Thứ Ba, 31 tháng 8, 2010

Giống lúa mới trên đất Quảng Ngãi

Trong những năm qua, Cty CP giống cây trồng Thái Bình đã chọn tạo và du nhập tìm ra nhiều giống mới có năng suất cao và chất lượng gạo ngon, tính chống chịu tốt, có khả năng bổ sung vào cơ cấu giống của Quảng Ngãi, góp phần đa dạng và thay thế một số giống lúa có biểu hiện thoái hoá.

Vụ hè thu 2010, Cty CP giống cây trồng Thái Bình đã phối hợp với Phòng NN & PTNT huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) và HTX nông nghiệp Bình Dưong trồng khảo nghiệm 2 giống lúa TBR36, TBR45 với diện tích 1,5 ha tại đội 9, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đối chứng là giống NX 30 đã được trồng phổ biến tại địa phương.

TBR36, TBR45 là giống lúa do Cty CP giống cây trồng Thái Bình chọn tạo, đã được khảo nghiệm theo quy phạm khảo nghiệm quốc gia. Các giống lúa khảo nghiệm được bố trí trên chân đất vàn, đất thịt nhẹ (vùng sản xuất 2 vụ/năm, đảm bảo điều kiện tưới, tiêu chủ động). Lượng giống gieo sạ 80 kg/ha đối với các giống lúa TBR36, TBR45, và 100 kg/ha đối với giống NX30.

Theo báo cáo, đánh giá của Phòng NN & PTNT huyện Bình Sơn, vụ hè thu năm 2010 tương đối thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng phát triển, giai đoạn sau gieo sạ có gặp mưa nên ảnh hưởng đến mật độ gieo sạ nhưng được tỉa dặm kịp thời đảm bảo mật độ trên đơn vị diện tích. Do thực hiện đảm bảo các khâu chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại và cung cấp đầy đủ nước tưới nên các giống lúa khảo nghiệm sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh tập trung, nhánh hữu hiệu cao. Các giống khảo nghiệm đều có chiều cao cây trung bình (từ 99,4 cm – 111,6 cm) kiểu thể hình phù hợp với với điều kiện canh tác ở Quảng Ngãi. Chiều dài của bông khá. Về số bông/m2 các giống đạt trung bình (từ 361,3 - 393,1 bông); tuy nhiên số hạt trên bông của giống TBR45 cao nhất, tiếp đến là giống NX30, TBR36. Nhìn chung, các giống lúa đưa vào khảo nghiệm sinh trưởng, phát triển tốt, đẻ nhánh tập trung, nhánh hữu hiệu cao, phù hợp với điều kiện canh tác ở Quảng Ngãi.

Ông Phạm Ngọc Quang - nông dân tham gia mô hình ở xã Bình Dương nói: Vụ hè thu 2010 tôi sản xuất thử 0,6ha giống lúa TBR45. Tôi thấy giống lúa này có sức sinh trưởng khoẻ, sức sống mạ cao, đẻ nhánh tập trung; cứng cây, kiểu lá gọn-đứng, tuổi thọ của lá cao. Giống này dễ làm, dễ chăm sóc. Dự kiến năng suất trên 75 tạ/ha.

Giống TBR36 do Cty CP giống cây trồng Thái Bình tuyển chọn từ vụ xuân 2004 trong tập đoàn lúa thường nhập nội. Tại miền Trung, TBR36 có thời gian sinh trưởng vụ đông xuân 95-100 ngày, vụ hè thu 90-95 ngày; năng suất trên 70 tạ/ha. Chiều cao cây 95- 105 cm, cứng cây, trỗ thoát, dạng hình đẹp, đẻ gọn. Trọng lượng 1.000 hạt 22gram, năng suất cao ổn định từ 65-75 tạ/ha, chống chịu sâu bệnh và chống đổ ngã tốt; thích ứng rộng, gieo trồng được cả 2 vụ/năm, thích hợp nhiều chân đất khác nhau.

Ông Trần Mạnh Báo - Tổng Giám đốc Cty CP giống cây trồng Thái Bình, khẳng định: “Các giống lúa TBR36, TBR45 chúng tôi đã khảo nghiệm ở các tỉnh phía Bắc và đã cho kết quả rất tốt, chất lượng gạo của 2 giống lúa này rất cao; được một số tỉnh đã đưa vào cơ cấu bộ giống lúa của địa phương".

Ngày 27/8 vừa qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình sơn phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị đầu bờ nhằm đánh giá khách quan tính ưu việt của các giống lúa nói trên. Tại Hội nghị, các đại biểu đánh giá 2 giống TBR 36, TBR45 có tiềm năng năng suất cao trên chân đất có thâm canh (năng suất bình quân TBR36 đạt 58,2 tạ/ha; giống TBR45 đạt 75,3 tạ/ha), chất lượng gạo ngon. Các giống lúa khảo nghiệm bước đầu có tính thích nghi cao và cho năng suất cao, tương đương với giống sản xuất đại trà (NX30). Các đại biểu cũng đề nghị Công ty CP giống cây trồng Thái Bình tiếp tục đưa 2 giống trên khảo nghiệm ở các vụ tiếp theo trên nhiều chân đất và vùng sinh thái khác nhau của huyện Bình Sơn và một số huyện trong tỉnh Quảng Ngãi, qua đó có căn cứ đánh giá sát đúng hơn, theo dõi chọn ra những giống thích nghi nhất để bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh.

(Theo Báo NNVN)

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010

Quảng Ngãi: Giống lúa lai mới PAC 807 năng suất cao

LUAGAO - Giống lúa PAC 807 là giống lúa lai, có nguồn gốc Ấn Độ, cây cao từ 90-105cm, chống đổ ngã tốt, đẻ nhánh khoẻ, bông, đạt 160-170 hạt chắc/bông, trọng lượng 1.000 hạt 24 gram.

Hạt gạo nhỏ, dài, không bạc bụng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; cơm nở mềm, ngon. Có thể trồng quanh năm, thời gian sinh trưởng chỉ 85-95 ngày (tuỳ theo thời vụ và vùng gieo sạ). Chống chịu tốt bệnh đạo ôn, rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Năng suất 70-80 tạ/ha (thâm canh tốt đạt 100-110 tạ/ha).

Vụ hè thu 2010, Cty CP giống cây trồng miền Nam phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bình Sơn và HTX NN Bình Long (Bình Sơn - Quảng Ngãi) đã trình diễn giống lúa lai PAC 807 tại 2 hộ ở đội 6, xã Bình Long. Bà Nguyễn Thị Hoa - nông dân tham gia mô hình cho biết: Ưu điểm của giống lúa lai PAC 807 là đẻ nhánh khoẻ, thời gian sinh trưởng vụ hè thu này từ 87-90 ngày; kháng rầy nâu, đạo ôn, giảm chi phí thuốc BVTV. Năng suất đạt 70-75 tạ/ha, cao hơn các giống khác trên cùng chân đất. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và cơn bão số 3, trong những ngày qua có mưa to và gió lớn đã làm một số diện tích lúa trong mô hình bị đổ ngã làm tốn thêm công thu hoạch.

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bình Sơn, giống PAC 807 có chiều cao cây trung bình, là kiểu hình phù hợp với điều kiện canh tác ở Quảng Ngãi. Giống có tiềm năng năng suất cao, chất lượng gạo tốt, chịu thâm canh, rất có triển vọng.

(Theo NNVN)

Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2010

Rao vặt mua bán 247- Nơi rao vặt, quảng cáo miễn phí

http://muaban247.forum-viet.net - [b]Mời đăng quảng cáo miễn phí[/b]

Website RAO VẶT - MUA BÁN 247 ( http://muaban247.forum-viet.net ) phấn đấu trở thành nhịp cầu hữu hiệu cho cho người mua và người bán trong các hoạt động mua bán-Rao vặt, hỗ trợ các giao dịch thuê và cho thuê, hỗ trợ tìm việc làm và tuyển dụng. http://muaban247.forum-viet.net sẽ mang đến cho bạn cơ hội quảng bá rộng rãi sản phẩm và dịch vụ của mình đến các khách hàng và đối tác tiềm năng.

[b]Các ưu điểm khi đăng tin rao vặt của bạn tại [/b] http://muaban247.forum-viet.net

• Thời gian lưu tin 3 năm.

• Hỗ trợ BBCode, thêm không giới hạn hình ảnh và liên kết vào bản tin.

• Tin rao tồn tại vĩnh viễn trên hệ thống ngay cả khi đã hết hạn, và người đăng có thể gia hạn bất cứ lúc nào nếu muốn.

• Tùy biến thông tin trang giới thiệu về doanh nghiệp hoặc cá nhân (dành các thành viên đã đăng nhập).

• Phân loại tin rao tốt, giao diện đơn giản, hiệu quả, dễ tìm kiếm cho cả người mua lẫn người bán.

[b]ĐĂNG TIN NGAY ĐỂ CẢ THẾ GIỚI BIẾT ĐẾN SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CỦA BẠN! [/b]

http://muaban247.forum-viet.net [b][color=blue]mong muốn chắp cánh cho mọi thành công của bạn.[/color] [/b]

[b]BAN QUẢN TRỊ KÍNH MỜI

ADMIN[/b]

Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2010

Trúng thầu 100.000 tấn gạo sang Bangladesh

LUAGAO - Vinafood 2 vừa ký hợp đồng xuất khẩu 100.000 tấn gạo tiêu chuẩn 15% tấm sang Bangladesh, với giá bán 389 USD/tấn.

TIN LIÊN QUAN TỪ VIETNAMNET

Thông tin này vừa được ông Nguyễn Thọ Trí, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) cho biết hôm nay (13/8).

Mặc dù lượng xuất khẩu giảm, nhưng giá trị tăng so với cùng ký năm 2009. Ảnh: C.H

Theo đánh giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Bangladesh được coi là thị trường đầy tiềm năng bởi trong thời gian gần đây, quốc gia này đã nhập khẩu tới 178.000 tấn gạo của Việt Nam. Sắp tới, hai nước sẽ đàm phán để bán cho Bangladesh thêm 200.000 tấn gạo.

VFA đã có kiến nghị Bộ Công thương xem xét Bangladesh thành thị trường tập trung và giao Vinafood 2 làm đầu mối xuất khẩu. VFA cũng cảnh báo doanh nghiệp không được bán phá giá vào thị trường này.

Theo VFA, đến ngày 9/8, các doanh nghiệp đã xuất khẩu 4,137 triệu tấn gạo, trong đó hơn 54% là hợp đồng thương mại. Giá trị kim ngạch đạt 2,015 tỷ USD (giá CIF), dù lượng giảm 3,64% so cùng kỳ năm 2009 nhưng trị giá (xuất CIF) tăng 1,79%. Bình quân 438,27 USD/tấn, tăng 27,94 USD/tấn so cùng kỳ.

(Theo Vietnamnet)

Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2010

Sẽ xuất 6,5 triệu tấn gạo

LUAGAO - TT - Do tình hình xuất khẩu thuận lợi, Hiệp hội Lương thực VN (VFA) cho biết sẽ kiến nghị Chính phủ nâng chỉ tiêu xuất khẩu lên khoảng 6,4-6,5 triệu tấn, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.

Số lượng gạo xuất khẩu của VN qua các năm - Ảnh: T.T.D. - Đồ họa: V.Cường

Theo VFA, hiện gạo chất lượng cao đã không đủ hàng để mua trong khi lúa chất lượng thấp không còn nhiều.

Kiểm soát chặt các thị trường tập trung

Trước tình trạng một số công ty trong nước cố tình chào bán gạo vào các thị trường tập trung hoặc bán cho trung gian để đưa vào các thị trường này, VFA cho biết sẽ kiến nghị Bộ Công thương đưa ra các biện pháp xử lý nghiêm khắc. Vừa qua VFA đã tạm ngưng đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo cho Công ty cổ phần Quốc Tế Gia vì đăng ký xuất hàng đi châu Phi nhưng lại giao hàng cho một công ty nước ngoài đi Iraq, vi phạm quy chế xuất khẩu vào thị trường tập trung.

Đã mua tạm trữ 500.000 tấn

Tại cuộc họp “Kết quả xuất khẩu gạo tháng 7 và kế hoạch xuất khẩu các tháng cuối năm” do VFA tổ chức tại TP.HCM ngày 6-8, đại diện VFA cho biết tính đến cùng ngày số hợp đồng xuất khẩu gạo mà các doanh nghiệp đã ký lên đến 6,2 triệu tấn, không kể những hợp đồng đã bị hủy hoặc hết hạn giao hàng. Tính chung trong bảy tháng đầu năm nay xuất khẩu gạo của VN đạt hơn 3,9 triệu tấn, trị giá hơn 1,7 tỉ USD.

Đến ngày 6-8, các doanh nghiệp thuộc VFA đã mua tạm trữ được trên 500.000 tấn trong chỉ tiêu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ hè thu. Việc tạm trữ đã góp phần đẩy giá lúa nội địa lên khá cao. Cụ thể, lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu mua tại kho nhà máy hiện ở mức 3.850-4.200 đồng/kg (lúa chất lượng thấp) và lúa chất lượng cao là 4.100-4.450 đồng/kg. VFA dự kiến mua hoàn thành chỉ tiêu 1 triệu tấn gạo ngay trong tháng 8.

Theo ông Trương Thanh Phong - chủ tịch VFA, hiện vụ hè thu tại ĐBSCL cơ bản đã thu hoạch xong. Các doanh nghiệp đang đẩy nhanh việc mua vào để thực hiện các hợp đồng đã ký nên lượng lúa chất lượng thấp cũng không còn nhiều. Nhiều nông dân đã chủ động phơi sấy lúa và trữ ở nhà đợi giá tiếp tục tăng cao mới bán.

Giá gạo xuất khẩu còn tăng

Theo ông Trương Thanh Phong, sắp tới vẫn tiếp tục đẩy mạnh việc mua gạo tạm trữ như kế hoạch. Đơn vị nào được giao chỉ tiêu mà không thể hoàn thành phải báo lại ngay cho hiệp hội để phân phối cho các doanh nghiệp khác. “Nếu đơn vị nào không mua để lúa gạo tồn đọng sẽ bị xử lý” - ông Phong nhấn mạnh.

Ông Phong phân tích nhu cầu gạo thế giới đang tăng trở lại nên sẽ thúc đẩy giá lúa gạo tăng lên trong thời gian tới, đặc biệt là nhu cầu từ châu Phi, Bangladesh và Trung Quốc. Do đó, các doanh nghiệp mua gạo tạm trữ không nên ồ ạt xuất ngay trong thời điểm hiện nay mà nên chờ thêm một thời gian nữa.

Thực tế sau nhiều năm tiếp cận, năm 2010 gạo VN đã quay trở lại thị trường Bangladesh với lượng hợp đồng thương mại đã ký lên đến 180.000 tấn, hợp đồng tập trung do Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) đàm phán và sẽ ký vào ngày 13-8 là 220.000 tấn nữa. Theo đánh giá, Bangladesh có khả năng ký hợp đồng mua 1 triệu tấn gạo trong năm nay và VN đang có lợi thế hơn nhiều vì gạo chất lượng cao và giá thấp so với các nước cạnh tranh là Ấn Độ và Pakistan.

Bên cạnh đó, giá các loại lương thực, đặc biệt là lúa mì, trên thế giới tăng đột biến trong tháng qua cũng kéo theo giá và nhu cầu gạo tăng lên. Lượng hợp đồng xuất khẩu ký trong tháng 7 vẫn giữ ở mức cao (gần 800.000 tấn) và chủ yếu là hợp đồng thương mại, trong đó số lượng gạo 5% tấm có xu hướng giảm, loại 25% tăng mạnh do giá thấp thu hút thị trường gạo cấp thấp, đặc biệt là châu Phi (ngoài Bangladesh).

Đặc biệt, nỗi lo gạo chất lượng kém (chủ yếu là loại IR50404) cũng được giải quyết khi Trung Quốc bất ngờ mở rộng cửa nhập khẩu các loại gạo này. Ông Phong cho biết do một số khu vực phía nam Trung Quốc mất mùa nên VN đã bán cho nước này khoảng 600.000 tấn gạo, chưa kể gạo theo đường tiểu ngạch.

TRẦN MẠNH

(Theo Báo Tuổi trẻ)

Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

Cách giảm giá thành nuôi tôm sú

Theo thông tin từ Hiệp hội Xuất khẩu tôm Việt Nam, khả năng xuất khẩu tôm sú năm 2009 của Việt Nam sẽ giảm khoảng 30%.

Dịch bệnh, nhất là đốm trắng gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi. Tuy vậy, từ đầu năm đến nay, giá thức ăn đã giảm, lãi suất ngân hàng giảm mạnh, người nuôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong đối phó với dịch bệnh. Dưới đây là một số giải pháp cơ bản tại hội thảo chuyên đề "Làm cách nào giảm giá thành nuôi tôm sú?", do Sở NN&PTNT vừa tổ chức tại Bình Đại.

Theo điều tra của Trung tâm Khuyến ngư, năm 2008 tổng giá thành của một ký tôm nuôi lên đến 60.000đ. Do vậy, mùa vụ 2009 phải chọn giải pháp tối ưu để hạ giá thành, trước hết là chọn mùa vụ nuôi và qui trình kỹ thuật thích hợp, an toàn, quản lý và thực hiện tốt qui trình chuẩn bị nước cấp, xử lý nước thải. Mật độ thả giống vừa phải, quản lý chặt chẽ việc cho tôm ăn, tôm thu hoạch phải có chất lượng tốt và cỡ tôm phải thích hợp với nhu cầu của thị trường. Thứ nhất, tiết giảm chi phí, hạ giá thành: Chủ yếu thông qua các biện pháp quản lý và các giải pháp kỹ thuật như quản lý việc cấp thoát nước, cho ăn, môi trường ao nuôi.

Chọn qui trình nuôi sử dụng chế phẩm sinh học, ít thay nước, mật độ thả tôm vừa phải, chọn loại thức ăn phù hợp với qui trình, cỡ tôm thu hoạch phù hợp với nhu cầu thị trường. Việc chọn mùa vụ rất quan trọng, bởi thực tế hiện nay nuôi tôm ở Bến Tre phổ biến ở trình độ nuôi quảng canh cải tiến, thâm canh, bán thâm canh, cho nên còn lệ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Số liệu thống kê từ năm 2001-2008 cho thấy thời điểm thả giống nuôi đạt kết quả cao nhất là từ tháng 3-8(DL). Qui trình nuôi ít thay nước, tuần hoàn nước.

Nên sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng bệnh cho tôm và xử lý môi trường ao nuôi. Có thể sử dụng phương pháp xi-phong để hút chất thải lắng đọng dưới đáy ao nếu có ao chứa chất thải. Chú ý cải tạo thật tốt ao nuôi, dọn sạch mùn bã hữu cơ lắng tụ dưới đáy ao. Kiểm tra kỹ độ pH đáy ao để có kế hoạch bón vôi phù hợp nhằm ổn định độ pH và độ kiềm, chú ý diệt triệt để cua, còng trong ao. Quản lý và thực hiện tốt qui trình chuẩn bị cấp nước, xử lý nước thải. Theo dõi các thông tin về quan trắc môi trường, bệnh đốm trắng. Tốt nhất nên tự quan trắc trước khi lấy nước. Phải lọc nước trước khi lấy nước vào ao. Mật độ thả giống vừa phải, nếu nuôi bán thâm canh nên thả từ 10-15 con/m2, nếu nuôi thâm canh thả từ 20-30 con/m2.

Tôm giống cần được chọn lọc cẩn thận, khi thả chú ý phải thuần hóa các yếu tố nhiệt độ, độ mặn và thời điểm thả. Chọn tôm giống cùng lứa tuổi, có kích cỡ tương đối đồng đều, tránh mua giống đã bị lọc qua lưới để có kích cỡ bằng nhau, tránh hao hụt nhiều. Không sử dụng thuốc, hóa chất và nhiệt độ kích thích tôm mau lớn. Cần tuyển chọn loại thức ăn phù hợp. Quản lý chặt việc cho tôm ăn, không để dư thừa thức ăn trong ao. Ngoài thức ăn chỉ bổ sung những chất cần thiết mà thức ăn không cung cấp đủ, không nên quá lạm dụng sẽ làm chi phí tăng nhiều mà tôm cũng không lớn nhanh hơn.

Khâu thu hoạch cũng rất quan trọng, quyết định nhiều đến lời lỗ khi nuôi. Cần theo dõi cỡ tôm dễ bán trong từng thời điểm để có quyết định thu hoạch có lợi nhất. Nếu tôm có sự cố nên ưu tiên cho công việc thu hoạch và bảo quản rồi mới liên hệ mua bán sau. Nếu thu tôm chủ động cần chọn lúc tôm có chất lượng tốt nhất.
(Theo Đồng Khởi)

Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

Bạc mặt vì giống lúa lai 10 tỷ

LUAGAO - Giới thiệu bài viết đăng trên Báo NNVN về Lúa Lai

Nghề sản xuất giống lúa lai tưởng dễ ăn vì sản phẩm giống lai luôn đắt. Thế nhưng không ít doanh nghiệp đã phải chịu những cú sốc thất bại có thể nói khó gượng dậy nổi với cái nghề tưởng dễ ăn này.

1. Cay đắng chuyện người tiên phong “Nam sản Bắc tiêu”

Sản xuất hạt lúa lai F1 tại Công ty CP Giống nông lâm nghiệp Quảng Nam. Ảnh: Ngọc Khanh

Nói về nghề sản xuất giống lúa lai, “cái nôi” đầu tiên phải kể đến là Nam Định. Nam Định vào giữa những năm 1990, khi một số tỉnh mới tập tành làm giống lúa lai thì tỉnh này diện tích lúa F1 lên con số trên vài trăm ha/năm. Nam Định trở thành điển hình với những HTXNN tự tổ chức sản xuất hạt lai F1 nức tiếng. Ngày đó giống làm chỉ là Bác ưu 64, sau đó là Bác ưu 903, những giống cảm quang chỉ cấy vụ mùa.

Thời hoàng kim làm lúa F1 ở Nam Định kéo dài 6-7 năm rồi suy dần, và nay diện tích còn không đáng kể. Nguyên nhân không nằm ở khâu kỹ thuật, bởi cho đến nay phải nói tay nghề của nhiều HTX tại Nam Định vẫn là số một. Đó là bởi lúa F1 làm ra lúc đó rất khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại nhập từ Trung Quốc vì tâm lý “sính ngoại” và nhiều lý do tế nhị khác trong đó có chuyện cấu kết gửi giá của không ít DN nhập khẩu. Một lý do nữa là thời vụ. Lúa giống làm ở Nam Định gặt muộn, trong khi vụ mùa thời gian thì gấp rút, có nơi gặt lúa xuân đến đâu, gieo cấy lúa mùa đến đó, vì vậy lúa giống Nam Định gặt, làm sạch phơi khô đóng gói xong thời vụ đã sắp hết. Như đã nói, lúa lai hệ Bác ưu chỉ làm được vụ mùa, giống bán không hết buộc phải chờ vụ mùa năm sau, chi phí bảo quản quá lớn HTX nào chịu nổi...

Đằng sau một thất bại sẽ có vô số kinh nghiệm rút ra. Đã không ít người tâm huyết với nghề suy nghĩ rằng, cần phải sản xuất giống lúa lai khu vực phía Nam để cung cấp giống cho miền Bắc. Người ta có lý khi cho rằng làm giống các vùng phía Nam sẽ thuận lợi vì thời tiết ổn định, thu hoạch sớm hơn phía Bắc 1-2 tháng, từ đó đưa ra Bắc là vừa. Đó là ý kiến hay và dựa vào đó, câu “Nam sản Bắc tiêu” (SX giống lúa lai ở miền Nam, tiêu thụ tại miền Bắc) ra đời.

Chúng tôi nhớ một trong số các đơn vị vào miền Nam sản xuất giống là Cty Nông nghiệp Hữu Cơ (Hà Nội). Cty này với sự trợ giúp về kỹ thuật của KS. Phạm Văn Ngữ, nguyên Trại trưởng Trại giống cây trồng Đồng Văn (Cty Giống cây trồng Trung ương) - một trong những bậc thầy về cây lúa lai lúc bấy giờ, đã vào vùng Cờ Đỏ - Cần Thơ khảo sát và thí điểm làm lúa F1. Đáng tiếc, việc thí điểm đó bị thất bại, bởi lúa lai Trung Quốc kháng rầy kém, vùng Cần Thơ dù đất vô cùng tốt, nhiệt độ hoàn hảo, chỉ có điều lúa lai bố mẹ mọc đến đâu rầy xơi cháy sạch đến đó. Cty Nông nghiệp Hữu Cơ làm thử đúng một vụ, đầu tư mất mấy trăm triệu phải tháo lui vì nạn rầy nâu phá hoại.

KS. Phạm Văn Ngữ, một người rất tự tin về chuyên môn nông nghiệp vẫn kiên định với lý thuyết “Nam sản Bắc tiêu”. Theo đó, ông bỏ vốn tự lập công ty riêng, tiếp tục khảo sát các vùng đất phía trong đèo Hải Vân để thí điểm làm lúa lai F1. Xác định từ Bình Định trở vào thì lúa rất dễ bị dịch rầy nâu, từ đó KS. Phạm Văn Ngữ chọn Quảng Nam và Tây Nguyên để thí điểm sản xuất giống lúa lai 3 dòng: Bác ưu 903 và Nhị ưu 838. Thành công ngoài mong đợi, năng suất hạt lai F1 lên đến trên 3 tấn/ha (nếu SX ở ngoài Bắc cao lắm đạt 2,5 tấn/ha F1), lúa thu hoạch vào cuối tháng tư nắng đẹp, chất lượng độ thuần đảm bảo, đóng gói đưa ra miền Bắc bán được giá cao, thời vụ đảm bảo (lúa vùng Quảng Nam gặt sớm hơn khu vực phía Bắc 1 tháng). Từ thành công bước đầu, ông Ngữ chỉ đạo công ty sang năm làm lớn tại Quảng Nam, thí điểm thêm ở Quảng Ngãi và Đăk Lăk, trong đó riêng Quảng Nam là gần 300 ha. Đó là năm 2001, một năm “ngã đau” của giám đốc Phạm Văn Ngữ, gây một cú sốc lớn trong ngành sản xuất giống lúa lai.

Đầu tháng 4 năm đó, ông Ngữ mời tôi vào Quảng Nam thăm lúa, đi cùng còn có các “cố vấn” kỹ thuật của công ty ông như KS. Nguyễn Thế Nữu, KS. Võ Văn Xuân, đó là những tên tuổi lẫy lừng. Với đội ngũ cố vấn và chỉ đạo kỹ thuật giàu kinh nghiệm, công việc sản xuất lúa lai F1 với giám đốc Phạm Văn Ngữ không thành vấn đề, dù trên một diện tích rất lớn, trên 300 ha, điều chưa hề có trong lịch sử sản xuất giống lúa lai tính đến thời điểm đó khi một công ty tư nhân dám “ôm” diện tích sản xuất lớn như vậy.

Nắng và lúa Quảng Nam vụ đó đẹp làm sao. Trên đồng Điện Bàn nơi chúng tôi đến, những ruộng F1 sắp thu hoạch phẳng phiu được KS. Võ Văn Xuân, cán bộ Trung tâm Khảo kiệm nghiệm GCT TW đánh giá độ thuần rất khá. Vui hơn là năng suất hạt F1 đạt rất cao, trung bình 3,5 tấn/ha, có ruộng thậm chí đạt trên dưới 5 tấn/ha, là chuyện không ai tin trong giới làm lúa lai F1 nếu không trực tiếp chứng kiến. Các HTX hợp đồng làm giống với Giám đốc Ngữ cũng sẽ trúng to. Vì theo hợp đồng, phía công ty chịu toàn bộ giống bố mẹ, hóa chất kích thích tăng trưởng như GA3, HTX chỉ bỏ công và một phần phân bón, thuốc BVTV; công ty có trách nhiệm mua lại toàn bộ sản phẩm quy đổi 1kg hạt lai F1 bằng 4kg thóc thương phẩm. NS F1 đạt 3,5 tấn/ha, đồng nghĩa HTX thu về tương ứng 14 tấn thóc thường/ha, quy tiền theo giá thị trường, đó là thu nhập trong mơ. Về phía công ty, với khoảng trên 330 ha lúa F1, vụ đó họ thu gần 1.200 tấn giống; giả sử bán được giá 25.000 đ/kg, thu 30 tỷ, trừ chi phí còn lãi một nửa.

Nhưng thật ở đời ai lường hết chữ ngờ, câu này ứng vào một người tài năng và tâm huyết như ông Phạm Văn Ngữ quả thật xót xa. Trên ngàn tấn lúa giống F1 ông tổ chức làm ra nhưng bán không được. Một lần nữa tâm lý sính ngoại (giống Trung Quốc) đi cùng nạn móc ngoặc gửi giá nhan nhản thời đó đã bóp chết sản xuất trong nước. Cũng có thể còn do nguyên nhân nữa là ông Ngữ làm lớn quá. Vụ mùa miền Bắc nhu cầu chỉ cần 6-7 ngàn tấn giống F1, trước đó công ty cấp tỉnh nào cũng đã có kế hoạch với đối tác Trung Quốc rồi, nay bỗng đâu “dôi” trên ngàn tấn giống từ Quảng Nam chuyển ra, ai mua?

Hàng làm ra không bán được, ông Ngữ không thể thu mua cho các HTX. Thế là kiện. Thế là ông bại sản…

2. Bạc mặt vì giống lúa lai 10 tỷ

Gần 700 ha SX giống lúa lai 2 dòng F1 tại Quảng Nam vụ ĐX 2010 hỏng hoàn toàn do dòng mẹ tự thụ. Ảnh: Ngọc Khanh

Giống lúa lai có 2 loại: 2 dòng và 3 dòng. Hầu hết bộ giống lúa lai Trung Quốc có mặt ở Việt Nam là lúa lai 3 dòng. Lúa lai 3 dòng bao gồm dòng bố, dòng mẹ và dòng duy trì R. R là dòng đẳng gen với dòng mẹ, có nhiệm vụ duy trì lúa mẹ (bất dục) cho các đời sau. Lúa lai 3 dòng rất khó làm, đặc biệt là việc duy trì dòng mẹ bất dục. Bù lại sản xuất hạt F1 (bố x mẹ) không quá phải lệ thuộc thời tiết như lúa lai 2 dòng. Năng suất thương phẩm cũng cao hơn và ổn định thể hiện ưu thế lai tốt hơn.

Thời gian qua các nhà khoa học Việt Nam tốn không ít công sức, Nhà nước đầu tư không ít tiền của nhưng thực tế thành công trong tạo giống lúa lai 3 dòng của chúng ta chưa được như mong muốn. Quanh quẩn ta chỉ có vài ba giống có nguồn gốc Viện lúa Quốc tế (IRRI) như HYT 83, HYT 100, HYT 103 do Trung tâm NC lúa lai (Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm). Ưu điểm của bộ giống HYT là năng suất, chất lượng khá cao, nhưng năng suất khi làm giống F1 không cao do vòi nhụy dòng mẹ quá ngắn, tỷ lệ kết hạt thấp. Vì khó làm giống F1 nên bộ giống lúa lai HYT ra đời đã nhiều năm nhưng thực tế đóng góp trong sản xuất chưa nhiều. Với một số giống 3 dòng của Trung Quốc, điển hình là nhóm Bác ưu và Nhị ưu, một số DN và cơ quan nghiên cứu tuy đủ khả năng duy trì các dòng bố mẹ cùng quy trình sản xuất F1. Tuy nhiên đây là các giống quá cũ, cũng không còn đóng góp nhiều cho sản xuất.

Vì không thành công trong tạo giống lúa lai 3 dòng, nên khi các nhà khoa học của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội tạo ra một loạt giống lúa lai 2 dòng lập tức được dư luận chú ý. Đó là bộ giống lúa lai 2 dòng nổi tiếng Việt lai 20, Việt lai 24, Việt lai 50… do PGS.TS Nguyễn Văn Hoan đứng đầu nghiên cứu; một bộ giống lai 2 dòng khác cũng của Đại học NN Hà Nội là TH3-3, TH3-4… của tác giả GS.TS Nguyễn Thị Trâm cũng rất nổi tiếng. Ưu điểm của lúa lai 2 dòng là ngắn ngày (vụ mùa chỉ trên dưới 100 ngày), năng suất tương đối cao, và một điểm không thể bỏ qua là sản xuất giống F1 – nhìn chung là dễ nếu thời tiết thuận lợi. Giống lúa lai 2 dòng kể từ khi ra đời, chỉ cần lợi thế ngắn ngày đã dễ dàng chen chân vào đất lúa có cơ cấu vụ đông. Kể từ đó diện tích lúa lai 2 dòng ngày một tăng, nhu cầu mỗi năm hàng ngàn tấn giống F1. Từ đó xuất hiện hàng loạt mỹ từ được dành cho lúa lai 2 dòng của Việt Nam, có người cao hứng nói đấy là sản phẩm trí tuệ đẳng cấp thế giới. Một khi giống đem lại lợi nhuận, lập tức bản quyền giống tăng vùn vụt. Đỉnh cao nhất là giống lúa lai 2 dòng TH3-3 của GS.TS Nguyễn Thị Trâm được Cty TNHH Cường Tân (Nam Định) mua bản quyền với cái giá điên rồ: 10 tỷ đồng!

Tiếc thay, khi người ta quá chăm chú vào ưu điểm, đương nhiên nhược điểm dễ bị bỏ qua. Nhược điểm lớn nhất của lúa lai 2 dòng là dòng mẹ muốn bất dục hay không lệ thuộc vào nhiệt độ. Hiểu nôm na dòng mẹ trong lúa lai 2 dòng là thứ “lưỡng tính”, trong giai đoạn phân hóa đòng, nếu nhiệt độ thấp dưới 24 độ C thì cây mẹ sẽ hữu dục (lúa trổ, tự thụ phấn như một cây lúa thường); nếu nhiệt độ cao trên 24 độ C, thì nó mới bất dục thành một cây mẹ đúng nghĩa để nhận phấn từ lúa bố thụ tinh kết ra hạt lai F1. Chính vì sự đỏng đảnh đó, người ta buộc phải chọn vùng và chọn thời điểm để sản xuất hạt F1 lúa lai 2 dòng khá cầu kỳ, làm sao giai đoạn đòng trỗ đừng gặp rét. Nếu gặp rét, coi như ruộng giống bỏ đi vì dòng mẹ tự thụ.

Để ý về lúa lai nhiều năm, chúng tôi nhận thấy lúa lai 2 dòng thường có độ thuần đồng ruộng không tốt, dễ thấy nhất là tỷ lệ cây cao cây thấp nhiều ruộng khá cao. Đó là thực tế mà có chuyên gia cho rằng, do dòng mẹ mẫn cảm nhiệt độ nên cho dù điều kiện ngoại cảnh tối ưu mấy thì dòng mẹ vẫn không bất dục triệt để, dẫn đến lúa không đạt độ thuần như mong muốn. Có thể đấy là nguyên nhân lý giải tại sao Trung Quốc, đất nước của lúa lai, có nhiều chuyên gia siêu giỏi về lúa lai vẫn không mặn mà tạo giống lúa lai 2 dòng, nhường “sân chơi” này cho các nhà khoa học Việt Nam báo cáo trong một số hội nghị lúa lai quốc tế.

Đỉnh núi càng cao vực càng thăm thẳm. Năm nay, chính thành tựu lúa lai 2 dòng đề cao bấy lâu lại khiến một số DN đứng trước miệng vực phá sản.

Vẫn lại là cái nôi “Nam sản” Quảng Nam. Người ta tính rằng, sản xuất lúa lai 2 dòng ở phía trong đèo Hải Vân thì sẽ yên tâm không gặp rét nhất là lại vào tận giữa tháng ba trở đi khi lúa phân hóa đòng. Một số vụ liền sản xuất lúa lai 2 dòng ở đây đạt năng suất cao, độ thuần đảm bảo càng minh chứng lý thuyết đó đúng. Vụ xuân 2010, 3 DN là Cty TNHH Cường Tân với giống TH3-3; Cty CP Nông nghiệp kỹ thuật cao Hải Phòng với giống Việt lai 20; Cty CP Giống cây trồng TW với giống TH3-4. Tổng diện tích sản xuất lúa lai 2 dòng của 3 công ty: gần 700 ha. Kết quả sản xuất: hỏng toàn bộ vì dòng mẹ tự thụ do giai đoạn phân hóa đòng gặp gió mùa bất thường, nhiệt độ xuống thấp. (Báo cáo tại Hội nghị đánh giá tình hình sản xuất hạt lai F1 vụ ĐX 2010 ngày 22/4/2010 tại Đăk Lăk, Cục Trồng trọt tổ chức).

Đây đúng là thiệt hại lớn chưa từng có trong ngành sản xuất giống lúa lai từ trước đến nay, được ví như thiên tai địch họa. Gần 700 ha lúa F1 lâm nạn, tương ứng gần 2.000 tấn giống F1 (đủ gieo cấy 50.000 ha) trị giá 70-80 tỷ đồng bị mất. DN thiệt hại đã đành, nông dân, xã hội cũng bị ảnh hưởng, chỉ vì một đợt gió mùa tràn về bất thường không ai lường nổi.

Chợt nghĩ đến ông Đoàn Văn Sáu, GĐ Cty TNHH Cường Tân, người bỏ ra 10 tỷ mua bản quyền giống TH3-3, lời lãi chưa đếm được bao nhiêu đã phải chịu mất trắng hàng trăm ha lúa giống…

-----

Theo Báo NNVN