Thứ Ba, 24 tháng 11, 2009

Bản tin khoa học về Lúa gạo của Bùi Chí Bửu

Cuộc chiến với thiếu hụt lương thực toàn cầu

Theo Claudia Parsons, Russell Blinch and Svetlana Kovalyova, Reuters, Nov 9, 2009:
Monsanto, lảnh tụ trong công nghệ sinh học nông nghiệp đã tiêu khoảng 2 tỷ đô la mỗi ngày về khoa học nông nghiệp nhằm cải tiến Bà Mẹ Tự Nhiên của chúng ta (Mother Nature) và đóng vài trò then chốt trong cuộc chiến chống thiếu ăn và đói kém. Cuộc chiến này cần thời gian dài. Sự kiện kết hợp giữa khủng hoảng lương thực và khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm số người đói trên thế giới tăng lên 1 tỷ người. Liên Hiệp Quốc cho rằng lương thực phải nuôi sống 70% tăng thêm vào 4 thập niên tới (+2,3 tỷ người) vào năm 2050. Học tập kinh nghiệm từ quá khứ trước Cách Mạng Xanh trong thập niên 1960s, 1970s, các nước đông dân như Ấn Độ, Trung Quốc đã chuyển đổi nông nghiệp của họ trở thành tự đủ ăn. Họ thúc ép công nghệ chọn giống để có lúa, lúa mì và cây lương thực chủ lực đạt năng suất cao. Trung Quốc đi vào con đường khai thác lúa lai thành công từ 2 tấn / ha năm 1960 tăng lên 10 tấn / ha vào năm 2004 và họ hi vọng đạt 13,5 t / ha vào năm 2015. Ở Ấn Độ, mực thuỷ cấp trên ruộng cạn dần, đất bị thoái hoá nghiêm trọng sau cách mạng xanh do thuốc sâu và phân hoá học. Nhưng nhân dân được cứu thoát khỏi nạn đói kém triền miên. IFPRI (Viện Chiến lược lương thực thế giới), trong tháng trước đã nói rằng do thay đổi khí hậu năng lượng từ lương thực thực phẩm cho người tiêu dùng sẽ giảm 7% vào năm 2050 so với năm 2000. Nhiệt độ cao làm giảm năng suất cây trồng, gia tăng sự phá hại của sâu bệnh. Tất cả cây trồng ở Nam Á đều giảm năng suất nghiêm trọng. IFPRI cho rằng sản lượng lúa trong vùng Nam Á sẽ giảm 14%.