Lúa lai (Hybrid rice) là danh từ dùng để gọi các giống Lúa ứng dụng Ưu thế lai đời F1. Lúa lai khác với Lúa thuần (Conventional rice) ở chỗ hạt giống chỉ sự dụng một lần. Lúa lai gọi tắt của Lúa ưu thế lai, chúng ta không nên nhẫm lẫn với Lúa thuần được tạo ra bằng phương pháp lai
Đó là GS. Viên Long Bình (Yuan Longping) người Trung Quốc, bắt đầu nghiên cứu năm 1964. Năm 1973 đưa được lô hạt giống đầu tiên ra sản xuất. Ông được mệnh danh là “Cha đẻ của Lúa lai”
(Hình 2: Cha đẻ Lúa lai Viên Long Bình)
3. Hiện tại trên thế giới có mấy loại Lúa lai?
Có hai loại Lúa lai đang phổ biến đó là Lúa lai 3 dòng và 2 dòng
+ Lúa lai hệ ba dòng là hệ lúa lai khi sản xuất hạt lai F1 phải sử dụng ba dòng có bản chất di truyền khác nhau và hai lần lai. Dòng bất dục đực tế bào chất CMS –Cytoplasmic Male Sterile – dòng A (Mẹ); dòng duy trì bất dục đực Maintainer – dòng B và dòng phục hồi hữu dục Restorer - dòng R (Bố)
+ Lúa lai hệ hai dòng là bước tiến mới của loài người trong cuộc ứng dụng ƯTL ở cây lúa. Hai công cụ cơ bản để phát triển lúa lai hai dòng là dòng bất dục đực chức năng di truyền nhân mẫn cảm với nhiệt độ TGMS (Thermosensitive Genic Male Sterile) và bất dục đực chức năng di truyền nhân mẫn cảm với chu kỳ chiếu sáng PGMS (Photoperoid sensitive Genic Male Sterile). Tính chuyển hoá từ bất dục sang hữu dục và ngược lại ở TGMS và PGMS gây ra do điều kiện môi trường. Vì thế bất dục đực kiểu này gọi là bất dục đực chức năng di truyền nhân cảm ứng với điều kiện môi truờng EGMS (Enviroment Sensitive Genic Male Sterile)
(Hình 3: Nhân dòng mẹ PAC807 trong sản xuất Lúa lai 3 dòng tại Lâm Hà – Lâm Đồng)
4. Việt Nam áp dụng công nghệ Lúa lai từ khi nào?
Bắt đầu nhập khẩu hạt giống F1 từ Trung Quốc về trồng 1992, đến nay chúng ta đã tự sản xuất được một số giống mang tên Việt Nam như các giống TH (PGS.TS Nguyễn Thị Trâm) VL20, 24 (TS. Nguyễn Văn Hoan)…
5. Tầm quan trọng của Lúa lai?
Phá thể đội trần năng suất, tạo ra các giống Lúa năng suất cao, đảm bảo An ninh lương thực trong tương lai
6. Khó khăn nào khi áp dụng công nghệ Lúa lai?
Khó khăn trong khâu sản xuất hạt giống Lúa lai do Lúa là cây tự thụ phấn điển hình
Hiện tại Lúa lai nhiễm Sâu bệnh hại nhiều, đầu tư cao. Đưa Lúa lai thay đổi tập quán sản xuất
7. Tại Việt Nam Lúa lai phát triển ở vùng nào?
Hiện tại phát triển tất cả các vùng trồng lúa ở Việt Nam. Tuy vậy Bắc bộ và Bắc Trung bộ vẫn là nơi phát triển chính, nguyên nhân do điều kiện thời tiết và tập quán canh tác
8. Một số giống Lúa lai được trồng phổ biến ở Việt Nam hiện nay?
(1) Arize B – TE1
(2) Bác ưu 903 (Bác ưu quế 99)
(3) Bio 404
(4) Bồi tạp 49
(5) CNR 5104
(6) HYT83
(7) Nhị Ưu 63
(8) Nhị ưu 838
(9) Sán Ưu Quế 99 (Tạp giao 5)
(10) TH3 – 3
(11) TH3 – 4
(12) TH3 – 5
(13) TH5 – 1
(14) Trang Nông 15
(15) PAC 807
(16) Việt Lai 20 (VL20)
(17) Việt lai 24