Thứ Năm, 12 tháng 2, 2009

CÁC BỆNH VÀNG LÁ TRÊN CÂY LÚA

I. Bệnh vàng lá do vi khuẩn
1) Mức độ xuất hiện trên đồng ruộng
· Đồng đều khắp ruộng.
· Lây lan rất nhanh
2) Tình trạng ruộng lúa
· Ruộng có nhiều nước
· Bệnh nặng trong mùa mưa.
· Xuất hiện từ 15 đến 30 ngày sau khi sạ trên ruộng có nhiều nước.
· Nơi trũng bị nặng hơn.
· Lây lan rất nhanh.
3) Những triệu chứng của bệnh
3.1) Lá non
Có thể bị nhiễm bệnh như lá già
3.2) Lá già
- Chóp lá ngã màu vàng cam, xỉn màu và lan dần xuống dưới.
- Trên phần lá ngã màu vàng có các vệt màu nâu sậm chạy dọc theo gân lá.
- Bệnh nặng làm cho lá bị cháy khô.
3.3) Đốm vết trên lá
Trên phần lá ngã màu vàng, có các vệt màu nâu sậm chạy dọc theo gân lá
3.4) Bẹ lá lúa
bình thường
3.5) Chiều cao bụi lúa
Bình thường
3.6) Số chồi trong bụi
Bình thường
3.7) Gốc bụi lúa
Chết lá chân nhiều
3.8) Bông lúa
Bông bị lép nhiều (nếu bệnh nặng)
3.9) Rễ lúa
Bình thường
4) Tác nhân gây bệnh
· Vi khuẩn Pseudomonas sp. gây ra.
· Vi khuẩn lây lan theo nước mưa và nước trong ruộng
5) Cách phòng chống
· Không để nước quá cao trong ruộng.
· Không bón thừa phân đạm.
6) Cách chữa trị
· Rút bớt nước trong ruộng còn 2-3 cm.
· Pha nước vôi 10%, lấy nước trong để phun lên lá lúa. Có thể dùng MX-ĐỘ PH (90% CaO phun xịt cho tiện lợi)
· Phun ít nhứt 2 lần cách nhau 4-5 ngày
II. Bệnh vàng lá chín sớm
1) Mức độ xuất hiện trên đồng ruộng
Đều khắp ruộng
2) Tình trạng ruộng lúa
Chỉ xảy ra ở giai đoạn từ 50 ngày sau khi sạ trở về sau.
3) Những triệu chứng của bệnh
3.1) Lá non
không có
3.2) Lá già
- Trên lá, vết bệnh bắt đầu từ một điểm rồi lớn dần thành vết bầu dục.
- Từ vết nầy sọc vàng lan từ dưới lên trên ngọn lá tạo thành vệt có màu vàng cam, hơi ngã sang đỏ.
- Bệnh phát triển rất nhanh sau khi lúa trổ bông trở về sau.
- Nếu bệnh xuất hiện sớm, bệnh sẽ phát triển rất nặng và có thể làm cháy khô lá lúa trước khi thu hoạch.
3.3) Đốm vết trên lá
Có đốm nâu hoặc bạc trắng bênh dưới các vệt vàng trên lá
3.4) Bẹ lá lúa
bình thường
3.5) Chiều cao bụi lúa
Bình thường
3.6) Số chồi trong bụi
Bình thường
3.7) Gốc bụi lúa
Bình thường
3.8) Bông lúa
Nếu bệnh xuất hiện sớm và nặng, bông lúa bị lép và lửng nhiều
3.9) Rễ lúa
Bình thường
4) Tác nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Gonatophragmium sp. (Deighton) gây ra
5) Cách phòng chống
· Sạ thưa (100 kg/ha)
· Bón phân theo nhu cầu cây lúa (dùng bảng so màu lá)
Nếu áp dụng đúng đắn hai biện pháp trên, bệnh xuất hiện muộn và không gây thất thu năng suất.
6) Cách chữa trị
· Các thuốc có hiệu quả: propiconazole (Tilt super), thiophanate methyl (Topsin-M, Topan), carbendazime (Carban), hexaconazol (Anvil).
· Phun một trong các loại thuốc trên, 2 lần trong vụ lúa vào các thời điểm:
o 5-7 ngày trước khi trổ bông
o 7 -10 ngày sau khi trổ bông.
III. Bệnh vàng lá do nhiễm nhiều bệnh
1) Mức độ xuất hiện trên đồng ruộng
Bệnh xuất hiện rải rác trên ruộng
2) Tình trạng ruộng lúa
· Ruộng có nước.
· Thường xuất hiện từ 20 ngày sau khi gieo sạ trở về sau.
3) Những triệu chứng của bệnh
3.1) Lá non
không có
3.2) Lá già
Lá có thể ngã màu vàng xỉn màu hoặc màu vàng cam. Trong khi đó vẫn có những lá vẫn còn giữ màu xanh và có triệu chứng vặn xoắn hoặc rách lá
3.3) Đốm vết trên lá
Có thể có những đốm nhỏ màu nâu
3.4) Bẹ lá lúa
Bình thường hoặc có thể có màu nâu
3.5) Chiều cao bụi lúa
- Thường buội lúa lùn hơn bình thường.
- Chồi có thêm triệu chứng vàng lùn hoặc lùn xoắn lá sẽ lùn nhiều hơn các chồi khác trong bụi
3.6) Số chồi trong bụi
Số chồi lúa trên bụi thường kém hơn bình thường
3.7) Gốc bụi lúa
Bình thường
3.8) Bông lúa
Bụi lúa không trổ được
3.9) Rễ lúa
- Thúi đen (do ngộ độc vì acid hữu cơ) hoặc vàng quéo (do ngộ độc vì phèn.- Cũng có thể vừa thúi đen vừa bị vàng quéo
4) Tác nhân gây bệnh
· Bệnh do buội lúa bị ngộ độc chất hữu cơ vừa bị nhiễm 2 vi rút RGSV (dòng 2) và RRSV cùng lúc.
· Bệnh vừa do làm đất cập rập nên rơm rạ thúi trong điều kiện ngập nước nên gây ra thúi rễ lúa, đồng thời lúa còn bị rầy nâu truyền bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
· Bệnh còn có thể do ngộ độc hữu cơ (rễ thúi đen) vừa bị ngộ độc phèn (rễ vàng) vừa nhiễm một trong hai bệnh vàng lùn hoặc lùn xoắn lá.
5) Cách phòng chống
· Cần làm đất sớm trước khi xuống giống 15 đến 20 ngày để tránh ngộ độc vì acid hữu cơ.
· Nếu ruộng có phèn, cần đánh rảnh phèn trong ruộng để thường xuyên xã phèn.
· Ngừa rầy nâu bằng biện pháp xuống giống đồng loạt và theo lịch né rầy.
· Trước khi gieo sạ nên xử lý hạt lúa vừa nẩy mầm với thuốc Cruiser-plus hoặc Gaucho.
6) Cách chữa trị
· Bệnh do virus nên không có thuốc trị bịnh.
· Tuy nhiên gây hại cho cả ruộng lúa có thể là rễ lúa bị thúi do các acid hữu cơ tích tụ trong đất. Cũng có tình trạng rễ lúa bị phèn gây hại. Nếu cải thiện tốt điều kiện đất thì sẽ cứu được phần lớn buội lúa không bị nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Do đó nên tháo nước ra khỏi ruộng, đánh rảnh để nước độc tháo ra thật hết. Rải 20 Kg vôi bột cho 1.000 m2 ruộng. Sau đó đưa nước tốt từ kinh rạch vào.
· Có thể phun thêm các loại phân bón lá có hàm lượng P cao như Hydrophos, hoặc các loại phân bón lá có thể kích thích giúp cây lúa khỏe để tăng cường sức đề kháng của cây lúa hầu vượt qua bệnh.

NGUYỄN CHÍ CÔNG – Tổng hợp từ http://www.caylua.vn/