Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2008

Gieo sạ né rầy - Giải pháp kỹ thuật hữu hiệu

Giải pháp xác định thời điểm gieo sạ lúa để né rầy (thường gọi là giải pháp “né rầy”) là một trong những giải pháp phòng, tránh rầy nâu (RN) lan truyền virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL) hại lúa, nhưng là giải pháp cơ bản. Giải pháp “né rầy” gồm thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp: bẫy đèn, thời điểm xuống giống, dùng nước che chắn cây lúa non,...đã giúp cho cây lúa tránh được sự xâm nhiễm của virus mầm bệnh VL-LXL từ RN khi cây lúa dưới 30 ngày tuổi.

Cơ sở khoa học của giải pháp này là dựa vào đặc tính di cư của RN theo từng đợt cách nhau khoảng 28 đến 30 ngày, được phát hiện và dự báo bằng bẫy đèn. Cây lúa chỉ bị bệnh VL-LXL gây hại nặng khi RN mang mầm bệnh tấn công vào giai đoạn lúa còn nhỏ; cây lúa sau 30 ngày có khả năng tự đền bù hầu hết các thiệt hại bằng cách ra lá mới, chồi mới thay thế chồi bị thiệt hại.
Ứng dụng giải pháp “né rầy” tại ấp Đồn (xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh) đã mang lại hiệu quả thực sự cho sản xuất lúa. Thành công liên liếp trong cả 2 năm, lúa trúng mùa, đồng ruộng không có diện tích lúa thiệt hại do bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL), nông dân ấp Đồn sẽ tự tin ứng dụng giải pháp “né rầy” trong việc phòng chống RN, bệnh VL,LXL. Đó là vấn đề đúc rút tại Hội thảo giải pháp “né rầy” do Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tổ chức tại Ấp Đồn vào ngày 04/12/2008.
Hội thảo đã nghe Trạm BVTV huyện Củ Chi, Trưởng ấp Đồn và một số nông dân báo cáo tình hình sản xuất, tình hình RN trưởng thành vào đèn và trình bày kết quả ứng dụng giải pháp né rầy tại ấp Đồn.
Ấp Đồn có diện tích sản xuất lúa lớn nhất xã Trung Lập Hạ (250 ha/540 ha), vùng này có hệ thống kênh Đông hoàn chỉnh nên nông dân thâm canh liên tục 3 – 4 vụ/năm và cây lúa là nguồn thu nhập chính của người dân. Trong vụ lúa Mùa năm 2006, nông dân ấp Đồn phải lao đao vì nhiều cánh đồng vài chục ha mất trắng do bệnh VL-LXL. Đến nay, bệnh VL-LXL vẫn tiếp tục tàn phá nhiều cánh đồng lúa ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng tại ấp Đồn - nằm trong vùng có nguy cơ thiệt hại nặng do bệnh VL-LXL - không có thiệt hại đáng kể.
Thời điểm nông dân ấp Đồn gieo sạ”né rầy”

Tại hội thảo, nông dân ấp Đồn giải thích, trước đây (lúa Mùa 2006) trong một cánh đồng thời vụ kéo từ cuối tháng 6 đến giữa tháng 8; từ năm 2007 đến nay, cụ thể là vụ Mùa năm 2008, nhờ ứng dụng giải pháp “né rầy”, 72 hộ nông dân đã không xuống giống trong tháng 7 và đã gieo sạ tập trung từ ngày 15/ 8 đến ngày 20/ 8/ 2008.
Nhờ đó lúa non không nhiễm RN di trú và kết quả hơn 120 ha lúa Mùa xuống giống theo lịch né rầy nên không có diện tích thiệt hại do bệnh VL-LXL và đạt năng suất cao./.


Tháng 12/ 2008
KS. Nguyễn Thị Lệ Thoa
CCBVTV thành phố

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2008

TIN NÔNG NGHIỆP

1. Sạ hàng lúa bằng giàn kéo tay hiệu quả kinh tế rõ

Nhằm giải phóng sức lao động cho nông dân, vụ mùa vừa qua Trạm khuyến nông huyện Lục Nam, Bắc Giang đã hỗ trợ 50 chiếc máy sạ hàng lúa bằng giàn kéo tay cho 50 hộ nông dân trong 10 xã của huyện, mỗi chiếc là 500 nghìn đồng (bằng 50%).
Với hơn 100 ha được sạ hàng bằng giàn kéo tay so với phương pháp cấy truyền thống thì ưu điểm nổi bật của phương pháp này là: Trong cùng một ngày gieo cấy, sạ hàng bằng giàn kéo tay lúa chín sớm hơn từ 4-5 ngày, sâu bệnh ít, bông lúa dài hơn, tỷ lệ hạt chắc trên bông cao do đó năng suất tăng. Trong vụ đông xuân tới Trạm Khuyến nông tiếp tục hỗ trợ bà con, nhân rộng mô hình này.
2. Ứng dụng ICM, giá trị 1 ha lúa tăng thêm 1,5 triệu đồng

Qua 2 vụ sản xuất nông nghiệp năm 2008, Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Nam đã hướng dẫn cho 250 lượt hộ nông dân triển khai thực hiện chương trình ICM (3 giảm, 3 tăng) trên 5 cánh đồng lúa với tổng diện tích 25 ha.
Không chỉ giảm chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm mà giá trị kinh tế tăng bình quân 1,5 triệu đồng/ha so với những ruộng lúa không áp dụng chương trình này. Được biết, từ đầu năm đến nay, Chi cục BVTV tỉnh cũng đã tổ chức tập huấn kỹ thuật, giúp 200 hộ nông dân khác xây dựng 8 mô hình canh tác theo chương trình IPM cho hiệu quả kinh tế cao, nhất là trên cây dưa hấu, cà tím, đậu phụng...
(Theo: nongnghiep.vn)

Ứng dụng ICM, giá trị 1 ha lúa tăng thêm 1,5 triệu đồng

LUAGAO - Qua 2 vụ sản xuất nông nghiệp năm 2008, Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Nam đã hướng dẫn cho 250 lượt hộ nông dân triển khai thực hiện chương trình ICM (3 giảm, 3 tăng) trên 5 cánh đồng lúa với tổng diện tích 25 ha.
Không chỉ giảm chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm mà giá trị kinh tế tăng bình quân 1,5 triệu đồng/ha so với những ruộng lúa không áp dụng chương trình này. Được biết, từ đầu năm đến nay, Chi cục BVTV tỉnh cũng đã tổ chức tập huấn kỹ thuật, giúp 200 hộ nông dân khác xây dựng 8 mô hình canh tác theo chương trình IPM cho hiệu quả kinh tế cao, nhất là trên cây dưa hấu, cà tím, đậu phụng...


Văn Sự

Xem: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/2/2/2/25435/Default.aspx

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2008

Giống lúa lai cao sản Nhị ưu 986 tại Nghệ An

Ngày 24/12/2007, giống lúa lai Nhị ưu 986 đã được Bộ NN&PTNT công nhận tạm thời là giống lúa lai chất lượng tốt cả về năng suất và tính chống chịu sâu bệnh.
Đánh giá về giống lúa lai này, TS Phạm Đồng Quảng, Cục phó Cục Trồng trọt cho biết: Giống Nhị ưu 986 được đưa vào khảo nghiệm tại nhiều địa phương ở miền Bắc từ vụ xuân 2006, trong đó có địa bàn tỉnh Nghệ An và nó đã được nhìn nhận là một trong những giống lúa mới có triển vọng. Nhị ưu 986 sinh trưởng, phát triển khá. Thời gian sinh trưởng tương đương với giống Nhị ưu 838, nhưng cho năng suất bình quân cao hơn, chống chịu sâun bệnh tốt hơn.
Ông Nguyễn Sỹ Hưng, Phó chủ tịch UBND huyện Yên Thành, Nghệ An cho biết: Giống lúa lai Nhị ưu 986 được đưa vào khảo nghiệm tại huyện trọng điểm lúa Yên Thành từ năm 2005 đến nay đã được 3 năm. Nhị ưu 986 được bà con nông dân ở đây đánh giá là giống lúa lai ưu việt trên đồng đất Yên Thành với nhiều ưu điểm nổi trội về năng suất (bình quân trong 2 năm 2006 và 2007 từ 8 đến 9 tấn/ha/vụ). Nhị ưu 986 thích ứng rộng, có thể gieo cấy được 3 vụ/năm. Đây cũng là một giống lúa chịu rét và chống đổ tốt, chống chịu sâu bệnh và chất lượng gạo ngon hơn Nhị ưu 838.
Bởi thế, trong năm 2008, riêng giống lúa Nhị ưu 986 được huyện Yên Thành đưa vào kế hoạch sản xuất thử lớn nhất của huyện (4.000 ha). Bà Hoàng Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Diễn Châu cũng cho biết: Giống lúa Nhị ưu 986 có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với giống lúa Nhị ưu 838 và Nhị ưu 63...
Đây là lý do giải thích vì sao diện tích lúa Nhị ưu 986 đã tăng nhanh trên địa bàn huyện Diễn Châu trong cả vụ xuân và vụ hè thu của 2 năm 2007 và 2008. Ông Phan Đình Hà, Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Chương: Nhị ưu 986 cho năng suất bình quân cao nhất trong các giống lúa lai được gieo cấy tại Thanh Chương các năm qua (8 tấn/ha/vụ). Đây là giống lúa lai cao sản, đề nghị Bộ NN-PTNT công nhận chính thức để các địa phương yên tâm đưa vào cơ cấu chính thức.
Thanh Mai

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2008

20 GIỐNG LÚA MỚI CHO NAM TRUNG BỘ VA TÂY NGUYÊN

Kết quả khảo nghiệm VCU trong 3 năm 2006-2008 gồm 205 giống lúa (149 giống lúa thường, 56 giống lúa lai), đã xác định được 20 giống lúa mới có nhiều triển vọng kháng rầy nâu trung bình (cấp 5-7) như sau:
1. Giống CH209 (lúa chịu hạn): Thời gian sinh trưởng (TGST) 110-118 ngày (ĐX); 94-98 ngày (HT). Năng suất trung bình (TB) 68 tạ/ha, thâm canh đạt 80 tạ/ha. Ít nhiễm rầy nâu (cấp 5), nhiễm TB bệnh đạo ôn (cấp 7); chống đổ khá, chịu hạn khá. Thích hợp gieo sạ vụ ĐX và HT tại Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB).

2. Giống CH207 (lúa chịu hạn): TGST 125-127 ngày (ĐX); 115-119 ngày (HT). Năng suất TB 67 tạ/ha, thâm canh đạt 82 tạ/ha. Ít nhiễm rầy nâu (cấp 5), ít nhiễm bệnh đạo ôn (cấp 5); chống đổ tốt, chịu hạn khá. Thích hợp gieo sạ vụ ĐX và HT tại DHNTB.

3. Giống ML 202: TGST 105-108 ngày (ĐX) và 90-94 ngày (HT). Năng suất TB 65 tạ/ha, thâm canh đạt 81 tạ/ha. Chất lượng gạo trung bình khá, cơm ngon TB. Nhiễm rầy nâu trung bình (cấp 5-7), ít nhiễm bệnh đạo ôn (cấp 5); chịu hạn khá, chống đổ trung bình. Thích hợp vụ ĐX và HT tại DHNTB và Tây Nguyên.

4. Giống ML203: TGST 107 ngày (ĐX) và 96 ngày (HT). Năng suất TB 67 tạ/ha, thâm canh đạt 80 tạ/ha. Chất lượng gạo khá. Nhiễm rầy nâu trung bình (cấp 5-7); ít nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông (cấp 3); chống đổ khá. Thích hợp gieo cấy vụ ĐX và HT tại các tỉnh DHNTB và Tây Nguyên.

5. Giống VN 124: TGST 113-118 ngày (ĐX) và 95-100 ngày (HT). Năng suất TB 66 tạ/ha, thâm canh 80 tạ/ha. Chất lượng gạo tốt, cơm ngon. Nhiễm nhẹ rầy nâu (cấp 5), nhiễm bệnh đạo ôn trung bình (cấp 7); chống đổ khá, chịu hạn. Thích hợp vụ ĐX và HT tại DHNTB và Tây Nguyên.

6. Giống VN121: TGST 107 ngày (ĐX) và 96 ngày (HT). Năng suất TB 68 tạ/ha, thâm canh 80 tạ/ha. Nhiễm rầy nâu trung bình (cấp 5-7); ít nhiễm bệnh đạo ôn (cấp 5); chống đổ trung bình. Thích hợp vụ ĐX và HT tại DHNTB và Tây Nguyên.

7. Giống ĐB6: TGST 105-110 ngày (ĐX) và 95-97 ngày (HT). Năng suất TB 60 tạ/ha, thâm canh đạt 75 tạ/ha. Nhiễm rầy nâu (cấp 5-7), nhiễm bệnh đạo ôn trung bình (cấp 5-7); cứng cây chống đổ khá. Thích hợp vụ ĐX và HT tại DHNTB và Tây Nguyên.

8. Giống TBR1: TGST 110-115 ngày (ĐX) và 95-100 ngày (HT). Năng suất TB 65 tạ/ha, thâm canh đạt 80 tạ/ha. Nhiễm rầy nâu TB (cấp 5-7); ít nhiễm bệnh đạo ôn (cấp 5); cứng cây chống đổ khá. Thích hợp vụ ĐX và HT tại DHNTB và Tây Nguyên.

9. Giống P13 (lúa chất lượng): TGST 125 ngày (ĐX) và 105 ngày (HT). Cây cao trung bình 91,2 cm; đẻ nhánh khá. Năng suất trung bình 68 tạ/ha, thâm canh 72 tạ/ha. Phẩm chất khá, hạt thon dài, cơm ngon, có mùi thơm nhẹ. Nhiễm rầy nâu trung bình (cấp 5-7), ít nhiễm bệnh đạo ôn (cấp 5); cứng cây chống đổ khá. Thích hợp vụ ĐX và HT tại DHNTB và Tây Nguyên.

10. Giống BM207 (lúa chất lượng): TGST 125 ngày (ĐX) và 114 ngày (HT). Năng suất TB 64 tạ/ha, thâm canh đạt 75 tạ/ha. Chất lượng gạo tốt, cơm ngon, có mùi thơm. Nhiễm rầy nâu trung bình (cấp 5-7); nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông TB (cấp 5-7); chống đổ khá. Thích hợp vụ ĐX và HT ở DHNTB.

11. Giống BC15 (dài ngày): TGST 133 ngày (ĐX) và 115 ngày (HT). Cây cao trung bình 87,3 cm; đẻ nhánh khá; có bình quân 138 hạt chắc/bông; P.1000 hạt 24-25 gam. Năng suất trung bình 65 tạ/ha, thâm canh 75 tạ/ha. Phẩm chất trung bình, hạt dài trung bình. Nhiễm rầy nâu trung bình (cấp 5-7), nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông trung bình (cấp 7). Cứng cây chống đổ khá. Thích hợp vụ ĐX và HT tại DHNTB.

12. Giống DT38 (dài ngày): TGST 133 ngày (ĐX) và 116 ngày (HT). Năng suất trung bình 69 tạ/ha, thâm canh đạt 75 tạ/ha. Ít nhiễm rầy nâu (cấp 0); ít nhiễm bệnh đạo ôn (cấp 3); chống đổ khá. Thích hợp vụ ĐX và HT tại DHNTB và Tây Nguyên.

13. Giống lúa lai Nhị ưu 725: TGST 115-120 ngày (ĐX); 105-112 ngày (HT). Năng suất trung bình 73 tạ/ha, thâm canh cao đạt 85 tạ/ha. Phẩm chất gạo khá, cơm ngon khá. Nhiễm rầy trung bình, ít nhiễm bệnh đạo ôn; chống đổ tốt, chịu lạnh khá. Thích hợp vụ ĐX và HT tại DHNTB và Tây Nguyên.

14. Giống lúa lai Nghi Hương 2308: TGST 118-125 ngày (ĐX) và 105-110 ngày (HT). Năng suất trung bình 71 tạ/ha, thâm canh 80 tạ/ha. Phẩm chất gạo tốt, cơm ngon. Nhiễm rầy nâu TB, ít nhiễm bệnh đạo ôn; cứng cây chống đổ khá, chịu lạnh khá. Thích hợp gieo sạ vụ ĐX và HT tại Duyên hải Nam Trung bộ.

15. Giống lúa lai B-TE1: TGST 120-130 ngày (ĐX) và 100-110 ngày (HT). Năng suất trung bình 72 tạ/ha, thâm canh cao 80 tạ/ha. Phẩm chất gạo tốt, cơm ngon. Nhiễm rầy trung bình, ít nhiễm bệnh đạo ôn; chống đổ tốt, chịu hạn khá. Thích hợp vụ ĐX và HT tại DHNTB và Tây Nguyên.

16. Giống lúa lai PHB71: TGST 116-120 ngày (ĐX) và 100-113 ngày (HT). Năng suất trung bình 66 tạ/ha, thâm canh 83 tạ/ha; chất lượng gạo khá, cơm ngon. Ít nhiễm rầy nâu (cấp 3), ít nhiễm bệnh đạo ôn; cứng cây chống đổ khá. Thích hợp vụ ĐX và HT tại DHNTB và Tây Nguyên.

17. Giống lúa lai D.ưu 725: TGST 115-119 ngày (ĐX); 105-112 ngày (HT). Năng suất TB 64 tạ/ha, thâm canh 75 tạ/ha. Phẩm chất gạo khá, cơm ngon khá. Nhiễm rầy trung bình, ít nhiễm bệnh đạo ôn; cứng cây chống đổ tốt, chịu lạnh khá. Thích hợp gieo sạ vụ ĐX và HT tại DHNTB.

18. Giống lúa lai H94017: TGST 125-130 ngày (ĐX); 105-110 ngày (HT). Năng suất TB 78 tạ/ha, thâm canh cao đạt 85 tạ/ha. Phẩm chất gạo khá, cơm ngon khá. Nhiễm rầy trung bình, ít nhiễm bệnh đạo ôn; cứng cây chống đổ tốt, chịu hạn khá. Thích hợp gieo sạ vụ ĐX và HT tại DHNTB.

19. Giống lúa lai BIO404: TGST 115-120 ngày (ĐX); 105-100 ngày (HT). Năng suất trung bình 69 tạ/ha, thâm canh cao đạt 80 tạ/ha. Phẩm chất gạo khá, cơm ngon. Nhiễm rầy trung bình, ít nhiễm bệnh đạo ôn; cứng cây chống đổ khá, chịu hạn khá. Thích hợp gieo sạ vụ ĐX và HT tại DHNTB.

20. Quốc Hương ưu số 5: TGST 115-120 ngày (ĐX); 100-105 ngày (HT). Năng suất TB 78 tạ/ha, thâm canh 80 tạ/ha. Phẩm chất gạo tốt, cơm ngon. Nhiễm rầy trung bình, ít nhiễm bệnh đạo ôn; cứng cây chống đổ tốt, chịu lạnh khá. Thích hợp gieo sạ vụ ĐX và HT tại DHNTB.
PV

KHÔI PHỤC ĐỒNG LÚA DO TÔM SÚ LẤN

Xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại, Bến Tre cách nay 6 năm đã bị một “cơn lốc” nuôi tôm sú tràn về càn quét đi cả một cánh đồng lúa mùa truyền thống. Tưởng chừng đời sống người dân nghèo nơi đây khá lên theo con tôm sú nhưng không ngờ ngược lại còn thảm bại hơn.
Những ngày qua mặc dù giá lúa ở ĐBSCL xuống khá thấp nhưng nhiều nông dân ở xã Thạnh Phước làm lúa mùa chất lượng vẫn bán được giá khá cao. Anh Nguyễn Văn Dũng ở ấp 5, xã Thạnh Phước cho biết: Lúa ở vùng này hiện nay giá đang ở mức 150.000 đồng/giạ. Tôi làm 5 công rưỡi lúa thu hoạch được hơn 100 giạ, nếu so với nuôi tôm sú trước đây thì làm lúa có lời và ăn chắc hơn nhiều.
Anh Phan Văn Bình cũng ở đấy, cho biết thêm: Năm 2001 nông dân vùng này bắt đầu tập tành nuôi tôm sú theo phong trào nhưng liên tiếp gặp thất bại. Sau 1-2 vụ nuôi nhiều hộ phải cầm bằng khoán đỏ cho ngân hàng. Thậm chí, có hộ còn rao bán luôn đất nuôi tôm với giá “bèo” chỉ 5-7 triệu đồng/công. Ngành chức năng cũng nhận thấy phong trào độc canh nuôi tôm ở đây không “ăn” nên năm 2007 đã quyết tâm đưa mô hình trồng lúa mùa xen tôm về triển khai.
Anh Bình là người tiên phong làm thử nghiệm mô hình xen canh lúa + tôm trên diện tích 7.000 m2 mặt đất ao tôm nuôi công nghiệp cho biết: “Tôi là người tiên phong làm theo mô hình lúa + tôm của ngành nông nghiệp triển khai. Lúc đầu cũng dè chừng nhưng sau 4 tháng đã thu về được hơn 100 giạ, thấy vậy nhiều bà con làm theo. Vụ lúa này tôi đã gieo sạ lúa được hơn 2 tháng rồi và hiện nay trông trà lúa rất tốt”.
Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch Hội nông dân xã Thạnh Phước cho biết: Xã Thạnh Phước quyết tâm vực dậy kinh tế ở cánh đồng Bé 360 ha để làm theo mô hình lúa + tôm. Đây là vùng lúa mùa truyền thống đã bị con tôm sú lấn sân cách nay 6 năm.
Ông Nguyễn Văn Rê, Bí thư xã Thạnh Phước khẳng định: Tết này người dân xã Thạnh Phước chắc chắn sẽ phấn khởi hơn bởi hiện nay nhìn trà lúa trồng trong vuông tôm đang phát triển rất tốt, cứ đà này năng suất ước đạt khoảng 3,5-4 tấn/ha. Đáng mừng hơn nữa là sau nhiều năm bỏ lúa nuôi tôm đến nay một số hộ vẫn giữ lại được các giống lúa mùa truyền thống như: Nàng Quốc, Trắng Hòa Bình, Đất Đỏ. Đây là những giống đặc sản, hạt căng, rất ngon cơm. Mục tiêu của xã là quyết tâm khôi phục lại vùng lúa mùa truyền thống với khoảng 600 ha. Xã cũng đã phối hợp với Ngân hàng NN-PTNT huyện Bình Đại hỗ trợ người dân vay vốn.
THANH PHONG

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2008

BỘ GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY CHO VỤ ĐÔNG XUÂN TẠI ĐBSCL


Giống lúa OM5930: TGST 95-100 ngày; thân rạ cứng; chiều cao cây 103 cm; năng suất: 5-7 tấn/ha; khả năng kháng rầy nâu cấp 1-3; khả năng kháng đạo ôn cấp 1; tỉ lệ gạo nguyên 40-50%, tỷ lệ bạc bụng (cấp 9): 5-7%; hạt dài 7,2 mm; hàm lượng amylose: 24,05%. Đặc tính khác: Cứng cây, kháng vàng lùn, lùn xoắn lá, gạo đẹp, thơm nhẹ, công nhận quốc gia 2008.
OM4900: TGST 100-105 ngày; thân rạ cứng, chiều cao cây 108 cm; năng suất: 5-7 tấn/ha; khả năng kháng rầy nâu cấp 1-3, kháng đạo ôn cấp 1; tỉ lệ gạo nguyên 40-50%, bạc bụng (cấp 9) 2-4%; hạt dài 7,03 mm; hàm lượng amylose 18,5%. Đặc tính khác: Cứng cây, kháng vàng lùn, lùn xoắn lá, gạo đẹp, cơm dẻo, thơm…, công nhận sản xuất thử 2008.
OM5240: TGST 95-100 ngày; thân rạ cứng; chiều cao cây 105cm; năng suất 5-7 tấn/ha; khả năng kháng rầy nâu cấp 3; khả năng kháng đạo ôn cấp 1-3; tỉ lệ gạo nguyên: 35-50%; bạc bụng (cấp 9) 8-12%, hạt dài 6,95 mm; hàm lượng amylose 25,2%. Đặc tính khác: Cứng cây, kháng vàng lùn, chịu phèn.
OM5636: TGST 93-37 ngày; thân rạ cứng, chiều cao cây 110cm; năng suất: 5-7 tấn/ha; khả năng kháng rầy nâu cấp 3, kháng đạo ôn cấp 3; tỉ lệ gạo nguyên 35-50%, bạc bụng (cấp 9) 10%; hạt dài 7,02 mm; hàm lượng amylose: 24,52%. Đặc tính khác: Cứng cây, kháng vàng lùn, lùn xoắn lá, chịu phèn, gạo đẹp, công nhận sản xuất thử 2008.
OM5629: TGST 100 ngày; thân rạ cứng, chiều cao cây 112 cm; năng suất: 5-7 tấn/ha; khả năng kháng rầy nâu cấp 1-3, kháng đạo ôn cấp 1; tỉ lệ gạo nguyên: 45-50%, bạc bụng (cấp 9) 5-10%; hạt dài 7,1 mm; hàm lượng amylose 24%. Đặc tính khác: Cứng cây, kháng vàng lùn, gạo đẹp.
OM6162: TGST 95 ngày; thân rạ cứng; chiều cao cây 109 cm; năng suất 5-7 tấn/ha; khả năng kháng rầy nâu cấp 1-3, kháng đạo ôn cấp 1; tỉ lệ gạo nguyên 40-50%, bạc bụng (cấp 9) 2-5%; hạt dài 7,05 mm; hàm lượng amylose 19,5%. Đặc tính khác: Cứng cây, kháng vàng lùn, lùn xoắn lá, gạo đẹp, dẻo, thơm.
HG2: TGST 95 ngày; thân rạ cứng, chiều cao cây 105cm; năng suất 5-7 tấn/ha; khả năng kháng rầy nâu cấp 1-3, kháng đạo ôn cấp 1; tỉ lệ gạo nguyên 40-50%, bạc bụng (cấp 9) 2-5%; hạt dài 7,03 mm; hàm lượng amylose: 20%. Đặc tính khác: Cứng cây, kháng vàng lùn, lùn xoắn lá, gạo đẹp, dẻo, thơm.
OM6600: TGST 95-100 ngày; thân rạ cứng, chiều cao cây 106cm; năng suất 5-7 tấn/ha; khả năng kháng rầy nâu cấp 1-3, kháng đạo ôn cấp 1-3; tỉ lệ gạo nguyên 40-50%, bạc bụng (cấp 9) 2-5%; hạt dài 7,05mm; hàm lượng amylose 19%. Đặc tính khác: Cứng cây, kháng vàng lùn, lùn xoắn lá, gạo đẹp, thơm, dẻo.
OM6055: TGST 95-100 ngày; thân rạ cứng, chiều cao cây 109 cm; năng suất: 5-7 tấn/ha; khả năng kháng rầy nâu cấp 1-3, kháng đạo ôn cấp 3; tỉ lệ gạo nguyên 40-50%, bạc bụng (cấp 9) 5-10%; hạt dài 7,0 mm; hàm lượng amylose 23,8%. Đặc tính khác: Cứng cây, kháng vàng lùn, lùn xoắn lá, gạo đẹp, mềm cơm.
OM6073: TGST 97-102 ngày; thân rạ cứng, chiều cao cây 102 cm; năng suất 5-7 tấn/ha; khả năng kháng rầy nâu cấp 1-3, kháng đạo ôn cấp 1-3; tỉ lệ gạo nguyên 35-50%, bạc bụng (cấp 9) 5-10%; hạt dài 7,05mm; hàm lượng amylose 25%. Đặc tính khác: Cứng cây, kháng vàng lùn, lùn xoắn lá, chịu phèn, gạo đẹp, công nhận sản xuất thử 2008.
OM4498: TGST 90-95 ngày; thân rạ cứng, chiều cao cây 106cm; năng suất 5-7 tấn/ha; khả năng kháng rầy nâu cấp 1-3, kháng đạo ôn cấp 1-3; tỉ lệ gạo nguyên 35-45%, bạc bụng (cấp 9) 8-12%; hạt dài 7,12mm; hàm lượng amylose 24,3%. Đặc tính khác: Cứng cây, kháng vàng lùn, lùn xoắn lá, chịu phèn, mặn, mềm cơm, công nhận quốc gia 2007.
OM6377(AG1): TGST 90-95 ngày; thân rạ cứng, chiều cao cây 111cm; năng suất: 5-7 tấn/ha; khả năng kháng rầy nâu cấp 1-3, kháng đạo ôn cấp 1-3; tỉ lệ gạo nguyên 45%, bạc bụng (cấp 9) 8%; hạt dài 7,05 mm; hàm lượng amylose 24,3%. Đặc tính khác: Cứng cây, kháng vàng lùn, gạo đẹp, thơm nhẹ.
OM6072: TGST 90-95 ngày; thân rạ cứng, chiều cao cây 105cm; năng suất 5-7 tấn/ha; khả năng kháng rầy nâu cấp 1-3, kháng đạo ôn cấp 1-3; tỉ lệ gạo nguyên 40-50%, bạc bụng (cấp 9) 5-8%; hạt dài 7,02mm; hàm lượng amylose 24,5%. Đặc tính khác: Cứng cây, kháng vàng lùn, gạo đẹp.
OMCS2009: TGST 85 ngày; thân rạ cứng, chiều cao cây 101cm; năng suất 5-7 tấn/ha; khả năng kháng rầy nâu cấp 1-3, kháng đạo ôn cấp 1-3; tỉ lệ gạo nguyên 45%, bạc bụng (cấp 9) 5-10%; hạt dài 7,08mm; hàm lượng amylose 24,3%. Đặc tính khác: Cứng cây, kháng vàng lùn, lùn xoắn lá, ngắn ngày, gạo đẹp, mềm cơm.
OM6840: TGST 90 ngày; chiều cao cây 103cm; năng suất 5-7 tấn/ha; khả năng kháng rầy nâu cấp 1-3, khả năng kháng đạo ôn cấp 1-3; tỉ lệ gạo nguyên 50%, bạc bụng (cấp 9) 5%; hạt dài 6,9mm; hàm lượng amylose 24%. Đặc tính khác: Kháng vàng lùn, chống chịu tốt với điều kiện khô hạn

QUẢNG TRỊ: THÊM NHIỀU GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO

Những năm qua Trung tâm giống cây trồng- vật nuôi Quảng Trị đã lặn lội ra Bắc vào Nam tìm kiếm đưa về khảo nghiệm thành công một số giống trong các tập đoàn giống của Viện Khoa học Nông nghiệp VN; nhập giống từ Trung Quốc..., theo đó đã phục tráng chọn dòng nhiều giống lúa mới sản xuất trên đất thịt nhẹ có diện tích 48 ha/năm tại 2 Trại giống của Trung tâm từ 2-4 vụ từ đó chọn lựa ra giống lúa cấp siêu nguyên chủng, nguyên chủng và giống xác nhận cho năng suất, chất lượng cao chủ động đáp ứng nhu cầu giống cho bà con nông dân trong và ngoài tỉnh thay thế dần những giống có năng suất thấp, chất lượng kém hay bị nhiễm sâu bệnh.
Cũng thông qua khảo nghiệm, Trung tâm nhận thấy có 6/8 loại giống triển vọng thích nghi với môi trường, khí hậu, thổ nhưỡng địa phương và cho năng suất, chất lượng cao gồm PC10, PC6, ĐB5, ĐB6, HT9, HT6 và BM216, trong đó riêng PC6 và BM216 nổi trội hơn cả, chất lượng gạo tốt, hạt gạo trong, cơm mềm, dẻo, thơm, ngắn ngày, sản xuất được cả 2 vụ đông xuân và hè thu nên Trung tâm đề nghị tỉnh cho mở rộng diện tích sản xuất giống đại trà với khoảng 1.000 tấn giống/năm, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất.

PHÚ THỌ CÓ NHIỀU GIỐNG LÚA LAI MỚI

Mới đây, Trung tâm giống cây trồng Phú Thọ phối hợp với Cty TNHH Khoa học Kỹ thuật Sinh học Thiên Nguyên Vũ Đại – Thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) tổ chức Hội nghị giới thiệu một số giống lúa mới triển vọng vụ mùa năm 2008…
Với mục tiêu để góp phần đa dạng bộ giống lúa, đưa các giống lúa lai mới vào phục vụ sản xuất, trong những năm qua Trung tâm giống cây trồng Phú Thọ đã đưa các loại giống lúa lai: Thiên hương ưu 8, Thiên nguyên ưu 9, Thiên nhị ưu 16 vào khảo nghiệm cơ bản trong mạng lưới khảo nghiệm Quốc gia và khảo nghiệm sản xuất tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ.
Đây là những giống lúa lai có năng suất cao, chất lượng gạo khá, chống chịu sâu bệnh đã và đang được phát triển trên diện rộng ở các tỉnh của Trung Quốc do Công ty TNHH KHKT Thiên Nguyên Vũ Đại – Thành phố Vũ Hán chọn tạo từ tổ hợp lai Vi vũ Thiên nguyên/Vi lạc 09. Trên cơ sở kết quả khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất giống tại một số địa phương của tỉnh Phú Thọ kết hợp với khảo nghiệm Quốc gia tại các tỉnh Tuyên Quang, Hưng Yên, Thái Bình, Thanh hoá, Nghệ An… cho thấy 3 loại giống trên đều sinh trưởng tốt, có nhiều ưu điểm: dạng hình đẹp, trổ thoát cổ bông, độ thuần tốt; chịu rét, chống đổ khá; mức độ nhiễm sâu bệnh nhẹ; chất lượng gạo và cơm tốt (đặc biệt với Thiên nhị ưu 16); được các địa phương tiếp nhận, mở rộng vào sản xuất.
Đối với giống lúa lai 3 dòng: Thiên nguyên ưu 9 và Thiên hương ưu 8, thời gian sinh trưởng dao động từ 129 – 131 ngày trong vụ xuân và 107 – 110 ngày trong vụ mùa – tương đương giống Nhị ưu 838. Đối với giống lúa lai 2 dòng Thiên nhị ưu 16, thời gian sinh trưởng là từ 128 – 132 ngày trong vụ xuân và 103 – 105 ngày trong vụ mùa – tương đương giống Bồi tạp Sơn Thanh.
Trong khảo nghiệm cơ bản, các giống đều cho năng suất trung bình vụ xuân đạt từ 62,5 – 74,2 tạ/ha, vụ mùa đạt 57,1 tạ/ ha, tương đương và cao hơn các giống Nhị ưu 838 và Bồi tạp Sơn Thanh tại các điểm khảo nghiệm sản xuất, 3 giống lúa lai trên đều là những giống chịu thâm canh nên năng suất tại các điểm khảo nghiệm đều cao hơn giống Nhị ưu 838 đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Các giống lúa lai mới này đều có khả năng thích ứng rộng, có thể gieo cấy cả 2 vụ trên chân đất vàn và vàn thấp.
Thực tế đã cho thấy, các mô hình khảo nghiệm sản xuất giống tại một số địa phương của tỉnh Phú Thọ, 3 giống lúa đã thể hiện khá tốt những đặc điểm, ưu thế riêng của mình. Vì thế các đại biểu tham quan đầu bờ cũng đề nghị Hội đồng khoa học Bộ NN&PTNT xét công nhận cho sản xuất thử 3 loại giống lúa trên tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ để góp phần đa dạng hoá bộ giống lúa lai, đưa các giống lúa lai mới, năng suất, chất lượng cao vào phục vụ sản xuất

BỘ NN- PTNT XÁC ĐỊNH 9 NHÓM HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC ĐẾN 2020

LUAGAO - Bộ NN-PTNT vừa đưa vào chiến lược trồng trọt đến năm 2020, xác định 9 nhóm hàng nông sản chủ lực gồm: lúa gạo, rau đậu các loại, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè, cây ăn quả và ca cao.
Theo đó, năm 2010 sản lượng lúa đạt 36,5 triệu tấn, năm 2015 đạt 38 triệu tấn và năm 2020 39,8 triệu tấn. Với cà phê sẽ ổn định diện tích khoảng 500.000 ha, trong đó có 40.000 ha cà phê chè, tập trung ở Tây Nguyên, Tây Bắc và Bắc Trung bộ. Năm 2010 sản lượng cà phê sẽ đạt 976 ngàn tấn, năm 2020 đạt 1,1 triệu tấn…
Vùng Đông Bắc sẽ tập trung phát triển chè, lúa gạo, ngô, khoai, cam quýt, vải, quế, hồi. Vùng Tây Bắc tập trung ngô, đậu tương, chè, cây ăn quả ôn đới, nhãn, cà phê, lúa đặc sản. ĐBSH là cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm. ĐBSCL là lúa gạo, rau các loại, mía, dừa, cây ăn quả, với trọng tâm phát triển vùng lúa chất lượng cao với diện tích 1 triệu ha.

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2008

Quốc hương ưu số 5 - Giống lúa lai chất lượng cao

Mới đây tại HTX NN Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, SPCT và phân bón vùng miền Trung – Tây Nguyên đã phối hợp với Cty CP Tập đoàn Điện Bàn tổ chức hội thảo giống lúa lai Quốc hương ưu số 5 (QH5) với sự tham gia của các phòng kinh tế huyện, trạm khuyến nông, HTX NN và đông đảo bà con nông dân.
QH5 là giống lúa lai 3 dòng chất lượng cao do Cty TNHH ngành giống Quốc Hào Tứ Xuyên- Trung Quốc sản xuất. Quy mô diện tích khảo nghiệm gồm 0,25ha lúa QH5 và 0,25ha giống đối chứng là Nhị ưu 838. Tiến sĩ Lê Quý Tường, Giám đốc TT Khảo Kiểm nghiệm Giống, SPCT và phân bón vùng MT – TN cho biết: Giống QH5 được sạ mật độ 3kg giống/sào 500m2 (60kg/ha), giống đối chứng cũng sạ với mật độ như vậy. Hai giống chúng tôi cùng sạ một ngày, chế độ tưới tiêu và thâm canh như nhau. Trong qua trình sinh trưởng và phát triển cả giống QH5 và giống đối chứng đều bị nhiễm rầy nâu, bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông, khô vằn với mật độ thấp.
Kết quả cho thấy thời gian sinh trưởng của giống QH5 trong vụ hè thu tại HTX NN Bình Dương là 105 ngày, thời gian trổ bông đạt 90% tập trung trong 5 ngày, chiều cao của giống QH5 thực tế cho thấy đạt 106cm, giống lúa này giấu bông và dạng hạt dài. Số bông đạt 305 bông/m2. Số hạt của QH5 cũng chiếm ưu thế với trên 120hạt/bông, trong đó có 92,7% hạt chắc. Theo TS. Tường: Mặc dù giống QH5 được khảo nghiệm trong điều kiện thời tiết khô nóng kéo dài trong tháng 5 – 8, có ngày nhiệt độ cao trên 37oC đã ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển cây lúa, tuy nhiên qua thực tế trên động ruộng cho thấy năng suất lúa vẫn đạt 7,9 tấn/ha, vượt đối chứng 2,5 tạ/ha. Theo ông Tường thì năng suất lúa QH5 đạt được kết quả như vậy trong vụ hè thu là đã quá tốt rồi. Tính toán cho thấy giá lúa thường hiện nay tại Quảng Ngãi là 5.200đồng/kg, còn giống QH5 có chất lượng cao, cơm rất ngon nên giá đạt 5.500 đồng/kg thì tổng thu của 1ha lúa QH5 đạt 43.450.000 đồng, trừ chi phí phân bón, giống, vật tư khác và lấy công làm lãi thì người nông dân lãi khoảng 33,7 triệu đồng/ha/vụ.
Với những ưu điểm của giống QH5, bà con nông dân xã Bình Dương, cũng như ngành nông nghiệp huyện Bình Sơn đề nghị Trung tâm tiếp tục phối hợp với Cty CP tập đoàn Điện Bàn tiếp tục triển khai mô hình khảo nghiệm lúa QH5 trong vụ ĐX tới để đánh giá toàn diện giống lúa này làm cơ cở tuyển chọn đưa vào cơ cấu giống lúa của tỉnh trong các năm sau. Ông Nguyễn Hữu Thạnh, Tổng Giám đốc Cty CP Tập đoàn Điện Bàn cho biết: Giống QH5 là một trong những giống lúa lai có chất lượng tốt nhất Trung Quốc hiện nay, trong vụ ĐX và hè thu 2007 và ĐX 2007 - 2008 chúng tôi đã tiến hành trồng khảo nghiệm tại nhiều tỉnh của miền Trung và cho năng suất khá cao, bình quân vụ hè thu đạt 7,5 tấn/ha, vụ ĐX 8,2 tấn/ha, đặc biệt tại Khánh Hoà trong vụ ĐX năng suất lúa QH5 đạt 10,1tấn/ha. Vụ ĐX tới chúng tôi tiếp tục khảo nghiệm giống lúa mới này ra diện rộng hơn ở các tỉnh Duyên hải miền Trung, đồng thời sẽ triển khai khảo nghiệm giống tại ĐBSCL và một số tỉnh phía Bắc.

(NGỌC KHANH)

Hà Tĩnh: Khảo nghiệm giống lúa Thục Hưng 6

Vụ hè thu 2008, Trung tâm ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ thành phố Hà Tĩnh đã khảo nghiệm giống lúa Thục Hưng 6, được biết đây là giống lúa lai 3 dòng có nguồn gốc từ Tứ Xuyên - Trung Quốc đã được công nhận giống quốc gia. Mô hình được bố trí tại xóm Linh Tiến- phường Thạch Linh, với quy mô 3 ha, các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tập huấn kỹ thuật.
Qua theo dõi thực tế tại đồng ruộng thấy Thục Hưng 6 có thời gian sinh trưởng 107 ngày (giống ngắn ngày), có nhiễm nhẹ khô vằn, sâu cuốn lá, chống đổ tốt, bông gọn, năng suất bình quân đạt từ 54-56 tạ/ha, hạt gạo nhỏ, dài, tỷ lệ bạc bụng rất thấp… Vừa qua, Trung tâm đã tổ chức tham quan, hội thảo đầu bờ. Tại cuộc hội thảo, các đại biểu đã đánh giá cao về kết quả của giống lúa Thục Hưng 6, đây là giống lúa có tiềm năng năng suất cao, chất lượng còn hơn cả một số giống lúa thuần như HT1, thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp với vụ sản xuất hè thu, tính chống chịu khá, thích ứng với nền phân bón khá… Từ những thành công bước đầu của mô hình trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục tổ chức xây dựng mô hình tại một số phường, xã trên địa bàn nhằm đánh giá chính xác tiềm năng năng suất và tính chống chịu của giống mới này.

(Ngô Thắng)

Giống lúa lai mới H94017

Để tuyển chọn và nhân nhanh các giống lúa lai triển vọng trong sản xuất tại Quảng Ngãi và các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, vụ hè thu 2008, Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón miền Trung - Tây Nguyên đã phối hợp với Cty TNHH Bayer Việt Nam và HTXNN Bình Dương triển khai mô hình trình diễn giống lúa lai H94017 tại thôn Mỹ Huệ 1 (xã Bình Dương, huyện Bình Sơn).
(Giống lúa lai H94017 vụ Hè thu 2008 tại xã Bình Dương (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi)
Giống lúa lai H94017 là giống lúa lai 3 dòng, nguồn gốc Ấn Độ, do Cty TNHH Bayer Việt Nam cung ứng. Kết quả thử nghiệm bước đầu cho thấy giống lúa lai H94017 có thời gian sinh trưởng vụ hè thu 115 ngày, dài hơn giống Nhị ưu 838 là 8 ngày. Cây sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh khá, bông dài, to, đóng hạt sít, khoảng 405 bông/m2, số hạt chắc trung bình/bông là 96 hạt, trọng lượng 1.000 hạt 24 gam. Năng suất dự kiến đạt 84 tạ/ha, vượt hơn giống đại trà Nhị ưu 838 (77 tạ/ha) là 9%. Phẩm chất khá, dạng hạt dài và chất lượng gạo tốt hơn nhiều so với giống Nhị ưu 838. Ít nhiễm rầy nâu, ít nhiễm bệnh đạo ôn và bệnh khô vằn; cứng cây, chống đổ tốt và chịu nóng khá trong vụ hè thu. Chất lượng gạo tốt, cơm mềm, vị đậm.
Vừa qua, tại HTX NN Bình Dương các đơn vị liên quan đã tổ chức Hội nghị đầu bờ mô hình trình diễn giống lúa lai này. Các đại biểu nhận xét, giống lúa lai H94017 bước đầu phù hợp với vụ hè thu tại Quảng Ngãi và cần tiếp tục khảo nghiệm sản xuất trong các mùa vụ khác nhau.

(HẢI YẾN)

Giống lúa ngắn ngày Vật tư - NN1


Giống lúa thuần Vật tư - NN1 có nguồn gốc từ Trung Quốc được Cty CP - TCty Vật tư nông nghiệp Nghệ An đưa về địa phương từ năm 2005. Do số lượng chỉ được mấy kg nên ông Doãn Trí Tuệ, nguyên Trưởng phòng NN-PTNT Nghệ An đã đưa về quê để cho người nhà gieo cấy thử vào vụ hè thu 2005.
(Đại biểu dự hội thảo đang kiểm tra giống lúa Vật tư - NN1 tại Nam Đàn)

Vụ đó giống được bà con nhân dân quanh vùng chú ý, vì giống lúa Khang Dân 18 (KD 18) đang ở thời kỳ chắc xanh còn giống lúa này đã chuyển sang màu vàng mơ và hứa hẹn cho năng suất cao. Số thóc thu hoạch được Cty CP VTNN Nghệ An thu mua chuyển giao cho HTX Bắc Long, Long Thành (Yên Thành) làm khảo nghiệm vụ xuân 2006 với quy mô 1.000 m2. Kết quả giống lúa Vật tư - NN1 đã cho năng suất 64,38 tạ/ha (KD 18 là 57,1 tạ/ha), lại chín sớm hơn KD18. Cty tiếp tục khảo nghiệm trong vụ hè thu 2006 với diện tích 10.000 m2.
Giống Vật tư - NN1 có TGST chỉ 93 ngày (ngắn hơn 6 ngày so với KD 18). Vụ xuân 2007, được Sở NN-PTNT cho phép, Cty mở rộng diện tích lên 6 ha tại Long Thành (Yên Thành) và Xuân Hòa (Nam Đàn), giống tiếp tục khẳng định ưu điểm vượt trội so với KD 18 về TGST (ngắn hơn từ 5 đến 8 ngày), năng suất (cao hơn gần 10 tạ/ha), tính chống chịu sâu bệnh cũng cao hơn. Vụ hè thu 2007, để kiểm tra tính phổ dụng của giống Vật tư - NN1 trên các chân đất, Sở NN-PTNT cho phép triển khai 12 ha tại các huyện Yên Thành, Nam Đàn, Thanh Chương và Anh Sơn.
Giống lúa Vật tư - NN1 vẫn tiếp tục chứng minh tính ưu việt và giữ năng suất cao, ổn định. Bước sang vụ xuân 2008, giống Vật tư - NN1 được mở rộng ra diện tích 120 ha tại các xã Văn Sơn (Đô Lương); Nghi Lâm (Nghi Lộc); Nam Lộc, Xuân Hòa, Hùng Tiến (Nam Đàn)... Giống lúa Vật tư - NN1 tiếp tục khẳng định được các ưu thế của mình. Điều quan trọng là năng suất cao hơn đối chứng (KD 18) từ 15,1 đến 21,5%. Trên cơ sở kết quả khảo nghiệm và đề nghị của Sở NN-PTNT Nghệ An, ngày 26/8/2008, giống lúa Vật tư - NN1 đã được Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT công nhận cho sản xuất thử.
Ông Nguyễn Đình Hương, Chi cục phó Chi cục BVTV Nghệ An nhận xét: Qua theo dõi thực tế trên đồng ruộng 3 năm nay, chúng tôi thấy giống lúa thuần Vật tư - NN1 chống bệnh đạo ôn, khô vằn khá, sâu cuốn lá, sâu đục thân rất ít.
Thạc sỹ Phạm Thị Hương, cán bộ Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón quốc gia, nói: Sau vụ xuân 2008, chúng tôi đưa giống Vật tư - NN1 về Phú Thọ 0,3kg và đưa cho Ba Vì, Hà Nội 0,5 kg để làm thử thì nay họ đặt mua mỗi địa phương 7 tấn giống. Điều mà đại biểu đang băn khoăn là độ đồng đều trên ruộng chưa cao. Nhưng điều này không đáng lo. Giống lúa này đã được phân lập thành 278 dòng, công ty cần chọn ra một, hai dòng có ưu điểm nhất thì độ thuần sẽ được giải quyết. Tôi đang hy vọng giống Vật tư - NN1 sẽ được công nhận để trở thành một giống lúa chiến lược của Nghệ An và trở thành giống lúa dự phòng bão lụt của Bộ NN&PTNT.
Ông Nguyễn Hữu Hơn, Phó GĐ Trung tâm KN-KL tỉnh Nghệ An nhận xét: Việc giống Vật tư - NN1 từ làm mô hình lên 1-2 ha rồi lên hàng chục ha, đến nay đã tăng lên trên 500 ha đã chứng tỏ giống đã được bà con nông dân các địa phương chấp nhận. Điều quan trọng là sự xuất hiện giống lúa Vật tư - NN1 vào thời điểm giống lúa thuần KD 18 đang bị thoái hóa là rất quý.

(Võ Thanh Mai)

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2008

LÚA LAI MỚI "DƯƠNG QUANG 18" Ở QUẢNG NAM

Tiếp sau lúa lai Nhị ưu 838, Nghi hương 2308… Trung tâm Nông nghiệp và Khuyến nông tỉnh Quảng Nam vừa đưa thêm giống lúa lai Dương Quang 18 vào sản xuất. 2 vụ có mặt trên đồng ruộng, giống lúa này đã khẳng định ưu thế vượt trội so các loại lúa lai sản xuất trước đó về năng suất và khả năng chống chịu thời tiết bất lợi, các loại sâu bệnh.
Anh Huỳnh Tấn Dũng, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Nông nghiệp và Khuyến nông Quảng Nam cho hay: Giống Dương Quang 18 do Cty TNHH Dương Quang (Trung Quốc) sản xuất, Cty CP Giống cây trồng miền Bắc độc quyền cung cấp và chuyển giao kỹ thuật. Giống được sản xuất thử ở Quảng Nam bắt đầu từ vụ đông xuân 2007-2008. Trong khi các lúa khác không chịu được rét đậm kéo dài, hầu hết chết rét, năng suất thấp, Dương Quang 18 vẫn cho năng suất kỷ lục 84 tạ/ha.
Vụ hè thu, các HTX mở rộng diện tích và sản xuất đối chứng với lúa lai Nhị ưu 838. Kết quả Dương Quang 18 cho năng suất cao hơn hẳn, có nơi đạt 90 tạ/ha, trung bình cao hơn Nhị ưu 838 từ 6-10 tạ/ha. Đặc biệt giống lúa này khả năng kháng sâu bệnh rất cao, dễ canh tác, gạo thổi cơm thơm ngon. Bán ra thị trường, lúa Dương Quang 18 có giá cao hơn lúa thường 250-300 đồng/kg. Hạch toán thấy năng suất lúa đạt 82,5 tạ/ha, sau khi đã trừ 21,54 triệu đồng các khoản chi phí, nông dân lãi trên 21 triệu/ha/vụ. Trong khi đó, nhị ưu 838 lãi 16,1 triệu đồng, với chi phí sản xuất tương tự.
Ông Trần Anh Sử, ở đội 7, HTX nông nghiệp xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên (QN) vụ này canh tác 1 sào (500m2) lúa lai Dương Quang 18 rất hài lòng với kết quả đạt được. Ông cho hay, từ trước đến nay chưa thấy có lúa nào năng suất cao như Dương Quang 18. Với 1 sào lúa ông sạ 2 kg giống, 25 kg phân bón các loại và 10 công sản xuất, chi phí chưa tới 1 triệu đồng, nhưng thu 430 kg thóc, với giá trên 5.000 đ/kg giá trị hơn 2 triệu đồng.
Từ kết quả phấn khởi này, ông Hồ Điền, chủ nhiệm HTX nông nghiệp Duy Thành nêu quyết tâm: Vụ hè thu canh tác 2 ha, chủ yếu để khảo nghiệm. Vụ đông xuân tới HTX sẽ nâng diện tích lên 70 ha, tương lai gần sẽ thay thế dần các loại lúa đang sản xuất hiện nay. Nói về sản xuất lúa lai ở địa phương, ông cho hay: HTX có 250 ha đất lúa, thì cả 250 ha đều lúa lai, trong đó chủ yếu là giống cũ Nhị ưu 838. Năng suất bình quân vụ này khoảng 70 tạ/ha.
Nếu thay thế bằng giống Dương Quang 18 này chắc chắn năng suất sẽ cao hơn, gạo lại được giá hơn. Về chất lượng gạo, ông cho biết: Nhiều người vẫn cho rằng lúa lai gạo không ngon, nhưng thực ra lúa lai cũng tuỳ giống, như Dương Quang 18 thì chất lượng không hề thua kém các loại lúa thuần, gạo thổi cơm có mùi thơm rất hấp dẫn. Có lẽ vì vậy mà giá lúa cao hơn lúa thường. Hiện, nông dân rất kết với lúa lai này. 2 vụ vừa qua, các loại lúa khác lo đối phó với rầy nâu, bệnh đạo ôn… còn Dương Quang 18 vẫn bình yên vô sự, năng suất hơn hẳn, vụ tới chắc chắn nông dân sẽ chuyển từ canh tác Nhị ưu 838 sang lúa mới này.
Lúa lai Dương Quang 18 đã khẳng định ưu thế vượt trội về năng suất trên đồng ruộng. Ông Trần Đình Hùng, Trạm phó Trạm khuyến nông huyện Duy Xuyên cho rằng: Nông dân Quảng Nam đã có kỹ năng canh tác lúa lai. Thực tế đã khẳng định, đều là lúa lai nhưng loại ra đời sau ưu việt hơn các loại trước. Cụ thể như Nghi hương 2308, N. ưu 69 năng suất cao hơn Nhị ưu 838, chất lượng gạo tốt hơn nhiều. Nay đưa Dương Quang 18 về, năng suất lại còn hơn cả Nghi hương 2308. Với đà này, chắc chắn giống mới sẽ chiếm lĩnh đồng ruộng Quảng Nam, đó là cơ tăng thu nhập cho nông dân.
(Nguyễn Cầu)

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2008

WEBSITE VỀ LÚA LAI - VIỆN NGHIÊN CỨU LÚA - ĐH NÔNG NGHIỆP I HÀ NỘI

LUAGAO - Giới thiệu đến bạn đọc một Website về Lúa lai của Việt Nam. Đó là trang Web của Viện nghiên cứu lúa thuộc trường ĐH Nông Nghiệp I - Hà Nội

Hãy ghé thăm: http//www.vietlai.com.vn


Thứ Năm, 28 tháng 8, 2008

Tiền Giang: Sản xuất lúa lai F1 PAC 807, kháng bệnh tốt, năng suất đạt 5,2 tấn/ha

Ông Trần Văn Chà ở xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) đã sản xuất thử nghiệm 0,2 ha giống lúa lai F1 PAC 807 trong vụ thu đông 2008, với năng suất 5,2 tấn/ha. Đây là lần thử nghiệm đầu tiên ở tỉnh, để góp phần đa dạng hoá cơ cấu giống lúa hiện nay. Ông Chà cho biết: Giống lúa lai F1 PAC 807 có thời gian sinh trưởng vụ thu đông 2008 khoảng 90 ngày. Ưu điểm nổi bật của giống lúa này là dễ trồng và hiệu quả cao hơn giống lúa đang canh tác tại vùng này. Thời tiết vụ thu đông dù bất lợi, nhưng nhờ chăm sóc tốt; nhất là quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá đúng quy trình kỹ thuật nên ruộng trình diễn của ông phát triển bình thường. Ông cho biết, giống lúa lai này chịu rầy tốt và hầu như không bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Theo tính toán của ông Chà, chi phí đầu tư cho 1.000 m2 đất, gồm: lúa giống, phân bón, công lao động... khoảng 1 triệu đồng; nhưng hiện giá lúa khoảng 4.500 đồng/kg, nông dân còn lãi 1,6 triệu đồng/1.000 m2 đất. Ông Nhuyễn Văn Hải, Trưởng Trạm bảo vệ thực vật huyện Cái Bè nói, những năm gần đây, nông dân bắt đầu chú ý đến giống lúa lai F1 PAC 807. Khi sản xuất giống lúa này, nông dân cần chú ý nên bón phân vào giai đoạn đầu đề cây lúa phát triển chồi mạnh hơn. Đáng chú ý, giống lúa lai kháng bệnh đạo ôn tốt, cứng cây, không đổ ngã và hạt gạo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Ở vụ đông xuân 2008-2009, nếu chăm sóc tốt, đúng quy trình kỹ thuật, năng suất có thể đạt 8 tấn/ha

(Theo TTXVN)

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2008

GIỚI THIỆU MỘT SỐ TỔ HỢP LAI TRIỂN VỌNG ĐANG ĐƯỢC TRỒNG PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM

LUAGAO - Hiện tại lúa lai đã phát triển rất nhanh trên toàn quốc, những tổ hợp lai được giới thiệu sau đây là những tổ hợp lai mới nhất hiện tại đang có triển vọng phát triển rất lớn. Trong số đó có tổ hợp lai đã được công nhận giống quốc gia chính thức, công nhận tạm thời và đang chuẩn bị thủ tục để được công nhận chính thức. Ngoài ra cũng giới thiệu thêm một số tổ hợp tuy đã phát triển cách đây hơn mười năm nhưng hiện tại vẫn được trồng phổ biến.

(1) Arize B-TE1


- Nguồn gốc: Arize B-TE1 là tổ hợp lúa lai ba dòng, do Công ty Bayer CropScience tại Ấn Độ lai tạo và sản xuất, nhập vào Việt Nam và được công nhận là giống quốc gia năm 2004.
- Đặc tính chủ yếu: Đây là giống lúa thích ứng rất rộng, khối lượng 1.000 hạt 17 - 18 g, kháng đạo ôn (cấp 1), chống rầy nâu trung bình (cấp 5), chống bạc lá tốt. Năng suất từ 7 – 10 tấn/ha.
+ Arize B-TE1 đã đạt Cúp Vàng Nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN và PTNT) trao tháng 9/2007; cúp Bạn nhà nông do Bộ Công thương trao tháng 12/2007 và cúp Bông lúa vàng Việt Nam 2008 do Bộ NN và PTNT trao ngày 29/4/2008.
+ Arize B-TE1 hiện đang trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam như Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ.


(2) Bác ưu 903 (Bác ưu quế 99)


- Nguồn gốc: Bác ưu 903 là tổ hợp lúa lai hệ ba dòng, do trạm nghiên cứu Nông nghiệp Bác Bạch, Trung Quốc tạo ra từ tổ hợp lai BoA/Quế 99, nhập vào Việt Nam từ 1991
- Đặc tính chủ yếu: Bác ưu 903 là giống cảm quang yếu, cấy vào vụ mùa.
+ TGST từ 125 – 130 ngày. Cây cao từ 105 – 115 cm, thân gọn, cứng cây.
+ Bông dài 25 – 26 cm, số hạt chắc trên bông khoảng 130 – 140 hạt.
+ Khối lượng 1.000 hạt từ 23 – 24 g; gạo trong, dài. Năng suất 6,5 – 7 tấn/ha.
+ Chống bệnh đạo ôn khá, nhiễm nhẹ khô vằn và bạc lá.


(3) Bio 404


- Nguồn gốc: Bio 404 là tổ hợp lúa lai hệ ba dòng do Ấn Độ lai tạo, được Công ty Bioseed Việt Nam nhập nội và sản xuất
- Đặc tính chủ yếu:
+ TGST vụ xuân từ 120 -125 ngày, Bio 404 có khả năng chống đổ tốt, nhiễm bệnh khô vằn nhẹ, chiều cao cây từ 105 – 110 cm, đẻ nhánh khoẻ, tập trung, dạng hình cây gọn, lá màu xanh nhạt, bông to, nhiều hạt, trung bình 176 hạt/bông.
+ Năng suất bình quân 8,05 tấn/ha
+ Bio 404 thích hợp vùng từ Bình Định trở ra phía Bắc


(4) Bồi tạp 49


- Nguồn gốc: Bồi tạp 49 là giống lúa lai hệ hai dòng mẹ là Pei A’I 64S và bố là Te 49 do Trung Quốc tạo ra, được thử nghiệm ở Việt Nam từ 1997
- Đặc tính chủ yếu: TGST từ 116 – 120 ngày vụ xuân và 95 – 100 ngày vụ mùa. Chiều cao cây 95 – 105 cm, chiều dài bông 22 – 23 cm. Số hạt/bông 150 – 170 hạt, khối lượng 1.000 hạt 19 – 20 g, hạt thon bé màu vàng đậm, gạo trong, cơm dẻo. Giống sinh trưởng nhanh, chống đạo ôn, nhiễm khô vằn nhẹ, không chống rầy nâu. Năng suất đạt 8 – 8,5 tấn/ha.


(5) CNR 5104


- Nguồn gốc: CNR 5104 là tổ hợp lúa lai ba dòng, do công ty Xuyên Nông (Trường Đại học Tứ Xuyên, Trung Quốc) chọn tạo
- Đặc tính chủ yếu: CNR 5104 có chiều cao cây trung bình 121 cm. Chiều dài lá đòng 29,4 cm, lá dày, đứng, màu xanh đậm; chiều rộng lá đòng 1,8 cm, góc lá hẹp. Chiều dài bông 25,6 cm, bông to, hạt xếp sít, dạng hạt thon dài, màu vàng sáng.
+ CNR 5104 có khoảng 145 hạt chắc/bông, 8 bông/khóm, trọng lượng 1.000 hạt trung bình 28g. Nhiễm bệnh khô vằn, đạo ôn ở mức nhẹ. Năng suất bình quân đạt 7,8 tấn/ha.
+ CNR 5104 hiện đang trồng phổ biến tại Ninh Bình


(6) HYT83


- Nguồn gốc: Tác giả chính PGS. TS Nguyễn Trí Hoàn (Trung tâm nghiên cứu lúa lai, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam). HYT83 là tổ hợp lúa lai hệ ba dòng, là con lai F1 của IR58025A/RTQ5; được công nhận tạm thời năm 2004
- Đặc tính chủ yếu: TGST vụ xuân 120 – 130 ngày, vụ mùa 110 – 115 ngày. Chiều cao cây 95 – 110 cm, lá xanh đậm, đẻ nhánh khá, hạt gạo thon, mỏ hạt trắng. Khối lượng 1.000 hạt 23 – 24 g. Cơm mềm, ngon, có mùi thơm nhẹ. Năng suất trung bình 5,5 – 6 tấn/ha, năng suất cao nhất có thể đạt 7 – 7,5 tấn/ha. Chống chịu bệnh đạo ôn, đốm sọc vi khuẩn, bạc lá tương đối khá.


(7) Nhị Ưu 63


- Nguồn gốc: Nhị Ưu 63 là tổ hợp lúa lai hệ ba dòng, là con lai F1 của Nhị 32A/Minh khôi 63, có nguồn gốc Trung Quốc, nhập vào Việt Nam năm 1995
+ Đặc tính chủ yếu: là giống cảm ôn, cấy được hai vụ. TGST vụ xuân 135 – 140 ngày; vụ mùa 115 – 125 ngày. Cây cao trung bình 115 – 120 cm, thân cứng, đẻ trung bình khá. Lá xanh lục nhạt, to bản, góc lá đòng lớn. Bông dài 23 – 27 cm, số hạt/bông 130 – 160 hạt, mỏ hạt tím, vỏ trấu màu vàng sáng, hạt bầu hơi dài. Khối lượng 1.000 hạt 28 g, gạo trắng, cơm ngon. Năng suất trung bình 7,5 – 8,0 tấn/ha, thâm canh có thể đạt 9,0 – 10 tấn/ha. Chịu rét, chống đạo ôn tốt, nhiễm bạc lá.


(8) Nhị ưu 838


- Nguồn gốc: Nhị ưu 838 là tổ hợp lúa lai hệ ba dòng, có nguồn gốc Trung Quốc, là tổ hợp lai của II-32A/Bức khôi 63. Dòng phục hồi 838 được tạo ra theo phương pháp gây đột biến. Nhập trồng ở Việt Nam 1998
- Đặc tính chủ yếu: là giống cảm ôn. TGST khoảng 128 ngày. Cây cao 100 – 110 cm, thân to chống đổ, chịu phân, đẻ khá, lá xanh, cứng. Bông dài 22 – 24 cm, số hạt/bông từ 140 – 150 hạt. Trọng lượng 1.000 hạt 27 – 28 g, gạo dài mẩy. Chống bệnh đạo ôn khá.


(9) Sán Ưu Quế 99 (Tạp giao 5)


- Nguồn gốc: Sán Ưu Quế 99 là tổ hợp lai của Trân Sán 97A/Quế 99 của Quảng Tây, Trung Quốc, nhập vào Việt Nam năm 1991
- Đặc tính chủ yếu: là tổ hợp lúa lai hệ ba dòng, cảm ôn, cấy được hai vụ, thời gian sinh trưởng (TGST) vụ xuân 130 – 135 ngày, vụ mùa 110 – 115 ngày. Cây cao 90 – 110 cm, cứng cây chịu phân, chống đổ tốt, đẻ khỏe, bông hữu hiệu 70%, gốc tím nhạt. Lá màu xanh đậm, góc lá đòng bé. Bông dài 22 – 25 cm, số hạt/bông 120 – 140 hạt, hạt bầu dài, màu vàng sáng, mỏ hạt tím. Khối lượng 1.000 hạt 27 – 28 g, hạt gạo trong, cơm mềm không dẻo. Thích ứng rộng, chống chịu rét, chịu đạo ôn khá, kém chịu nóng, dễ nảy mầm trên bông khi gặp mưa hoặc bị ngập nước. Năng suất trung bình 7 – 7,5 tấn/ha, thâm canh cao đạt trên 9 tấn/ha.


(10) TH3 – 3


- Nguồn gốc: Tác giả chính PGS. TS Nguyễn Thị Trâm (Viện sinh học Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội). TH 3 – 3 là tổ hợp lúa lai hai dòng, là con lai F1 của T1s96/R3 (ĐH96), được công nhận giống quốc gia năm 2005
- Đặc tính chủ yếu:
+ TGST vụ Xuân 115 – 120 ngày, vụ mùa 100 - 105 ngày. Chiều cao cây 95 – 105 cm, bông to, số hạt/bông 180 – 250 hạt, tỷ lệ lép 6 – 7%. Khối lượng 1.000 hạt 24 – 26 g, hạt thon dài trên 7 mm, hàm lượng amylose 21,43%; hàm lượng protein 7,82%.
+ Năng suất trung bình vụ xuân 5,5 – 6 tấn/ha, năng suất cao đạt 7 – 7,5 tấn/ha. Nhiễm khô vằn vừa và nhẹ, chống đổ khá.Chiều cao cây: 90 – 95 cm, đẻ nhánh trung bình, bản lá rộng, hơi mỏng, xanh sáng.
+ Chịu rét khá trong giai đoạn mạ, chống đổ khá, nhiễm nhẹ các bệnh khô vằn, bạc lá, không bị đạo ôn. Thích hợp chân đất vàn, chịu thâm canh khá, chịu hạn khá.
+ Bông to, hạt dài, xếp, sít, khối lượng 1.000 hạt 24 – 26 g. Năng suất: 70 – 80 tạ/ha. Hạt gạo trong, tỷ lệ gạo xát cao 69 – 71 % thóc, hạt dài trên 7 mm, hàm lượng amylose 21,43 %, cơm ngon trắng, mềm, vị đậm.
+ Tổ hợp TH 3 – 3 đã chuyển giao cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Cường Tân (Nam Định) với giá 10 tỷ đồng. Hiện đang trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung như: Nam Định, Quảng Nam, Thái Bình, Hà Nam.


(11) TH3 – 4


- Nguồn gốc: TH3 – 4 là tổ hợp lúa lai hệ hai dòng, cả bố và mẹ đều được chọn tạo tại Viện Sinh học Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Dòng mẹ là T1S-96, dòng bố R4 được chọn trong quần thể phân ly của một giống nhập nội năm 1997. Được công nhận cho sản xuất thử năm 2005.
- Đặc tính chủ yếu: TGST vụ xuân 120 – 125 ngày, vụ mùa 105 – 110 ngày. Chiều cao cây 100 – 110 cm, đẻ nhánh khá, bản lá đứng, cứng, xanh đậm. Năng suất trung bình 6 – 8 tấn/ha, bông to dài, nhiều hạt, hạt dài sếp xít, trọng lương 1.000 hạt từ 23 – 24 g. Chất lương xay xát tốt: tỷ lệ gạo xay xát 69 – 71%; gạo nguyên 60 – 70%; hạt gạo trong, thon dài, hàm lượng amylose 23%, protein 7,8%, cơm trắng, ngon, mềm. Chống chịu: chịu thâm canh, chống đổ tốt, kháng đạo ôn, nhiễm nhẹ khô vằn, bạc lá, chịu chua phèn.


(12) TH3-5


- Nguồn gốc: TH3 – 5 là tổ hợp lúa lai hai dòng. Tác giả chính PGS.TS Nguyễn Thị Trâm (Viện Sinh học Nông nghiệp - Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội) chọn lọc và lai tạo. Dòng mẹ là T1S-96, dòng bố R5 chọn lọc từ quần thể phân ly của giống nhập nội
- Đặc tính chủ yếu: Đây là giống có thời gian sinh trưởng ngắn: vụ mùa 105-110 ngày, vụ xuân 120-125 ngày, kiểu cây bán lùn, thân cứng, lá xanh đậm, bông to, hạt dài, chất lượng gạo khá. TH3-5 có thể chống được bệnh bạc lá ở vùng đồng bằng sông Hồng, tuy nhiên theo như khuyến cáo khi trồng ở vùng miền núi hoặc vùng Bắc Trung bộ cần lưu ý tới khả năng nhiễm bạc lá. TH3-5 chống chịu rét khá, chống đổ tốt, kháng rầy trung bình, kháng đạo ôn, nhiễm nhẹ khô vằn, bạc lá, chịu hạn, chua phèn, thâm canh…Chất lượng xay xát tốt, tỷ lệ gạo xát đạt 68-70%, hạt gạo dài, cơm trắng, ngon, vị đậm. Năng suất trung bình 7-8 tấn/ha.


(13) TH5 – 1


- Nguồn gốc: TH5 – 1 là tổ hợp lúa lai hệ hai dòng, cả bố và mẹ đều được chọn tạo tại Viện Sinh học Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Dòng mẹ P5S là dòng bất dục đực mẫn cảm quang chu kỳ ngắn, chọn từ tổ hợp lai T1S-96/Peia’64S và dòng bố R1 được chọn trong quần thể phân ly của một giống nhập nội. TH5 – 1 đã được công nhận tạm thời năm 2006
- Đặc tính chủ yếu: TGST vụ xuân 120 – 125 ngày, vụ mùa 105 – 110 ngày. Chiều cao cây 100 – 110 cm, đẻ nhánh khá, bản lá đứng, lòng mo, xanh đậm. Năng suất trung bình từ 6 – 8 tấn/ha, khối lượng 1.000 hạt khoảng 25 – 26 g. Chất lương xay xát tốt: tỷ lệ gạo xay xát 69 – 71%; gạo nguyên 60 – 70%; hạt gạo trong, thon dài, hàm lượng amylose 20%, protein 8,5%, cơm trắng, ngon, mềm. Chống chịu: chịu thâm canh, chống đổ tốt, kháng đạo ôn, nhiễm nhẹ khô vằn, bạc lá, chịu chua phèn.


(14) PAC 807


- Nguồn gốc: là tổ hợp lúa lai hệ ba dòng, nguồn gốc Ấn Độ, nhập nội bởi Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam, được công nhận là giống quốc gia năm 2008
- Đặc tính chủ yếu:
+ Thấp cây 85 - 95 cm, đẻ nhánh khỏe, bông to (180-200 hạt chắc /bông), hạt gạo dài, trong, không bạc bụng, cơm nở mềm, ngon. Trọng lượng 1000 hạt (P 1.000) 24 g.
+ Năng suất 7 – 8 tấn/ha, cao hơn lúc thuần 10 - 15% (thâm canh tốt đạt 10 - 11 tấn/ha). TGST ngắn 85 - 90 ngày. Đặc biệt chống chịu tốt rầy nâu, đạo ôn và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá
+ Trồng được ở các tỉnh phía Nam (từ Quảng Nam trở vào). Hiện đang trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam như Kiên Giang, Long An, Cần Thơ, và Bình Định.


(15) Việt Lai 20 (VL20)


- Nguồn gốc: Tác giả chính PGS. TS Nguyễn Văn Hoan (Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội). VL20 là tổ hợp lúa lai hệ hai dòng, là con lai F1 của 103s/R20, được công nhận giống quốc gia năm 2004. VL20 được đánh giá là bước ngoặc trong nghiên cứu lúa lai ở nước ta
- Đặc tính chủ yếu:
+ TGST vụ Xuân 110 – 115 ngày, vụ mùa 85 – 90 ngày. Chiều cao cây 90 – 95 cm, chiều dài bông 25 – 27 cm, số hạt/bông 150 – 160 hạt, tỷ lệ lép 6 – 7%. Khối lượng 1.000 hạt 29 – 30 g, hàm lượng amylose 20,7%; hàm lượng protein 10,5 – 10,7%; độ bạc bụng cấp 0 – 1, chiều dài hạt gạo 7,0 – 7,2 mm.
+ Năng suất trung bình vụ xuân 7 – 8 tấn/ha, năng suất cao đạt 9 – 10 tấn/ha; vụ mùa 6 – 7 tấn ha, năng suất cao đạt 7 – 8 tấn/ha. Khả năng chống chịu bệnh đạo ôn, bạc lá, nhiễm khô vằn, rầy nâu và chịu chua mặn nhẹ.
+ Việt lai 20 đã đoạt giải thưởng khoa học công nghệ năm 2005. Các tỉnh đưa Việt Lai 20 (VL20) vào cơ cấu giống chính thức là Lào Cai, Hải Phòng, Hà Nam, Thanh Hóa, Bắc Giang, Thái Bình, Yên Bái.


(16) Việt lai 24


- Nguồn gốc: là tổ hợp lúa lai hệ hai dòng, do PGS.TS Nguyễn Văn Hoan (Viện nghiên cứu lúa - Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội) lai tạo
- Đặc tính chủ yếu:
+ Việt lai 24 có TGST khoảng 120 ngày, cây thấp, cứng. Việt lai 24 đã được bổ sung gien Xa21 từ một giống lúa dại, có tác dụng kháng bệnh bạc lá rất tốt, đặc biệt có khả năng chịu hạn tốt. Chất lượng gạo tốt, không bạc bụng.
+ Năng suất bình quân 7 – 9 tấn/ha.
+ Việt Lai 24 hiện đang trồng tại các tỉnh như Thái Nguyên, Hà Nội và Hà Nam.

(Tổng hợp bởi KS. Nguyễn Chí Công - Nông học 30- ĐH Nông Lâm TP HCM)

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2008

GIỐNG LÚA LAI 10 TỶ ĐỒNG

TT - Một nữ khoa học gia đã nghỉ hưu vừa gây chấn động giới khoa học VN bởi cái tên TH3-3, một giống lúa lai hai dòng 100% "made in VN" được chuyển nhượng cho một công ty tư nhân với giá kỷ lục 10 tỉ đồng. Đó là PGS-TS Nguyễn Thị Trâm, nguyên giảng viên Trường ĐH Nông nghiệp 1 và từng là phó viện trưởng Viện Sinh học nông nghiệp...PGS.TS Nguyễn Thị Trâm đã tự xô đổ chính kỷ lục của mình vừa lập hồi tháng 3-2008, khi đứa con "cùng mẹ khác cha" TH3-4 được chuyển nhượng cho Công ty Giống cây trồng T.Ư với giá kỷ lục VN khi đó là 700 triệu đồng cho một giống lúa lai VN...PGS-TS Trâm đã được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2000 (cá nhân), giải thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2005 và là "cha đẻ” của rất nhiều giống lúa mới của VN. "Hoa hậu" lúa lai!Đầu tháng 6-2008, người làm nông nghiệp cả nước mừng vui vì vụ mùa bội thu, và giới khoa học nông nghiệp VN nói riêng lại ngất ngây với tin "chấn động" - một nữ đồng nghiệp của mình đã chuyển nhượng một giống lúa lai với giá 10 tỉ đồng cho một anh bán thuốc bảo vệ thực vật tận Nam Trực, Nam Định.Từ năm 2003, nông dân Hà Nội, Thanh Hóa, Hà Tây, Hà Nam, Hưng Yên dần quen với giống lúa lai hai dòng TH3-3, một giống lúa lai cho năng suất khá cao (6-7 tấn/ha, có nơi đạt trên 8 tấn/ha) mà thời gian sinh trưởng ngắn (105-115 ngày/vụ mùa; 115-125 ngày/vụ xuân), thích hợp với trồng trên đất ba vụ (hai vụ lúa, một vụ màu). TH3-3 lại chịu được mọi loại đất, mọi địa hình, khả năng chống chịu sâu bệnh cao (giảm 50% chi phí thuốc trừ sâu)…Giới khoa học nông nghiệp đã ít nhiều biết tiếng tổ hợp giống lúa lai hai dòng của PGS Trâm khi bà "thai nghén" từ những năm 1994-1995. Các công ty giống từ trung ương đến các tỉnh, thành, thậm chí cả các công ty tư nhân đều đã biết ưu điểm của TH3-3. Vì thế từ năm 2003, khi TH3-3 được công nhận tạm thời đã có rất nhiều nơi chèo kéo làm ăn, đòi mua đứt "đứa con" của nhà nữ khoa học này. Năm 2005, TH3-3 được chính thức công nhận và cấp bản quyền (2007) cũng là lúc gần khắp miền Bắc đã có 20.000-30.000ha lúa lai hai dòng TH3-3 được nông dân trồng thử, với lượng giống mà PGS "xuất" ra mỗi năm lên tới 1.000 tấn giống F1.Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Trí Ngọc - cục trưởng Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT - cho biết vụ đông xuân 2008, năng suất bình quân của toàn miền Bắc đạt 6,5 tấn/ha, vẫn thấp hơn năng suất của TH3-3. Việc PGS-TS Nguyễn Thị Trâm tìm ra giống lúa lai hai dòng rồi chuyển nhượng với giá kỷ lục 10 tỉ đồng đã tạo được sự đột phá, khích lệ rất lớn đối với ngành khoa học nông nghiệp VN, nhất là lĩnh vực giống.Bộ NN&PTNT cũng đã có kế hoạch mở rộng diện tích lúa lai này trong những năm tới, trước mắt sẽ hỗ trợ 6 triệu đồng/ha sản xuất hạt lai F1 của TH3-3 để nhân nhanh giống cung ứng cho nông dân...PGS Nguyễn Thị Trâm cho biết thực tế: "Nhiều năm nay TH3-3 đã chứng minh được năng suất và chất lượng, được nông dân tin tưởng. Lúc đầu chỉ 4-5ha trồng thử, rồi dần dần lên 30.000ha trồng khắp 26 tỉnh, thành phía Bắc (năm 2007), thậm chí vụ xuân vừa rồi TH3-3 còn "cháy kho", không có để bán. Nói thêm về "đứa con" của mình, PGS Trâm tâm sự: "Thật ra năng suất của TH3-3 chưa bằng được những giống lúa lai ba dòng của Trung Quốc, nhưng TH3-3 lại là giống thích hợp với túi tiền nông dân bởi được sản xuất hoàn toàn trong nước, có nhiều ưu điểm. Nó xứng đáng là "hoa hậu" trong số những đứa con của tôi. Hạt gạo thật trắng, nấu cơm rất thơm, dẻo. Nó lại là kiểu cây bán lùn, thân cứng nên ít bị đổ khi gặp mưa bão, lại kháng được các bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá…".Một giống lúa bán giá cao như thế lại bán cho tư nhân liệu sẽ bị "ép" để nâng giá? PGS-TS Nguyễn Thị Trâm thẳng thắn: "TH3-3 là một hoa hậu, là đứa con ngoan. Khi để trong nhà tôi cũng thu được mỗi năm hàng tỉ. Nhưng tôi và các cộng sự còn phải làm khoa học, không thể mãi quản lý, kinh doanh trên thân xác TH3-3 được, cũng đến lúc cần chuyển giao cho một đầu mối để có điều kiện phát triển, mở rộng diện tích lúa lai TH3-3. Chính vì thế khi anh Đoàn Văn Sáu, giám đốc Công ty TNHH Cường Tân ở Nam Định, trả 10 tỉ đồng thì tôi thấy đã đến lúc "gả” con cho đi ở riêng. Không chỉ là giá, người tôi "gả” con gái là người từng làm ăn với chúng tôi lâu năm, trong hợp đồng anh cam kết thực hiện các "ước nguyện" của tôi (về giá, về nhân rộng, phát triển diện tích lúa lai TH3-3). Hơn nữa về kỹ thuật, tôi còn giữ "người cha", anh Sáu chỉ mua "người đẻ” nên không có tôi, anh Sáu vẫn không thể làm ăn được gì. Nếu anh Sáu có nâng giá cao quá cũng không được vì phải cạnh tranh giá với các giống lúa lai khác của Trung Quốc, nên không có chuyện giá đến với dân quá cao được".Một đời người chuyên làm giống lúaÍt ai biết được người cho ra đời biết bao nhiêu giống lúa mới như PGS Trâm lại xuất thân không từ đồng ruộng. Quê gốc ở Duy Tiên (Hà Nam), nhưng bà được sinh ra, lớn lên trên đất thép-mỏ quặng Thái Nguyên. Bố mẹ và cả tám anh chị em không ai theo nghề nông, nhưng Nguyễn Thị Trâm vẫn "một mình một ngựa" quyết theo ngành nông khi thi vào trường ĐH nông nghiệp. Tốt nghiệp năm 1968, bà về công tác tại Viện Cây lương thực và thực phẩm và được cố GS nông học Lương Định Của hướng dẫn, dìu dắt. Thời gian này bà đã mày mò, nghiên cứu cho ra đời nhiều giống lúa mới, được phổ biến rộng rãi như NN-9, NN-10, NN-23, NN-75-6... Sau khi được cử đi học tại Viện Nghiên cứu lúa của Liên Xô (cũ) về (1985), bà chuyển về làm công tác giảng dạy tại Trường ĐH Nông nghiệp 1. Vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu và tiếp tục cho ra đời nhiều giống lúa mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt được công nhận là giống quốc gia, như giống lúa ĐH60, nếp thơm 44, 256...

Trích dẫn:
"Tôi không mạo hiểmGiám đốc Công ty TNHH Cường Tân (Nam Định) Đoàn Văn Sáu (39 tuổi), người đã mua được bản quyền TH3-3, cho biết: "Qua thực tế tôi thấy giống lúa này rất tốt, năng suất cao ổn định, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu bệnh, gạo ngon dẻo. Đặc biệt cứ sau mỗi vụ, sau mỗi năm số khách hàng của tôi tăng lên, diện tích lúa lai TH3-3 không chỉ ở quanh Nam Trực, Nam Định liên tục được mở rộng, mà ở nhiều địa phương khác cũng thế. Đầu năm 2008, tôi đã đánh tiếng hỏi mua bản quyền và đưa mức giá cao hơn hẳn các công ty lúc đó với mức 5 tỉ đồng nhưng tác giả không bán. Đến tháng 5-2008, tôi quyết định nâng giá gấp đôi, và PGS Trâm gật đầu với một số điều khoản đưa ra tôi cũng thấy hợp lý. Tôi không mạo hiểm, vì dám chắc tôi sẽ thành công nhanh chóng thu lại gốc, bởi khi chưa chuyển nhượng, mỗi năm (từ 2005-2007) tôi đã đưa ra thị trường được 200 tấn hạt giống F1, nay giống trong tay tôi thì số lượng sẽ ngày một tăng"
Nhưng chuyện nghiên cứu của bà thật sự có bước ngoặt kể từ năm 1993. Khi ấy, lần thứ hai bà được bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Công Tạn cử đi học tại Trung Quốc ba tháng với lời nhắn gửi: cố học, ít nhất thu được cái gì về lúa lai để về viết giáo trình giảng dạy. Bà nhớ lại: "Khi đó, Trung Quốc đã nổi tiếng với rất nhiều giống lúa lai ba dòng, còn lúa lai hai dòng cũng có người bắt đầu nghiên cứu nhưng nằm trong vòng bí mật. Mình mà theo nghiên cứu ba dòng thì không lại được với bạn, nhưng nếu chịu khó tìm hiểu loại giống lai hai dòng thì tốt hơn". Được học tại Trung tâm lúa lai Hồ Nam, lại do đích thân GS-giám đốc trung tâm Viên Long Bình, một nhà nông học nổi tiếng Trung Quốc và thế giới về lúa lai, giảng dạy nên đoàn cán bộ VN cũng thu gặt được nhiều thông tin, kiến thức quí báu về lúa lai. Với những kiến thức đã có cộng với tài liệu được học và "học lỏm" từ Trung tâm lúa lai Hồ Nam, về nước PGS-TS Trâm lại âm thầm nghiên cứu, tìm hiểu bí mật công nghệ của lúa lai hai dòng. Năm 1997, những báo cáo bước đầu về "bí mật" của lúa lai hai dòng do bà nghiên cứu đã làm từ các nhà quản lý đến những nhà khoa học nông nghiệp đều vui mừng. Từ lúc đầu (1994) chỉ được cấp 9.000 USD để mua máy móc, xây dựng nhà xưởng để nghiên cứu, về sau Bộ NN&PTNT, Bộ GD-ĐT liên tục dồn kinh phí cho các đề tài, dự án của PGS-TS Trâm cùng các cộng sự nhằm tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện giống lúa lai hai dòng mới. Cuối cùng, tổng số vốn cho "đại công trình" của bà đã lên gần 5 tỉ đồng (cả kinh phí xây dựng, mua thêm thiết bị máy móc) và kết quả đạt được cũng "quá sức tưởng tượng", không chỉ thu hồi được vốn ngay trong những năm thử nghiệm mà từ dòng gen mới tìm ra, PGS-TS Trâm đã nhân dòng tạo thêm rất nhiều tổ hợp lúa lai hai dòng mới "cùng mẹ khác cha" như TH3-4, TH3-5, TH3-11, TH5-1, TH6-3, TH2-3... Giờ ở tuổi 66, dù đã nghỉ hưu nhưng PGS-TS Trâm vẫn tiếp tục bôn ba khắp đồng bằng, miền núi để nghiên cứu, tìm tòi cho ra những giống lúa mới tốt nhất cho nông dân. Bà tiết lộ: "Mình đã tìm hiểu, khảo sát và tới đây sẽ xây dựng vùng nghiên cứu, nhân giống lúa lai tại Sơn La". Và tâm nguyện của bà cũng là làm sao giúp nông dân miền núi có thêm nhiều giống lúa mới thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu để có những mùa vàng bội thu, với những giống lúa tốt nhất do bà làm ra.
(ĐỨC BÌNH)

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2008

GIỐNG LÚA LAI B-TE1

LUAGAO - Giống lúa lai 3 dòng chất lượng cao B-TE1 là giống lúa lai đầu tiên được Bộ NN-PTNT công nhận chính thức trên phạm vi cả nước. Vụ mùa 2008 Cty Bayer Việt Nam đã có kế hoạch cung ứng cho các địa phương miền Bắc một lượng giống rất lớn: 700 tấn. Sau đây là một số giải đáp thắc mắc của bà con về giống lúa lai mới này.
Giống B-TE1 có xuất xứ từ đâu và được các cơ quan chức năng đánh giá như thế nào?
- Giống lúa lai Arize B-TE1 do Cty Bayer CropScience tại Ấn Độ lai tạo và sản xuất, B-TE1 đã được thử nghiệm qua chương trình khảo nghiệm giống Quốc gia và trình diễn trên diện rộng tại Việt Nam kể từ năm 2004. B-TE1 đã thể hiện được những ưu điểm như cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt, sức chống chịu sâu bệnh cao đặc biệt là bệnh bạc lá và đạo ôn. Giống B-TE1 là giống lúa lai duy nhất hiện nay nhận được nhiều phần thưởng uy tín: Cúp Vàng Nông nghiệp do Bộ NN-PTNT trao tháng 9/2007; cúp Bạn nhà nông do Bộ Công Thương trao tháng 12/2007 và cúp Bông lúa vàng Việt Nam 2008 do Bộ NN-PTNT trao ngày 29/4/2008.Giống B-TE1 cấy được trên những chân đất nào?- Đây là giống lúa thích ứng rất rộng, không chỉ phù hợp với chân đất trồng hệ Bác ưu, Xi 23, C70, C71 mà còn thích hợp các chân đất trồng các giống ngắn ngày như Khang dân 18, Q5… với điều kiện chân ruộng đó chủ động tưới tiêu và thời vụ gieo từ 5 - 25/6 hàng năm là phù hợp.
Có phải giống B-TE1 là giống sử dụng lượng hạt giống ít nhất hiện nay?
- Do hạt giống nhỏ, khối lượng 1.000 hạt chỉ 17- 18 gam và được xử lý bằng thuốc BVTV của Bayer nên tỷ lệ nảy mầm rất cao > 90% (thậm chí là 99%). Do vậy, trong vụ mùa 2007 rất nhiều hộ nông dân đã gieo 1 gói 800gam trên 40 m2 mạ dược đã cấy được 1,5 – 1,8 sào Bắc bộ. Đây là giống lúa lai đầu tiên sử dụng công nghệ lai tạo tiên tiến có chất lượng hạt giống cao, sử dụng lượng giống ít nên tiết kiệm được tiền giống cho bà con nông dân (nếu làm theo quy trình hướng dẫn thì tiền giống sẽ rẻ hơn trồng các giống lúa thuần trong vụ mùa 2008 này).
Sức chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh của B-TE1 như thế nào?
- Cty đã kết hợp với Viện Bảo vệ Thực vật và Trung tâm Khảo nghiệm Giống, sản phẩm Cây trồng và Phân bón Quốc gia để kiểm tra tính chống chịu sâu bệnh, kết quả như sau:B-TE1 kháng đạo ôn (cấp 1), chống rầy nâu trung bình (cấp 5), chống bạc lá tốt hơn giống Bác ưu 903 là giống du nhập vào Việt Nam từ năm 1991 (đã 17 năm trồng ở miền Bắc Việt Nam nên đang bị thay thế dần vì nhiễm bệnh bạc lá nặng). Tuy nhiên, giống như các giống lúa thơm khác, giống B-TE1 cũng mẫn cảm với sâu đục thân. Do vậy, đề nghị bà con gieo cấy tập trung và đúng thời vụ như khuyến cáo để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.Năm nay miền Bắc gặp 38 ngày rét đậm làm kéo dài TGST từ 10 -15 ngày.
Ruộng của chúng tôi sẽ thu hoạch từ ngày 25 - 30 tháng 6, vậy có thể cấy giống lúa B-TE1 được không?
- Nếu thu hoạch muộn nhất là ngày 30/6/2008, chúng ta có 10 – 15 ngày làm đất. Nhiều địa phương yêu cầu cấy xong trước 10/7 thì chúng ta có thể áp dụng phương pháp gieo mạ dày xúc hoặc mạ dày nhổ sau 15 ngày chúng ta cấy vẫn đảm bảo thời vụ và đạt hiệu quả kinh tế cao.Tuy nhiên, năm nay hầu hết các ruộng làm đất chưa được ngấu đã phải cấy để đảm bảo thời vụ, để khắc phục hiện tượng ngộ độc đất do gốc rạ chưa hoai mục gây ra, bà con nông dân nên bón 10 - 15 kg vôi bột/sào Bắc bộ khi làm đất để cây lúa có thể sinh trưởng phát triển tốt.

(PHẠM QUANG THUYÊN)

Theo Báo Nông Nghiệp

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2008

LIÊN KẾT WEBSITE HỮU ÍCH

LUAGAO - Giới thiệu một số Website tiện ích:
Bộ Nông nghiệp & PTNT và các cơ quan trực thuộc Bộ
-
http://www.mard.gov.vn (Bộ Nông nghiệp & PTNT)
-
http://www.vnast.gov.vn/ (Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ NN&PTNT)
-
http://www.agroviet.gov.vn (Trung tâm tin học - Bộ NN&PTNT)
-
http://www.vasi.org.vn (Viện KHNN Việt Nam)
-
http://www.sofri.ac.vn (Viện NC Cây ăn quả Miền Nam)
-
http://www.vcn.vnn.vn (Viện Chăn nuôi)
-
http://www.wrsi.org.vn (Viện Qui hoạch Thủy lợi)

Các Bộ khác và các cơ quan trực thuộc
-
http://www.most.gov.vn (Bộ Khoa học Công nghệ)
-
http://www.edu.net.vn (Bộ Giáo dục và Đào tạo)
-
http://www.vista.gov.vn (Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia)
-
http://www.mofi.gov.vn (Bộ Thủy sản)
-
http://www.monre.gov.vn (Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Trường đại học
-
http://www.ctu.edu.vn (Trường ĐH Cần Thơ)
-
http://www.hcmuaf.edu.vn (Trường ĐHNL TP HCM)
-
http://www.hau1.edu.vn (Trường ĐH NNN I)

Cơ quan quốc tế
-
http://www.fao.org (Tổ chức lương nông thế giới)
-
http://www.irri.org (Viện lúa quốc tế)

Tạp chí chuyên ngành
-
http://www.aginternetwork.net (Tạp chí nông nghiệp của FAO)
(Gửi email cho
cuong@clrri.org để lấy tên tài khoản và mật khẩu truy cập)
-
http://www.ncbi.nlm.nih.gov
(National Center for Biotechnology Information)
-
http://agron.scijournals.org/cgi/collection (Agronomy journal)
-
http://ocw.mit.edu/OcwWeb/Global/all-courses_11_18.htm (MIT Open Course Ware)

Trang web thông tin về học bổng
-
http://www.edu.net.vn/ (mạng giáo dục - Bộ Giáo dục Đào tạo)
-
http://www.hocbongtoancau.com/ (Trang web học bổng toàn cầu)
-
http://www.jasso.go.jp/study_j/scholarships_sfisij_e.html (Japan Student Services Org.)
-
http://www.studyjapan.go.jp/en/ (Study in Japan)
-
http://sv2.jice.org/jds/scholarships/index.html (Japan Development Scholarships)
-
http://www.ads.edu.vn/ (The Australian Development Scholarship Project)
-
http://www.studyin.sweden.se/ (Swedish Institute Scholarships)
-
http://www.siu.no/vev.nsf/o/norad (The NORAD Fellowship Programme)
-
http://www.ait.ac.th/AIT/admissions/announcement.html (Học viện công nghệ Á Châu)
-
http://www.fordifp.net/ (The Ford Foundation International Fellowships Program (IFP))
-
http://www.adb.org/JSP/info.asp (ADB - Japan Scholarship Program)
-
http://www.vef.gov/ (VEF Scholarships)
-
http://www.daad.org/ (DAAD - Scholarchips (Germany)
-
http://www.cinadco.moag.gov.il/cinadco/
The Centre for International Agricultural Development Cooperation - Israel

Trang web học tiếng Anh - TOEFL Tests
-
http://www.gre.org/ (Graduate Record Examination)
-
http://www.testprepreview.com/gre_practice.htm (GRE Practice Tests)
-
http://www.uoregon.edu/~osmirnov/gre/ (GRE Vocabulary Preparation)
-
http://www.learnenglish.org.uk/ (Learning English - British Council Website)
-
http://www.testmagic.com/Knowledge_Base/TOEFL/Structure/
-
http://esl.about.com/cs/toefl/a/a_toefl.htm
-
http://www.stuff.co.uk/toefl.htm
-
http://www.learn4good.com/languages/toefl/vocabulary_pref.htm

Trang web chuyên môn:
-
http://www.fao.org/docrep/X0490E/x0490e00.htm#Contents (Crop evapotranspiration -
Guidelines for computing crop water requirements - FAO Irrigation and drainage paper)
-
http://www.fao.org/documents/advanced_s_result.asp?infotype=1&actual_date=y
FAO Corporate Document Repository
-
http://www.fao.org/library/_info_services/Index.asp (David Lubin Memorial Library)
-
http://www.fao.org/waicent/st/level_2.asp?main_id=11&sub_id=2350
(FAO WAICENT Portal)
-
http://www.fao.org/aims/tools_meta.jsp (FAO Agri. Infor. Management Standards)
-
http://www.fao.org/agris/ (Information for International Agricultural Research)
-
http://www.sussex.ac.uk/development/ (Writing Concept Notes, Essay, ...)
-
http://www.sussex.ac.uk/languages/1-6-8.html (Study Skills)- http://www.generationcp.org/index.php
Generation Challenge Program - Cultivating Plant Diversity for Resource Poor
-
http://www.agbiotech.com.vn/ AG Biotech Vietnam
-
http://www.isaaa.org/
International Service for the Acquisition of Agri-Biotech Applications

Trang web danh bạ doanh nghiệp:
-
http://www.saomaivietnam.com/news.asp (Sao Mai)

Trang web tin tức - báo điện tử
-
http://www.baocantho.com.vn/vietnam/ - Báo Cần Thơ
-
http://tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx - Tuổi trẻ
-
http://www1.dantri.com.vn - Dân trí
-
http://www.24h.com.vn - 24 giờ
-
http://www.vnn.vn - Việt Nam Net
-
http://home.vnn.vn - VDC (Vietnam Data Communication)

GIỐNG LÚA LAI MỚI CHO MALAYSIA

LUAGAO - Một giống lúa lai mới có tên gọi là “Siraj” có khả năng cho sản lượng cao gấp 4 lần so với các giống lúa thông thường đã được công ty RB Biotech Sdn Bhd ở Malaysia phát triển. Giống lúa lai này là sản phẩm lai chéo giữa giống lúa Basmati của ấn độ với một giống lúa của Nhật bản, sử dụng công nghệ của Trung quốc.Giám đốc công ty CNSH RB ông TAn Sri Chua Hock Chin cho biết Trung tâm dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất cây giống vào tháng 3 tới. Mục đích cuối cùng của Trung tâm là cung cấp cây giống chất lượng cao cho ít nhất 60% diện tích trồng lúa gạo của Malaysia.Để biết thêm thông tin xin liên hệ: Mahaletchumy Arujanan, Giám đốc chương trình - Malaysian Biotechnology Information Centre (MABIC) tại maha@bic.orghoặc truy cập: http://www.bic.org.my.

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2008

TÀI LIỆU THAM KHẢO LÚA LAI

LUAGAO - Trong quá trình thực tập tôi đã thu thập và tổng hợp các tài liệu tham khảo về Cây lúa, đặc biệt là về Lúa lai:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2004. Quy phạm khảo nghiệm giống lúa. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 40 trang.

Dương Văn Chín, “Lúa ưu thế lai vùng nhiệt đới ẩm cận xích đạo và vấn đề an ninh lương thực”, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, ngày 28 tháng 08 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 06 năm 2008.
<http://www.clrri.org/doc/lualai.pdf>

Trần Văn Đạt, 2005. Sản xuất lúa gạo thế giới hiện trạng và khuynh hướng phát triển trong thế kỷ XXI. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, trang 280 – 295.

Trương Đích, 2000. Kỹ thuật trồng các giống lúa mới. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, 213 trang.

Lê Văn Đúng, 2006. So sánh năng suất của chín giống lúa lai có triển vọng trong vụ Hè thu năm 2006 tại trại giống cây trồng Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông học, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Đào Lệ Hằng, 2007. Kỹ thuật cơ bản trồng lúa cao sản. Nhà xuất bản Hà Nội, 178 trang.

Nguyễn Văn Hoan, 2000. Lúa lai và kỹ thuật thâm canh. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, 147 trang.

Ngô Đằng Phong, Huỳnh Thị Thùy Trang và Nguyễn Duy Năng, 2003. Hướng dẫn sử dụng phần mềm MSTATC trong phương pháp thí nghiệm nông nghiệp. Chưa xuất bản, 87 trang.

Nguyễn Khắc Quỳnh và Ngô Thị Thuận, “Sản xuất lúa lai thương phẩm ở Việt Nam”, Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội, 2005. Truy cập ngày 10 tháng 06 năm 2008.

Nguyễn Công Tạn (Chủ biên), 2002. Lúa lai ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, 326 trang.

Nguyễn Thị Trâm, 2002. Chọn giống lúa lai. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 131 trang

Lê Minh Triết, 2006. Bài giảng môn học cây lúa. Chưa xuất bản, 125 trang.

Tiếng nước ngoài:
YUAN LONGPING, “Hybrid Rice Technology for Food Security in the World”, China National Hybrid Rice Research & Development Center, ngày 12 – 13 tháng 02 năm 2004. Truy cập ngày 10 tháng 06 năm 2008.

DAT TRAN, “Hybrid rice for food security”, Food and Agriculture Oganization, 2004. Truy cập ngày 10 tháng 06 năm 2008.
<
http://www.unis.unvienna.org/documents/unis/calendar/year_of_rice/factsheet6.pdf>