Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2008

Gieo sạ né rầy - Giải pháp kỹ thuật hữu hiệu

Giải pháp xác định thời điểm gieo sạ lúa để né rầy (thường gọi là giải pháp “né rầy”) là một trong những giải pháp phòng, tránh rầy nâu (RN) lan truyền virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL) hại lúa, nhưng là giải pháp cơ bản. Giải pháp “né rầy” gồm thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp: bẫy đèn, thời điểm xuống giống, dùng nước che chắn cây lúa non,...đã giúp cho cây lúa tránh được sự xâm nhiễm của virus mầm bệnh VL-LXL từ RN khi cây lúa dưới 30 ngày tuổi.

Cơ sở khoa học của giải pháp này là dựa vào đặc tính di cư của RN theo từng đợt cách nhau khoảng 28 đến 30 ngày, được phát hiện và dự báo bằng bẫy đèn. Cây lúa chỉ bị bệnh VL-LXL gây hại nặng khi RN mang mầm bệnh tấn công vào giai đoạn lúa còn nhỏ; cây lúa sau 30 ngày có khả năng tự đền bù hầu hết các thiệt hại bằng cách ra lá mới, chồi mới thay thế chồi bị thiệt hại.
Ứng dụng giải pháp “né rầy” tại ấp Đồn (xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh) đã mang lại hiệu quả thực sự cho sản xuất lúa. Thành công liên liếp trong cả 2 năm, lúa trúng mùa, đồng ruộng không có diện tích lúa thiệt hại do bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL), nông dân ấp Đồn sẽ tự tin ứng dụng giải pháp “né rầy” trong việc phòng chống RN, bệnh VL,LXL. Đó là vấn đề đúc rút tại Hội thảo giải pháp “né rầy” do Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tổ chức tại Ấp Đồn vào ngày 04/12/2008.
Hội thảo đã nghe Trạm BVTV huyện Củ Chi, Trưởng ấp Đồn và một số nông dân báo cáo tình hình sản xuất, tình hình RN trưởng thành vào đèn và trình bày kết quả ứng dụng giải pháp né rầy tại ấp Đồn.
Ấp Đồn có diện tích sản xuất lúa lớn nhất xã Trung Lập Hạ (250 ha/540 ha), vùng này có hệ thống kênh Đông hoàn chỉnh nên nông dân thâm canh liên tục 3 – 4 vụ/năm và cây lúa là nguồn thu nhập chính của người dân. Trong vụ lúa Mùa năm 2006, nông dân ấp Đồn phải lao đao vì nhiều cánh đồng vài chục ha mất trắng do bệnh VL-LXL. Đến nay, bệnh VL-LXL vẫn tiếp tục tàn phá nhiều cánh đồng lúa ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng tại ấp Đồn - nằm trong vùng có nguy cơ thiệt hại nặng do bệnh VL-LXL - không có thiệt hại đáng kể.
Thời điểm nông dân ấp Đồn gieo sạ”né rầy”

Tại hội thảo, nông dân ấp Đồn giải thích, trước đây (lúa Mùa 2006) trong một cánh đồng thời vụ kéo từ cuối tháng 6 đến giữa tháng 8; từ năm 2007 đến nay, cụ thể là vụ Mùa năm 2008, nhờ ứng dụng giải pháp “né rầy”, 72 hộ nông dân đã không xuống giống trong tháng 7 và đã gieo sạ tập trung từ ngày 15/ 8 đến ngày 20/ 8/ 2008.
Nhờ đó lúa non không nhiễm RN di trú và kết quả hơn 120 ha lúa Mùa xuống giống theo lịch né rầy nên không có diện tích thiệt hại do bệnh VL-LXL và đạt năng suất cao./.


Tháng 12/ 2008
KS. Nguyễn Thị Lệ Thoa
CCBVTV thành phố

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2008

TIN NÔNG NGHIỆP

1. Sạ hàng lúa bằng giàn kéo tay hiệu quả kinh tế rõ

Nhằm giải phóng sức lao động cho nông dân, vụ mùa vừa qua Trạm khuyến nông huyện Lục Nam, Bắc Giang đã hỗ trợ 50 chiếc máy sạ hàng lúa bằng giàn kéo tay cho 50 hộ nông dân trong 10 xã của huyện, mỗi chiếc là 500 nghìn đồng (bằng 50%).
Với hơn 100 ha được sạ hàng bằng giàn kéo tay so với phương pháp cấy truyền thống thì ưu điểm nổi bật của phương pháp này là: Trong cùng một ngày gieo cấy, sạ hàng bằng giàn kéo tay lúa chín sớm hơn từ 4-5 ngày, sâu bệnh ít, bông lúa dài hơn, tỷ lệ hạt chắc trên bông cao do đó năng suất tăng. Trong vụ đông xuân tới Trạm Khuyến nông tiếp tục hỗ trợ bà con, nhân rộng mô hình này.
2. Ứng dụng ICM, giá trị 1 ha lúa tăng thêm 1,5 triệu đồng

Qua 2 vụ sản xuất nông nghiệp năm 2008, Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Nam đã hướng dẫn cho 250 lượt hộ nông dân triển khai thực hiện chương trình ICM (3 giảm, 3 tăng) trên 5 cánh đồng lúa với tổng diện tích 25 ha.
Không chỉ giảm chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm mà giá trị kinh tế tăng bình quân 1,5 triệu đồng/ha so với những ruộng lúa không áp dụng chương trình này. Được biết, từ đầu năm đến nay, Chi cục BVTV tỉnh cũng đã tổ chức tập huấn kỹ thuật, giúp 200 hộ nông dân khác xây dựng 8 mô hình canh tác theo chương trình IPM cho hiệu quả kinh tế cao, nhất là trên cây dưa hấu, cà tím, đậu phụng...
(Theo: nongnghiep.vn)

Ứng dụng ICM, giá trị 1 ha lúa tăng thêm 1,5 triệu đồng

LUAGAO - Qua 2 vụ sản xuất nông nghiệp năm 2008, Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Nam đã hướng dẫn cho 250 lượt hộ nông dân triển khai thực hiện chương trình ICM (3 giảm, 3 tăng) trên 5 cánh đồng lúa với tổng diện tích 25 ha.
Không chỉ giảm chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm mà giá trị kinh tế tăng bình quân 1,5 triệu đồng/ha so với những ruộng lúa không áp dụng chương trình này. Được biết, từ đầu năm đến nay, Chi cục BVTV tỉnh cũng đã tổ chức tập huấn kỹ thuật, giúp 200 hộ nông dân khác xây dựng 8 mô hình canh tác theo chương trình IPM cho hiệu quả kinh tế cao, nhất là trên cây dưa hấu, cà tím, đậu phụng...


Văn Sự

Xem: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/2/2/2/25435/Default.aspx

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2008

Giống lúa lai cao sản Nhị ưu 986 tại Nghệ An

Ngày 24/12/2007, giống lúa lai Nhị ưu 986 đã được Bộ NN&PTNT công nhận tạm thời là giống lúa lai chất lượng tốt cả về năng suất và tính chống chịu sâu bệnh.
Đánh giá về giống lúa lai này, TS Phạm Đồng Quảng, Cục phó Cục Trồng trọt cho biết: Giống Nhị ưu 986 được đưa vào khảo nghiệm tại nhiều địa phương ở miền Bắc từ vụ xuân 2006, trong đó có địa bàn tỉnh Nghệ An và nó đã được nhìn nhận là một trong những giống lúa mới có triển vọng. Nhị ưu 986 sinh trưởng, phát triển khá. Thời gian sinh trưởng tương đương với giống Nhị ưu 838, nhưng cho năng suất bình quân cao hơn, chống chịu sâun bệnh tốt hơn.
Ông Nguyễn Sỹ Hưng, Phó chủ tịch UBND huyện Yên Thành, Nghệ An cho biết: Giống lúa lai Nhị ưu 986 được đưa vào khảo nghiệm tại huyện trọng điểm lúa Yên Thành từ năm 2005 đến nay đã được 3 năm. Nhị ưu 986 được bà con nông dân ở đây đánh giá là giống lúa lai ưu việt trên đồng đất Yên Thành với nhiều ưu điểm nổi trội về năng suất (bình quân trong 2 năm 2006 và 2007 từ 8 đến 9 tấn/ha/vụ). Nhị ưu 986 thích ứng rộng, có thể gieo cấy được 3 vụ/năm. Đây cũng là một giống lúa chịu rét và chống đổ tốt, chống chịu sâu bệnh và chất lượng gạo ngon hơn Nhị ưu 838.
Bởi thế, trong năm 2008, riêng giống lúa Nhị ưu 986 được huyện Yên Thành đưa vào kế hoạch sản xuất thử lớn nhất của huyện (4.000 ha). Bà Hoàng Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Diễn Châu cũng cho biết: Giống lúa Nhị ưu 986 có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với giống lúa Nhị ưu 838 và Nhị ưu 63...
Đây là lý do giải thích vì sao diện tích lúa Nhị ưu 986 đã tăng nhanh trên địa bàn huyện Diễn Châu trong cả vụ xuân và vụ hè thu của 2 năm 2007 và 2008. Ông Phan Đình Hà, Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Chương: Nhị ưu 986 cho năng suất bình quân cao nhất trong các giống lúa lai được gieo cấy tại Thanh Chương các năm qua (8 tấn/ha/vụ). Đây là giống lúa lai cao sản, đề nghị Bộ NN-PTNT công nhận chính thức để các địa phương yên tâm đưa vào cơ cấu chính thức.
Thanh Mai