Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2009

VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CÂY LÚA. GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHÂN BÓN CHẤT LƯỢNG CHO LÚA

KS. Nguyễn Chí Công – chicong1002@gmail.com

I. CÁC CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI LÚA
- ĐẠM (N): tăng khả năng đẻ nhánh, tăng chiều cao cây lúa; tăng năng suất và chất lượng gạo
- LÂN (P2O5): giai đoạn đầu giúp phát triển rễ; giai đoạn sau giúp phân hóa mầm hoa; giúp lúa trỗ sớm, qua đó tăng năng suất và chất lượng tốt
- KALI (K2O): tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn, rét do làm cho cây lúa cứng cây; tăng tỷ lệ hạt chắc, tăng năng suất phẩm chất
- LƯU HUỲNH (S): tăng năng suất; tăng hàm lượng protein và acid amin trong gạo
- MAGIÊ (Mg): tăng hấp thu và vận chuyển Lân; tăng cường quang hợp (là thành phần diệp lục tố). Tăng số hạt chắc và năng suất
- CANXI (Ca): tăng cường độ cứng cây và khả năng chống chịu sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng gạo
- SẮT (Fe): tăng cường quang hợp, tăng năng suất và chất lượng gạo
- KẼM (Zn): tăng khả năng hút Lân và dinh dưỡng; tăng năng suất và chất lượng gạo
- ĐỒNG (Cu): tăng cường khả năng chống nấm bệnh; tăng sinh trưởng, phát triển qua đó tăng năng suất và chất lượng
- MANGAN (Mn): tăng cường sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất và chất lượng
- BO (Bo): tăng số hoa, tăng sức chống chịu của hạt phấn, giúp hạt phấn sống lâu; tăng tỷ lệ hạt chắc, tăng năng suất phẩm chất
- MOLYPDEN (Mo): tăng khả năng hút dinh dưỡng, tăng sinh trưởng và phát triển; tăng năng suất và chất lượng
II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHÂN BÓN CHẤT LƯỢNG CHO LÚA
1. Canxi Nitrate - Ca(NO3)2

- Thành phần: Đạm (NO3) = 15,5%; Ca (CaO) = 26,5%
- Công dụng:
+ Làm tăng pH của đất, hạn chế nhiều loại nấm bệnh trong đất
+ Cải tạo đất bị nhiễm phèn và làm giảm độ mặn của đất
+ Tăng cường độ cứng cây, hạn chế đỗ ngã và sâu bệnh xâm nhiễm
+ Giúp cây mau bén rễ và phục hồi nhanh sau khi bị ngập úng
+ Kích thích lúa đẻ nhánh sớm, giúp bông to
- Cách dùng: bón gốc hay phun qua lá
+ 10 – 15 NSS bón 20 – 25 kg/ha
+ 40 – 45 NSS bón 25 – 30 kg/ha
2. Multi – K (13 – 0 – 46)

- Thành phần: Đạm (N) = 13%; Kali (K2O) = 46%
- Công dụng:
+ Giúp cây hấp thu trong điều kiện bất lợi
+ Giúp cứng cây, giảm đổ ngã, hạn chết xâm nhiễm của bệnh hại
- Cách dùng: 80 – 100 g/bình 8 lít; phun 2 lần: trước và sau trỗ 7 – 10 ngày
3. Poly – Feed (19 – 19 – 19 và 15 – 15 – 30)

- Thành phần: gồm hai dạng 19 – 19 – 19 và 15 – 15 – 30
- Công dụng:
+ Rất thích hợp cho thời kì cây con, giúp phấn triển rễ, thân lá, cứng cây
+ Phân còn bổ sung các chất vi lượng cần thiết cho cây trồng như Fe, Zn, Mn, Bo và Molypden
- Cách dùng: 20 – 40g/ bình 8 lít. 19 – 19 – 19: sau khi sạ 10 – 15 ngày và 15 – 15 – 30: lúc tượng đòng (40 – 45 NSS) và lúc lúa trỗ đều
4. MKP (0 – 52 – 34)

- Thành phần: Lân (P2O5) = 52%; Kali (K2O) = 34%
- Công dụng:
+ Phát triển bộ rễ lúc cây còn nhỏ: cung cấp lân hữu dụng tức thời
+ Phục hồi rễ lúa khi bị ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ
+ Làm chắt hạt, tăng khả năng chống chịu đổ ngã
+ Phân hóa đòng tốt, trỗ đều, bông to không nghẹt đòng
- Cách dùng:
+ Pha nồng độ 1%; 80 g/bình 8 lít dùng 10 – 15 NSS
+ Giải độc phèn, chất hữu cơ: dùng 2 lần cách nhau 7 ngày
+ Đón đòng lúc 40 – 45 NSS=> Chú ý: Tất cả các loại phân giới thiệu trên dùng tốt cho tất cả các loại Cây trồng khác, đây là các sản phẩm chất lượng uy tín trên thị trường. Khi sử dụng nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng