Thứ Hai, 31 tháng 5, 2010

MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI MỚI

LUAGAO - Giới thiệu một số Giống Lúa Lai đạt năng suất, chất lượng cao, thích hợp điều kiện địa phương

1. “Vũ khí bí mật” Hoa Ưu 109

Công ty Đầu tư Phát triển Việt Hoa là một cái tên đã quá quen thuộc với thị trường giống tại Việt Nam bởi xuất hiện gần như tiên phong trong những ngày cây lúa lai còn chập chững lần dò từng bước đi, khi mà nông dân Việt nhiều người nói đến cây lúa lai còn không biết “mồm ngang, mũi dọc” nó ra sao.

Giờ đây, khi lúa lai đã là một loại cây trồng không thể thay thế, khi diện tích canh tác lúa lai đã rất lớn nhất là ở miền Bắc và miền Trung nước ta, Việt Hoa lại tung ra một “vũ khí bí mật” là giống lúa thuần Hoa Ưu 109. Nhiều người trong giới buôn giống khi biết Hoa Ưu 109 là lúa thuần tỏ ý nghi ngờ rằng, tại sao lại lấy sở đoản (lúa thuần) mà địch lại sở trường (lúa lai) vốn là thế mạnh của nhiều doanh nghiệp Trung Quốc? TQ là cái nôi của lúa lai thế giới. Họ có đội ngũ cán bộ chuyên môn tốt, cơ sở vật chất nghiên cứu chuyên nghiệp, có những vùng sản xuất ổn định, có nông dân đã quen sản xuất giống, tại sao giờ Việt Hoa lại lấn sang lúa thuần? Không sợ “ôm đầu máu” mà tháo chạy khỏi thị trường sao?

Tôi có hỏi ông Chung Tác Ninh - Giám đốc Cty Việt Hoa câu ấy, ông cười cười rồi nói bằng một thứ tiếng Việt lơ lớ, đặc trưng của người gốc Tầu rằng: “Sản xuất lúa lai khó, chi phí lại rất cao nên giá bán đắt, nông dân khó chấp nhận. Mục đích chính của chúng tôi khi tung ra Hoa Ưu 109 là phải thay thế những giống lúa thuần như Khang Dân, Q5. Những giống này vào VN khoảng 18 năm nay rồi, đã lạc hậu quá rồi, bị thoái hoá, chất lượng kém, nhiễm sâu bệnh nhiều…”.

Một sáng sớm, ông Ninh rủ tôi đi xem Hoa Ưu 109 do Trung tâm Khuyến nông Thái Bình khảo nghiệm. Giữa hàng chục bộ giống, lai có, thuần có đang khảo nghiệm trên đồng ruộng người ta có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt của Hoa Ưu 109. Nó khá thấp cây, bộ lá cứng, hạt thon dài-một chỉ thị của giống lúa có chất lượng khá. Đại diện của Trung tâm Khuyến nông Thái Bình cũng có nhận xét bước đầu khá tốt về Hoa Ưu 109 như có khả năng thâm canh tốt hơn Khang Dân, năng suất cao hơn cỡ 15% và nhất là hạt gạo trong, ít bạc bụng, chất lượng hơn hẳn Khang Dân.

Trong một nghiên cứu khá tỉ mỉ của mình, kĩ sư nông học Tạ Thị Vân - Trại thực nghiệm Tây Mỗ - Trường Trung học Nông nghiệp Hà Nội, người trực tiếp nhận khảo nghiệm giống lúa Hoa Ưu 109 của Việt Hoa với mục đích nhằm tìm ra giống lúa thuần có thể thay thế bộ giống thuần đã quá cũ kỹ với nông dân Việt Nam. Hai giống đem đối chứng, “thượng đài” cùng Hoa Ưu 109 là hai nhánh riêng biệt: năng suất ổn định và phổ thông có Khang Dân; nhánh chất lượng có Hương Thơm số 1. Tất cả đều được đem ra so kè từng ly, từng tí ở nhiều tiêu chí đánh giá trong vụ xuân năm 2010. Phương pháp được áp dụng ở đây là thí nghiệm đồng ruộng, mỗi giống 100m2 không nhắc lại. Các yếu tố về đất đai, phân bón, nước kỹ thuật, chăm sóc đảm bảo giống nhau theo đúng qui trình kĩ thuật.

Kết quả khảo nghiệm, ở cùng điều kiện khá bất lợi là vụ đông xuân năm 2010 thời tiết tháng 2 tháng 3 nắng nhiều nhiệt độ cao, lượng mưa ít so với mọi năm nhất là giai đoạn lúa làm đòng và trỗ, nhìn chung Hoa Ưu 109 là giống sinh trưởng phát triển tốt. Hoa Ưu 109 đẻ gọn, dạng hình thấp cây, bộ lá đẹp, lá đứng gọn, khả năng chống chịu khá, chống rầy, khô vằn, kháng đạo ôn, không thấy bạc lá, chống đổ (vì thấp và cứng cây-PV) tốt so với đối chứng. Về thời gian sinh trưởng ngắn hơn Khang Dân 18 từ 6-10 ngày và ngắn hơn Hương Thơm số 1 từ 12-18 ngày.

Tỷ lệ lép của Hoa Ưu so với các giống đối chứng không có biến động lớn. Chất lượng: giống Hoa Ưu 109 chất lượng tốt hơn Khang Dân 18. Về năng suất: giống Hoa Ưu 109 có năng suất hơn hẳn các giống đối chứng từ 10-15%. Kết luận của kỹ sư Vân cho khảo nghiệm Hoa Ưu 109 là giống lúa phản ứng chặt với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, thích ứng rộng. Có khả năng chống chịu tốt, rất có tiềm năng, năng suất cao, hạt đẹp, tỷ lệ bạc bụng ít, chất lượng gạo khá. Không chỉ ở quy mô hẹp trong khảo nghiệm mà nhiều địa phương sản xuất thử Hoa Ưu 109 đã cho thấy tín hiệu khá khả quan. Tại xã Cần Kiệm – huyện Thạch Thất (Hà Nội), năng suất bình quân của Hoa Ưu 109 đạt 69.82 tạ/ha. Tại xã Đồng Tâm – Huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đạt năng suất bình quân đạt 68.04 tạ/ha...

2. Giống lúa lai chất lượng Thụy Hương 308 và CNR 6206

Mới đây, UBND huyện Thiệu Hóa phối hợp với Cty cổ phần giống cây trồng Trung ương tổ chức hội nghị đầu bờ 2 giống lúa lai mới chất lượng cao của Trung Quốc là Thụy Hương 308 và CNR6206 tại xã Thiệu Vận, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa.

Mặc dù thời tiết vụ xuân năm 2010 có nhiều bất thuận ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với sinh trưởng, phát triển của cây lúa, nhưng 2 giống lúa lai trình diễn là Thụy Hương 308 và CNR6206 vẫn cho năng suất cao thể hiện ưu thế tốt hơn so với đối chứng là Nhị ưu 63. Theo đánh giá của các đại biểu tham dự hội nghị, giống lúa lai Thụy Hương 308 và CNR6206 có chiều cao cây trung bình, chống đổ tốt, ít bị sâu bệnh hại, đặc biệt không thấy bệnh đạo ôn xuất hiện.

Thụy Hương 308 và CNR6206 đều là những giống lúa lai cực kỳ chất lượng: Hạt gạo dài, trong bóng, không bạc bụng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hiện nay. Kết quả năng suất thực tế của giống lúa lai Thụy Hương 308 là 79,8 tạ/ha và CNR6206 là 77,3 tạ/ha do Trạm Khuyến nông huyện Thiệu Hóa thực hiện tại mô hình, cao hơn 9 - 14% so với đối chứng Nhị ưu 63 (69,8 tạ/ha). Nhận xét về giống CNR6206, nông dân Thiệu Thị Huệ, thôn 3, xã Thiệu Vận nói: "Nhiều năm làm lúa nhưng chưa thấy vụ nào có được những khóm lúa tốt như thế này. Nhìn những bông lúa, hạt nặng trĩu, thật vui".

Giống lúa lai chất lượng cao Thụy Hương 308 đã được Bộ NN-PTNT công nhận tạm thời năm 2008 và đã qua 3 vụ sản xuất thử thành công. Giống lúa CNR6206 đã được đăng ký khảo nghiệm Quốc gia và trình diễn ở 3 miền Bắc - Trung - Nam đều đạt kết quả tốt, được bà con nông dân đánh giá cao. CNR6206 là giống ngắn ngày, trồng được cả 2 vụ nên rất có triển vọng phát huy được ưu thế tại nhiều địa phương, đặc biệt ngay trong vụ mùa sắp sửa diễn ra.

* Muốn thử nghiệm 2 giống lúa lai đặc biệt chất lượng trên trong vụ mùa 2010 này, các địa phương và bà con có thể liên hệ Cty CP Giống cây trồng Trung ương: ĐT 0913207662.

Nguồn: Theo Nông Nghiệp Việt Nam


Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2010

Giống lúa thuần chất lượng VS1

LUAGAO - Hàng chục năm nay, rất, rất nhiều giống lúa thuần do các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu chọn tạo được tung vào thị trường Việt Nam và đều được tham chiếu, so sánh với Khang Dân 18 và Q5.

Tại sao? Khang Dân 18, Q5 năng suất không có gì nổi bật, chất lượng thậm chí trung bình, thậm chí kém (riêng Q5 nhiều nơi còn được gọi là “gạo lợn” chỉ dùng cho chăn nuôi, làm bún bánh, nấu rượu chứ ít người dùng nó để ăn hàng ngày). Chỉ một lý do duy nhất cho sự tồn tại của chúng, phổ thích nghi rất rộng, năng suất ổn định và là giống của con nhà nghèo, không cần đầu tư nhiều mà vẫn có thu hoạch đều đều, rất yên tâm khi xuống giống trong mọi điều kiện thời tiết.

Thời gian cứ trôi vùn vụt, tiến bộ khoa học cứ tiến lên như vũ bão mà “tượng đài” Khang Dân 18, Q5 vẫn đứng vững, thách thức mọi nhà khoa học, bất chấp những chỉ trích về chất lượng đáng khiêm tốn của chúng. Giáo sư Trần Duy Quý - nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp và cộng sự đã dày công nghiên cứu, chọn tạo giống VS1 cũng chỉ với một mục đích, giống lúa thuần này có thể cạnh tranh ngang ngửa với những giống lúa thuần có nguồn gốc Trung Quốc kia.

Theo tác giả, VS1 là cái tên đầy kiêu hãnh có nghĩa là Việt Nam Seed 1 (giống lúa của Việt Nam - PV) trước mắt sẽ có mục tiêu phát triển ở VN, tương lai còn có thể xuất khẩu ra các nước trong khu vực. Nó ngắn ngày hơn Khang Dân khoảng 3-5 ngày, năng suất tương đương, nhưng chất lượng hơn hẳn vì có gen thơm.

Giáo sư Quý tâm sự: “Chúng ta đã là nước xuất khẩu gạo mạnh, giờ nhu cầu không phải đòi hỏi là no bụng nữa. Những giống lúa năng suất khá mà chất lượng kém cần được thay thế bằng những giống có chất lượng. VS1 là một giống như vậy”. Trong hệ thống khảo nghiệm quốc gia rất quy củ cho thấy, so với những giống đối chứng như Bắc Thơm và Hương Thơm, năng suất VS1 vượt 15%, thời gian sinh trưởng ngắn hơn 5-7 ngày, có ưu điểm thích nghi rộng, cứng cây, nhất là kháng bạc lá hơn Bắc Thơm. Về chất lượng gạo VS1 khá tốt, ở thang điểm 4 trên cao nhất là 5 điểm. Khi so sánh với cả giống lúa thuần đã quá quen thuộc và phổ biến là Khang Dân, nó năng suất tương đương, chống đổ tốt hơn, tỷ lệ bạc lá ít hơn… Gạo VS1 khi thổi cơm lên có mùi thơm nhẹ, vị đậm rất dẻo…

Vụ xuân 2010, Trung tâm khuyến nông-Khuyến ngư Vĩnh Phúc đã xây dựng mô hình thử nghiệm giống lúa thuần chất lượng VS1 tại HTX NN Nhân Lý, xã Phú Xuân (Bình Xuyên). Quan sát trên đồng ruộng về cảm quan cho thấy giống lúa VS1 có thân to, đốt ngắn, cây khá thấp nên có khả năng chống đổ tốt. Ruộng trồng giống này nhìn cũng đẹp mắt vì sạch sâu bệnh hơn giống đối chứng là Khang Dân. Trong vụ xuân 2010 ở giai đoạn phát triển làm đòng gặp thời tiết diễn biến phức tạp (nhiệt độ thấp) nên giống Khang Dân 18 đã bị thoái hoá hoa rất nhiều trong khi VS1 ít bị ảnh hưởng. Kết quả là VS1 vẫn cho tỷ lệ hạt chắc trên bông cao hơn đối chứng. Về tình hình sâu bệnh, một số loại sâu phổ biến như sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn gây hại ở mức độ nhẹ.

Đánh giá về năng suất của HTX cho thấy VS1 có số bông hữu hiệu, hạt chắc cao hơn Khang Dân nên năng suất cao hơn cỡ 20kg/sào. Dựa vào năng suất, chi phí đầu tư và giá cả thị trường, đơn vị này sơ bộ hạch toán, trên cùng một sào đất canh tác, khi cấy VS1 thu lãi cao hơn Khang Dân từ 200.000-205.000đ, tương đương cao hơn 5,5-5,6 triệu/ha. Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ nhiệm HTX Phú Xuân, ông Phạm Thanh Tâm cho biết vụ này đơn vị trồng 20 ha VS1. Kinh nghiệm của ông cho thấy, đây là giống lúa đẻ nhiều, nếu trồng mật độ dày thì hơi nhiễm khô vằn. Khi canh tác không được bón quá nhiều đạm, không bón phân lai rai mà bón nặng đầu, nhẹ cuối: “VS1 cây thấp hơn Khang Dân nên chống đổ tốt, chịu các giống sâu bệnh khá tốt. Ưu điểm của nó là gạo trong, không bị gãy, đục như Khang Dân, nhìn thích mắt hơn và ăn thì chất lượng hơn hẳn, dân rất ưa chuộng, giá bán luôn cao hơn. Tới đây, chúng tôi sẽ mở rộng diện tích trồng lên tới 50-60 ha”.

Để minh chứng cho chất lượng của giống lúa thuần VS1, ngay sau khi tham quan đầu bờ kết thúc, đại biểu về hội trường đã thấy xuất hiện trên bục lù lù… mấy cái nồi cơm điện đang nghi ngút bốc hơi. Nhiều người còn đang ngỡ ngàng không hiểu có chuyện gì, mấy nhân viên đã mau mắn xúc cơm lên đĩa. Họ cứ tay đĩa đựng cơm, tay đĩa đựng muối vừng, mời từng người xơi. Một mùi thơm thoang thoảng dịu nhẹ như xua đi cái nóng ran của những ngày hè đổ lửa. Tôi cũng véo một ít cơm trên tay, không vội ăn mà nhẹ nhàng đưa lên mũi hít hà rồi mới bỏ vào miệng nhẩn nha nhai. Gạo dẻo, vị khá, nếu so với Khang Dân quả là vượt trội. Phải tự tin về chất lượng của VS1 lắm nên ban tổ chức cuộc hội thảo mới dùng chiêu tiếp thị rất độc đáo như thế này. Nhiều người cũng bị thuyết phục như tôi.

Hiện giống lúa thuần VS1 đã được chuyển nhượng bản quyền cho Cty Cổ phần giống Cây trồng Trung ương toàn quyền sản xuất, cung ứng. VS1 có thay thế được Khang Dân, Q5 hay không và thay thế được bao nhiêu phần trăm, có đáp ứng được những kỳ vọng của các tác giả đã dày công nghiên cứu hay không có lẽ thời gian sẽ là câu trả lời đúng đắn nhất./.

* Thời gian sinh trưởng vụ xuân từ 120-125 ngày, vụ mùa 95-100 ngày. Chiều cao cây từ 100-110cm. Năng suất trung bình 55-60 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 65-70 tạ/ha. Chất lượng gạo tốt.


Dương Đình Tường

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/45/45/45/53560/Default.aspx

Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010

Lúa ngoại “lấn sân”

LUAGAO - Lúa nội địa tồn đọng, khó bán, trong khi lúa Campuchia tràn qua biên giới Tây Nam lại được săn đón như hàng đặc sản


Chuyện lúa Campuchia “chảy” vào Việt Nam ở biên giới Tây Nam (qua ngõ An Giang) không phải là chuyện mới. Song, trước tình hình lúa trong dân tồn đọng, lúa hè thu sớm đã thu hoạch và các doanh nghiệp (DN) cũng ngừng mua tạm trữ đã khiến nông dân càng khốn đốn hơn vì lúa không bán được. Ngược lại, lúa Campuchia ồ ạt đổ bộ vào chợ lúa ngoại Đường Sứ, xã An Nông, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang và đắt hàng đến lạ lùng.


Rồng rắn chờ... “ăn” lúa


Chúng tôi đến chợ lúa ngoại Đường Sứ vào buổi trưa. Dưới cái nắng như thiêu đốt của những ngày giữa tháng 5 ở vùng biên giới nhưng bên kia kênh Vĩnh Tế, chợ lúa ngoại vẫn hoạt động, giao dịch tấp nập.

Ghe tàu đậu kín cả khúc sông, nối đuôi nhau chạy dài hàng trăm mét chờ đến lượt “ăn hàng”. Thấy chúng tôi ngạc nhiên, ông lão lái đò đưa khách qua lại chợ Đường Sứ cười bảo: “Buổi trưa cánh đầu nậu sang tận các cánh đồng Campuchia gom lúa đến chiều thì cho xe công nông chở về tấp nập. Nhiều đêm hoạt động đến hơn 20 giờ vẫn chưa xong, sáng sớm họ tiếp tục vận chuyển lúa ngoại đổ vào chợ này”.


Qua chỉ dẫn của ông lão, chúng tôi làm quen với một số thương lái đang neo ghe nằm chờ “tài”. Ông Hai Nô, thương lái ở tận Tiền Giang, cho biết: Lái lúa bây giờ rất ngán cảnh “vác” ghe đi mua dạo. Có khi chạy mấy ngày ròng chẳng mua được bao nhiêu lúa.



Quang cảnh tấp nập ở chợ lúa ngoại Đường Sứ giữa buổi trưa nắng gắt


Bởi vậy, họ mê chợ Đường Sứ lắm, chịu khó nằm chờ một, hai ngày nhưng đến lượt chỉ mất độ 2-3 giờ là đầy ắp lúa. “Tôi bảo đảm muốn bao nhiêu cũng có” - ông Nô khoe.

Ông Út Điệp, ở Đồng Tháp, vừa cập chiếc ghe bầu khoảng 40 tấn vào bến chợ, cho hay các DN thu mua rất chuộng gạo Campuchia vì chất lượng tốt, gạo trong đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Theo ông Điệp, năm nay lượng lúa Campuchia đổ về Đường Sứ tăng vọt.

Do lượng ghe về đây “ăn” lúa ngày càng nhiều nên các kho tăng cường một số băng tải để đáp ứng kịp thời vào cao điểm. “Mà với số lượng hàng ngàn tấn mỗi ngày, sức người - bốc vác sao kham nổi” - ông Điệp nói...


Lấn át lúa nội


Có mặt tại chợ Đường Sứ từ trưa đến chiều, chúng tôi không thể nào đếm xuể có bao nhiêu lượt xe chở lúa Campuchia vào nội địa. Từ bên kia biên giới, các xe công nông chất đầy lúa cao ngút thi nhau phóng vun vút trên cánh đồng Thum Đưng, huyện Kirivong, tỉnh Tà Keo rồi men theo con đường đất xẻ dọc cánh đồng Tân Biên, xã An Nông vào Đường Sứ.

Cứ độ 5 – 10 phút lại có cả dọc 3 – 4 xe vào bến “đổ hàng” rồi lại vun vút lao đi. Theo người dân địa phương, mỗi xe chở lúa có tải trọng hơn 10 tấn, mỗi ngày trung bình khoảng 200 lượt xe chở lúa vào bến bãi. Tại các kho, đội ngũ bốc vác liên tục lên, xuống “hàng”. Ghe tàu ra vào tấp nập, chiếc này vừa “no” lúa lui ra đã có ghe khác chen vào.

Ông Điệp cho hay giá lúa ngoại ở đây chỉ bằng với giá lúa nội địa (khoảng 4.000 đồng/kg) nhưng phẩm chất gạo tốt hơn nên được cánh thương lái săn đón như hàng đặc sản.


TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, cho biết hiện lượng lúa tồn đọng trong dân khá lớn, cộng thêm hơn 10.000 ha lúa hè thu sớm ở Sóc Trăng, Bạc Liêu vừa thu hoạch khiến tình hình càng khó khăn hơn...

Giao dịch mua bán ở “chợ” Đường Sứ vô cùng hối hả, không có chuyện khen chê hay cò kè giá cả. Tất cả đã được giao kèo với nhau từ trước, các ghe vừa cập bến là cánh bốc vác tuồn “hàng” tới tấp ngay.

Cảnh mua bán diễn ra đơn giản, chóng vánh, khác hẳn với chuyện mua bán lúa nội địa của nông dân với thương lái. Hình ảnh này trái ngược với thị trường lúa gạo trong nước mà các DN kêu đang gặp khó. Hiện tại, nông dân ở An Giang và nhiều tỉnh ĐBSCL vẫn rất khó bán lúa vì thương lái không chịu mua.


Các nhà khoa học nhận định rằng Campuchia đang nổi lên là một nước xuất khẩu gạo cấp cao. Lượng gạo xuất khẩu của họ đã vượt qua con số 1 triệu tấn và dự kiến năm nay có thể đạt 2 triệu tấn.

Chúng ta chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nếu trong cùng một nhóm lúa gạo đồng cấp và đồng chất mà năng suất, chất lượng và giá thành không bảo đảm tính cạnh tranh. Các nhà khoa học ví von tình trạng lúa ngoại ồ ạt tràn sang biên giới vào nội địa như hiện nay chẳng khác nào “nước chảy về... chỗ gò”, đi ngược quy luật.


Gạo ngoại chiếm 70%

Theo các bạn hàng, tiểu thương bán gạo tại các chợ ở huyện biên giới Tịnh Biên, gạo ngoại gồm các loại gạo Sóc như: Khaodak, Khaodakmali, thơm Lài... của Campuchia rất được người dân ưa chuộng và chiếm khoảng 70% lượng tiêu dùng ở đây.

Kế đến là một số loại gạo Thái Lan, còn gạo Việt chỉ chiếm khoảng 20%. “Ở đây, gạo nội địa chỉ có thể bán cho một số người nghèo, dân lao động.

Nhiều người làm các giống lúa thần nông của mình nhưng vẫn mua gạo ngoại ăn” - một tiểu thương ở thị trấn Tịnh Biên nói.




Bài và ảnh: NGÔ PHONG

Nguồn: http://nld.com.vn/2010051811170934P0C1014/lua-ngoai-lan-san.htm


Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

Rút ngắn chu kỳ sản xuất lúa và các giống lúa OMCS ở ĐBSCL

LUAGAO - Theo TINKHOAHOC. GSTS.Nguyễn Văn Luật. Giống lúa cực sớm được đánh giá là thành công nhất của Viện Lúa ĐBSCL Trong nhiều năm gần đây, theo thống kê của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống quốc gia, mỗi năm lọai giống lúa cực sớm được sử dụng trên một triệu ha gieo trồng, tập trung ở Nam Bộ khoảng 600.000 - 700.000 ha. Nhiều giống cực ngắn ngày trong nhiều vụ được xếp vào nhóm “top ten” về diện tích sử dụng như OM 1490, OMCS 2000, OMCS 21.

Trong ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản đang có khuynh hướng rút ngắn chu kỳ sản xuất để doanh thu hàng năm cao. Hai yếu tố chủ yếu để làm được việc này là tác động vào khâu giống; và kỹ thuật để thu họach sớm hơn. Người sản xuất đã thu lợi nhiều hơn trong việc sử dụng năng lượng hóa thạch, hay dùng phân hóa học, thuốc sát trùng, thức ăn công nghiệp, chất tăng trọng, kích thích sinh trưởng.. Tuy nhiên, ăn không ngon và không an tòan. Gà vườn, vịt chạy đồng, cá đồng, tôm sinh thái, rau quả hữu cơ đảm bảo được chất lượng, độ lành sạch, nhưng giá bán chưa tương xứng, nên phổ biến chậm, bị lấn át bởi nông sản có đầu vào là năng lượng hóa thạch trên.

Riêng đối với sản xuất lúa ở ĐBSCL, bằng tạo chọn giống chúng ta đã có một tập đòan giống dưới 90 ngày mà vẫn đảm bảo năng suất, chất lượng và tính kháng sâu bệnh như những giống dài ngày hơn, không yêu cầu đầu tư cao hơn, có khi thấp hơn do vụ lúa chiếm ruộng ngắn hơn. Một nhóm giống lúa mới đã hình thành: nhóm Ao ≤ 90 ngày, bên cạnh những nhóm giống do IRRI đề xuất là A1 90-105 ngày; A2 110-125 ngày, và B hay nhóm trung mùa M >130 ngày.


Theo một ký giả đã viết trên báo Nhân Dân trong dịp tết 2010 này là: thành công nổi bật nhất của ĐBSCL là tạo được giống lúa cực sớm để tăng vụ tăng năng suất và sản lượng. Hồi mấy năm trước sau giải phóng (1975), sản lượng lúa ĐBSCL chỉ đạt khỏang 4 triệu tấn, năm 2009 vừa qua đạt hơn 20,69 tấn/ha lúa hàng hóa, hay gấp 5 lần.


Mở rộng diện tích sử dụng lúa cực sớm càng giúp ta linh họat hơn trong việc thực hiện những giải pháp phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tòan cầu (BĐKH) do hiện tượng nhiệt độ tăng, băng tan, nước biển dâng. Những giải pháp ứng phó với BĐKH được khuyến cáo là làm giảm nhẹ tác hại, né tránh, và chung sống, như thời kỳ mạ thực hiện ngay từ khi lũ chưa rút hết, cấy khi mực nước còn lại thích hợp, giảm được thời gian chờ lũ rút hết, giảm cỏ dại, làm đất tối thiểu bằng cào sục bùn, như kinh nghiệm sạ lúa ngầm ở Đồng Tháp và nhiều địa phương khác.


Đã có mô hình dùng giống OMCS 21 + kỹ thuật mạ ném như ở huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh năm 1999, vụ lúa chiếm ruộng có 65 ngày, vì thời kỳ mạ làm trên vỉ 14 ngày, thời gian sinh trưởng chung cả thời kỳ mạ và lúa là 79 ngày, năng suất đạt 8 tấn/ha. Xin được nhắc lại kỹ thuật làm mạ vỉ mà có một thời được khích lệ nay rơi vào quên lãng: gieo giống lúa vào từng lỗ của vỉ plastic, mỗi ô lỗ gieo vài ba hạt giống, sẽ trở thành 1 khóm lúa trên đất ở lỗ được bón đủ phân cân đối, khi cấy tung ném khóm lúa với cục đất đường kính trên 1 cm, rơi xuống như nhẩy dù. Kỹ thuật này do Cục Khuyến nông nhập từ Trung Quốc hồi thập kỷ cuối của thế kỷ 20, tuyên truyền khá mạnh ở ngòai Bắc, Viện Lúa ĐBSCL hưởng ứng thử nghiệm, nhưng bị kỹ thuật sạ lúa theo hàng bằng IRRI Seeder lấn át. Tôi tin rằng kỹ thuật này sẽ được xem xét lại và phục hồi, vì là một trong những kỹ thuật cụ thể ứng phó với BĐKH. Người nông dân áp dụng kỹ thuật này không những giải phóng phụ nữ khỏi khâu cấy cực khổ, mà còn giải phóng được cả nam giới khỏi phải lội bùn kéo dụng cụ sạ hàng, ở Bắc trúng vào tháng nóng nhất và rét nhất.

Với kỹ thuật sạ lúa theo hàng, đã có câu: Sạ lan như tóc rối đêm; Sạ hàng chải chuốt đường duyên thắm tình. Lúa thì con gái bình minh, Nụ hôn xuân đến lung linh khắp đồng. Kỹ thuật sạ hàng được áp dụng bắt đầu ở ĐBSCL do Viện Lúa ĐBSCL giới thiệu. Tỉnh Trà Vinh áp dụng đại trà đầu tiên vào 1998. Nay đã được cả nước áp dụng.

Về công nghệ mạ vỉ cấy dù (mạ ném) có câu hay hơn: Như tiên múa điệu chim công, Như chàng hiệp sỹ hiệp đồng mộng mơ. Cấy lúa như thể làm thơ, Gái trai tung ném đón chờ ngày mai ! .
Tập đòan giống lúa cực sớm có TGST ≤ 90 ngày, chủ lực là các giống mang ký hiệu OMCS, bắt đầu từ 2 giống phục tráng OMCS 6 và OMCS 7 (65-75 ngày) đã có trong sản xuất ở huyện Bình Chánh TPHCM. Các giống tiếp theo được nông dân sử dụng có OMCS90, OMCS94 (# 90 ngày) tuyển chọn từ giống lúa IRRI. Từ giống lúa OMCS 95, 96, 97.. 2000, OMCS 21 là do Viện Lúa Đ0BSCL lai tạo, người có công lai tạo nhất là Ks Nguyễn Văn Lõan. Nhiều giống lúa khác, kể cả lúa lai 2 dòng, ở cả miền Bắc và miền Trung cũng có TGST thuộc nhóm Ao. Trong nhiều năm gần đây, theo thống kê của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống QG, mỗi năm lọai giống lúa cực sớm được sử dụng trên khỏang 1 triệu ha gieo trồng, tập trung ở Nam bộ. khỏang 600.000 - 700.000 ha gieo trồng. Nhiều giống cực ngắn ngày trong nhiều vụ được xếp vào nhóm “top ten” về diện tích sử dụng bởi Trung tâm Khảo Kiểm ngiống giống QG, như OM 1490, OMCS 2000, OMCS 21..

Giống lúa cực sớm được đánh giá là thành công nhất của Viện Lúa ĐBSCL. Nhưng chúng tôi luôn ý thức được rằng, để đưa được những giống lúa này vào sản xuất, có vai trò quyết định của bà con nông dân và cán bộ kỹ thuật địa phương. Tỉnh Kiên Giang có điều kiện sản xuất lúa có khó khăn hơn nhiều địa phương khác, như phèn mặn, đã dùng nhiều lọai giống này sớm, như ở huyện Rồng Giềng, Gò Quao với giống OMCS 95, OMCS 96, và các giống ra đời tiếp theo. Tỉnh An Giang góp phần quyết định đẩy mạnh nghiên cứu tạo chọn và chuyển giao vào sản xuất giống lúa thơm nhẹ OMCS 21. Từ cuối những năm 80 thế kỷ trước, Trại lúa Bình Đức (nay là Trung tâm thuộc Cty BVTV An Giang) đã khảo nghiệm dòng lúa F7/25 từ cặp lai OM 3536 của Ks Nguyễn Văn Lõan, chúng tôi thăm đồng thấy có triển vọng đã về đẩy mạnh tuyển chọn và giới thiệu vào sản xuất giống lúa chào đón thế kỷ 21 nên lấy tên là OMCS 21

Nhiều chuyên gia trong và ngopài nước cho rằng TGST của 1 giống lúa cao sản phải # 95 ngày. Chúng ta đã phá được “kỷ lục “ này vì rút xuống ≤ 90 ngày. Giống lúa OMCS 21 đã lập một kỷ lục mới với 80 đến 85 ngày. Trong vật liệu lai tạo tập đòan giống lúa nhóm Ao, chúng tôi đã có những giống lúa 60 – 65 ngày nhập từ Ấn Độ và thu thập từ Bình Chánh và Ninh Bình, nhưng chưa phải là giống lúa cao sản. Những kỷ lục lúa cao sản cực ngắn ngày trên đã được chứng minh bằng kết quả sản xuất của bà con nông dân trên hàng chục vạn, thậm chí hàng triệu ha. Tôi tin rằng các nhà tạo chọn giống thuộc thế hệ kế tiếp sẽ phá được kỷ lục TGST của giống OMCS 21 trong những thập kỷ tới

Giống lúa mới, xuất xứ và giống cực sớm nhóm Ao (số giống lúa, 1999- 2001)
Vùng
Giống tạo chọn trong nước
Giống nhập nội
Tổng số
Trong đó Ao
Trung Quốc
IRRI
Đồng bằng sông Cửu Long
33
12
00
18
Đông Nam bộ
29
05
00
11
Tây Nguyên
18
05
07
08
Duyên hải Nam Trung bộ
20
06
06
12
Bắc Trung bộ
10
02
18
05
Đồng bằng Bắc bộ
15
02
29
06
Tây Bắc
02
00
14
03
Việt Bắc, Hòang Liên Sơn
06
02
22
01
Đông Bắc
07
01
16
06
Nguyễn Văn Luật 2006.“Giống và kỹ thuật trồng lúa cực sớm nhóm Ao”, NXB NN, Hà Nội.

Qui trình lên men hạt ca cao

Trên thị trường tiêu thụ ca cao hiện nay, người trồng ca cao có thể bán các sản phẩm ca cao dưới dạng trái ca cao tươi hoặc hạt ca cao khô đã lên men. Tùy thuộc vào giá cả của thị trường, kỹ năng sơ chế, điều kiện cơ sở vật chất,… người trồng ca cao tự lựa chọn các sản phẩm ca cao để bán sao cho có hiệu quả nhất. Trong nội dung của bài viết này, xin giới thiệu cùng bà con qui trình lên men hạt ca cao. Với hy vọng sẽ cùng chung sức với bà con có được những hạt ca cao lên men chất lượng cao và làm nên những mùa bội thu.

1- THU HOẠCH TRÁI.

Thu hoạch trái 02 tuần/lần hoặc ít hơn. Chọn trái chín (trái vừa chuyển sang màu vàng hoặc màu đỏ cam) và thuần thục (75%) để thu hoạch. Tránh để trái quá chín vì hạt có thể nảy mầm. Không hái những trái còn xanh.

2- PHÂN LOẠI TRÁI:

Phân theo giống và độ chín. Loại bỏ trái bị sâu bệnh.

3- TRỮ TRÁI:

Trái được trữ 09 ngày trong rổ/thúng hoặc khung bằng tre hay gỗ, để nơi khô ráo, tránh nắng, mưa và nguồn nước. Nên có tấm phủ để che mưa và nắng.

4- TÁCH HẠT:

Trái tươi sau trữ phải được tách ra để lấy hạt. Sử dụng dao cắt bằng thép cùn để tách trái bằng cách tách từng phần vỏ ra. Hoặc dùng dao thép cùn bổ nhẹ và đều xung quanh trái ngay tại đoạn giữa của thân trái, xong dùng tay bẻ đôi trái. Sau đó, tách hạt ra khỏi lõi. Loại bỏ những hạt bị cắt hoặc bị tổn thương do cắt trái ca cao nếu không sẽ bị hỏng khi lên men và sấy. Không cắt trái hoặc đập vỡ trái.

5- Ủ HẠT (LÊN MEN):

a- Hình thức ủ:
Có nhiều cách ủ: ủ đống, ủ thúng nan và ủ thùng. Nhưng tốt nhất là ủ thúng nan và ủ thùng.
b- Dụng cụ ủ:
Khối lượng hạt ca cao sẽ quyết định kích cỡ và loại bao bì dùng để ủ lên men.
* Từ 1 – 20 kg, sử dụng thúng nan, lá chuối và bao đay.
* Từ 20 – 1.000 kg, sử dụng các thùng lên men bằng gỗ có kích thước 1,0 x 0,8 x 0,5 m, có đục các lỗ thoát nước ở dưới đáy, xung quanh thùng và bao đay.
c- Cách ủ:
* Đối với thúng nan: Lót một lớp lá chuối quanh thúng nan, nếu lá chuối dày cần thiết phải xoi lỗ để nước dễ thoát khỏi thúng; đổ đầy hạt; đậy kín thúng lại bằng lá chuối hoặc bao đay. Ban ngày nên đặt thúng dưới ánh nắng mặt trời và tránh mưa.
* Đối với thùng: Đổ đầy hạt ca cao vào thùng và phủ kín bằng bao đay. Chiều sâu của khối hạt nên tương ứng với chiều rộng của thùng dùng để lên men. Chiều sâu của khối hạt ca cao trong thùng không được vượt quá 40 cm. Tránh dàn trải hạt ca cao.

6- ĐẢO TRỘN KHỐI HẠT:

Hạt phải được đảo trộn định kỳ sau 48 giờ (02 ngày) và sau 96 giờ (04 ngày) sau khi ủ với bất kỳ ủ thúng hay ủ thùng. Quá trình lên men tốt nhất là khi nhiệt độ của khối hạt đạt từ mức 450 – 480C. Sau khi đảo trộn lần đầu tiên, nhiệt độ thường tăng cao. Có thể, sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của khối hạt hàng ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối. Trong khi đảo cần đảm bảo không khí thâm nhập vào hỗn hợp lên men.

7- THỜI GIAN Ủ:

Nên kéo dài 06 ngày. Cách kiểm kết quả ủ: thông thường, sau 06 ngày có thể quan sát thấy lớp vỏ lụa chuyển màu nâu và nhiệt độ ở mức 450 – 480C bắt đầu giảm dần. Đối với những mẻ lên men nhỏ (thúng nan) thì nên kiểm tra mùi lên men vào ngày thứ 05. Nếu vẫn còn mùi chua thì có thể để lên men thêm 01 ngày nữa. Mặt khác, nếu không còn mùi chua và vỏ hạt đã rất sẫm thì nên đem phơi ngay.
Hạt sau khi lên men không cần phải rửa vì sẽ làm vỏ mỏng, dòn dễ vỡ và tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

8- LÀM KHÔ HẠT (PHƠI HẠT):

Có 02 cách làm khô hạt: phơi và sấy. Nhưng phơi hạt là cách làm tốt nhất và phù hợp với điều kiện nông hộ.
Hạt sau khi lên men phải được phơi khô ngay để độ ẩm của hạt từ 60% xuống đạt 7,5%. Nếu ẩm độ của hạt lớn hơn 8% nấm mốc dễ phát triển, ngược lại nếu hạt quá khô, ẩm độ nhỏ hơn 7%, hạt sẽ dòn và dễ vỡ.
Cách phơi: Trải hạt đều trên sàn, nong, nia; đặt ở nơi có ánh sánh tốt hoặc đặt trên dàn phơi cao cách mặt đất để tránh lẫn đất và thông thoáng. Nên phơi hạt từ 1– 2 lớp để đảo trộn hạt thường xuyên và đảm bảo khô đồng đều. Thời gian phơi từ 05 – 10 ngày. Không đốt gỗ hoặc vỏ dừa để sất vì hạt sẽ nhiễm mùi.

9- TỒN TRỮ HẠT:

Hạt khô phải được trữ ở nơi thông thoáng, khô ráo, cách mặt đất và an toàn.

10- ĐỊA ĐIỂM LÊN MEN:

Địa điểm lên men luôn luôn phải được sạch sẽ, tránh mưa và nắng.

Đa dạng hoá cây lâu năm trong vườn cà phê

Huyện Cư M’Gar (Đắk Lắk) đã nhân rộng hàng ngàn ha các mô hình đa dạng hoá các loại cây trồng lâu năm trong vườn cà phê vối mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với trồng thuần cà phê trên cùng một đơn vị diện tích. Đây cũng là địa phương có phong trào thực hiện đa dạng hoá cây trồng trong vườn cà phê khá nhất tỉnh.

Trồng xen sầu riêng trong vườn cà phê. Ảnh minh họa
Cư M’Gar là một trong những vùng cà phê trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk, với diện tích trên 30.000 ha. Sau khi tham quan, học tập, bà con nông dân các dân tộc đã mạnh dạn đầu tư vốn mua các giống cây ăn quả chất lượng cao như: bơ sáp ghép, sầu riêng cơm vàng hạt lép, cam sành, quít đường hoặc trồng xen cây hồ tiêu trong vườn cà phê.
Theo UBND huyện Cư M’Gar cho biết, cứ mỗi ha cà phê vối đã đi vào kinh doanh cho thu hoạch, trồng xen từ 160 đến 280 cây tiêu leo trụ sống hay 370 cây tiêu leo trụ chết thì mỗi năm ngoài năng suất cà phê ổn định (2,8 đến 3 tấn cà phê nhân) còn thu thêm từ 1 tấn tiêu đen trở lên.
Trồng xen cây sầu riêng với mật độ 90 cây/ ha, sau khi cây sầu riêng đưa vào kinh doanh cho thu hoạch, mỗi năm các hộ gia đình cũng thu nhập thêm từ 20 triệu đồng trở lên. Hiện nay, nhiều hộ gia đình đồng bào các dân tộc trồng cà phê ở các xã Quảng Hiệp, Ea H’đing, thị trấn Quảng Phú, Ea Pốk đã có hàng ngàn ha cà phê được trồng xen các loại cây ăn quả lâu năm chất lượng cao mỗi năm cho thu nhập thêm hàng chục triệu đồng.
Gia đình anh Nguyễn Văn Hùng ở thôn 2A, xã Ea M’Nang trồng xen 80 cây bơ sáp trong 1 ha cà phê kinh doanh. Sau 3 năm, mỗi cây bơ sáp cho thu hoạch từ 800.000 đến 1 triệu đồng, trong khi đó, năng suất cà phê vẫn ổn định 3 tấn cà phê nhân/ha. Niên vụ cà phê 2009-2010, gia đình anh có tổng thu nhập gần 144 triệu đồng, trong đó, bơ sáp cho thu hoạch được gần 75 triệu đồng. Anh Hồ Văn Sỹ, thị trấn Ea Pốk cũng trồng xen 160 cây tiêu leo lên cây lồng mức trong vườn cà phê, bước đầu cũng cho thu hoạch được gần 50 triệu đồng, chưa tính 3 tấn cà phê nhân…
Phần lớn các loại cây ăn quả lâu năm trồng trong vườn cà phê tuy ít được đầu tư chăm sóc nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, các mô hình trồng xen các loại cây ăn quả lâu năm, tiêu trong vườn cà phê đều giảm được số lần cũng như lượng nước tưới cho cây cà phê. Cụ thể, mùa khô năm nay, nắng nóng kéo dài, khốc liệt, nhưng các mô hình đa dạng hoá cây trồng trong vườn cà phê chỉ tưới nước từ 3-4 đợt, trong khi đó, diện tích cà phê trồng thuần phải tưới 5 đến 6 đợt.
Theo Thạc sỹ Nguyễn Thị Tuyết (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông- lâm nghiệp Tây Nguyên), việc đa dạng hoá cây trồng trên cùng một đơn vị diện tích cà phê ở huyện Cư M’Gar cũng có nghĩa là đa dạng sản phẩm , giúp cho bà con nông dân tránh được thua lỗ trong trường hợp độc canh một loại cây trồng, nhất là trong thời điểm như hiện nay khi giá cà phê nhân đang rơi xuống thấp.
Mặt khác, đã dạng hoá cây lâu năm trong vườn cà phê còn có tác dụng tốt đến việc điều hoà điều kiện tiểu khí hậu vườn cây, tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ cần thiết góp phần vào việc gìn giữ cân bằng môi trường sinh thái, giúp cây phát triển thuận lợi, tăng lợi nhuận cho bà con nông dân các dân tộc.

Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2010

Trồng nấm rơm trong nhà phủ nilon

Nhà trồng nấm

Tùy điều kiện thực tế mà có thể sử dụng kiểu nhà khác nhau. Hiện nay có hai kiểu nhà t­ương đối phù hợp với điều kiện ĐBSCL.

Nhà kiểu chữ A: Thư­ờng tận dụng dư­ới tán cây ăn quả. Kích thư­ớc như­ sau: nhà nhỏ chiều dài nhà 10-12m, mái nhà 2,4m nền nhà rộng 2,0m, chiều cao 1,8m có cửa ra vào và thông gió hai đầu hồi. Mái nhà phủ nilon (tấm bạt), phía trên phủ thêm lá chuối hoặc lá dừa để chống nắng hay d­ưới bóng râm là tốt nhất. Hai đầu hồi để làm cửa ra vào và điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ khi cần thiết.

Nhà kiểu thông th­ường: Có thể tận dụng nhà, trại có sẵn, bên trong dùng nilon che kín từng ô vuông cạnh 4-5m, cao 2-3m, chừa lỗ thoát khí để thông gió khi cần thiết (che lại bằng vải màn). Có thể bố trí nhiều giàn, mỗi giàn cách nhau 60cm và để lối đi 50cm. Nhà có thể lợp lá hoặc fibro xi măng.

Xử lý nguyên liệu

Rơm rạ sau khi thu hoạch có thể sử dụng ngay, tránh để ẩm mốc hoặc phơi khô chất đống để sử dụng lâu dài.

Làm ­ướt và ủ đống diệt khuẩn: có nhiều cách:

- Cho rơm rạ vào hồ chứa n­ước vôi trong, để rơm rạ chìm trong nư­ớc 20-30 phút, sau đó vớt ra ủ đống.

- Xếp rơm rạ thành từng lớp, dùng máy bơm nư­ớc liên tục, đạp dẫm lên rơm cho ­ướt đều. Tư­ới n­ước và chất rơm liên tục thành đống, rải vôi trực tiếp vào đống ủ hoặc t­ưới nư­ớc vôi, cứ 20cm t­ới (rải) 1 lần. Ph­ương pháp này ít tốn công lao động và dễ vận dụng. L­ượng vôi (dùng) 20-30 kg/tấn rơm, rạ (tương ứng 1 ha rơm). Đư­ờng kính đống ủ tối thiểu 2m, cao 2-2,5m. Nếu ủ đống lớn hơn phải cắm cọc ở giữa cho thoát hơi, nền đống ủ phải khô ráo, thoát n­ước tốt. Sau 5-7 ngày đảo đống ủ, dùng cào sắt có răng đảo rơm từ trong ra ngoài, từ trên xuống d­ưới, t­ưới thêm n­ước và điều chỉnh độ ẩm thích hợp (70-80%). Sau 5-7 ngày tiếp theo (tức từ 10-14 ngày kể từ khi ủ đống) đem ra đóng mô và cấy giống. Rơm sau khi ủ đống có màu nâu sậm, mùi dễ chịu. Nếu ủ không chín hoặc chín không đều nấm dại sẽ phát triển, cạnh tranh dinh dư­ỡng hoặc gây bệnh, ảnh h­ưởng đến năng suất thu hoạch. Khi đảo đống ủ có thể bổ sung urê 0,5%, tư­ới đều trên đống ủ.

Đóng mô, cấy giống: Hiện nay phổ biến nhất là đóng mô theo khuôn. Với kích th­ước: đáy: dài 1,2m (hoặc 0,8m), rộng 0,4m, miệng: dài 1,1m (hoặc 0,7m), rộng 0,3m, cao 0,4m. Đặt khuôn theo diện tích hiện có sao cho thuận lợi đi lại chăm sóc và tiết kiệm diện tích.

Rải rơm rạ vào khuôn 10-15cm, dùng tay ém chặt, nhất là ở xung quanh thành khuôn, t­ưới n­ước vào đủ ấm và cấy giống. Cấy xung quanh mép khuôn, cách mép khuôn 4-5cm, tiếp tục đến lớp thứ 2, 3 (lớp trên cùng cấy đều khắp mặt mô và rải thêm 1 lớp rơm áo), sau đó đậy nilon giữ ẩm (1 khuôn = 1 bịch meo 250g).

Chăm sóc mô nấm: Sau 3-5 ngày đầu không cần t­ưới nư­ớc, đến ngày thứ 6 vỡ lớp nilon ra, cắt tơ, tưới nước vừa đủ ấm bằng bình phun s­ương (trong 1 ngày đêm t­ới 1-2 lít/10 mô/ngày đêm). Ngày thứ 8 trở đi có thể tăng l­ượng nư­ớc vì nấm đã xuất hiện và phát triển. Ngoài ra có thể sử dụng dinh d­ưỡng HVP bổ sung cho nấm.

Thu hoạch nấm

Nếu chăm sóc tốt đến ngày thứ 10 kể từ khi cấy giống thì bắt đầu thu hoạch. Lúc này nấm to bằng quả trứng.Đợt 1: thu hoạch vào ngày thứ 10-20 kể từ khi cấy giống; năng suất chiếm 70-80% của cả vụ. Đợt 2: sau khi thu hoạch xong đợt 1, nhặt hết gốc nấm, t­ới n­ớc và phủ nilon lại. Sau đó tiến hành chăm sóc nh­ đợt 1, năng suất cả vụ 15-20%. Năng suất biến động từ 10-20% so với khối l­ợng nguyên liệu khô; tùy theo chất l­ợng giống nấm, kỹ thuật trồng, yếu tố khí hậu và chất l­ợng nguyên liệu. Thu hoạch phải nhặt hết gốc nấm, tránh làm tổn th­ơng nấm nhỏ.

Vệ sinh sau thu hoạch

Sau khi thu hoạch phải dọn vệ sinh sạch sẽ, tư­ới n­ước vôi (CaCO3), xong đốt bột l­ưu huỳnh hay phun formol 0,5% trư­ớc khi đ­ưa nguyên liệu vào trồng lại 1 tuần.
 

Trồng mộc nhĩ trên mùn c­ưa

Mộc nhĩ có thể trồng trên nhiều loại giá thể khác nhau. Tùy từng điều kiện mà lựa chọn cách trồng. Hiện nay, trồng mộc nhĩ phổ biến nhất vẫn là trên mùn c­ưa và trên thân cây gỗ. Mỗi loại giá thể sẽ có ph­ương pháp riêng.

Trồng mộc nhĩ trên mùn c­ưa.

a) Xử lý nguyên liệu.

Có thể trồng mộc nhĩ trên các loại mùn cư­a khác nhau. Tuy nhiên, không dùng mùn cư­a đã bị mốc hoặc mùn cư­a của các loại cây có tinh dầu hoặc các loại cây độc. Tốt nhất là dùng mùn c­ưa bồ đề, cao su, gòn, gáo... Mùn cư­a vừa cư­a xong đ­ược thu gom và đem phơi ngay cho khô. Giữ chúng ở nơi khô ráo và thoáng để tránh bị mốc.

Khi bắt đầu trồng, phải làm ư­ớt chúng bằng n­ước. Tốt nhất là n­ước vôi 1-2% (cứ 10 lít n­ước hòa với 100-200g vôi bột). L­ưu ý, chỉ nâng độ ẩm lên 65-70% là tối đa. Nếu ẩm quá hoặc khô quá, mộc nhĩ đều mọc không tốt. Theo kinh nghiệm, cứ 10kg mùn cư­a khô trộn với 6 lít nước (có hòa vôi bột rồi), có thể trộn thêm đạm urê hoặc sunphát amôn với tỷ lệ 0,5-1% và đ­ường saccarô (đ­ường mía) 0,5% so với trọng l­ượng khô của mùn c­ưa. Tức là 1 tạ mùn cư­a khô cần trộn thêm 0,5-1kg đạm và 0,5kg đư­ờng. Các chất này có nhiệm vụ xúc tác cho sợi nấm mọc nhanh.

Sau khi đã trộn ẩm, vun mùn cư­a lại và ủ thành đống. Mỗi đống khoảng 1 tạ trở lên. D­ưới đáy đống ủ, nên lót một lớp vật liệu để dễ thoát n­ước (ví dụ như­: dát tre, nứa hoặc một lớp cót). Nếu ủ ở ngoài trời, nên có nilông để che mư­a. Thời gian ủ khá lâu, từ 30-45 ngày. Tốt nhất là ủ mùn cư­a ở trong nhà x­ưởng. Sau khi ủ khoảng 15-20 ngày, đảo đống ủ cho đều (trên xuống d­ưới, d­ưới lên trên, trong ra ngoài, ngoài vào trong). Làm như­ vậy để cho các hệ vi sinh vật có điều kiện hoạt động mạnh và phân hủy nhanh xenlulô, sau đó tiếp tục vun lại và ủ cho tới hết thời gian mới đ­ưa ra cho vào túi nilông.

Túi nilông để dồn mùn cư­a vào phải là loại túi nilông chịu nhiệt, không làm bằng các loại túi nilông thư­ờng vì khi đem hấp chúng sẽ bị biến dạng và thủng. Chúng có thể có các kích cỡ khác nhau:

- Loại 20 x 37cm chứa đ­ược 1,3-1,5kg mùn c­ưa ẩm.

- Loại 25 x 40cm chứa đ­ược 1,5-1,8kg mùn c­ưa ẩm.

- Loại 25 x 50cm chứa đ­ược 2,5-3kg mùn c­ưa ẩm.

Túi nilông cần chuẩn bị trư­ớc, cẩn thận có thể gắn dính 2 góc mép đáy túi lại.

Khi cho mùn c­ưa vào túi nilông, nó sẽ tạo ra đáy có hình chữ nhật. Cũng có thể nghiêng túi cho mùn cư­a vào, lấy tay ấn vào hai núm của túi để tạo ra đáy có hình chữ nhật.

Làm cổ bịch túi nilông có thể dùng bìa cactông cuộn tròn, ống trúc cắt ngắn hoặc ống nhựa có đ­ường kính 3-5cm và cao khoảng 2-3cm. Cho mùn cư­a vào dần, vào đến đâu dồn chặt đến đấy. Lư­u ý, phải để túi căng đều. Không dồn mùn cư­a vào đầy tràn mà để chừa ở phía trên 5-7cm để luồn cổ bịch, sau đó túm đầu túi nilông và cho luồn qua cổ bịch, bẻ quặt xuống để cổ bịch nằm giữa 2 lớp nilông.

Dùng chây chun buộc chặt cổ bịch, lấy bông không thấm n­ước vê tròn thành nút và nút chặt vào cổ bịch, lấy giấy báo chùm lên nút và buộc lại.

Các bịch túi này đ­ược hấp để diệt tất cả các loại vi sinh vật và bào tử có trong mùn c­ưa. Nếu có nồi hấp (Autoclave) thì thuận lợi. Nâng nhiệt độ lên 120o-125oC trong vòng 90 phút. Nếu không có nồi hấp chuyên dụng, có thể hấp bằng thùng phuy, loại thùng bằng sắt có dung tích 200 lít trở lên. Dư­ới đáy thùng nên lót gỗ để đun cách thủy. Sàn gỗ xếp cách đáy khoảng 20cm, d­ưới đó đổ một lớp nư­ớc khoảng 15cm, xếp các bịch mùn cư­a vào, tạo thành các lớp chồng lên nhau. Có thể xếp đ­ược 80-90 bịch vào một thùng. Đậy nắp thùng phuy lại và đun. Đun sôi liên tục trong thời gian 4-5 giờ. Không đư­ợc rút ngắn thời gian hấp. Tốt nhất là đun bằng than hoặc lò trấu. Đun cả buổi chiều, sau đó cho âm ỉ qua đêm tiếp tục giữ nhiệt để diệt bớt vi sinh vật trong mùn c­ưa.

b) Cấy giống và ­ươm.

Sau khi hấp xong, để nguội và dỡ bịch ra. Giữ bịch ở bên ngoài 3-4 ngày cho nguội hẳn rồi mới cấy giống. Giống thư­ờng đ­ược nhân bằng cọng sắn (thân cây sắn đ­ược cắt khúc và chẻ nhỏ, hấp vô trùng sau đó cấy giống vào, toàn bộ thanh cây sắn chứa đầy sợi nấm mộc nhĩ. Chúng đ­ược đựng trong các lọ thủy tinh hoặc túi nilông buộc kín).

Gỡ nút bông ở các bịch mùn c­ưa và lấy một thanh cây sắn đã nhiễm giống mộc nhĩ ấn sâu vào giữa bịch mùn cư­a. ấn lút hẳn vào bên trong. Sau đó nút lại bằng nút bông và buộc giấy báo trùm ra ngoài. Mọi việc phải tiến hành thật nhanh. Tốt nhất là qua ngọn lửa đèn cồn để khử trùng. Tránh làm dây dư­a, dễ gây nhiễm. Sau đó, xếp các bịch đã cấy giống vào giá hoặc xỏ thành xâu để treo lên.

Chỗ để bịch cần sạch sẽ, thông thoáng. Nhiệt độ thích hợp 25-32oC. Thời gian ủ sợi kéo dài 20-25 ngày. Các sợi nấm sẽ mọc loang dần ra cả bịch mùn c­a. Sợi nấm mọc đến đâu thì trắng đến đấy. Khi nào cả bịch mùn cư­a trắng như bông thì lúc đó kết thúc giai đoạn ủ sợi và chuyển sang giai đoạn cho mộc nhĩ mọc ra.

c) Chăm sóc và thu hái.

Bào tử (tức là các cánh mộc nhĩ) ­a điều kiện hiếu khí để phát triển. Vì vậy, dùng dao sắc rạch xung quanh bịch 4-5 vết, mỗi vết dài độ 4-5cm. L­ưu ý, chỉ rạch rách túi không đ­ược rạch sâu vào cơ chất của bịch. Nên rạch theo đường thẳng đứng hoặc theo đư­ờng xoắn ốc quanh bịch.

Chỉ sau khoảng 1 tuần là mộc nhĩ sẽ mọc ra chi chít tại các điểm rạch đó. Lúc này bắt đầu phun ẩm và phải phun liên tục nhiều lần trong ngày. Không nên xối n­ước mà nên phun mù bằng bình bơm. Dùng nư­ớc sạch để phun. Thấy cánh mộc nhĩ khô nư­ớc là lại tiếp tục phun ngay. Không đư­ợc mở miệng túi nilông để tư­ới n­ước vào bên trong. Làm như­ vậy sẽ gây nên hiện tư­ợng sũng n­ước và thối sợi nấm. L­ượng n­ước tư­ới nhiều hay ít phụ thuộc vào thời tiết và khả năng ra nấm. Về nguyên tắc, nếu trời nắng nóng thì nấm mọc ra nhiều. Lúc đó phải tư­ới thư­ờng xuyên hơn. Ng­ược lại, trong điều kiện không thuận lợi, nấm ra thư­a, việc t­ưới n­ước chỉ cần vừa phải. Độ ẩm không khí trong khu vực này nên luôn luôn giữ ở ng­ưỡng cao từ 80-95%. ánh sáng khu vực để bịch nấm nên là ánh sáng tán xạ, không nên tối quá. Lư­ợng ánh sáng vừa đủ để ta nhìn rõ cánh nấm để hái. Tránh ánh sáng quá lớn sẽ làm nấm phát triển kém. Độ thoáng của không khí vừa phải. Tránh để gió lùa làm nấm mau héo.

Nấm mọc rất nhanh. Các cụ ta vẫn ví von: "Lớn nhanh nh­ư nấm". Chỉ sau vài ngày, cánh mộc nhĩ đã lớn tưới kích th­ước tối đa, có cánh to bằng bàn tay. Lúc này có thể thu hái, chọn những cụm to và hái cả cụm, sau đó tách ra từng cây riêng biệt. Nên thao tác nhẹ nhàng để tránh làm giập nát cánh mộc nhĩ. Nếu bịch làm tốt, quá trình thu hoạch có thể kéo dài liên tục 2-3 tháng. Nên chú ý, sau mỗi đợt thu hái ngừng t­ới vài ngày. Làm như­ vậy thì khi t­ưới lại, nấm mọc ra vẫn to.

Mộc nhĩ thu đ­ược nên rửa sạch bằng nhiều n­ước rồi đem phơi khô. Theo kinh nghiệm dân gian, sau khi rửa sạch, nên ngâm cánh mộc nhĩ trong chậu với một ít vỏ quýt hoặc vỏ cam, ngâm qua đêm. Sau đó vớt ra phơi khô thu đư­ợc cánh mộc nhĩ có màu nâu hồng hấp dẫn không bị đen.

Khi thấy bịch nấm nhẹ tênh, tức là nấm đã ra hết, dỡ ra, trộn bã còn lại trong túi với phân cho giun ăn hoặc để làm phân bón cho cây. Hết một đợt trồng mộc nhĩ nên làm vệ sinh cho cả khu vực. Dọn sạch, để khô rồi tiến hành trồng đợt tiếp theo.

d)Một số loại bệnh và cách phòng trừ.

Trong quá trình trồng mộc nhĩ trên mùn cư­a th­ường xuất hiện một số bệnh như­ mốc xanh, mốc vàng hoa cau, mốc đen. Các loại mốc này phá triển đồng thời với sợi nấm. Chúng có thể lấn át và làm chết hoàn toàn sợi nấm.

Nguồn: www.nongnghiepvn.forumup.vn

Kỹ thuật trồng Nấm Hương

Kỹ thuật trồng Nấm Hương


1. Đặc tính sinh học của nấm hương

Nấm hương là một trong những loại nấm hoại sinh thuộc nhóm nấm mọc trên gỗ, có tên khoa học là Lentinus edodes; thích hợp với khí hậu ôn đới. Nhiệt độ để quả thể nấm hình thành và phát triển trung bình khoảng 15-16oC, nhiệt độ sợi nấm phát triển (pha sợi) khoảng 24-26oC.

Độ ẩm cơ chất: 65-70%
Độ ẩm không khí: ≥ 80%
Độ pH trung tính.

Ánh sáng không cần thiết trong giai đoạn sợi nấm phát triển. Giai đoạn hình thành quả thể cần ánh sáng khuếch tán.

Độ thông thoáng trung bình.

Dinh dưỡng: Sử dụng nguồn xenlulô trực tiếp khi nấm hương có màu hồng nhạt, quả thể hình thành hoàn chỉnh có các phần rõ rệt: cuống, màng bao, phiến, mũ nấm. Kích thước quả thể và bề mặt mũ nấm có hình dạng khác nhau tuỳ theo từng chủng loại nấm hương. Nấm hương là một trong những loại nấm được thu hái tự nhiên và nuôi trồng từ lâu đời. Nó có hương vị thơm, ngon, được nhiều người ưa chuộng. Hiện nay, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên…là những nước trồng nhiều nấm hương nhất trên thế giới. Tổng sản lượng hàng năm đạt trên 1 triệu tấn/năm. Sản phẩm nấm được sử dụng chủ yếu ở dạng tươi và sấy khô.

2. Trồng nấm hương trên mùn cưa
a) Xử lý nguyên liệu:


- Chọn các loại mùn cưa không có tinh dầu, không bị mốc, không có các độc tố (dầu mỡ, hoá chất…). Làm ẩm đạt độ thủy phần 70%. Ủ đống có khối lượng từ 300kg/đống trở lên. Thời gian ủ kéo dài 4-6 ngày, đảo một lần mỗi lần cách nhau 2-3 ngày.

- Mùn cưa đã ủ xong trộn thêm 3% bột nhẹ (CaCO3) hoặc 1,5% vôi bột đóng vào túi nilông chịu nhiệt. Kích thước túi rộng 25cm, cao 40cm. Khối lượng 1,5kg/túi. Nút cổ túi bằng ống nhựa và bông, đưa túi mùn cưa vào nồi thanh trùng theo hai cách sau:

- Có thể hấp trong thùng phuy hoặc xây lò theo kết cấu: đáy dùng chảo gang, quấn tôn chung quanh, bảo ôn lớp tôn bằng bông thủy tinh, amiăng, xây gạch bọc ngoài. Nhiên liệu đốt dùng than hoặc củi. Xếp túi mùn cưa vào thùng hấp cách thủy ở nhiệt độ 100oC trong thời gian 10-12 giờ kể từ khi sôi.

- Hấp túi mùn cưa trong nồi Autoclave ở nhiệt độ 121oC, thời gian 90 phút.

b) Cấy giống nấm:

Túi mùn cưa đã được thanh trùng theo một trong hai cách trên, lấy ra để trong phòng sạch sẽ, đến khi nguội. Cấy giống nấm trong các tủ cấy vô trùng sang túi mùn cưa theo tỷ lệ 2,5-3% lượng giống so với nguyên liệu, (1 chai giống 400g cấy thành 20-25 túi mùa cưa).

Năng suất nấm trung bình khi hết một chu kỳ thu hái mỗi túi cho thu hoạch 600-800g nấm tươi. Nấm thu hoạch xong có thể tiêu thụ ở dạng tươi hoặc phơi sấy khô ở nhiệt độ 40-45oC. Giữ nấm khô trong túi nilon, buộc chặt. Trong nhân dân có thói quen treo trên gác bếp sẽ bảo quản nấm được lâu hơn.

3. Trồng nấm hương trên cây gỗ
a) Chọn gỗ:



Nhìn chung các loại gỗ không có tinh dầu, cây còn tươi tốt, không sâu bệnh đều trồng nấm hương được. Nhóm gỗ thích hợp nhất để nấm hương sinh trưởng và phát triển cho năng suất cao, chất lượng tốt là gỗ sồi, dẻ, sau sau…Vào đầu mùa xuân hàng năm (tháng 4 dương lịch hoặc tháng 10 và tháng 11) tiến hành chặt gỗ. Lựa chọn những đoạn gỗ thẳng, cắt thành khúc có đường kính từ 5-20cm, chiều dài 1,0-1,2m. Không làm sây xát lớp vỏ. Để gỗ trong nhà thoáng mát, sạch sẽ, sau 5-9 ngày là trồng được.

b) Cấy giống và ươm:

- Các đoạn gỗ đạt tiêu chuẩn như trên đem rửa sạch, dùng nước vôi đặc quét hai đầu đoạn gỗ. Lấy búa chuyên dùng hoặc khoan tạo lỗ trên đoạn gỗ, đường kính lỗ 1,5cm, sâu 3-4cm, cứ cách 15-20cm tạo một lỗ; hàng nọ cách hàng kia 7-10cm; các lỗ so le nhau.

Tra giống nấm gần đầy miệng lỗ, lượng giống dùng 3kg/1m3, dùng phoi gỗ đã tạo ra làm nắp đậy (chiều dày bằng chiều dày của vỏ cây), lấp kín lớp giống cấy. Phía ngoài dùng ximăng hoà thành bột giống như vữa trát tường quét trên miệng nắp để bịt kín miệng lỗ.

- Xếp gỗ theo kiểu "cũi lợn" thành đống, cách mặt đất 15-20cm cao 1,5cm, chiều dài tuỳ theo khối lượng gỗ đem trồng. Phía trên cùng dùng bao tải gai dấp ướt để ráo nước phủ kín toàn bộ đống ủ.

- Hàng ngày chăm sóc đống ủ, chủ yếu là tưới nước. Lượng nước tưới chỉ đủ ướt lớp bao tải. Tuyệt đối không tưới nhiều, nước sẽ thấm sâu vào thân gỗ làm chết giống. Tốt nhất nên ươm kéo dài 6-16 tháng (tuỳ thuộc theo từng chủng loại gỗ). Cứ 2 tháng lại tiến hành đảo đống gỗ một lần. Khi đảo cần kiểm tra độ ẩm của gỗ. Nếu thấy gỗ quá khô cần dùng bình để phun nước nhẹ xung quanh thân gỗ, sau đó mới ủ đống lại.

Trong thời gian ươm cần phòng trừ một số loại sâu bệnh hại nấm: cá loại nấm mốc, côn trùng, chuột…Khi phát hiện các đoạn gỗ bị bệnh cần để cách ly khỏi đống ủ nhằm tránh lây lan sang các đoạn gỗ khác.

c) Chăm sóc, thu hái nấm:

Khi kết thúc giai đoạn ươm, nấm hương bắt đầu hình thành quả thể. Quan sát trên bề mặt thân gỗ có những chấm màu hồng nhạt, chúng lớn dần như hạt ngô và hình thành nên cây nấm hoàn chỉnh. Dựng đứng thân gỗ, xếp theo kiểu giá súng, hàng nọ cách hàng kia 50-60cm. Có thể xếp gỗ trong nhà có mái che, thoáng mát, độ ẩm không khí cao, ánh sáng khuếch tán rất ngắn (từ 3-6 tháng/năm), vì vậy năng suất thu hoạch sẽ thấp. Việc tính toán thời gian nuôi trồng để khi nấm ra gặp đúng thời tiết lạnh là rất cần thiết.

- Khi trồng trên thân cây gỗ, thời gian thu hoạch chỉ được 3-6 tháng/năm, nhiệt độ không khí cao trên 20oC cần xếp gọn gỗ lại rồi ươm như lúc ban đầu mới cấy giống đến đúng chu kỳ lạnh năm sau tiếp tục tưới nước và thu hái.

Thời gian bắt đầu trồng (cấy giống) nấm hương từ tháng 10 đến tháng 4 dương lịch là tốt nhất (trồng trên cây gỗ) (nếu trồng trên mùn cưa từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau).

Theo www.nongnghiepvn.forumup.vn

Thứ Năm, 6 tháng 5, 2010

Kỹ thuật Nuôi ếch đồng

Ếch không chịu được rét, suốt mùa đông ếch ẩn nấp trong hang tránh rét, sang mùa xuân ấm áp mới đi lai kiếm ăn. Nên bắt đầu nuôi éch từ mùa xuân, tháng 2-3 dương lịch.


Chuẩn bị ao và lồng nuôi
Ao nuôi ếch không cần sâu, có thể tận dụng các ao rộng, căng lồng dọc bờ ao để nuôi. Nước ao sạch, có thể thay nước khi cần. Ao nên tẩy vôi khử trùng hay khử trùng bằng thuốc tím 100g/m2 mặt ao trước khi nuôi.
Thiết kế lồng nuôi ếch là việc làm quan trọng của nghề nuôi ếch lồng. Lồng được căng trên ao nhờ các cọc tre tạo thành khung cắm sâu xuống đáy ao. Dùng lưới nilon (cỡ 60 mắt/cm2) quây thành lồng nuôi. Kích thước lồng dài 2m, rộng 1,5m và cao 1m, chân lưới cắm sâu trong đất 5-10cm. Với kích thước lồng như thế này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ếch sinh trưởng tốt và tiện lợi cho chăm sóc, quản lý của người nuôi. Nước trogn ao nên duy trì 40-50cm, bên trong lồng bố trí các tấm xốp phủ nilon lên trên gọi là "sàn lồng" nổi lên trên mặt nước để ếch có thể nhảy xuống uống nước hay leo lên ngồi trên sàn lồng, đồng thời là nơi cho ếch ăn hàng ngày. Diện tích phần sàn lồng nổi chiếm 2/3 diện tích mặt nước. Mỗi lồng nuôi với kích thước như trên co sthể thả 200-250 con ếch giống (khoảng 5-6g/con).

Tiêu chuẩn ếch giống

Ỏ Việt Nam có nhiều giống ếch như ếch đồng, ếch xanh, ếch gai… song nuôi ếch đồng là có giá trị hơn cả: ếch đồng dễ nuôi, ít bị bệnh, chóng lớn, con giống rẻ. Ếch giống 35-40 ngày tuổi đạt trọng lượng 5-6g/con, chọn những con khoẻ mạnh không bị dị hình, kích cỡ đồng đều. Thả mỗi lồng muôi 1-1,5kg ếch giống. Tuỳ thời điểm nuôi trong năm mà giá ếch giống (giống ếch đồng) dao động 30.000-50.000 đ/kg.

Chăm sóc
Ếch thích ăn côn trùng, cá, tôm, cua… song nuôi ếch công nghiệp nên dùng thức ăn hỗn hợp, như thế sẽ kinh tế và có nguồn thức ăn ổn định. Thức ăn hỗn hợp trong nuôi ếch thịt thương phẩm nên dùng loại kích thước 2-4 mm, hàm lượng đạm 30%. Cho ếch ăn với lượng thức ăn chiếm 4-5% khối lượng ếch nuôi, ngày cho ăn 1 lần. Khi cho ếch ăn, vãi thức ăn lên sàn lồng, theo dõi ếch ăn để điều chỉnh lượng thức ăn sao cho ếch ăn được nhiều nhưng không để dư thừa thức ăn, vừa làm bẩn nước nuôi. Cần chú ý kiểm tra lồng nuôi, phát hiện kịp thời các khe hở, lỗ hở, các sinh vật ăn thịt ếch (chuột, rắn …) làm hao hụt số lượng ếch nuôi. Hàng tháng cần phân loại ếch để tách nuôi riêng những con không cùng kích cỡ, tránh để những xon lớn ăn thịt con nhỏ.
Trong quá trình nuôi, ếch có thể bị mắc một số bệnh như bệnh chướng hơi, bệnh đường ruột, bệnh trùng bánh xe… nguyên nhân chủ yếu do nước nuôi bẩn, môi trường nuôi bị ô nhiễm. Để phòng bệnh, cần giữ sạch nước nuôi, nếu nước bẩn, nước tù đọng, nước bị chua… cần thay nước mới. Tuyệt đối không để nước ao bị ô nhiễm các hoá chất bảo vệ thực vật, các loại thuốc diệt cỏ. Khu vực nuôi cần được giữ yên tĩnh ếch mới ăn nhiều và chóng lớn. Thức ăn phải sạch, không bị thối hỏng. Khi phát hiện ếch bị bệnh cần điều trị kịp thời và dứt điểm, nếu con ếch nào chết cần loại bỏ ngay.

Thu hoạch, vận chuyển
Sau khi nuôi 3-4 tháng, trọng lượng ếch đạt 80-100g/con, mỗi lồng nuôi có thể cho thu từ 12-20kg ếch thịt. Trước khi thu hoạch, ngừng cho ăn để ếch bài tiết hết phân, và gom ếch lại nuôi với mật độ dày để ếch quen dần trước khi tập hợp ếch để vận chuyển. Lúc đánh bắt cần nhẹ nhàng, tránh sây sát. Dể vận chuyển ếch, dùng bao tải, túi lưới… cho ếch vào trong, nhúng nước rồi vận chuyển. Nhìn chung cần giữ cho da ếch luôn ướt khi vận chuyển thì ếch sẽ không bị chết.

Nguồn:Báo Nông thôn ngày nay