LUAGAO - Bón phân theo màu lá là dùng bảng so màu là cách bón khoa học dựa vào nhu cầu đạm trong cây, đơn giản, tiện lợi, dễ áp dụng đối với nhà nông. Sử dụng bảng so màu lá lúa góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh và ngã đổ do không có lượng đạm dư thừa trong cây, đồng thời giảm tác hại đến môi trường do không có lượng đạm dư thừa trong đất và nguồn nước.
Lợi ích sử dụng bảng so màu lá lúa để bón phân đạm
- Về kỹ thuật: Tăng hiệu quả sử dụng phân N.
- Về kinh tế: Giảm chi phí.
- Về thực hành: Đơn giản, dễ làm.
- Về môi trường: Giảm tác hại của lượng phân đạm thừa; giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Đối với các giống lúa "chậm đáp ứng" với phân đạm, có màu lá xanh nhạt (mã tranh) như lúa mùa, một số giống lúa thơm, nên áp dụng dãy màu số 3 trên bảng so màu làm màu chuẩn để xác định thời kỳ cần thiết phải bón thêm phân đạm cho lúa.
- Đối với các giống lúa "nhạy cảm", đáp ứng nhanh với phân đạm, có màu lá xanh đậm (đa số giống lúa trồng đại trà hiện nay) và mau đổi màu khi có bón phân đạm, nên dùng dãy màu số 4 trên bảng so màu làm màu chuẩn để so với màu lá lúa. Nếu màu lá nhạt hơn màu chuẩn là thiếu đạm cần phải bón ngay, nếu đậm hơn thì không cần phải bón.
- Đối với một số giống lúa lai nên dùng dãy màu số 5 trên bảng so màu làm màu chuẩn để so với màu lá lúa. Nếu màu lá nhạt hơn màu chuẩn là thiếu đạm cần phải bón ngay, nếu đậm hơn thì không cần phải bón.
Ngoài ra cần chú ý đến mùa vụ gieo trồng thí dụ vụ Đông Xuân, nên áp dụng dãy màu số 4 trên bảng so màu, vụ Hè Thu nên áp dụng dãy màu số 3 trên bảng so màu làm màu chuẩn để xác định thời kỳ cần thiết phải bón thêm phân đạm (N) cho lúa. Tuy nhiên trong từng điều kiện cụ thể có thể áp dụng dãy màu số 4 cho vụ Hè Thu.
- Về kỹ thuật: Tăng hiệu quả sử dụng phân N.
- Về kinh tế: Giảm chi phí.
- Về thực hành: Đơn giản, dễ làm.
- Về môi trường: Giảm tác hại của lượng phân đạm thừa; giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Đối với các giống lúa "chậm đáp ứng" với phân đạm, có màu lá xanh nhạt (mã tranh) như lúa mùa, một số giống lúa thơm, nên áp dụng dãy màu số 3 trên bảng so màu làm màu chuẩn để xác định thời kỳ cần thiết phải bón thêm phân đạm cho lúa.
- Đối với các giống lúa "nhạy cảm", đáp ứng nhanh với phân đạm, có màu lá xanh đậm (đa số giống lúa trồng đại trà hiện nay) và mau đổi màu khi có bón phân đạm, nên dùng dãy màu số 4 trên bảng so màu làm màu chuẩn để so với màu lá lúa. Nếu màu lá nhạt hơn màu chuẩn là thiếu đạm cần phải bón ngay, nếu đậm hơn thì không cần phải bón.
- Đối với một số giống lúa lai nên dùng dãy màu số 5 trên bảng so màu làm màu chuẩn để so với màu lá lúa. Nếu màu lá nhạt hơn màu chuẩn là thiếu đạm cần phải bón ngay, nếu đậm hơn thì không cần phải bón.
Ngoài ra cần chú ý đến mùa vụ gieo trồng thí dụ vụ Đông Xuân, nên áp dụng dãy màu số 4 trên bảng so màu, vụ Hè Thu nên áp dụng dãy màu số 3 trên bảng so màu làm màu chuẩn để xác định thời kỳ cần thiết phải bón thêm phân đạm (N) cho lúa. Tuy nhiên trong từng điều kiện cụ thể có thể áp dụng dãy màu số 4 cho vụ Hè Thu.
Cách thực hiện so màu lá lúa
+ Thời gian so màu thích hợp đối với hầu hết các giống lúa ngắn ngày hiện nay là 7 - 10 ngày thực hiện một lần (kể từ ngày 14 sau khi sạ hoặc cấy cho đến lúc lúa trổ).
+ Thời điểm tiến hành so màu tốt nhất là 8:30 - 9:30 giờ buổi sáng và nên cố định thời gian như nhau cho mỗi lần so màu. Chỉ một người thực hiện việc so màu lá lúa trong suốt vụ lúa.
* Bón thúc lần 1: Không cần dùng bảng so màu.
* Bón thúc lần 2: lúc 18 - 20 ngày sau sạ và sau đó 2 - 3 ngày so một lần nữa.
* Bón thúc lần 3: khoảng 35 ngày sau sạ và sau đó 2 - 3 ngày so một lần nữa.
+ Phương pháp: Khi so màu lá lúa nên xoay lưng về phía mặt trời để che mát cho lá lúa, dễ thấy màu sắc hơn.
Chọn khoảng 20 lá lúa (lá cao nhất trong bụi lúa) của 5 điểm khác nhau trên ruộng. Ghi nhận số khung màu của từng lá. Sau đó tính trị số trung bình của 20 lá được so màu.
Đặt phần lá lúa ở khoảng 1/3 đến 2/5 chóp lá lúa lên khung màu trong bảng so màu.
+ Thời gian so màu thích hợp đối với hầu hết các giống lúa ngắn ngày hiện nay là 7 - 10 ngày thực hiện một lần (kể từ ngày 14 sau khi sạ hoặc cấy cho đến lúc lúa trổ).
+ Thời điểm tiến hành so màu tốt nhất là 8:30 - 9:30 giờ buổi sáng và nên cố định thời gian như nhau cho mỗi lần so màu. Chỉ một người thực hiện việc so màu lá lúa trong suốt vụ lúa.
* Bón thúc lần 1: Không cần dùng bảng so màu.
* Bón thúc lần 2: lúc 18 - 20 ngày sau sạ và sau đó 2 - 3 ngày so một lần nữa.
* Bón thúc lần 3: khoảng 35 ngày sau sạ và sau đó 2 - 3 ngày so một lần nữa.
+ Phương pháp: Khi so màu lá lúa nên xoay lưng về phía mặt trời để che mát cho lá lúa, dễ thấy màu sắc hơn.
Chọn khoảng 20 lá lúa (lá cao nhất trong bụi lúa) của 5 điểm khác nhau trên ruộng. Ghi nhận số khung màu của từng lá. Sau đó tính trị số trung bình của 20 lá được so màu.
Đặt phần lá lúa ở khoảng 1/3 đến 2/5 chóp lá lúa lên khung màu trong bảng so màu.
BIỆN PHÁP XỬ LÝ NGỘ ĐỘC TRÊN PHÈN
- Bước 1. Thay nước mới để xả đáng kể lượng phèn trong ruộng ra, nếu ruộng gò (bị xì phèn) thì cố gắng ép nước lên gò cho đủ. Có thể bón vôi từ 300 - 500kg/ha trước lúc bón phân lân 1 - 2 ngày sẽ tăng hiệu quả phân lân.
- Bước 2. Bón Super lân Long Thành hay lân nung chảy (Ninh Bình hoặc Văn Điển) từ 100 - 250kg/ha (tùy tình trạng ngộ độc nhẹ hay nặng).
- Bước 3. Xịt phân bón lá (có chứa dinh dưỡng NPK có chứa lân nhiều như 15-30-15, Hydrophos,...). Hiện nay đang khuyến cáo xịt phân bón lá hữu cơ là K- Humate 1lít/ha có hiệu quả tức thời, cứu lúa và hạ độc phèn nhanh.
- Bước 4. Chờ đợi từ 3-7 ngày cho đến khi nhổ lúa lên thấy ra rễ trắng là cứu lúa đã thành công.
- Bước 5. Bón phân chăm sóc tiếp tục theo quy trình (Urê, Lân, Kali...) cho cây lúa phục hồi.
* Lưu ý: khi cây lúa bị ngộ độc phèn ngưng ngay bón đạm (urê), nếu bón vào làm lúa chết nhanh.
- Bước 1. Thay nước mới để xả đáng kể lượng phèn trong ruộng ra, nếu ruộng gò (bị xì phèn) thì cố gắng ép nước lên gò cho đủ. Có thể bón vôi từ 300 - 500kg/ha trước lúc bón phân lân 1 - 2 ngày sẽ tăng hiệu quả phân lân.
- Bước 2. Bón Super lân Long Thành hay lân nung chảy (Ninh Bình hoặc Văn Điển) từ 100 - 250kg/ha (tùy tình trạng ngộ độc nhẹ hay nặng).
- Bước 3. Xịt phân bón lá (có chứa dinh dưỡng NPK có chứa lân nhiều như 15-30-15, Hydrophos,...). Hiện nay đang khuyến cáo xịt phân bón lá hữu cơ là K- Humate 1lít/ha có hiệu quả tức thời, cứu lúa và hạ độc phèn nhanh.
- Bước 4. Chờ đợi từ 3-7 ngày cho đến khi nhổ lúa lên thấy ra rễ trắng là cứu lúa đã thành công.
- Bước 5. Bón phân chăm sóc tiếp tục theo quy trình (Urê, Lân, Kali...) cho cây lúa phục hồi.
* Lưu ý: khi cây lúa bị ngộ độc phèn ngưng ngay bón đạm (urê), nếu bón vào làm lúa chết nhanh.
BIỆN PHÁP XỬ LÝ NGỘ ĐỘC HỮU CƠ
- Nguyên nhân chính là do rơm rạ, tàn dư thực vật của vụ trước chưa kịp phân hủy do bị vùi lắp trong điều kiện ngập nước tạo ra các gốc phênol, axit hữu cơ gây độc cho cây lúa.
- Triệu chứng: Rõ nhất là bộ rễ bị thối đen, cây lúa vàng và lùn, lúa phát triển kém, không bắt phân. Thường xuất hiện từ 15-30 ngày sau sạ, có nơi bị sớm hơn khi lúa mới sạ vài ngày và gây thiệt hại rất nặng.
- Cách xử lý:
+ Nên đốt rơm rạ, thu hoạch vừa xong châm lửa đốt ngay đống rơm sẽ cháy gần hết. Nếu không đốt được, tìm cách mang rơm tươi ra khỏi ruộng.
+ Làm đất: Cày, xới phơi đất từ 7 - 15 ngày giúp khoáng hóa chất hữu cơ.
+ Bón 300 kg vôi bột (CaCO3/ha) để mau ngấu rạ.
+ Bón lót lân nung chảy (Ninh Bình hoặc Văn Điển: 200-400kg/ha).
+ Bón phân đợt 1 sớm (7-10 ngày sau sạ) gồm nhiều lân, nhiều đạm để giúp hạ phèn, mau ngấu rạ. Cụ thể bón 50kg DAP + 50-70 kg Urê/ha.
+ Phun phân bón lá giúp lúa ra rễ, đẻ nhánh mạnh, hạ phèn nhanh, giải độc hữu cơ cho lúa.
- Nguyên nhân chính là do rơm rạ, tàn dư thực vật của vụ trước chưa kịp phân hủy do bị vùi lắp trong điều kiện ngập nước tạo ra các gốc phênol, axit hữu cơ gây độc cho cây lúa.
- Triệu chứng: Rõ nhất là bộ rễ bị thối đen, cây lúa vàng và lùn, lúa phát triển kém, không bắt phân. Thường xuất hiện từ 15-30 ngày sau sạ, có nơi bị sớm hơn khi lúa mới sạ vài ngày và gây thiệt hại rất nặng.
- Cách xử lý:
+ Nên đốt rơm rạ, thu hoạch vừa xong châm lửa đốt ngay đống rơm sẽ cháy gần hết. Nếu không đốt được, tìm cách mang rơm tươi ra khỏi ruộng.
+ Làm đất: Cày, xới phơi đất từ 7 - 15 ngày giúp khoáng hóa chất hữu cơ.
+ Bón 300 kg vôi bột (CaCO3/ha) để mau ngấu rạ.
+ Bón lót lân nung chảy (Ninh Bình hoặc Văn Điển: 200-400kg/ha).
+ Bón phân đợt 1 sớm (7-10 ngày sau sạ) gồm nhiều lân, nhiều đạm để giúp hạ phèn, mau ngấu rạ. Cụ thể bón 50kg DAP + 50-70 kg Urê/ha.
+ Phun phân bón lá giúp lúa ra rễ, đẻ nhánh mạnh, hạ phèn nhanh, giải độc hữu cơ cho lúa.