Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2009

Giống lúa chống chịu ngập đã được phóng thích.

LUAGAO - Giống lúa chống chịu ngập đầu tiên tại Philippines đã được phóng thích trong cuộc Họp Hội đồng thư ký lần thứ 27 ngày 7 tháng 7.
NSIC Rc 194 (Aka Submarino 1) là giống IR 64 đã được dung hợp với gen chống chịu ngập úng (Sub1), mà gen này đ ã được phát hiện bởi Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) và Đại học California- Davis từ một giống lúa Ấn Độ là FR 13A.
“Submarino 1 không phải là giống chuyển nạp gen và nó có thể tồn tại, sinh trưởng và phát triển ngay cả khi ngập chìm hoàn toàn dưới nước trong vòng 10 ngày ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng”Tiến sĩ Nenita V. Desamero, nhà lai t ạo giống taị Bô môn Nông học, Viện nghiên cứu lúa gạo Philippines (PhilRice) đồng thời là nhóm trưởng của nhóm nghiên cứu tại nông trại về lúa chịu ngập tại Philippines, đã phát biểu. Trong điều kiện thuận lợi, Submarino 1 cho năng suất tương đương với IR 64 (4,5T/ha), nhưng trong điều kiện ngập nước hoàn toàn, Submarino 1 sống sót và phục hồi.Thời gian sinh trưởng của Submarino 1 từ 112 đến 116 ngày với chiều cao cây từ 90-95cm. Tuy nhiên Tiến sĩ Desamero khuyên nông dân không nên trồng giống này ở những vùng thường bị bệnh cháy lá và tungro.
Trước mùa mưa năm 2008, lần đầu tiên Submarino 1 được giới thiệu cho nông dân tr ồng trong mùa mưa tại vùng San Antonio, Nueva Ecija, là lưu vực đồng bằng của những tỉnh lân cận.Gần đây, bộ môn Nông học của PhilRice cùng với 12 đơn vị đồng ruộng cấp vùng thuộc bô môn, đã tiến hành thí nghiệm tính thích nghi của giống Submarino 1 và và một số dòng Sub1 khác cũng như các dòng Swarna-Sub 1, IR 49830-7-1-2-3 và những dòng của PhilRice ở những tỉnh được chọn lựa trên khắp đất nước. Để gia tăng lượng hạt giống Submarino 1, trong mùa mưa năm 2009 diện tích 0,3 ha được bố trí để nhân giống tác giả và 0,5 ha để nhân giống nguyên chủng, nhưng sẽ mở rộng th êm vào mùa khô năm 2010. Lượng hạt giống thương mại nhiều hơn sẽ được cung cấp cho những nông dân mục tiêu vào mùa mưa năm 2010.
Đề án hợp tác giữa Bộ môn Nông học PhilRice và Viện l úa quốc tế IRRI về” Kế ho ạch hành động để phổ biến những giống l úa chống chịu ngập và những biện pháp canh tác mới li ên quan cho vùng Đông Nam Á”đã và đang được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
[Nguồn:
www.philrice.gov.ph/index.php?option=com_content&task
Người dịch: PGS.TS. Dương Văn Chín]

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2009

Việt Lai 50: Bước đột phá lúa lai Việt

LUAGAO - Trong những năm gần đây diện tích gieo cấy lúa lai của Việt Nam ngày càng tăng. Theo báo cáo sơ kết của Cục Trồng trọt, diện tích lúa lai thương phẩm vụ đông xuân 2009 đạt 378.509 ha, chiếm 32,6% so với tổng diện tích lúa của miền Bắc. Vùng đồng bằng sồng Hồng đạt 142.246ha, chiếm 25% diện tích, một số tỉnh có diện tích tăng mạnh là Hải Dương tăng 4.564ha, Bắc Ninh tăng 6.395ha, Nam Định tăng 6.390ha…


Hàng năm nhu cầu cần 15.000 – 18.000 tấn giống lúa lai để phục vụ sản xuất đại trà, trong đó Việt Nam đã chủ động 30%, còn lại nhập khẩu từ Trung Quốc.


Có được kết quả trên do có chủ trương đúng đắn của các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương, nhất là có sự đóng góp to lớn của các nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai. Đối với lúa lai 3 dòng, tổng kết cho thấy sản xuất hạt lai F1 năng suất thường thấp, chất lượng không cao vì vậy giá thành không hạ là mấy so với lúa nhập khẩu, vì vậy các nhà khoa học tập trung vào nghiên cứu chọn tạo các tổ hợp lúa lai 2 dòng.


Đến nay chúng ta đã rất thành công trong lĩnh vực này, nhiều tổ hợp lúa lai hai dòng đã được công nhận như TH3-3, TH3-4, VL20, VL24… được đưa vào cơ cấu giống của nhiều tỉnh, nông dân ưa chuộng vì chất lượng gạo khá lại ngắn ngày. Nổi bật giống TH3-3 đã sang nhượng bản quyền với giá kỷ lục 10 tỷ đồng, tạo tiếng vang lớn, là động lực để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu chọn tạo các tổ hợp lúa lai mới. Các tổ hợp lúa lai 2 dòng của Việt Nam đa phần đáp ứng được các mục tiêu: dễ sản xuất hạt lai F1 với năng suất trung bình 2,5 – 3 tấn/ha, chi phí thấp hơn hẳn so với sản xuất hạt lai F1 lúa lai ba dòng. Lúa lai thương phẩm có khả năng chống chịu sâu, bệnh và điều kiện bất thuận khá, năng suất và chất lượng khá cao, đặc biệt hầu hết đều là giống ngắn ngày.


Một số kết quả khảo nghiệm cho thấy giống Việt Lai 50 là giống ngắn ngày, tiềm năng năng suất cao, thích hợp cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng vụ; có thể gieo ở xuân muộn, xuân cực muộn (chân trồng cây vụ đông muộn đến cuối tháng 2 dương lịch) đặc biệt là vụ mùa sớm để trồng cây vụ đông ưa ấm có giá trị kinh tế cao.

Việt Lai là một thương hiệu lúa lai hai dòng của Viện Nghiên cứu Lúa - Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Việt Lai 20 do PGS - TS Nguyễn Văn Hoan - Giám đốc Viện Nghiên cứu Lúa chọn tạo, là giống lúa lai hai dòng được Bộ Nông nghiệp & PTNT đưa vào danh sách giống lúa được phép sản xuất kinh doanh, cũng là giống lúa lai đầu tiên sang nhượng bản quyền sản xuất. Nối tiếp thành quả đó, Viện tiếp tục chọn tạo thành công giống Việt Lai 24, đây là giống lúa lai có khả năng chống bạc lá rất tốt, ngắn ngày (thời gian sinh trưởng trong vụ mùa 92 - 97 ngày) được đặc cách công nhận giống để đưa vào phục vụ sản xuất trong vụ xuân muộn và mùa sớm, nhất là chân đất trồng cây vụ đông sớm. Nông dân đánh giá cao hai giống trên bởi nhiều ưu điểm: ngắn ngày, chống bạc lá, năng suất, chất lượng khá, tuy nhiên cả hai giống đều thuộc loại hình bông không to, số hạt trên bông không nhiều, tiềm năng năng suất hạn chế.


Khắc phục nhược điểm, PGS - TS Nguyễn Văn Hoan cùng cộng sự đã nghiên cứu thành công giống lúa lai hai dòng thế hệ mới: Việt lai 50 (VL50). Theo báo cáo tổng kết của Viện Nghiên cứu Lúa - ĐH Nông nghiệp HN, kết quả khảo nghiệm giống VL50 năng suất bình quân 70 tạ/ha, cao nhất là ở tỉnh trung du miền núi như Phú Thọ, Bắc Giang, năng suất đạt 75 – 80 tạ/ha, thời gian sinh trưởng trong vụ xuân phía bắc chỉ 115 – 120 ngày, đẻ nhánh trung bình, thuộc loại hình bông to, nhiều hạt, trung bình 250 – 300hạt/bông.
Theo PGS - TS Nguyễn Văn Hoan, VL50 là giống lúa có kiểu xếp hạt đặc biệt, hạt nọ xếp chồng hạt kia nên bông tuy không dài hơn nhiều giống lúa lai khác nhưng số hạt trên bông lại có thể cao gấp 1,5 lần chính vì vậy tuy thời gian sinh trưởng ngắn nhưng tiềm năng năng suất của giống VL50 rất cao. Trong thời gian tới ngoài việc nâng cao độ thuần của giống Viện sẽ bố trí thí nghiệm nhằm hoàn thiện quy trình thâm canh giống VL50 ở từng vùng sinh thái như áp dụng phương pháp cấy hàng rộng hàng hẹp, cấy mạ non, cấy mật độ 40 khóm/m2, 2 – 3 dảnh cơ bản/khóm (do VL 50 khả năng đẻ nhánh trung bình) đưa số bông/m2 đạt khoảng 300 bông thì mới khai thác tối đa tiềm năng năng suất giống.

Th.S Nguyễn Tuấn

Xem: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/45/67/67/38525/Default.aspx

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2009

Qui trình bón phân viên nén cho lúa cấy

LUAGAO - Hỏi: Tôi đọc báo thấy nói ở Yên Bái triển khai dự án xây dựng mô hình bón phân viên nén dúi sâu trong thâm canh lúa trên diện rộng cho hiệu quả rất cao, năng suất lúa tăng mà lại tiết kiệm chi phí, công lao động. Xin quí báo cho biết về loại phân này và hướng dẫn cách sử dụng?
(Lò Văn Ban, xã Bình Xa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang)

Trả lời: Được Tổ chức Codespa (Tây Ban Nha) tài trợ kinh phí, vụ xuân năm 2009 vừa qua Hội phụ nữ Yên Bái phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Yên Bái và Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội triển khai dự án “Sử dụng phân bón viên nén dúi sâu trong kỹ thuật thâm canh lúa” trên diện rộng (17 xã thuộc 5 huyện: Trấn Yên, Yên Bình, Văn Yên, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ) đưa lại hiệu quả kinh tế cao.


Đáp ứng yêu cầu của bạn, chúng tôi đã tìm gặp Thạc sĩ Chu Anh Tiệp, một trong những tác giả của loại phân viên nén mới này để biết thêm thông tin. Thạc sĩ Tiệp cho biết: Phân bón viên nén NK dùng cho cây lúa do Bộ môn Thủy nông-Canh tác (Khoa Đất-Môi trường-Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội) nghiên cứu, sản xuất đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều địa phương đưa lại hiệu quả kinh tế cao.

Đây thực chất là một loại phân chậm tan mà nguyên tắc sản xuất là sử dụng các chất phụ gia có khả năng giữ phân lâu hơn, làm cho phân tan từ từ, vừa đủ cho cây hút, vừa có đủ dinh dưỡng mà không bị ngộ độc, không bị mất mát do bị rửa trôi hay bốc hơi. Khi bón phân thúc cho lúa, thay vì bón vãi như trước đây, viên phân được dúi sâu trong bùn. Theo cách bón này, dinh dưỡng trong viên phân tan từ từ theo nhu cầu của cây lúa theo từng thời kỳ nên vừa tiết kiệm được cả công, vật tư mà hiệu quả lại cao hơn nhiều.

Kết quả thực tế ở Yên Bái trong vụ xuân vừa qua và nhiều địa phương khác khi sử dụng phân viên nén dúi sâu cho thấy: tiết kiệm được 30-35% lượng đạm so với cách bón vãi thông thường. Chỉ bón dúi 1 lần cho cả vụ, đơn giản, dễ làm và chủ động trong sản xuất (không phù thuộc vào thời tiết); làm giảm và hạn chế cỏ dại sâu bệnh, tiết kiệm được công lao động, chi phí, giảm tác hại đối với môi trường; giúp tăng năng suất lúa từ 10-20% so với cách bón phân vãi.


Qui trình kỹ thuật sử dụng phân viên nén NK dúi sâu bón cho lúa cấy:


- Chuẩn bị ruộng cấy: Yêu cầu cày bừa làm đất như với ruộng cấy lúa bình thường, bừa càng phẳng mặt ruộng thì càng dễ quản lý mực nước, cấy và dúi phân nhanh. Bón lót từ 200-300kg phân chuồng hoai và 10-15kg phân lân Văn Điển hoặc supe Lâm Thao cho 1 sào Bắc bộ (360m2) trước khi cấy như bón phân thông thường. Luôn giữ mực nước trong ruộng từ 3-5cm từ lúc cấy cho đến khi bón phân.
- Cấy lúa: Cấy thẳng hàng, đúng mật độ, khoảng cách. Nên cấy lúa theo từng luống cách nhau 25cm để thuận tiện cho việc áp dụng kỹ thuật bón phân viên nén dúi sâu sau này. Mỗi luống gồm có 8 hàng lúa theo khoảng cách: 20cm x 20cm (hàng cách hàng 20cm, khóm cách khóm 20cm), nếu đất tốt có thể cấy thưa hơn với khoảng cách 21-22cm x 21-22cm. Cấy đúng tuổi mạ (có 3-4 lá thật); cấy nông tay, mỗi khóm từ 1-2 dảnh. Nếu ruộng tốt, giống đẻ nhánh khỏe thì chỉ nên cấy 1dảnh/khóm.

- Kỹ thuật bón (dúi) phân viên nén NK:


+ Bón tốt nhất là ngay sau khi cấy, thời gian bón càng ngắn càng tốt (vụ xuân từ 1-5 ngày, vụ mùa từ 1-3 ngày).
+ Cách bón: Bỏ sẵn phân viên vào 1 cái túi đeo bên mình, mỗi người đi 1 hàng bón dúi cho 2 hàng bên cạnh (cách 1 hàng bón dúi cho 1 hàng, cứ 4 khóm lúa bón dúi 1 viên phân nén NK). Một tay luôn để khô để lấy phân đưa qua tay kia dúi sâu 6-8cm so với mặt ruộng (ngập hết 2 ngón tay cầm viên phân là vừa). Sau khi dúi xong, dùng tay gạt nhẹ một lớp bùn mỏng phủ kín viên phân.
+ Lượng bón: Tùy theo mật độ cấy mà có thể bón từ 9,0-9,5kg/sào Bắc bộ.
Một số điểm lưu ý khi bón phân viên nén NK để đạt hiệu quả cao nhất:
- Cấy lúa thẳng hàng để dúi phân nhanh, dễ dúi, dúi đúng vị trí và đảm bảo mật độ sẽ giúp cây lúa sinh trưởng nhanh, đồng đều, đẻ nhánh khỏe và tập trung, cho năng suất cao.
- Trong vòng 20-25 ngày sau khi dúi phân không được bước vào vị trí đã dúi phân để không làm xê dịch viên phân. Các công việc chăm sóc (làm cỏ, phun thuốc…) được thực hiện ở các hàng công tác không có dúi phân giữa 2 hàng có dúi phân.
- Không dúi viên phân quá nông (<5cm)>10cm); phủ kín để tránh phân bị bốc hơi; không bón phân viên nén cho các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát hoặc đất cát pha.
Khi bón phân viên nén dúi sâu sẽ thấy hiện tượng cây lúa sinh trưởng chậm hơn so với phương pháp bón phân gieo vãi từ 5-8 ngày. Để khắc phục tình trạng này bà con nên bón vãi trên mặt ruộng trước khi cấy 0,5kg urê/sào Bắc bộ sẽ giúp cây lúa sinh trưởng bình thường. Có thể kết hợp rắc hoặc phun thuốc trừ cỏ cho ruộng lúa ngay sau khi bón phân viên nén NK dúi sâu.

CÔNG HÀO

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/45/45/45/37538/Default.aspx