Trong khi giao dịch bất động sản (BĐS) qua sàn vẫn còn trầm lắng, nguồn cung không thiếu nhưng nhiều người vẫn không mua được nhà, đất, hoặc mua được nhưng phải chấp nhận giá chênh lệch ở mức cao. Vì sao lại như vậy? Một trong những nguyên nhân được cho là do thông tin về các dự án bất động sản vẫn chưa được minh bạch, và người mua vẫn còn rất thiếu thông tin về lĩnh vực này.
Mỗi năm, thị trường BĐS Việt Nam lại chứng kiến 1 - 2 cơn "sốt". Mặc dù ít có thông tin nào về các dự án được công bố công khai nhưng cứ một đồn mười, mười đồn hai mươi, nhà đầu tư lại đổ xô đi mua đất tại những khu vực đó. Và thế là giá cả cứ vùn vụt tăng theo những tin đồn. Nhiều người nghe nói đầu tư ở khu vực này sinh lời cao, mà không biết tìm hiểu thông tin chính thống ở đâu. Cũng không biết mua trực tiếp ở chỗ nào. Thành thử cứ phải mua bán vòng vèo qua nhiều người khác nhau.
Mỗi lần như vậy, tiền chênh lệch lên đến hàng trăm triệu đồng. Bà Nguyễn Thị Tôn ở Q.Hai Bà Trưng cho biết: "Mới đây, tôi có nhu cầu mua một căn chung cư ở khu vực Q.Hoàng Mai cho con trai ở. Do không biết tìm hiểu thông tin ở đâu, nên tôi đã chấp nhận mua qua môi giới, tiền chênh lệch là 150 triệu đồng. Biết là mất tiền nhưng vẫn phải chấp nhận vì có muốn mua giá gốc cũng đâu có dễ".
Trường hợp như bà Tôn không phải là hiếm trong giao dịch BĐS hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là trường hợp của một cá nhân nhỏ lẻ. Nhiều tổ chức, cá nhân khác còn đứng ra gom hàng, rồi sau đó bán lại. Tâm lý của nhà đầu tư đổ xô mua bán theo xu thế đám đông đã đành, bản thân các chủ đầu tư vẫn còn tình trạng giấu giếm thông tin, chưa công khai minh bạch về dự án của mình, nhằm tạo nên cơn sốt ảo trên thị trường để thu lợi.
Theo phân tích của ông Đặng Văn Quang - Giám đốc phân tích chiến lược Cty BĐS Jones Lang LaSalle Việt Nam thì thiếu thông tin chính là nguyên nhân khiến thị trường BĐS Việt Nam phát triển không bền vững, lúc "nóng", lúc "lạnh". Điều này chỉ đem lại lợi ích cho một nhóm người, còn những người có nhu cầu thực thì khả năng sở hữu một căn nhà giá gốc ngày càng xa vời. Tình trạng thiếu thông tin còn xảy ra cả với những người đã mua được nhà. Ấy là khi giao dịch, chủ đầu tư và khách hàng không có những cam kết cụ thể về điều kiện sống, sinh hoạt, các khoản phí… Thế nên mâu thuẫn đã từng xảy ra ngay cả với những khu chung cư cao cấp như Phú Mỹ Hưng, The Manor… Hay đơn cử như trường hợp Hà Tây sáp nhập về Hà Nội, cũng vì thiếu minh bạch nên có tới hơn 300 dự án được quyết định vào thời điểm này. Để rồi sau đó, cơ quan chức năng phải rà soát, loại bỏ những dự án không đủ điều kiện, mặc dù trước đó, có những dự án đã từng gây "sốt" trên thị trường.
Các chuyên gia BĐS cho rằng, để đánh giá tính minh bạch của thị trường cần rất nhiều yếu tố khác nhau như minh bạch từ cơ chế chính sách, từ cơ quan quản lý, chủ đầu tư, thậm chí đến cả người mua. Và yếu tố không thể thiếu, đó là giá cả phải được công bố rõ ràng. Tiếc rằng, những hạn chế này vẫn còn khá phổ biến trên thị trường Việt Nam. Điều đó có nghĩa, tính ổn định của thị trường, sự an toàn cho cả chủ đầu tư và khách hàng vẫn chưa được đảm bảo.
Bộ Xây dựng đã có rất nhiều giải pháp để thúc đẩy BĐS giao dịch qua sàn, nhằm minh bạch hóa thị trường. Tuy vậy, lượng BĐS giao dịch không qua sàn vẫn còn rất phổ biến, và đó là một trong những nguyên nhân tạo nên cơn "sốt" ảo của thị trường này, khả năng rủi ro cao và làm méo mó thị trường BĐS.
Mỗi lần như vậy, tiền chênh lệch lên đến hàng trăm triệu đồng. Bà Nguyễn Thị Tôn ở Q.Hai Bà Trưng cho biết: "Mới đây, tôi có nhu cầu mua một căn chung cư ở khu vực Q.Hoàng Mai cho con trai ở. Do không biết tìm hiểu thông tin ở đâu, nên tôi đã chấp nhận mua qua môi giới, tiền chênh lệch là 150 triệu đồng. Biết là mất tiền nhưng vẫn phải chấp nhận vì có muốn mua giá gốc cũng đâu có dễ".
Trường hợp như bà Tôn không phải là hiếm trong giao dịch BĐS hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là trường hợp của một cá nhân nhỏ lẻ. Nhiều tổ chức, cá nhân khác còn đứng ra gom hàng, rồi sau đó bán lại. Tâm lý của nhà đầu tư đổ xô mua bán theo xu thế đám đông đã đành, bản thân các chủ đầu tư vẫn còn tình trạng giấu giếm thông tin, chưa công khai minh bạch về dự án của mình, nhằm tạo nên cơn sốt ảo trên thị trường để thu lợi.
Theo phân tích của ông Đặng Văn Quang - Giám đốc phân tích chiến lược Cty BĐS Jones Lang LaSalle Việt Nam thì thiếu thông tin chính là nguyên nhân khiến thị trường BĐS Việt Nam phát triển không bền vững, lúc "nóng", lúc "lạnh". Điều này chỉ đem lại lợi ích cho một nhóm người, còn những người có nhu cầu thực thì khả năng sở hữu một căn nhà giá gốc ngày càng xa vời. Tình trạng thiếu thông tin còn xảy ra cả với những người đã mua được nhà. Ấy là khi giao dịch, chủ đầu tư và khách hàng không có những cam kết cụ thể về điều kiện sống, sinh hoạt, các khoản phí… Thế nên mâu thuẫn đã từng xảy ra ngay cả với những khu chung cư cao cấp như Phú Mỹ Hưng, The Manor… Hay đơn cử như trường hợp Hà Tây sáp nhập về Hà Nội, cũng vì thiếu minh bạch nên có tới hơn 300 dự án được quyết định vào thời điểm này. Để rồi sau đó, cơ quan chức năng phải rà soát, loại bỏ những dự án không đủ điều kiện, mặc dù trước đó, có những dự án đã từng gây "sốt" trên thị trường.
Các chuyên gia BĐS cho rằng, để đánh giá tính minh bạch của thị trường cần rất nhiều yếu tố khác nhau như minh bạch từ cơ chế chính sách, từ cơ quan quản lý, chủ đầu tư, thậm chí đến cả người mua. Và yếu tố không thể thiếu, đó là giá cả phải được công bố rõ ràng. Tiếc rằng, những hạn chế này vẫn còn khá phổ biến trên thị trường Việt Nam. Điều đó có nghĩa, tính ổn định của thị trường, sự an toàn cho cả chủ đầu tư và khách hàng vẫn chưa được đảm bảo.
Bộ Xây dựng đã có rất nhiều giải pháp để thúc đẩy BĐS giao dịch qua sàn, nhằm minh bạch hóa thị trường. Tuy vậy, lượng BĐS giao dịch không qua sàn vẫn còn rất phổ biến, và đó là một trong những nguyên nhân tạo nên cơn "sốt" ảo của thị trường này, khả năng rủi ro cao và làm méo mó thị trường BĐS.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét