộng “kho báu xứ Staffordshire” bao gồm 5kg vàng và 2,5kg bạc, lớn hơn kho báu thời Anglo-Saxon được tìm thấy năm 1939 ở Suffolk với 1,5kg vàng. Các chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy tổng cộng 1.345 hiện vật. Sau đó họ còn thu được 56 hiện vật khác nhờ sử dụng tia X.
Kho báu lớn nhất
Việc ông Herbert tìm thấy kho báu đã khiến cộng đồng khảo cổ Anh phấn khích. Họ cho biết nó đã mang tới những cái nhìn mới mẻ về thế giới của người Anglo-Saxon từng thống trị nước Anh từ thế kỷ thứ 5 cho tới năm 1066. Kho báu mới được phát hiện nằm ở vùng đất trước đây gọi là Mercia, một trong 5 vương quốc Anglo-Saxon lớn. Tất cả các hiện vật đều có niên đại từ năm 675 đến 725.
Các hiện vật gồm 2 cây thập tự, những mảnh vỡ của một chiếc mũ vàng, các khuy áo giáp vàng khảm đá quý và chóp mũ. Ngoài ra, còn có các cán kiếm và một số cây kiếm được trang trí rất đẹp. Có một miếng vàng được khắc dòng chữ Latin mang nghĩa: “Đội ơn Chúa, kẻ thù của chúng con sẽ bị tan tác, những kẻ căm ghét ngài sẽ không bao giờ đến được với ngài”. Bên cạnh đó là những miếng vàng chạm khắc hình các con thú. Một số món đồ được làm tinh tế tới mức các chuyên gia cho rằng chúng có thể thuộc về hoàng tộc Anglo-Saxon.
Kevin Leahy, nhà khảo cổ đã lên danh mục các hiện vật, nói rằng trong số này có hàng chục núm chuôi kiếm, dường như là chiến lợi phẩm. Ông cho biết trong tác phẩm Beowulf, một bài thơ thời kỳ Anglo-Saxon, có đoạn mô tả các chiến binh đã lấy đi những núm chuôi kiếm của kẻ thù bị hạ để làm vật kỷ niệm.
“Trông giống như đây là một bộ sưu tập các chiến lợi phẩm. Nhưng chúng tôi không thể nói chắc kho báu này gồm những thứ lấy từ một trận chiến hay là chiến lợi phẩm trong toàn bộ sự nghiệp của một vị tướng” - ông nói - “Chúng tôi cũng không thể khẳng định ai là chủ sở hữu kho báu, ai đã cướp nó mang đi, vì sao kho báu bị chôn và thời điểm diễn ra việc này. Những vấn đề đó sẽ gây tranh cãi trong nhiều thập kỷ nữa”.
Nhiều bí ẩn cần giải mã
Leslie Webster, nữ chuyên gia về khảo cổ Anglo-Saxon, nhận xét rằng kho báu này cho thấy nước Anh trong giai đoạn đầu của thời kỳ Trung cổ đã thịnh vượng hơn nhiều so với những gì người ta từng biết. Theo bà, các hiện vật như hai cây thánh giá cỡ lớn và những món đồ mang tính tín ngưỡng khác nằm lẫn với các hiện vật về mặt quân sự đã cho thấy mối quan hệ giữa Thiên Chúa giáo và giới quân sự trong cộng đồng người Anglo - Saxon. Bà rất quan tâm tới cây thánh giá lớn nhất trong kho báu và cho rằng nó có thể đã được các chiến binh đem theo ra chiến trường.
Hiện người ta không rõ vì sao kho báu lại được chôn ở cánh đồng tại Staffordshire. Một số nhà khảo cổ cho rằng kho báu này thuộc về một ông vua hoặc vị tướng chỉ huy. Ông ta đã ra lệnh chôn kho báu để cất giữ với ý định một ngày nào đó sẽ quay trở lại.
Địa điểm mà Herbert tìm thấy kho báu cũng khá lạ. Người Anglo - Saxon thường sống rải rác ở phía Đông và Nam nước Anh trong khi kho báu này lại nằm ở phía Tây.
Các nhà nghiên cứu nói rằng họ sẽ phải mất vài năm để tìm hiểu ý nghĩa một số hiện vật đặc biệt trong kho báu. Đơn cử như việc tìm hiểu 5 con rắn vàng hay miếng vàng có khắc dòng chữ Latin.
Về phần Herbert, ông và người bạn sẽ không có quyền sở hữu kho báu mới được tìm thấy bởi theo luật, nó là tài sản của nhà nước. Nhưng hai ông sẽ vẫn rất giàu bởi luật quy định rằng, họ được thưởng một khoản tiền tương đương 50% giá trị thị trường của kho báu.
Anh: Phát hiện kho báu khổng lồ thời Anglo-Saxon
Một người đàn ông thất nghiệp ở Anh đã “trúng số” vì tìm thấy kho vàng bạc lớn nhất từ trước tới nay thuộc thời Anglo - Saxon tại một cánh đồng ở Staffordshire. Điều quan trọng hơn là kho báu này có thể mở ra rất nhiều thông tin mới liên quan tới cuộc sống của người Anglo-Saxon.
Vui hơn trúng số
Ông Terry Herbert, một người thất nghiệp đang sống nhờ trợ cấp của chính phủ và rất thích các loại máy dò kim loại, đã “vui hơn cả trúng số độc đắc” khi tìm thấy kho báu. Ông tìm ra nó từ ngày 5/7 nhưng gần đây thông tin mới được tiết lộ rộng rãi. Khi đó, ông đang dò kim loại tại nông trại của một người bạn ở vùng Staffordshire. “Thỉnh thoảng tôi hay nhắc lại câu nói “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Nhưng hôm đó thì tôi vớ được cả kho báu” - Herbert tâm sự.
Người đàn ông 55 tuổi này mất 5 ngày để lùng sục trên cánh đồng trước khi nhận ra rằng mình cần thêm sự trợ giúp và ông đã báo cho nhà chức trách. Đây là một quyết định đúng đắn. Theo Luật Kho báu được thông qua năm 1996, Herbert phải công khai việc tìm thấy kho báu với nhà chức trách trong vòng 14 ngày. Nếu không, ông sẽ phạm tội hình sự, bị xử 3 tháng tù và phạt 5.000 bảng.
Tổng cộng “kho báu xứ Staffordshire” bao gồm 5kg vàng và 2,5kg bạc, lớn hơn kho báu thời Anglo-Saxon được tìm thấy năm 1939 ở Suffolk với 1,5kg vàng. Các chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy tổng cộng 1.345 hiện vật. Sau đó họ còn thu được 56 hiện vật khác nhờ sử dụng tia X.
Kho báu lớn nhất
Việc ông Herbert tìm thấy kho báu đã khiến cộng đồng khảo cổ Anh phấn khích. Họ cho biết nó đã mang tới những cái nhìn mới mẻ về thế giới của người Anglo-Saxon từng thống trị nước Anh từ thế kỷ thứ 5 cho tới năm 1066. Kho báu mới được phát hiện nằm ở vùng đất trước đây gọi là Mercia, một trong 5 vương quốc Anglo-Saxon lớn. Tất cả các hiện vật đều có niên đại từ năm 675 đến 725.
Các hiện vật gồm 2 cây thập tự, những mảnh vỡ của một chiếc mũ vàng, các khuy áo giáp vàng khảm đá quý và chóp mũ. Ngoài ra, còn có các cán kiếm và một số cây kiếm được trang trí rất đẹp. Có một miếng vàng được khắc dòng chữ Latin mang nghĩa: “Đội ơn Chúa, kẻ thù của chúng con sẽ bị tan tác, những kẻ căm ghét ngài sẽ không bao giờ đến được với ngài”. Bên cạnh đó là những miếng vàng chạm khắc hình các con thú. Một số món đồ được làm tinh tế tới mức các chuyên gia cho rằng chúng có thể thuộc về hoàng tộc Anglo-Saxon.
Kevin Leahy, nhà khảo cổ đã lên danh mục các hiện vật, nói rằng trong số này có hàng chục núm chuôi kiếm, dường như là chiến lợi phẩm. Ông cho biết trong tác phẩm Beowulf, một bài thơ thời kỳ Anglo-Saxon, có đoạn mô tả các chiến binh đã lấy đi những núm chuôi kiếm của kẻ thù bị hạ để làm vật kỷ niệm.
“Trông giống như đây là một bộ sưu tập các chiến lợi phẩm. Nhưng chúng tôi không thể nói chắc kho báu này gồm những thứ lấy từ một trận chiến hay là chiến lợi phẩm trong toàn bộ sự nghiệp của một vị tướng” - ông nói - “Chúng tôi cũng không thể khẳng định ai là chủ sở hữu kho báu, ai đã cướp nó mang đi, vì sao kho báu bị chôn và thời điểm diễn ra việc này. Những vấn đề đó sẽ gây tranh cãi trong nhiều thập kỷ nữa”.
Nhiều bí ẩn cần giải mã
Leslie Webster, nữ chuyên gia về khảo cổ Anglo-Saxon, nhận xét rằng kho báu này cho thấy nước Anh trong giai đoạn đầu của thời kỳ Trung cổ đã thịnh vượng hơn nhiều so với những gì người ta từng biết. Theo bà, các hiện vật như hai cây thánh giá cỡ lớn và những món đồ mang tính tín ngưỡng khác nằm lẫn với các hiện vật về mặt quân sự đã cho thấy mối quan hệ giữa Thiên Chúa giáo và giới quân sự trong cộng đồng người Anglo - Saxon. Bà rất quan tâm tới cây thánh giá lớn nhất trong kho báu và cho rằng nó có thể đã được các chiến binh đem theo ra chiến trường.
Hiện người ta không rõ vì sao kho báu lại được chôn ở cánh đồng tại Staffordshire. Một số nhà khảo cổ cho rằng kho báu này thuộc về một ông vua hoặc vị tướng chỉ huy. Ông ta đã ra lệnh chôn kho báu để cất giữ với ý định một ngày nào đó sẽ quay trở lại.
Địa điểm mà Herbert tìm thấy kho báu cũng khá lạ. Người Anglo - Saxon thường sống rải rác ở phía Đông và Nam nước Anh trong khi kho báu này lại nằm ở phía Tây.
Các nhà nghiên cứu nói rằng họ sẽ phải mất vài năm để tìm hiểu ý nghĩa một số hiện vật đặc biệt trong kho báu. Đơn cử như việc tìm hiểu 5 con rắn vàng hay miếng vàng có khắc dòng chữ Latin.
Về phần Herbert, ông và người bạn sẽ không có quyền sở hữu kho báu mới được tìm thấy bởi theo luật, nó là tài sản của nhà nước. Nhưng hai ông sẽ vẫn rất giàu bởi luật quy định rằng, họ được thưởng một khoản tiền tương đương 50% giá trị thị trường của kho báu.