Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

Bác sĩ Cây trồng Công ty CP BVTV Saigon – Người bạn đồng hành thân thiết của nhà Nông

LUAGAO - Xuất phát từ những yêu cầu thực tế sản suất của bà con nông dân Đội Bác Sỹ Cây Trồng Lưu Động (BSCT) thuộc Phòng Phát Triển Thị Trường - Công ty CP BVTV Saigon (SPC) được thành lập ngày 15/07/2006.
Đây là một loại hình Quảng bá mới của Công Ty trong quá trinh đổi mới với mục đích tư vấn và ứng dụng kỹ thuật nhằm hướng dẫn cho bà con nông dân một cách cặn kẽ và thiết thực trong quá trình sản xuất và chăm sóc các loại cây trồng giữa bối cảnh các đối tượng phá hoại cây trồng ngày càng phức tạp và nguy hiểm hơn.

Logo BSCT SPC

Thành phần trong Đội gồm những cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm thực tế trên nhiều chủng loại cây trồng có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu sản xuất và bảo vệ cây trồng.

Từ ban đầu chỉ có hai đội gồm 6 cán bộ kỹ thuật, một đội phụ trách Đồng bằng Sông Cửu Long và một Đội phụ trách khu vực Miền trung và Tây Nguyên, đến nay toàn Công ty có 05 đội Bác Sỹ Cây Trồng phục vụ xuyên suốt các địa bàn trên cả nước và ở các chi nhánh nước ngoài của Công Ty.

Với mong muốn luôn luôn là người bạn đồng hành thân thiết cùng bà con Nông dân. . Từ tháng 09/2010 Công ty đã trang bị cho Nhân viên Đội BSCT chiếc xe gắn máy mang thương hiệu của Công ty, mục đích phục vụ tốt hơn nhu cầu của bà con nông dân. Với phương tiện hoạt động linh hoạt như thế này, Đội BSCT BVTV Saigon cam kết “Ở đâu Cô, Bác Nông dân cần; ở đó có Bác sỹ Cây trồng BVTV Saigon”

Một số hình ảnh trong ngày ra mắt phương tiện Đội BSCT – 16/09/2010












Một số hoạt động của Đội BSCT SPC





Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

MỘT SỐ GIỐNG LÚA THUẦN MỚI

LUAGAO - Giới thiệu một số giống Lúa mới

1. ĐBSCL: Thêm 9 giống lúa mới

Viện Lúa ĐBSCL cho biết, trong số 22 giống lúa mới triển vọng vừa được Bộ NN&PTNT công nhận đưa vào sản xuất là: OM 2514, OM 2517, OM 4900, OM 6561-12, OM 6161, OM 6162, OM 5472, OM 4088, OM 4218.

Bên cạnh đó, 12 giống lúa được tuyển chọn công nhận đưa vào sản xuất thử tnăm 2010 gồm: OM 5954, OM 6600, OMCS 2009, OM 6877, OM 6377, OM 5629, OM 5464, OM 5981, OM 6071, OM 8923, OM 5451, OM 4101, OM 6072. Sau đây là đặc tính các giống lúa vừa được cộng nhận chính thức:

1. Giống lúa OM 2517: Chọn từ tổ hợp lai OM 1325/OMCS 94, có thời gian sinh trưởng 85-90 ngày; đẻ nhánh khá; dạng hình gọn; cây cao 90-95cm, kháng rầy nâu (RN) khá, hơi kháng đạo ôn; năng suất 6-8 tấn/ha; phẩm chất hạt gạo dài, trong, tỉ lệ gạo nguyên cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (XK). Giống lúa này có thể trồng các vụ trong năm, hơi dài hạt, năng suất cao, thích nghi và ổn định, chịu phân khá.

2. Giống lúa OM 4900: Chọn từ tổ hợp lai C53/Jas85Marker, thời gian sinh trưởng 95-100 ngày, đẻ nhánh khá, dạng hình gọn, cây cao 90-95cm; kháng RN khá, hơi kháng đạo ôn; năng suất 7-8 tấn/ha; phẩm chất hạt gạo tốt, hạt dài, không bạc bụng, đạt tiêu chuẩn XK; tỉ lệ gạo nguyên cao, cơm mềm, thơm nhẹ. Đây là giống lúa có thể trồng các vụ, cân đối phân, cho lá đòng thẳng dài, năng suất cao ổn định, sạch bệnh và chống chịu bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá (VL-LXL).

3. Giống lúa OM 6561-12: Là giống thương mại của Mỹ, thời gian sinh trưởng 85-90 ngày, đẻ nhánh khá, dạng hình gọn, cây cao 90-95cm; kháng RN, đạo ôn khá; năng suất 7-8 tấn/ha; phẩm chất hạt gạo dài, trong, rất ít bạc bụng, cơm mềm, thơm nhẹ, đạt tiêu chuẩn XK. Giống lúa này có thể trồng các vụ trong năm, cân đối phân, cứng cây, lá dài thẳng; bộ lá màu xanh đậm, năng suất cao ổn định.

4. Giống lúa OM 6162: Chọn từ tổ hợp lai C50/Jas85/C50, thời gian sinh trưởng 95-100 ngày, đẻ nhánh khá, dạng hình gọn; cây cao 90-95cm; kháng RN và đạo ôn khá; năng suất 6-8 tấn/ha; phẩm chất hạt dài, gạo trong, hạt chắc cao, đạt tiêu chuẩn XK. Giống lúa này trồng các vụ, lá đòng to, chống chịu sâu tốt, chống VL-LXL, được gạo, chịu phèn khá, năng suất cao.

5. Giống lúa OM 5472: Thích nghi rộng và đã được canh tác nhiều tại các tỉnh phía Nam trong năm 2009. Giống lúa này được sản xuất thử trên diện tích khoảng 5.000 ha vụ hè thu 2009 và dự kiến diện tích sản xuất đạt khoảng 20.000 ha ở ĐBSCL trong năm 2010. Giống OM 5472 được chọn từ tổ hợp lai OM2718/Jasmine85, thời gian sinh trưởng lúa sạ khoảng 90-93 ngày trong vụ đông xuân, 93-95 ngày trong vụ hè thu, trổ tập trung, chiều cao cây từ 95-105 cm. Đây là giống lúa có dạng hình đẹp, tương đối cứng cây, khả năng đẻ nhánh khá, trổ tập trung, bông đóng hạt dầy, tỉ lệ lép thấp, gạo có mùi thơm nhẹ, hạt gạo dài, trong, ít bạc bụng, cơm mềm. Giống OM 5472 chống chịu RN khá; kháng đạo ôn khá, chống chịu bệnh VL-LXL; năng suất ổn định trong cả 2 vụ ĐX và HT, đạt từ 5 đến 8 tấn/ha.

6. Giống lúa OM 4088: Chọn từ tổ hợp lai OM997/OM3536, thời gian sinh trưởng 88-92 ngày, đẻ nhánh khá, dạng hình gọn, cây cao 90-95cm; hơi kháng RN và đạo ôn; năng suất 7-9 tấn/ha; phẩm chất gạo trong, hạt thon dài, cơm hơi cứng, tỉ lệ gạo nguyên cao, đạt tiêu chuẩn XK. Giống thích nghi khá, chịu phèn, hạt lép thấp, năng suất cao.

7. Giống lúa OM 2514: Chọn từ tổ hợp lai IR1314/nếp MT, thời gian sinh trưởng 92-97 ngày, đẻ nhánh khá, dạng hình gọn, cây cao 90-100cm; hơi nhiễm RN, hơi kháng đạo ôn; năng suất 6-8 tấn/ha; phẩm chất hạt thon dài, không bạc bụng, cơm mềm, đạt tiêu chuẩn XK; thích hợp hai vụ lúa và màu.

8. Giống lúa OM 4218: Chọn từ tổ hợp lai OM2031/MTL250, thời gian sinh trưởng 88-92 ngày, đẻ nhánh khá, dạng hình gọn, cây cao 95-100cm; hơi nhiễm RN và đạo ôn; năng suất 6-8 tấn/ha; gạo hạt dài, ít bạc bụng, mềm cơm, gạo nguyên cao. Giống lúa này cứng cây, thích hợp các vụ.

9. Giống lúa OM6161: Chọn từ tổ hợp lai C51/Jasmine85, thời gian sinh trưởng 95-100 ngày, đẻ nhánh khá, dạng hình gọn, cây cao 90-100cm; hơi kháng RN, hơi nhiễm đạo ôn; năng suất 6-8 tấn/ha; phẩm chất gạo ngon, cơm mềm, dẽo; tgạo trong, ít bạc bụng, gạo nguyên cao; có thể trồng các vụ trong năm; lá dong dài, cứng cây, chống chịu bệnh VL-LXL.

2. Giống lúa TBR45: Gạo thơm dẻo, năng suất cao

Giống lúa thuần TBR45 đang khẳng định được năng suất và chất lượng vượt trội, nông dân nhiều địa phương ĐBSH như Nam Định, Thái Bình... tin tưởng đưa vào SX trên diện rộng.

TBR45 là giống lúa thuần do Cty cổ phần giống cây trồng Thái Bình chọn tạo từ tập đoàn giống lúa thuần có nguồn gốc Trung Quốc qua quá trình khảo nghiệm tại Việt Nam từ năm 2005-2006 đến nay .

Tại Nam Định, TBR45 được nông dân đánh giá rất cao và đang mở rộng SX trên diện rộng. Theo Sở NN-PTNT Nam Định cho biết, năng suất TBR45 trong vụ mùa năm 2010 đạt từ 75-80 tạ/ha, một số nơi thâm canh tốt có thể đạt 85 tạ/ha. Lúa ít sâu bệnh, khả năng chống chịu rất tốt. Đặc biệt, gạo TBR45 có chất lượng ngon, màu gạo trong suốt, cơm dẻo, mùi thơm dịu, được thị trường chấp nhận mua với giá cao. Chất lượng gạo TBR45 không thua kém Bắc thơm 7. Mặc dù chưa được công nhận chính thức và bán ra thị trường, nhưng hiện tại nông dân nhiều địa phương tại Nam Định đã “truyền tai” về ưu điểm của TBR45 nên đã chủ động đăng ký mua giống TBR45 về cấy diện tích lớn. Hiện tại, Sở NN-PTNT Nam Định cũng đã đưa TBR45 vào cơ cấu giống của tỉnh và đã kiến nghị Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho phép sớm đặc cách công nhận chính thức giống TBR45

Tại Thái Bình, TBR45 cũng được nông dân nhiều huyện như Vũ Thư, Đông Hưng, Tiền Hải... chủ động đăng ký mua giống SX trên diện rộng. Tại xã Nguyên Xá (huyện Vũ Thư), lúa TBR45 vụ mùa 2010 hiện đang chín rộ, chuẩn bị thu hoạch. Nông dân tại đây cho biết ngoài yếu tố năng suất cao (vụ mùa 2010 ước đạt trên 80 tạ/ha) và chất lượng gạo cực kỳ thơm ngon, TBR45 có ưu điểm rất cứng và gọn cây, đẻ nhánh khỏe, lá đòng thẳng đứng, trỗ bông tập trung, đặc biệt khả năng chống chịu sâu bệnh như khô vằn, bạc lá... rất tốt. Về thời gian sinh trưởng, TBR45 có thời gian sinh trưởng vụ mùa khá ngắn ngày, từ 100-105 ngày – tương đương với giống Q5 nên tạo điều kiện thuận lợi để làm vụ đông.

TBR45 cũng là giống trồng được cả 2 vụ/năm, thích hợp với nhiều chân đất như vàn thấp, vàn cao..., thích ứng rộng trên cả nước. Các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào, TBR45 vụ hè thu có thời gian sinh trường rất ngắn (từ 95-100 ngày), năng suất không thua kém so với nhiều giống lúa thuần khác.

Thái Xuyên 111: 800 hạt/bông!

Ngoài TBR45, Cty cổ phần giống cây trồng Thái Bình đang “trình làng” một số giống mới đang trong quá trình khảo nghiệm, SX thử như giống lúa thuần TBR36 có năng suất đạt 70-75 tạ/hecta. Đặc biệt, Cty đang mở rộng diện tích SX thử tại nhiều tỉnh như Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên... đối với giống lúa lai 3 dòng Thái Xuyên 111. Đây là giống lúa lai có năng suất đạt trên 80 tạ/ha, chất lượng gạo ngon, cơm dẻo, khả năng chống chịu tốt. Tại các diện tích trồng thử nghiệm tại huyện Đông Hưng (Thái Bình), bông lúa Thái Xuyên 111 rất dài, đạt tới 700-800 hạt/bông.

(Theo Báo NNVN)

Thứ Năm, 16 tháng 9, 2010

Sâu bệnh trên cây mai (phần 1)

Bệnh nấm hồng

Bệnh nấm hồng do một loại nấm ký sinh gây ra. Ban đầu vết bệnh chỉ là đốm nấm màu hồng (hơi giống màu đỏ hồng), xuất hiện trên cành mai, sau đó vết bệnh cứ phát triển rộng dần ra bao quanh hết cả đoạn cành, đồng thời cũng phát triển lên cả phía trên và phía dưới của chỗ bị bệnh, làm cho vết thương không chỉ bao kín hết chu vi của cành mà còn phát triển dài thêm.

Khi vết bệnh đã bao quanh kín hết cả một đoạn cành thì đa số những lá mai phía trên chỗ bị bệnh sẽ có màu vàng, xanh loang lổ, rồi bị rụng dần, khúc cành phía trên chỗ bị bệnh trở nên khô nứt, giòn dễ gẫy. Nếu không phát hiện sớm và phun thuốc phòng trị kịp thời thì có khi lên đến vài chục phần trăm số cành bị hại, làm cho cây xơ xác, vụ ra bông năm sau sẽ không đẹp.

Bệnh chỉ tấn công trên những cành nhỏ cỡ chân nhang cho đến cỡ cây đũa ăn cơm, ít khi gây hại ở những cành lớn hoặc trên thân, nếu như cây được phun xịt thuốc kịp thời. Nhưng vì những cành nhỏ này lại là cành mang bông cho vụ sau nên nếu để nhiều cành bị hại cây sẽ có ít bông và bông không đẹp, bông nhỏ, rất khó bán và bán không được giá.

Thực tế cho thấy bệnh thường gây hại nhiều hơn trong mùa khô, khi mùa mưa xuống bệnh bớt dần.

Để phòng trị bệnh chúng tôi xin giới thiệu với các bạn áp dụng một số kinh nghiệm của anh Tô Văn Tám - một người trồng mai lâu năm ở phường An Phú Đông, Quận 12, Tp.HCM, đã áp dụng đã có kết quả rất tốt:

Kiểm tra vườn mai thường xuyên (nhất là vào mùa khô) để phát hiện sớm và có biện pháp ngăn chặn bệnh kịp thời. Khi phát hiện có bệnh có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: COC 85WP; Vidoc 30WP; Vidoc 80BTN; hoặc Vidoc 50HP; Batocide 12WP Viben-C 50BTN… để phun xịt, nếu vườn thường bị bệnh này thì trong mùa khô (là mùa thích hợp cho bệnh phát sinh, phát triển) nên phun xịt định kỳ khoảng một tuần lễ một lần. Về liều lượng và cách sử dụng thuốc các bạn có thể đọc kỹ hướng dẫn mà nàh sản xuất đã có in trên nãhn thuốc.

Thường xuyên thu gom những cành đã bị bệnh không thể phục hồi được đem tiêu huỷ. Khi cắt nhớ cắt sâu thêm vào bên trong chỗ vết bệnh khoảng vài phân để phòng nấm bệnh còn sót lại trên cành tiếp tục phát triển lây lan sang các cành khác hoặc các cành non sắp ra sau này.

Bệnh "rỉ sét"

Rỉ sét là một loại bệnh thường xuất hiện và gây hại trên những lá mai đã bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi. Ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ màu nâu, sau đó vết bệnh cứ lớn dần lên như hạt tấm, hạt mè… (đa số vết bệnh có kích thước khoảng trên dưới 2mm), hình tròn hoặc hình bầu dục, đôi khi vết bệnh cũng có kích thước khoản 4 - 5mm. Đa số vết bệnh nằm trong phiến lá, tuy nhiên thình thoảng cũng có những vết nằm ngoài mép lá, gặp trường hợp này vết bệnh chỉ còn lại nửa hình tròn. Vết bệnh có màu đỏ nâu, nhìn giống như màu của sắt rỉ (ảnh 16), nên bà con trồng mai vàng chuyên canh ở quận Thủ Đức, Quận 12… (TP.HCM) thường gọi bằng từ mang tính chất hình tượng cho dễ hiểu, dễ nhớ đó là bệnh "Rỉ sét". Vết bệnh thể hiện ở cả mặt trên và mặt dưới của lá mai, xung quanh vết bệnh có một quầng vàng nhỏ bao quanh, nếu soi lên ánh sáng thì những quầng này thể hiện rõ hơn.

Khác với những bệnh mà chúng ta thường gọi là bệnh rỉ sắt hại trên một số cây trồng khác như bệnh rỉ sắt cà phê, bệnh rỉ sắt đậu đỗ, bệnh rỉ sắt hại ngô… thường bao giờ vết bệnh cũng nổi lên một cục u, bên trong những mục u này có chứa một khối bột màu gạch non ( giống như màu của sắt rỉ), thì trên vết bệnh "Rỉ sét" của cây mai vàng không có những cục u và những khối bột màu gạch non này, mà chúng vẫn phẳng bình thường như mặt phẳng của phiến lá. Nếu bệnh hại nặng mà không tìm biện pháp chữa trị kịp thời sẽ làm cho bộ lá của cây mai mất dần màu xanh vốn có cùa nó, rối chuyển dần sang màu vàng, diệp lục tố bị mất dần, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp bình thường của cây, làm cho cây mai mất sức, yếu ớt. Bệnh thường chỉ xuất hiện và gây hại nhiều trong mùa mưa, nhất là vào những tháng mưa nhiều (tháng 8, tháng 9 âm lịch).

Để phòng trị bệnh bạn nên áp dụng một vài biện pháp sau đây:

Không nên trồng hoặc đặt các chậu mai quá gần sát nhau, tạo cho vườn mai luôn thông thoáng. Liếp trồng mai, hoặc liếp đặt chậu mai nên thiết kế theo hình mai rùa để thoát nước tốt mỗi khi có mưa. Kê đặt chậu mai cao để tránh cho cây mai bị úng nước trong mùa mưa.

Khi bước vào mùa mưa nên kiểm tra vườn mai thường xuyên để phát hiện sớm và có biện pháp ngăn chặn bệnh kịp thời. Khi phát hiện có bệnh có thể sử dụng một trong những loại thuốc sau đây để phun xịt: COC 85WP; Vidoc 30WP; Vidoc 80BTMN; hoặc Vidoc 50HP; Batocide 12WP Viben – C 50BTN… Theo kinh nghiệm của một số chủ vườn mai ở Q.12 (Tp.HCM) thì nếu vườn thường bị bệnh này thì trong mùa mưa (là mùa thích hợp cho bệnh phát sinh, phát triển) nên phun xịt định kỳ khoản một tuần lể một lần. Về liều lượng và cách sử dụng thuốc bạn có thể đọc kỹ hướng dẫn sử dụng mà nhà sản xuất đã có in trên nhãn thuốc.

Bệnh bù lạch

Bệnh bù lạch trên cây mai do con bù lạch (có người gọi là con bọ trĩ) gây ra. Con bù lạch có đặc điểm là mỗi khi cây mai ra đọt non thì con trưởng thành của chúng sẽ di chuyển từ nơi khác tới đẻ trứng trên những đọt lá non, sau khi đẻ vài ngày trứng bắt đầu nở ra con bù lạch non (con ấu trùng). Cơ thể bù lạch rất nhỏ, đẫy sức cũng chỉ dài khoảng hơn 1mm. Cả con trưởng thành và con ấu trùng đều thích hút nhựa của những đọt non, lá non, tạo ra những vết lấm tấm trắng nhỏ li ti. Những lá bị hại sẽ mất dần chất dinh dưỡng, phát triển không bình thường, nhỏ lại, mép lá bị "cháy", lá còi cọc, xơ xác không phát triển được.

Khi những lá bị hại chuyển sang giai đoạn bánh tẻ và già, thức ăn không còn phù hợp cho chúng, chúng lại di chuyển sang những lá non khác để chích hút và gây hại. Bù lạch thường gây hại nhiều trong mùa khô, khi mùa mưa đến một số bù lạch sẽ giảm dần. Vài năm gần đây loài sâu hại này gây hại ngày một nhiều hơn cho những vùng trồng mai chuyên canh của một số quận, huyện thuộc ngoại thành TP.HCM, nhiều chủ vườn mai cho biết diệt trừ loại sâu hại này tương đối khó vì chúng lờn thuốc tương đối nhanh.


Để phòng trị (mà theo bạn nói là khắc phục) loại bù lạch này, có thể tiến hành như sau:

Khi tưới nước cho cây mai, bạn nên dùng loại máy bơm có áp suất mạnh xịt thẳng tia nước vào những chỗ mà bù lạch "cư trú" để rửa trôi bớt chúng, với cách làm này bạn cũng sẽ làm giảm bớt được mật số của một số đối tượng dịch hại đang gây hại cây mai như nhện đỏ, rệp sáp…

Nếu mật số bù lạch cao bạn có thể sử dụng một vài loại thuốc trừ sâu thường dùng như: Malvate 21EC; Trebon 10EC; Confidor 100SL; Admire 050EC; Regent 5SC… Khi phun xịt thuốc bạn nhớ phun ướt đều cả mặt dưới của lá mai. Về liều lượng và cách thức pha chế bạn có thể đọc hướng dẫn của hãng sản xuất có in sẵn trên nhãn thuốc.



Nguyễn Danh Vàn,Phòng trừ sâu bệnh hai cây hoa kiểng

sâu bệnh trên cây mai (phần 2)

Trên cây mai vàng có một số sâu, bệnh thường gặp như bệnh nấm mốc hồng hại cành, bệnh đốm đồng tiền hại thân, bệnh rỉ sét, bệnh bù lạch hại lá, sâu ăn lá, nhện đỏ... Để có thêm tư liệu tham khảo cho mọi người, chúng tôi giới thiệu một số kinh nghiệm phòng và trị bệnh thông thường trên cây mai. Hi vọng giúp ích được phần nào cho những người trồng mai.

Nhện đỏ hại lá
Nhện đỏ có tên khoa học là Tetranychus sp. Loài nhện này gây hại trên khá nhiều loại cây, từ cây ăn trái, cây rau màu cho đến một số loại cây kiểng. Cơ thể của chúng rất nhỏ (khoảng 0,3 – 0,4mm), hình bầu dục và có 8 chân. Khi mới nở nhện có màu xanh vàng lợt, khi lớn chúng chuyển dần sang màu hồng và đỏ đậm. Muốn quan sát kỹ chúng các bạn phải có kính lúp có độ phóng đại nhiều lần. Nhện sinh sản rất nhiều, đã thế vòng đời của nhện lại ngắn vì thế chúng tích luỹ mật số khá nhanh, dễ bộc phát gây hại nặng nếu gặp điều kiện thuận lợi. Cả nhện trưởng thành và nhện non đều bu bám trên bề mặt của lá, cạp ăn biểu bì và chích hút dịch của lá từ khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi, làm cho lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám, sau đó lá chuyển dần sang màu xanh đen và nâu hơi đậm loang lổ, phiến lá bị phồng lên như bánh tráng.


Nếu không phát hiện và có biện pháp diệt trừ kịp thời, bộ lá của cây hoa mai sẽ bị cằn lại, thô cứng và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cây mai, nhất là trong mùa khô. Do cơ thể của nhện rất nhỏ mắt thường khó nhìn thấy mà chỉ nhìn thấy triệu chứng gây hại để lại của nhện trên lá nên trong thực tế đã có những chủ vườn mai ở Q.12 cứ tưởng cây mai bị bệnh và điều trị theo hướng dùng thuốc trừ bệnh nên không thấy "bệnh" thuyên giảm.

Để phòng trị loại nhện này các bạn có thể tiến hành một số công việc sau đây:

· Không nên trồng hoặc đặt các chậu mai quá xít nhau, để vườn mai có độ thông thoáng.

· Hàng ngày khi tưới nước, chăm sóc vườn mai các bạn nên chú ý quan sát cây mai, kiểm tra bộ lá mai (nhất là những lá từ giai đoạn bánh tẻ trở đi) để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời.

· Do cơ thể của nhện rất nhỏ vì thế để dễ phát hiện nhện các bạn phải dùng kính lúp, nếu không có kính lúp các bạn có thể kiểm tra bằng cách gián tiếp như sau: ngắt những lá mai nghi có nhện đặt vào giữa hai tờ giấy trắng rồi lấy tay vuốt nhẹ phía ngoài tờ giấy, nếu thấy trên mặt giấy có những chấm nhỏ màu vàng xanh, hồng hay đỏ thì lá đó đang có nhện gây hại, những chấm này càng nhiều thì chứng tỏ mật độ của nhện càng cao.

Khi phát hiện có nhiều nhện trên cây các bạn có thể dùng một trong các loại thuốc sau đây để phun xịt: Danitol 10EC; Comite 73EC; Pegasus 500SG; Ortus 5SC; Cascade 5EC; Nissuran 5EC; Sirbon 5EC; Kelthane 18, 5EC… Do nhện là một loại dịch hại rất dễ kháng thuốc, vì thế các bạn không nên chỉ dùng một loại thuốc liên tục trong một thời gian dài (dù thuốc đó diệt nhện rất tốt) mà các bạn nên dùng luân phiên những loại thuốc trên đây với nhau. Về liều lượng và cách sử dụng các bạn có thể đọc hướng dẫn có in trên nhãn thuốc.



Sâu ăn lá mai


Trên cây hoa mai, ngoài một số đối tượng sâu bệnh gây hại thường gặp như: bệnh "rỉ sét" lá, bệnh nấm hồng làm khô cành, nhện đỏ, bù lạch gây hại lá… thì sâu ăn lá cũng là một đối tượng thường xuất hiện và gây hại cho cây mai, nhất là vào những đợt cây ra đọt non, lá non để phát triển thân cành.

Con trưởng thành của chúng là một loài bướm, có chiều dài cơ thể khoảng 10mm, sải cánh rộng khoảng 19 – 20mm. Trứng được đẻ trên các đọt non mới ra. Sau khi đẻ khoảng 3 ngày thì nở ra sâu non. Sâu non hình ống, thân màu xanh trong, đầu màu nâu đen. Khi mới nở sâu non gặm nhấm làm khuyết lá, khi lớn chúng nhả tơ kéo vài lá non lại với nhau, rồi nằm bên trong cắn phá, làm cho lá bị khuyết, nếu nặng lá có thể bị cắn phá đến phân nửa, đôi khi chỉ còn trơ lại một đoạn gân chính ở gần cuống lá. Làm mất diện tích lá quang hợp cho cây. Khi lá già nhìn cây mai xơ xác, cây mai sinh trưởng và phát triển kém, cây còi cọc, ra ít bông, và bông nhỏ không đẹp.


Khi đẫy sức sâu dài khoảng 25 – 28mm, hóa nhộng bên trong tổ lá. Sâu thường gây hại nhiều trong mùa mưa, là mùa cây mai ra nhiều đợt đọt non, lá non để phát triển thân, cành, lá. Để phòng trị sâu có kết quả các bạn có thể áp dụng một vài biện pháp đơn giản sau đây.

Khi chăm sóc cây mai nên chú ý quan sát, nếu phát hiện thấy "tổ sâu" thì bắt giết (loại sâu này rất dễ bắt vì chúng ít trốn chạy).

Nếu mật số sâu cao, không đủ sức bắt bằng tay thì các bạn có thể dùng thuốc trừ sâu để phun xịt. Đây là một loài sâu tương đối dễ chết, vậy các bạn có thể sử dụng bằng một vài loại thuốc trừ sâu thông thường như: SecSaigon 5EC hoặc 10EC; Diaphs 5EC; Sagothion 50EC; Padan 95SP; Fastac 5EC… Về liều lượng và cách sử dụng của thuốc các bạn có thể đọc hướng dẫn trên vỏ bao bì.

Bệnh đốm đồng tiền

Bệnh đốm đồng tiền có thể gặp trên nhiều loại cây thân ăn trái thân gỗ như: cam, quýt, chôm chôm, nhãn, bưởi, mãng cầu, sầu riêng, mít, xoài…

Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm rất nhỏ cỡ mọt vài ly, sau đó nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như ẩm độ trong vườn cao, thiếu nắng… thì chúng phát triển rộng ra. Vết bệnh đa số có dạng hình tròn hoặc hơi tròn như đồng tiền (nên gọi là bệnh đốm đồng tiền) hoặc hình bầu dục, màu xám trắng hay xám xanh da trời. Theo thời gian vết bệnh cứ lan rộng dần ra xung quanh, nếu nặng nhiều vết sẽ hoà lẫn vào nhau tạo ra hình dạng bất kỳ, màu sắt loang lổ vằn vèo như da hổ, cứ thế nhiều lớp chồng chất lên nhau làm cho lớp vỏ của cây mai dày lên, có độ xốp giống như một lớp nhung bao quanh gốc cây mai.


Khi cây mai còn nhỏ, cành lá chưa giao tán, vườn luôn được thông thoáng, ẩm độ trong vườn thấp, điều kiện không thuận lợi nên bệnh không hoặc xuất hiện rất ít. Càng về sau cây càng lớn, tán lá giao nhau dày đặt, bít bùng, tạo ẩm độ trong vườn cao, phía trong tán cây lại thiếu ánh nắng… đã tạo thuận lợi cho bệnh phát sinh, phát triển mạnh.

Qua quan sát thực tế cho thấy bệnh này rất thích phát triển trên lớp vỏ cây đã già cỗi, cổ thụ một chút. Vì thế bệnh thường phát triển nhiều trên những gốc mai đã lớn tuổi, thuộc loại cổ thụ. Theo chúng tôi có lẽ do lớp vỏ cây bị mục thích hợp cho bệnh phát sinh, phát triển. Ban đầu bệnh chỉ tập trung ở phần thân sát với gốc cây là chính, về sau bệnh cứ phát triển dần lên các nhánh cấp 1, nhánh cấp 2… Do bệnh chỉ phát triển bên ngoài của lớp vỏ cây nên nhiều nhà chuyên môn cho rằng có thể sẽ không gây hại trực tiếp cho cây, nhưng do chúng làm cho bề mặt của cây luôn bị ẩm ướt, vì thế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nấm bệnh khác tấn công, nhất là các loại nấm bệnh thường tấn công ở vùng gốc. Ở một vài thân cây thuộc loại cỗi, cổ thụ, thấy phía trên cây bị chết, khi bốc vỏ ra thì ngay chỗ bên trong những đốm bệnh đồng tiền chúng tôi thấy lớp vỏ cây đã bị hư mụa, có lẽ do điềukiện luôn ẩm ướt đã tạo điều kiện cho các nấm bệnh khác tấn công


Để phòng trị bệnh các bạn có thể làm như sau:


Không nên trồng hoặc sắp xếp những chậu mai trong vườn quá dày, quá gần nhau để vườn mai thông thoáng, khô ráo, dưới tán, dưới gốc cây nhận được thêm ánh sáng mặt trời, sẽ có tác dụng hạn chế bệnh phát sinh, phát triển. Đây có thể được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh.

Thiết kế mặt liếp để trồng mai (hoặc để đặt chậu mai) theo hình mai rùa, xẻ rãnh thoát nước để nước không đọng lại trên mặt vườn trong mùa mưa để vườn luôn được khô ráo.

Đối với những gốc mai đã bị đốm bệnh xuất hiện nhiều, dày đặc bạn có thể dùng bàn chải cọ rửa sạch những đốm bệnh trên thân trên cành.

Có thể dùng nước vôi hoặc dung dịch thuốc Boóc dô 1% quét lên thân cây vào đầu màu mưa, cũng có tác dụng ngăn chặn bệnh xâm nhập, lây lan. Ngoài ra bạn có thể dùng một số loại thuốc gốc đồng như Copper – B, Coc 85; Copper – Zinc hoặc Zinccopper… xịt ngừa lên chỗ thường hay bị bệnh trên thân, cành.


Nguồn: Nguyễn Danh Vàn,Phòng trừ sâu bệnh hai cây hoa kiểng

Nuôi Sò huyết trong đầm

1. Cách thức nuôi và xây đầm

Phương pháp nuôi sò huyết tại Trung Quốc chủ yếu có 2 loại : Nuôi ruộng và nuôi đầm. Loại thứ nhất là nuôi trong vùng lầy không ngập nước, hình thức nuôi này có thể tiến hành trên diện rộng. Nhưng phương pháp nuôi ruộng có mặt hạn chế là sò sinh trưởng chậm, sản lượng thu được không cao. Cách nuôi thứ hai là nuôi đầm : Tại khu vực cao và trung triều ở trong vịnh, người ta tiến hành xây đầm nuôi để khi thuỷ triều lên, nước có thể tràn qua đê vào trong đầm. Ưu điểm của phương pháp này là lợi dụng được thuỷ triều. Nhờ có nước trong đầm nuôi nên sò ăn dễ dàng hơn, sinh trưởng khá. Mặt khác, nhiệt độ của nước trong đầm nuôi tương đối ổn định, sò không bị chết vì thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Nhược điểm của phương pháp này là diện tích nuôi hẹp, chi phí cho việc xây đầm và nhân công cao.

Hình thức xây đầm nuôi sò ở các địa phương giống nhau, ngư dân tỉnh Triết Giang thường xây đầm hình tròn hoặc hình vuông, đầm ở tỉnh Phúc Kiến có hình chữ nhật.

1.1 Ðầm hình vuông :

Bao gồm : 1. Ðê ngăn, 2. Kênh dẫn nước, 3. Mặt đầm, 4. Ðê phụ, 5. Cửa dẫn nước. Ðầm có diện tích nhỏ. Ðê ngăn cao từ 1 - 1,5 m, nên đắp làm nhiều lần khiến đê ngăn chắc chắn hơn. Kênh dẫn nước sẽ đưa thuỷ triều vào mặt đầm, chiều rộng kênh khoảng 0,5 - 1m, sâu 0,5m. Ðê phụ có tác dụng ngăn không cho thuỷ triều tràn thẳng vào mặt đầm, đê cao 0,6m, chiều rộng chân đê là 1,5m, chiều rộng mặt đê là 0,6m. Cửa dẫn nước giúp khống chế lượng nước biển vào đầm. Có thể dùng đá làm vật liệu xây cửa dẫn nước. Cần chú ý là cửa này không xây thẳng hướng thuỷ triều, nên đào một kênh dẫn nước để tạo cho việc cung cấp nước và tháo nước. Mặt đầm nên cao ở giữa và dốc đều về bốn phía sao cho lượng nước ngập trong dầm luôn giữ ở mức 0,3 - 0,5m. Trước khi thả sò giống, phải tiến hành cày và san đất cho mặt đầm bằng phẳng không bị lồi lõm.

1.2 Ðầm hình tròn :

Về cơ bản thì loại đầm này tương đối giống với đầm hình vuông đã nêu trên, chỉ có một điểm khác nhau giữa chúng đó là kênh dẫn nước và kênh thoát nước ở đầm hình tròn riêng biệt. Kênh dẫn nước dài từ 2 - 3m, xây tại khu vực có nước chảy mạnh, cửa dẫn nước phải có khẩu độ lớn, nếu thấy cần thiét có thể xây đồng thời hai cửa dẫn nước. Ðộ rộng của kênh thoát nước là 0,6 - 0,7m, bùn đất rất có thể bồi lấp kênh này do đó phải thường xuyên lưu ý độ sâu và độ trong của nước ở trong kênh, tránh trường hợp khi cần tiến hành thoát nước lại phải phá tạm cửa kênh.

1.3 Ðầm hình chữ nhật :

Loại đầm này có diện tích tương đối lớn, từ mấy mẫu tới mấy chục mẫu. Ðầm xây tại khu vực thuỷ triều mạnh (cao triều), hình thức xây dựng là ba mặt đầm đều tiếp xúc với nước, mặt còn lại dựa vào bờ, cũng có thể đồng thời bốn mặt đều tiếp xúc với nước. Ðể tiện thao tác, có thể chia mặt đầm làm nhiều luống nhỏ, giữa các luống này là rãnh dẫn nước. Ðộ sâu của nước trong đầm là 0,5m.

2. Mật độ thả giống

Mật độ thả giống phụ thuộc vào điều kiện của vùng biển xây đầm và phụ thuộc vào kích cỡ con giống, đặc điểm từng vùng. Quyết định mật độ thả con giống dựa vào những nguyên tắc sau : Triệt để tận dụng khả năng sản xuất tại vùng biển có đầm nuôi sò, nơi mà phần lớn các yếu tố hữu quan đều không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của sò. Sò giống nếu thả quá dày thì lượng thức ăn cung cấp cho sò không đủ làm hạn chế tốc độ sinh trưởng, ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch

3. Tổng hợp sử dụng đầm nuôi sò

Ðầm nuôi sò tại tỉnh Phúc Kiến, ngoài chức năng nuôi dưỡng sò huyết còn có thể kết hợp nuôi các loài hải sản khác như Notarchus leachii cirrosus. Việc nuôi kết hợp này nên tiến hành vào mùa xuân hoặc mùa hạ.

4. Công tác quản lý

Số giống một khi đã thả nuôi phải thường xuyên có người quản lý, kịp thời tu sửa đê bao của đầm nuôi, tránh bị rò nước ra ngoài, chú ý điều tiết lượng nước trong đầm. Cứ 15 ngày tháo nước một lần, kiểm tra sự sinh trưởng và điều kiện sống của sò, làm sạch đầm, loại bỏ sinh vật gây hại. Tiêu diệt các loài Muschlus senhousei và rong bún Enteromorpha spp ... Nếu phát hiện mật độ sò quá cao, sò sinh trưởng chậm, thì chuyển bớt một bộ phận tới nuôi ở đầm khác.

5. Thu hoạch

Sò huyết một năm tuổi có chiều dài 2 cm, hai năm là 2,8 cm, ba năm 3,2 cm. Sau 3 năm tốc độ sinh trưởng giảm. Ðây cũng chính là thời gian tỷ lệ sò chết cao. Vì vậy, ngay khi sò đạt trên 3 cm, phải tiến hành thu hoạch ngay.

Thời gian thu hoạch là từ tháng 11 tới tháng 3, lúc này thịt sò chắc, mùi vị thơm ngon. Tại ruộng nuôi không ngập nước, mỗi ha cho sản lượng là 22.500 kg. Nếu nuôi tốt sản lượng thu được cũng chỉ là 52.500 kg, còn sản lượng tại đầm nuôi là 75.000 kg/ha. Nếu thả 5,4 triệu con (cỡ 600 con/kg) vào 0,4 ha đầm nuôi thì sau 21 tháng sẽ thu được 36.000 kg sò, tức là bình quân mỗi mẫu thu được 6.000 kg sò.

( http://muaban247.forum-viet.net/forum-f135/topic-t705.htm#712 )

Kỹ thuật nuôi cấy ngọc trai

Ngọc Trai là vật trang sức được ưu chuộng từ lâu. Thời xa xưa con người đã biết thu hoạch ngọc Trai ở biển và cho tới nay dù trãi qua nhiều thế kỷ Trai ngọc vẫn là nguồn lợi vô cùng to lớn. Do việc khai thác đơn thuần dựa vào tự nhiên đã không thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng mà có nơi còn làm cho nguồn lợi ngày càng cạn kiệt, nên việc nuôi cấy ngọc Trai nhân tạo đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù ở nước ta có nhiều loài Trai có khả năng tạo ngọc như: Trai cánh (Sinohyriopsis), Trai không răng (Anodonta), Trai ngọc (Pinctada)... nhưng sản lượng ngọc trai còn quá thấp. Để tăng sản lượng chúng ta không thể dựa vào khai thác mà phải chủ động nuôi Trai để sản xuất ngọc nhân tạo.

Lịch sử nuôi Trai lấy ngọc đã có từ lâu đời và phát triển qua ba giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: trước 1853 là giai đoạn khai thác ngọc tự nhiên. Giai đoạn này người ta bắt Trai tự nhiên về thả nuôi ở một nơi nhất định sau 3-4 năm thì khai thác lấy ngọc. Con người chỉ có vai trò giữ giống còn quá trình hình thành ngọc là tự nhiên, cong người hoàn toàn không có tác động gì đến quá trình tạo ngọc của Trai.
Giai đoạn 2: từ 1853-1925 là giai đoạn sản xuất ngọc bán cầu. Giai đoạn này người ta cấy một dị vật vào giữa vỏ và màng áo Trai và nuôi trong các lồng. Sau một thời gian Trai sẽ tiết ra xà cừ bao lầy dị vật tạo nên ngọc hình bán cầu. Phương pháp này do Kokichi Mikimoto đề xuất.
Giai đoạn 3: Từ 1925 đến nay là giai đoạn sản xuất ngọc tròn nhờ cải tiến kỹ thuật của Tokisi Nisicavo.
Ngọc tự nhiên và ngọc nhân tạo chỉ khác nhau tác nhân tạo ra ngọc mà không khác nhau về chất lượng nên giá trị sử dụng là như nhau.
I. CÁC GIẢ THUYẾT TẠO NGỌC.

1. Thuyết nội nhân.

Theo thuyết này, nguyên nhân tạo ngọc là do yếu tố bên trong gây ra. Khi màng áo bị mắc bệnh, một phần tế bào biểu bì của màng áo bị bong ra và chìm dần vào mô liên kết. Các tế bào này tiết ra ngọc tạo thành túi ngọc.

2. Thuyết ngoại nhân.

Thuyết ngoại nhân cho rằng nguyên nhân tạo túi ngọc là do bên ngoài gây ra một cách ngẫu nhiên. Khi có một dị vật (cát, ký sinh trùng) từ bên ngoài xâm nhập vào khoảng giữa màng áo và vỏ rồi chìm dần vào mô liên kết cùng một phần tế bào biểu bì của màng áo. Các tế bào này tiết ra ngọc bao lấy dị vật tạo thành túi ngọc. Thuyết này là cơ sở khoa học cho việc cấy ngọc nhân tạo.

3. Thuyết mô phân tiết ngọc.

Khi mô phân tiết ngọc bị một kích thích ngoại lai sẽ tạo ra sinh sản dị trạng tạo thành túi ngọc. Như vậy sự hình thành túi ngọc chỉ là việc kích thích các tế bào tiết ngọc (kích thích vật lý hay hóa học) tạo ra sinh sản dị trạng mà không cần dị vật.

4. Cơ chế hình thành tầng xà cừ (ngọc trai)

Các tế bào biểu bì mặt ngoài màng áo (thượng bì) có chức năng vận chuyển protein, đường đa (polysaccaride), các ion kim loại và gốc muối đến xoang giữa màng áo. Tại đây sẽ xảy ra các phản ứng:

Ca2+ + CO32- = CaCO3

Ion kim loại + gốc muối = Muối kim loại

CaCO3 và muối kim loại kết hợp với nhau tạo thành phiến đá vôi sắp xếp có trật tự. Polysaccaride và protein kết hợp lại tạo thành chất kết nối các phiến đá vôi lại với nhau. Chính sự sắp xếp xen kẻ giữa hai thành phần hữu cơ (protein và polysaccarid) và vô cơ (phiến đá vôi) tạo nên màu sắc óng ánh cho ngọc trai.


5. Các loại ngọc

Dựa vào vị trí hình thành và hình dạng của ngọc người ta chia ngọc thành các loại như sau:

5.1 Ngọc tròn: Loại này thường có dạng tròn được hình thành bên trong các mô của cơ thể Trai và ngọc không cố định vào vỏ. Dựa vào vị trí và sắc thái có thể chia làm 4 loại:

Ngọc túi: hình thành ở mép màng áo, kích thước to, chất lượng tốt nhất.
Ngọc tai: hình thành ở tai vỏ phía dưới bản lề nên còn gọi là ngọc nề. Loại này có thể hình thành 2-3 viên cùng một nơi, chất lượng không tốt lắm.
Ngọc thịt: hình thành trong các sợi cơ, có thể có hàng chục đến hàng trăm viên cùng một chổ, kích thước nhỏ, chất lượng không tốt nên chỉ dùng làm thuốc.
Ngọc bụng: hình thành gần nội tạng, chất lượng không tốt.
5.2. Ngọc bán cầu: Loại ngọc này dính vào mặt trong của vỏ nên còn gọi là ngọc dính, hình dạng bán cầu, chất lượng tương đối tốt

II. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC TRAI NGỌC

§ Trai ngọc Pinctada martensii (Dunker): trai phân bố ở Nhật bản, Nam Ấn Độ, Quảng Đông (TQ). Ở Việt Nam Trai phân bố ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Nam-Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Côn Đảo, Phú Quốc. Trai sống ở vùng dưới triều độ sâu khoảng 15-20m nơi có nồng độ muối khoảng 25-30%o, chất đáy là cát, sỏi pha vỏ động vật thân mềm vá ít sóng gió. Mùa vụ sinh sản từ tháng 4-10. Thức ăn chủ yếu của Trai là thực vật phù du. Trai có tầng xà cừ ở giữa vỏ dày, nhẵn bóng, mép màu vàng nhạt. Là loài dùng để sản xuất ngọc nhân tạo.

§ Trai ngọc môi vàng Pinctada maxima: người Trung Quốc gọi là đại trân châu. Loài này phân bố ở Tây Bắc Úc, Indonesia, Philippines, Vịnh Thái Lan, Ấn Độ, Đài Loan. Ở nước ta Trai môi vàng có ở đảo Bạch Long vĩ, Phú Quí, Phú Quốc. Chúng sống ở độ sâu 25-35m, nơi có đáy sỏi, cát. Mặc ngoài vỏ của Trai có màu nâu, mặt trong có màu ánh bạc, xung quanh mép vỏ có màu ánh vàng. Chúng là đối tượng để sản xuất ra loại ngọc quí. Hiện nay có một số cơ sở nuôi cấy ngọc ở Vũng Rô (Phú Yên).

§ Trai ngọc môi đen Pinctada margaritifera: phân bố ở Đông Thái bình Dương, Panama, Mexico, Xu đăng, Tahiti. Ở nước ta có ở Thanh Hóa, Sông Cầu (Phú Yên, Phan Thiết (Bình Thuận), Nha Trang và Cam Ranh (Khánh Hòa). Trai sống ở độ sâu khoảng 50-60m, nơi có nồng độ muối 30%o.

Khi tuyến sinh dục của Trai thành thục chúng phóngsản phẩm sinh dục (trứng và tinh trùng) vào môi trường nước. Trứng thụ tinh sẽ phát triển qua các giai đoạn ấu trùng phù du (tương tự như ở Hầu). Khoảng 25 ngày sau ấu trùng biến thái chuyển sang giai đoạn sống bám. Ấu trùng bám thường tiết ra 3-4 rễ tô chân để bám vào giá thể. Trai 1 tuổi bắt đầu sinh sản, thời gian sinh sản từ tháng 4-10.

Thức ăn của Trai chủ yếu là tảo ngoài ra Trai còn ăn các chất lơ lững trong nước như xác bã hữu cơ có kích thước nhỏ. Trai bắt mồi theo theo phương thức thụ động nhưng có chọn lọc theo kích. Quá trình chọn lọc thức ăn cũng tương tự như cách chọn lọc thức ăn của Hầu (xem chương 2). Tuổi thọ của Trai khoảng 12 năm.

III. KỸ THUẬT CẤY NGỌC.


Trước khi tiến hành cấy cần chuẩn bị trai mẹ bằng cách nuôi Trai trong các lồng bằng tre hay lưới. Việc cấy nhân chỉ được thực hiện khi Trai đạt tiêu chuẩn về kích thước, thời gian và tình trạng của tuyến sinh dục. Nếu khi cấy nhân mà tuyến sinh dục của trai đang ở giai đoạn thành thục thì Trai dể bị chết hay bị rơi nhân hoặc ngọc được tạo thành không đạt chất lượng. Vì vậy cần chọn Trai mẹ có tuyến sinh dục không thành thục để cấy nhân.

1. Chuẩn bị Trai mẹ.

Có hai cách chuẩn bị Trai mẹ:

Cách thứ nhất: ức chế tuyến sinh dục, thường được tiến hành vào đầu mùa sinh sản. Thời gian này nhiệt độ bắt đầu tăng sau mùa Đông lạnh nhưng tầng nước sâu nhiệt độ vẫn còn thấp. Nuôi Trai ở tầng nước sâu, với điều kiện nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự phát triển của tuyến sinh dục.
Cách thứ hai: kích thích tuyến sinh dục phát triển nhanh, thường được áp dụng vào mùa Trai đẻ rộ. Kích thích sự phát triển của tuyến sinh dục bằng cách nuôi trai ở tầng nước mặt có nhiệt độ cao (28-32oC). Sau một thời gian ngắn Trai sẽ thành thục và sinh sản. Sau khi Trai đã sinh sản thì chúng ta có thể tiến hành cấy nhân. Tuy nhiên sau khi sinh sản Trai thường yếu đi nên hiệu quả của việc cấy nhân sẽ không cao.
2. Chọn lọc Trai mẹ.

Chọn Trai mẹ có kích thước phù hợp cho vào bể, đặt bụng Trai ngửa lên trên và duy trì nhiệt độ nước khoảng 28-30oC. Khoảng 1 giờ sau Trai sẽ mở vỏ, dùng kẹp mở miệng vỏ Trai (khoảng 1-1,5cm) để kiểm tra tuyến sinh dục. Nếu đạt yêu cầu thì chèn miệng vỏ và đưa về phòng thí nghiệm để tiến hành cấy nhân.

3. Cắt màng áo.

Trai dùng để cấy ngọc gồm hai loại, Trai kỹ thuật và Trai nguyên liệu. Trai kỹ thuật là Trai dùng để cấy nhân vào còn Trai nguyên liệu là Trai dùng để lấy mảnh màng áo. Tỉ lệ của hai loại này là 2:1-5:1. Trai nguyên liệu là loại khoảng 1-2 tuổi, Trai càng to càng tốt nhưng không nên vượt quá 5-6 tuổi. Việc chọn Trai nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian tạo ngọc và chất lượng sản phẩm sau này.

Lớp xà cừ của vỏ trai do toàn bộ biểu bì mặt ngoài màng áo (mặt tiếp xúc với vỏ) tiết ra, nhưng chất lượng tùy theo vị trí của màng áo mà quá trình hình xà cừ nhanh hay chậm và chất lượng của lớp xà cừ cũng khác nhau. Theo kết quả thí nghiệm bằng đồng vị phóng xạ Ca45 thì mép màng áo là nơi hấp thu nhiều Ca45 nhất (trao đổi chất mạnh nhất). Vì vậy, hiện nay trong kỹ thuật cấy ngọc đều dùng lớp tế bào ở mép màng áo để cấy. Tuy nhiên, trên mép màng áo ở từng vị trí khác nhau cũng cho chất lượng xà cừ khác nhau. Một thí nghiệm khác cũng cho thấy mép màng áo ở phần bụng có khả năng phục hồi nhanh nhất và cho chất lượng ngọc tốt nhất.

Dùng dao mổ luồn vào cát đứt cơ khép vỏ, chú ý không nên để dao đụng vào màng áo nếu không màng áo sẽ co lại. Lật vỏ ra cắt lấy phần bụng của màng áo, tẩy sạch chất nhầy rồi đặt lên giá tế bào. Khi đặt màng áo lên giá tế bào, lật mặt tiếp xúc với vỏ quay lên trên sẽ thấy có một đường vàng nâu cách mép màng áo khoảng 3-4mm chạy song song với mép vỏ. Dùng kéo cắt theo đường đó và loại bỏ phần mép rồi cắt màng áo thành từng miếng khoảng 2-3mm2. Khi cắt màng áo cần chú ý đến những điểm sau:

Phần mép ngoài màng áo là các tế bào tiết ra chất sừng chứ không tiết ra ngọc cho nên cần loại bỏ phần này.
Khi cắt màng áo xong thì phải tiến hành cấy ngay.
Trai dùng để lấy màng áo phải khỏe, không bị tổ thương hay dị tật.
Dụng cụ phải sạch sẽ.
Thao tác nhanh và chính xác.
4. Cấy màng áo.

Khi cấy đặt Trai lên giá cấy, bụng ngửa lên trên. Dùng móc móc lấy phần giữa chân kéo về phía sau cho chân giãn rộng ra. Cắt lấy một lỗ nhỏ ở giữa gốc chân, kích thước của vết cắt phải tương ứng với đường kính nhân cấy (lỗ mở hơi nhỏ hơn nhân cấy) rồi dùng kim thọc qua lỗ mở đó thông đến vị trí đặt nhân tạo thành một đường ống. Có ba vị trí cấy là nội tạng, trước xoang bao tim, và gốc xúc biện. Sau khi đã thông đường thì dùng kim đưa màng áo ghim lên mép của miếng màng áo đã cắt sẵn và đưa thẳng vào cuối đường ống. Khi cấy chú ý mặt ngoài của mảnh màng áo phải quay về phía nhân cấy.

5. Cấy nhân.

Nhân thường dùng là vỏ trai nước ngọt hoặc thủy tinh đã được mài tròn, nhẵn bóng, đường kính của hạt từ 2-9mm (tùy theo kích thước của Trai kỹ thuật). Sau khi cấy màng áo xong thì tiến hành cấy nhân. Đặt nhân cấy vào đầu lõm của kim đưa nhân và đưa nhân vào tiếp xúc với miếng màng áo vừa mới cấy. Thao tác đưa nhân cũng giống như khi cấy màng áo.

Mỗi Trai kỹ thuật ta có thể cấy 5 nhân, một ở nội tạng, hai ở gốc xúc biện, hai ở trước xoang bao tim. Khi cấy ở trước xoang bao tim và gốc xúc biện thì thao tác cấy ở vị trí bên phải và bên trái là như nhau. Khi cấy màng áo và nhân ở nội tạng cố gắng tránh làm tổn thương đến cơ co rút chân và ống tiêu hóa, cấy ở vị trí trước xoang bao tim thì tránh việc cấy quá sâu dễ làm chết Trai.

6. Nuôi thành ngọc.

§ Nuôi vỗ: Sau cấy nhân Trai bị tổn thương nên cần phải nuôi vỗ để Trai phục hgồi sức khỏe. Nơi nuôi vổ phải yên tĩnh và điều kiện môi trường ít dao động. Sau một tuần nuôi vỗ vết thương sẽ lành và lớp biểu bì mặt ngoài màng áo sẽ phát triển bao lấy nhân cấy. Biểu bì mặt trong sẽ bị mô liên kết hấp thụ trong 2 ngày.

§ Nuôi thành ngọc: Sau khi Trai đã phục hồi chúng ta chuyển chúng đến bãi chính để nuôi thành ngọc. Bãi nuôi thành ngọc có nồng độ muối 25-30%o, nhiệt độ từ 20-30oC. Nuôi Trai bằng lồng tre hay lưới, thời gian nuôi thường từ 1-4 năm tùy theo yêu cần ngọc to hay nhỏ.

7. Chăm sóc quản lý.

Trong quá trình nuôi Trai công việc chăm sóc chủ yếu là giữ cho lồng Trai sạch và tránh những bất lợi cho Trai. Lồng Trai thường bị các sinh vật sống bám làm ảnh hưởng đến sinh trưởng. Nên định kỳ tẩy rửa khi thấy trên vỏ Trai có nhiều sinh vật bám, nhất là sinh vật bám trên bản lề của Trai nếu không Trai sẽ không mở vỏ được. Trong điều kiện môi trường bất lợi phải di dời đi nơi khác. Trai cũng có nhiều địch hại như Hải miên, Cua, Sao biển... cần có biện pháp phòng trừ (xem phần chăm sóc quản lý ở chương 2).

8. Nuôi gây màu.

Ngọc trai được ưa chuộng có màu trắng hồng. Loại ngọc này có thể được tạo thành ở những vùng biển nhất định mà nơi khác không tạo ra được. Vùng biển như vậy được người ta dùng để nuôi gây màu. Điều kiện môi trường cụ thể để tạo màu cho ngọc trai thì chưa được xác định rõ, nhưng theo kinh nghiệm thì khu vực này có thức ăn dồi dào, các điều kiện môi trường như nhiệt độ, nồng độ muối, khí hậu biến đổi theo mùa rõ rệt. Vì vật trước khi thu hoạch ngọc người ta chuyển Trai đến vùng biển gây màu để nuôi, sau vài tháng nuôi gây màu thì có thể tiến hành thu hoạch.

9. Thu hoạch.

Ngọc trai được thu hoạch vào mùa nhiệt độ thấp thì chất lượng ngọc tốt hơn thu ở mùa có nhiệt độ cao. Thời kỳ thu hoạch rộ thường vào tháng 8-10 hàng năm.

Tách vỏ Trai, thu lấy ngọc sau đó rửa sạnh và tiến hành phân loại. Trai không đạt tiêu chuẩn như hạt không tròn, có nhiều vết bẩn sẽ được xử lý tiếp. Có thể tẩy bẩn cho ngọc bằng dung dịch H2O2 2% từ 10-15 phút, sau đó rửa lại bắng xà phòng và ngâm vào cồn 40o trong 6 giờ. Có thể dùng sóng siêu âm để tẩy vết bẩn. Ngọc không tròn có thể được mài tròn và đánh bóng. Nếu màu sắc không đẹp có thể dùng phẩm nhuộm để nhuộm màu.

( http://muaban247.forum-viet.net/forum-f135/topic-t700.htm#707 )

Kỹ thuật sản xuất giống hàu


Sản xuất giống là giải pháp hoàn hảo để cung cấp giống một cách chủ động, nhưng đòi hỏi phải đầu tư lớn về phương tiện và nhận lực. Địa điểm có thể tiến hành sản xuất giống hàu là vùng ven biển, ao đầm nước lợ có điều kiện thủy lý hóa, môi trường tự nhiên đảm bảo các yêu cầu sau:

- Nhiệt độ nước: 20 – 32 độ C

- Độ mặn: 15-25 phần ngàn

- pH: 7,8 – 8,0

- Do: 4-6 mg/l

Các bước sản xuất giống hàu như sau:

1. Thu gom hàu bố mẹ


Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy các loài hàu giống Crassostrea có thể chuyển giới tính giữa các mùa sinh sản. Tỷ lệ đực: cái của hàu cửa sông (Crassostrea rivularis) như sau:

Từ tháng 7 đến tháng 11, tỷ lệ đực: cái là 21-61%: 40-68%. Đây là thời điểm mà tỷ lệ hàu có sản phẩm chín muồi cao nhất.

Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tỷ lệ đực: cái là 38-90%: 0-16%.

Mùa vụ sinh sản của hàu vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm.

Chính vì vậy, việc thu gom hàu bố mẹ có thể dựa vào mùa sinh sản trong tự nhiên. Các cá thể được lựa chọn có kích thước lớn, hình dáng đẹp, vỏ không bị trầy xước, có tuyến sinh dục phát triển. Chiều dài vỏ có kích thước trung bình khoảng 9-10 cm, chiều cao vỏ khoảng 12,5 – 14,5 cm và trọng lượng toàn thân trung bình khoảng 600 – 1400g.

Các cá thể được thu gom có thể cho vào nuôi trong đầm hoặc bãi triều gần nơi sản xuất hoặc nuôi treo dưới bè trong môi trường tự nhiên trong đầm nước mặn hoặc vùng cửa sông, nơi có độ mặn từ 10-25%0, giàu thức ăn.

2. Nuôi vỗ hàu bố mẹ

Nuôi vỗ tích cực hàu bố mẹ là một công đoạn cần thiết trong quy trình sản xuát giống nhân tạo. Vì các cá thể trong tự nhiên có tuyến sinh dục phát triển không đồng đều. Nếu đưa vào cho sinh sản ngay thì tỷ lệ các cá thể tham gia sinh sản thấp và lượng trứng thu được rất ít, ấu trùng không đảm bảo chất lượng. Việc nuôi vỗ có thể giúp cho hàu bố mẹ nhanh chóng đạt độ thành thục cao nhất, giúp trứng chín đồng đều, nâng cao hiệu quả của việc xử lý nhiệt khi kích thích sinh sản.

Hàu bố mẹ được đưa vào nuôi vỗ trong các bể có thể tích 1 m3 với mật độ nuôi khoảng 20-25kg/bể.

Thời gian nuôi từ 10-15 ngày.

Chế độ cho ăn: Thức ăn là hỗn hợp các tảo hiển vi: Isochrysis galbana, Pavlova lutheri, Chaetoceros cancitrans, nannochloropsis sp, Chlorella sp. Mật độ thức ăn là 150.000 – 200.000 tb/ml. Cho ăn 2 lần/ngày.

Chế độ thay nước: quá trình nuôi vỗ theo quy trình ít thay nước, thông thường chỉ thay 1/3 thể tích bể mỗi ngày. Những ngày cuối cùng của chu kỳ nuôi có thể không cần thay nước. Việc thay nước thường xuyên, liên tục cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của tuyến sinh dục. Khi tuyến sinh dục của hàu thành thục thì sự thay đổi các yếu tố môi trường đều có thể làm cho hàu sinh sản ngoài ý muốn.

Sục khí nhẹ và liên tục 24/24h.

3. Kích thích sinh sản

Sau quá trình nuôi vỗ, kiểm tra tuyến sinh dục của hàu thấy rõ cơ quan sinh dục, tuyến sinh dục có màu trắng sữa chứa đầy nội tạng. Lúc này có thể tiến hành kích thích cho đẻ.

Điều kiện cần thiết cho sinh sản là nhiệt độ. Mỗi một loài sinh sản ở một ngưỡng nhiệt độ nhất định.

Hàu trước khi chuyển vào bể đẻ được đánh rửa sạch sẽ. Bể đẻ là các thùng nhựa có thể tích 120 lít. Dùng heter nhiệt để tăng nhiệt độ môi trường nước nuôi lên 2 – 30C trong vòng 30 phút, sau đó lại đưa nhiệt nước trở lại nhiệt độ ban đầu. Lặp lại 1- 2 lần quá trình tăng nhiệt. Phần lớn các cá thể có tuyến sinh dục phát triển giai đoạn 3 đều tham gia sau 1 – 2 lần chịu ảnh hưởng của kích nhiệt.

Sức sinh sản của hàu rất lớn và tùy thuộc vào kích cỡ cá thể, ví dụ như: hàu bố mẹ loại 40 – 80 mm sẽ cho 39 triệu trứng/ cá thể, loại 80 – 100 mm cho 81 triệu trứng/cá thể, loại 120 – 160 mm cho 184 triệu trứng/cá thể, loại > 160mm cho 257 triệu trứng/cá thể.

Yêu cầu sau quá trình kích thích bằng nhiệt độ có 50 – 60% số cá thể bố mẹ tham gia đẻ trứng, phóng tinh. Tỷ lệ thụ tinh cao từ 89 – 92%.

4. Thu trứng

Trong trường hợp mật độ tinh trùng trong bể đẻ là 1-5 tinh trùng/trứng thì không cần lọc để thu trứng, có thể chuyển sang toàn bộ số trứng sang bể ương.

Khi mật độ tinh trùng nhiều hơn 5 tinh trùng/ trứng cần phải lọc lấy trứng và loại bỏ tinh trùng trong bể đẻ nhằm hạn chế sự ô nhiễm môi trường nước ương nuôi do xác chết của tinh trùng. Dùng lưới thực vật phù du cỡ mắt lưới 40 – 50 µm để lọc trứng và loại bỏ tinh trùng. Trứng được rửa nhiều lần bằng nước biển lọc sạch.

5. Ương ấu trùng

Trứng được chuyển vào các bể ương ấu trùng, sử dụng các bể composit hoặc các bể xi măng có dung tích 2-3 m3 để ương ấu trùng từ giai đoạn đỉnh vỏ thẳng đến giai đoạn đỉnh vỏ lồi có điểm mắt và chuẩn bị bám. Quá trình phát triển của trứng và ấu trùng được trình bày trong bảng sau:

- Mật độ ương: trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển của ấu trùng có thể ương với mật độ 15-20 ấu trùng/ml nước, sau 5-7 ngày san thưa xuống còn 10-12 ấu trùng/ml nước và 5 -7 ấu trùng/ml nước sau 20 ngày. Sử dụng lưới phù du có kích thước phù hợp vớt san thưa.

- Cho ăn: Khi chuyển sang ấu trùng đỉnh vỏ thẳng (khoảng 48 – 52 giờ sau khi trứng được thụ tinh) tiến hành cho ăn. Lúc này thức ăn là các tảo hiển vi như Nannochloropsis sp, Chlorella sp. Từ ngày thứ 5 trở đi thức ăn là hỗn hợp các loài tảo hiển vi Isochrysis galbana, Pavlova lutheri, Chaetoceros cancitrans, nannochloropsis sp, Chlorella sp. Mật độ thức ăn 150.000 – 200.000 tế bào/ml. Cho ăn 2 lần/ngày.

- Quản lý bể ương: thay 1/2 thể tích nước mỗi ngày và 100% thể tích nước sau 2 ngày và chuyển bể mới. Lọc ấu trùng theo 2 cách: xiphông qua thành bể hoặc rút từ đáy. Kiểm tra kích thước ấu trùng hàng ngày bằng kính hiển vi để lựa chọn lưới lọc có mắt lưới phù hợp với kích thước của ấu trùng và của từng kiểu lọc. Rửa sạch bể ương sau khi chuyển bể mới và cấp nước vào trước 1 ngày.

Nước cung cấp cho quá trình ương nuôi ấu trùng phải được để lắng 3-4 ngày, sau đó lọc thô qua hệ thống lọc cát và lọc tinh qua ống lọc 5 µm. Luôn đảm bảo oxy hòa tan ở mức trên 6 mg/l, pH: 7,8, độ mặn từ 15-20%0.

Sục khí nhẹ.

6. Nuôi sinh khối tảo làm thức ăn cho ấu trùng (song song với quá trình ương ấu trùng)

- Nuôi giống thuần lần thứ nhất: nuôi sinh khối ở mức 5-10 lít, cung cấp nguồn giống thuần cho các trại sản xuất giống. Sử dụng hệ thống chiếu sáng bằng đèn neon, sục khí mạnh vừa và liên tục.

Mật độ tảo có thể đạt 3 - 4 x 106 tb/ml.

- Nuôi sinh thái tại cơ sở sản xuất

Tảo được nuôi trong các túi nylông hoặc các thùng nhựa có dung tích 120 lít. Môi trường dinh dưỡng để nuôi tảo là môi trường Colway hoặc môi trường F2 với nồng độ 1 ml môi trường/1 lít nước. Sục khí mạnh vừa và liên tục. Nước cung cấp cho hệ thống nuôi sinh khối tảo phải được lọc tinh qua ống lọc 1 µm.

7. Âu trùng bám và thu con giống cỡ nhỏ

Trong điều kiện nhiệt độ 28 – 300C, độ mặn 18 – 20%0, sau 20 ngày ấu trùng hàu xuất hiện chân bò và có khả năng bám. Lúc này có thể tiến hành thu con giống cỡ nhỏ. Phương pháp thu con giống phụ thuộc vào hình thức nuôi, nếu nuôi khay hoặc nuôi túi thì thu con giống dạng đơn, nếu nuôi giàn bè, nuôi đáy thì có thể thu con giồng bám.

- Thu con giống dạng đơn:
+ Thu con giống bằng các tấm nhựa PVC: các tấm nhựa PVC cắt ngắn từ 15-30 cm làm thành một chuỗi từ 10-15 tấm và thả vào bể có ấu trùng sắp bám. Sau 3 ngày ấu trùng đã bám cố định trên những tấm nhựa này.

Nuôi ấu trùng đã bám trong bể ương 15 ngày rồi chuyển nuôi ngoài và nuôi thành con giống cỡ 2-2,5 cm. Tách hàu giống bằng cách dùng tay uốn cong các tấm nhựa này, thu con giống rời và đem ra nuôi thành hàu thương phẩm. Khi nuôi lớn chúng phát triển không khác với con giống vào vật bám nhỏ. Đây là một phương pháp thu con giống rời đơn giản, dễ làm, dễ áp dụng trong điều kiện hiện tại ở nước ta.

+ Thu giống đơn bằng bột vỏ điệp, hàu: trong quá trình ương nuôi, qua theo dõi hàng ngày, khi thấy ấu trùng ở giai đoạn hậu ấu trùng đỉnh vỏ, trên 80% lượng ấu trùng trong bể đã có điểm mắt và chân đã hoạt động, kích thước trên 300 µm. Dùng dây chuyên dùng hoặc khay có đường kính 50-70 cm, cao 15-20cm, đáy là lưới thực vật phù du có cỡ mắt lưới 200 – 250 µm, trên đó rải một lớp bột vỏ hàu và điệp có kích thước 300 – 350 µm, ấu trùng sẽ bám vào bột vỏ này vĩnh viễn. Có thể sử dụng bột xi măng có kích thước 1-2 mm để thay thế. Ấu trùng được đưa vào khay với mật độ 5-7 con/ml, dùng hệ thống nước chảy tràn để duy trì 3-4 ngày. Khi ấu trùng bám hết thì chuyển sang hệ thống ương thành con giống

- Thu con giống bám

Sử dụng các vật bám khác nhau như vỏ hàu, vỏ điệp, vỏ sò… xâu thành chuỗi dài 50-60 cm thả vào bể có ấu trùng sắp bám. Sau 3 – 4 ngày, chuyển các chuỗi treo dưới giàn, bè để tiếp tục ương thành con giống cấp 2 cỡ 2-2,5 cm.

Đây là phương pháp thu con giống rất phổ biến, vỏ điệp là loại vật bám rẻ tiền, dễ kiếm và rất tiện lợi. Trong quá trình nuôi lớn có thể tách riêng cá thể mà không ảnh hưởng tới các cá thể khác.

8. Ương thành con giống cỡ 2-2,5cm

Khi đã có con giống cỡ nhỏ (dưới 1mm) phải qua một thời gian ương thành con giống cỡ lớn. Phương pháp hiện nay là sử dụng các khay gỗ 60 x 120 cm, đáy là lưới để ương thành con giống cỡ lớn (2-2,5cm)

9. Nuôi hàu

Ở giai đoạn ấu trùng hầu sống phù du. Ấu trùng hầu có khả năng bơi lội nhờ hoạt động của vành tiêm mao hay đĩa bơi. Ở giai đoạn trưởng thành hầu sống bám cố định trên các giá thể trong suốt đời sống của chúng.

Thức ăn của ấu trùng: vi khuẩn, sinh vật nhỏ, tảo silic (Criptomonas, Platymonas, Monax), trùng roi (10 micro m hoặc nhỏ hơn). Ấu trùnc ó thể sử dụng vật chất hoà tan trong nứơc và những hạt vật chất hữu cơ.

Thức ăn của hầu trưởng thành: thực vật phù du, mùn bã hữu cơ, tảo: Melosira, Coscinodiscus, Cyclotella, Skeletonema, Navicula, Nitzschia, Thalassiothrix, Thalassionema...

Bặt mồi thụ động theo hình thức lọc trogn quá trình hô hấp nhờ cấu tạo đoặc biệt của mang. Khi hô hấp, nước có mang thức ăn đi qua bề mặt mang, các hạt thức ăn sẽ dính vào tiêm mao trên bề mặt mang nhờ vào dịch nhờn được tiết ra từ tiêm mao. Hạt thức ăn kích thước thích hợp (nhỏ) sẽ bị dính vào các dịch nhờn và bị tiêm mao cuốn thành viên sau đó chuyển dần về phíc miệng. Các hạt thức ăn quá lớn tiêm mao không giữ được sẽ bị dòng nứơc cuốn khỏi bề mặt mang, tập trung ở mép màng áo và bị màng áo đẩy ra ngoài.

Như vậy quá trình chọn lọc được thực hiện 4 lần: trên bề mặt mang, trên mương vận chuyển, trên xúc biện, trên mang nang chọc lọc thức ăn. Sau đó thức ăn đựơc đưa vào dạ dày để tiêu hoá nhờ các men Amylase, Lactase, Glycogenase, Lipase, Maltase, Protease. Hạt thức ăn không thích hợp được đểy thẳng xuống ruột và ra ngoài qua hậu môn.

Cường độ bắt mồi phụ thuộc: thủy triều, lượng thức ăn và các yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ mặn...

Khi triều lên, cường độ bắt mồi tăng; triều xuống cường độ bắt mồi giảm.

Trong môi trường có nhiều thức ăn thì cường độ bắt mồi thấp; ít thức ăn thì cường độ bắt mồi cao.

Khi yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ mặn...trong khoảng thích hợp thì cường độ bắt mồi cao; khi không thích hợp thì cường độ bắt mồi thấp.

Theo vietlinh.com.vn

Công nghệ nuôi và sản xuất giống tu hài

Tu hài (Lutraria rhynchaena, Jonas 1844) là động vật thân mềm hai mảnh vỏ, thịt thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Tu hài lớn dài tới 12 cm, nặng tới 150 - 200 g/con. Do có giá trị kinh tế cao (giá tu hài tại Khánh Hòa từ 80.000 -100.000 đ/kg) và có nhu cầu tiêu thụ lớn, nguồn tu hài ở Khánh Hòa đang bị giảm sút nghiêm trọng. Từ tháng 8/2006 đến 8/2008, ThS. Trần Trung Thành (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III) đã thực hiện đề tài "Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm tu hài" tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, xã Tân Thành (huyện Vạn Ninh), xã Ninh Ích (huyện Ninh Hòa), Công ty Thanh Trúc (xã Phước Đồng - Nha Trang) và Trung tâm khuyến ngư Khánh Hòa.

Sau 2 năm thực hiện, đề tài đã xây dựng được quy trình sản xuất giống nhân tạo tu hài đạt tỷ lệ sống 4 - 6% và quy trình nuôi tu hài thương phẩm đạt tỷ lệ sống 30 - 40%. Kết quả cho thấy quy trình sản xuất ổn định, phù hợp với điều kiện tự nhiên của Khánh Hòa, có thể triển khai áp dụng trong toàn tỉnh. Do điều kiện thời tiết khí hậu nóng ấm quanh năm, có thể sản xuất giống tu hài quanh năm và rút ngắn thời gian nuôi thương phẩm (một con trung bình dài 71,5 mm và nặng 51g sau 12 tháng, trong khi ở Quảng Ninh và Hải Phòng phải mất 15 - 17 tháng). Đây chính là lợi thế của Khánh Hòa và các tỉnh miền Trung. Hiện nay ở Khánh Hòa và Phú Yên đã có một số hộ dân đầu tư nuôi tu hài ở quy mô nhỏ.

Quy trình sản xuất giống nhân tạo

Địa điểm: gần vùng biển; thuận lợi về điện, nước, phương tiện giao thông và các dịch vụ sinh hoạt khác.

Nguồn nước (ngọt, mặn): đầy đủ; trong, sạch (không bị ô nhiễm chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và thuốc trừ sâu); không bị ảnh hưởng bởi mưa lũ (nước ngọt).

Xây dựng và trang bị:

- Bể chứa 2 ngăn có tổng thể tích gấp 5 - 6 lần thể tích bể nuôi ấu trùng.

- Bể lọc 1 m3, cao 1,2 m; thuận lợi cho việc dẫn nước.

- Hệ thống ươm nuôi ấu trùng gồm 12 bể xi măng 2 m x 2 m x 1,2 m, chia thành 2 dãy.

- Sáu bể xi măng nuôi ấu trùng sống đáy có kích thước 6 m x 2 m x 0,8 m, chia thành 2 dãy.

- Bể nuôi tu hài bố mẹ được đặt cùng dãy với bể ươm ấu trùng, nhưng tách rời 1 m; lù đặt ở đáy, nghiêng về một phía; giữa lớp cát và san hô có lưới ngăn.

- Hệ thống nuôi thức ăn (tảo) gồm: phòng phân lập và lưu giữ giống tảo có trang bị tủ sấy tiệt trùng, nồi hấp, buồng cấy, đèn cực tím, kính hiển vi, tủ lạnh, bếp điện, ống nghiệm, pipét, buồng đếm, hóa chất...; hệ thống nuôi tảo sinh khối gồm bể xi măng (0,5 - 1 - 2 - 3 m3) che bằng vật liệu nhẹ (tôn nhựa, lưới lan), thùng nhựa 100 lít; hệ thống khí và cấp, thoát nước, xô, chậu, lưới, vợt, đá bọt, dây sục khí, cân...; hệ thống xử lý tia tử ngoại Ultraqua (nếu có điều kiện).

Nuôi tu hài bố mẹ: tuyển chọn tu hài bố mẹ từ khai thác ngoài tự nhiên dựa vào các chỉ tiêu sau: dài trên 63 mm, nặng 80 - 100 g; khỏe mạnh, không bị thương tổn ở vỏ và phần thịt; vòi siphon mập chắc thụt nhanh vào trong vỏ khi chạm nhẹ vào cơ thể, vỏ khép lại kín khi nhấc lên khỏi mặt nước, khi thả xuống nước nó nhanh chóng thò chân ra đào lỗ ẩn mình vào đáy. Sau khi lựa chọn, kích thích cho đẻ ngay, nếu không có hiện tượng phóng tinh và trứng thì tiến hành nuôi vỗ phát dục trong bể xi măng 4 m3 với mật độ 15 con/m2. Cho ăn 2 lần/ngày (sáng, chiều); thức ăn chính là tảo đơn bào (như Nannochloropsis oculata, Chaetoceros muelleri, Ch. gracilis, Platymonas sp...) với mật độ 250.000 - 300.000 tb/ml. Hàng ngày làm siphon, cấp nước chảy tràn 1 - 2 giờ. Loại bỏ những con chết, sục khí liên tục 24/24 giờ.

Kích thích sinh sản: rửa sạch tu hài bố mẹ bằng nước biển, đựng vào các rổ nhựa, để nơi thoáng mát, dưới ánh nắng yếu, kích thích khô 30 - 40 phút; cho vào bể đẻ, cấp nước bằng dòng chảy nhẹ và sục khí đều. Dưới tác động thay đổi nhiệt độ và dòng chảy, tu hài bố mẹ bị kích thích, trứng và tinh trùng được phóng ra và thụ tinh trong nước.

Nuôi ấu trùng nổi: trứng sau khi đẻ được lọc, san thưa và chuyển vào các bể ươm (bể composit 1 - 2 m3 hoặc bể xi măng 4 - 5 m3) với các yếu tố môi trường thích hợp như nhiệt độ 28 - 300C, độ mặn 28 - 30%o. Mật độ ươm ấu trùng nổi là 3 con/ml (15 triệu con/bể 5 m3 ), thức ăn là tảo đơn bào (các ngày đầu cho tảo Nanno, sau đó thêm tảo khác); cho ăn 2 lần/ngày, với lượng tăng dần (từ 3.000 tb/ml lên 15.000 tb/ml); hàng ngày thay 1/3 thể tích nước trong bể; sau 2 ngày, lọc ấu trùng chuyển sang bể mới.

Ươm nuôi ấu trùng sống đáy: xác định ấu trùng đã chuyển sang giai đoạn hậu Umbo để chuyển sang bể đã chuẩn bị chất đáy (cát trộn mảnh nhuyễn thể sàng qua lưới, dày 1,5 cm). Thức ăn vẫn là tảo đơn bào với mật độ 20.000 - 30.000 tb/ml, tăng dần đến 200.000 - 300.000 tb/ml. Mật độ nuôi là 1 con/ml (5 triệu ấu trùng/bể 5 m3). Lúc ấu trùng mới xuống đáy, hàng ngày thay 50% nước, sau đó thay bằng phương pháp chảy tràn 1 - 2 giờ.

Thu hoạch và vận chuyển: thu hoạch khi tu hài đạt 7 - 10 mm. Vận chuyển kín con giống bằng túi nylon (18 cm x 70 cm) có bơm khí oxy với mật độ 1.000 con/túi, ở nhiệt độ 18 - 200C.

Quy trình nuôi tu hài thương phẩm

Điều kiện

- Vùng nuôi phải kín gió, giàu sinh vật phù du, có nguồn nước trong sạch, không bị ô nhiễm; nước lưu thông có độ sâu thấp nhất khi triều xuống phải đạt 0,7 - 1 m, không bị ảnh hưởng bởi nước ngọt khi mưa bão.

- Vùng nuôi phải có đáy bằng phẳng, với cát, sỏi, mảnh nhuyễn thể; đảm bảo độ mặn 25 - 33%o, pH 7 - 8,5, độ trong 1,5 - 2 m.

Mùa vụ: có thể nuôi quanh năm, ngoại trừ những ngày mưa bão lớn.

Con giống: khỏe mạnh, không bị bệnh, không bị còi, không bị tổn thương phần mềm và phần vỏ, đạt 7 - 10 mm.

Trang bị: ghe máy, hệ thống lặn, rổ nhựa, lưới làm nắp đậy, dây cao su buộc nắp (săm xe máy cũ), cọc gỗ (cắm xung quanh khu vực nuôi).

Kỹ thuật

- Chuẩn bị dụng cụ: rổ nhựa miệng 60 cm, đáy 44 cm, cao 55 cm, được lót lưới bên trong để giữ cát. Trong 3 tháng đầu nắp đậy rổ bằng lưới 0,5 cm, sau đó dùng lưới 2 cm. Đổ cát, sỏi, mảnh nhuyễn thể dày 25 cm và tiến hành thả giống. Mật độ nuôi: 33 con/rổ.

- Chăm sóc, quản lý: đặt rổ trên nền đáy có độ sâu 1,5 - 3 m (đảm bảo cách mặt nước 0,7 - 1 m khi thủy triều thấp nhất), khoảng cách giữa hai hàng rổ là 1 m, giữa 2 rổ là 0,2 m. Hàng tháng làm vệ sinh lồng, mở nắp lưới giũ sạch bùn và hàu bám vào và diệt cua trong rổ. Nếu cát trong rổ có màu đen (bùn nhiều) thì thay cát.

- Thu hoạch: khi tu hài đạt kích cỡ thương phẩm (? 50 g). Để giữ rổ không bị hư (dùng cho các vụ sau), nên thu hoạch khi thủy triều xuống và thao tác nhẹ nhàng. Tu hài để càng lớn, giá bán càng cao.

THANH HƯƠNG (Sở khoa học công nghệ Khánh Hòa)

Nuôi cua trong rừng ngập mặn

Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn không cần đầu tư nhiều, năng suất đạt từ 600 đến 650 kg/ha/vụ. Sau đây là một vài chỉ dẫn.

Cua biển (Forskl) còn gọi là cua xanh, cua bể phân bố ở các nước chung quanh Việt Nam như Trung Quốc, các nước ASEAN, Ấn Độ... Cua ưa sống ở vùng biển nông, các cửa sông, eo vịnh, nơi có nhiều mùn bã hữu cơ... Khi thiếu thức ăn chúng có thể ăn thịt lẫn nhau.

Cách nuôi cua trong rừng ngập mặn không cần đầu tư nhiều, năng suất đạt 600-650kg/ha/vụ. Sau đây là một vài chỉ dẫn:

Vùng nuôi: Có nước mặn thường xuyên, độ mặn 10-25%o, nhiệt độ thích hợp 25-30oC. Không có nguồn nước ô nhiễm, tránh bão lớn, lũ lụt, sự xói mòn.

Quây lưới, đăng: Đăng chắn theo địa hình cụ thể từng nơi, có thể theo hình vuông hay hình chữ nhật. Diện tích 0,5-1ha, mức nước sâu lúc cao triều từ 0,8-1m, lúc triều cạn phải bảo đảm tối thiểu một nửa diện tích vùng có mức nước sâu 20-30cm. Mép trên của lưới có tấm nilon cao 50cm để cua không bò trốn. Chân lưới cắm sâu xuống bùn 50-70cm. Mức nước sâu nên duy trì 0,8-1m. Có cầu qua khu quây lưới để dễ dàng chăm sóc và cho ăn.

Chuẩn bị vùng nuôi: Rút cạn nước khi triều thấp nhất để diệt các địch hại của cua. Vùng nước không tháo cạn được thì dùng amonium sulfate 0,1kg/m2 và vôi sống (Ca0) 0,5kg/m2, cũng có thể dùng dễ cây ruốc cá có chứa rêtênon 0,5-2g/m3 nước để diệt các địch hại của cua.

Giống: Có đủ để thả cho 1 ha, mật độ thả: 5.000-10.000 con cỡ 30-40g/con hoặc chiều dài mai cua từ 5-10cm. Thả vào sáng sớm hay chiều mát khi nước triều lên.

Thức ăn: Băm cá tạp hay nội tạng ốc sên... cho cua ăn, lượng cho ăn hằng ngày bằng 6-10% trọng lượng cua. Cho ăn sáng, chiều.

Thường xuyên kiểm tra đề phòng chỗ rách của lưới quây. Điều chỉnh các yếu tố ôxy hòa tan, độ mặn, nhiệt độ, độ pH khi nước triều thay đổi.

Thu hoạch: Nuôi sau ba tháng cua đạt cỡ 200g, thu hoạch bằng cách bắt tỉa (khi triều thấp) chọn những con cua béo, đủ cỡ. Thu vét có thể dùng cào lúc triều lên.

Nguồn: Báo Nông thôn ngày nay

Phương pháp nuôi cua biển

Nuôi cua thương phẩm:

Nuôi cua con thành cua thịt có thể thực hiện trong ao đầm riêng biệt hay nuôi kết hợp trong đầm nuôi tôm nước lợ, nuôi trên ruộng lúa với hình dạng và kích cỡ khác nhau. Ao nuôi nên có từ 300-1.000m2, độ sâu 0,8-1,2m với bờ có chiều rộng đáy 3m, mặt 1-1,5m và cao 1-1,5m (bờ cao hơn mức triều cường ít nhất 0,5m). Xung quanh bờ phải rào bằng đăng tre, tấm nhựa, lưới cước. Ao có cống cấp và thoát nước để bơm hay thoát nước cho ao và cũng có thể trồng cây giá, đước hoặc làm giàn bằng lá dừa nước để che mát cho cua. trước khi nuôi cua 1-2 tuần, cần chuẩn bị ao nuôi như bón vôi 10-15kg/ha, sau đó lấy nước sạch.

Mùa vụ nuôi cua con thành cua thịt có thể quanh năm nhưng phổ biến nhất vào khoảng tháng 2-5 DL. Trong những tháng mùa mưa cũng có thể nuôi cua, nhưng do sự biến động về nhiệt độ, độ mặn, độ phèn... có thể ảnh hưởng xấu đến nuôi cua. Hiện thời nguồn giống nuôi phần lớn từ nguồn giống tự nhiên và thường phải vận chuyển rất xa. Do đó khi vận chuyển nên tránh gió lùa, nắng, mưa trực tiếp lên cua và thỉnh thoảng dùng nước biển tưới cho cua để giữ độ ẩm. Tuỳ vào kích cỡ cua và loại ao đầm nuôi, mật độ nuôi có khác nhau. Cua giống cỡ 50-100 con/kg, mật độ nuôi ao 3-4 con/m2, trong đầm ruộng 2-3 con/m2, thời gian nuôi 5-6 tháng. Cua con cỡ 20-35 con/kg nuôi trong ao 2-3 con/m2, đầm ruộng 1-2 con/m2, thời gian nuôi 3-4 tháng. Cua cỡ 10-12 con/kg nuôi trong ao 2-3 con/kg, đầm ruộng 1 con/m2, thời gian nuôi 2-2,5 tháng.

Thức ăn cho cua thịt đa dạng: Cá tạp, tôm, còng, nhuyễn thể, rau, ngũ cốc... Tỉ lệ cho ăn 5-10% trọng lượng cua và chia làm 2 lần/ngày vào 2 buổi sáng, chiều mát và thích hợp nhất là cho cua ăn lúc nước lớn. Hàng ngày thay nước khoảng 30-50% để giữ môi trường nuôi trong sạch. Cua đạt trọng lượng 200-300g/con là có thể thu hoạch. Thu hoạch cua có thể bằng cách đánh tỉa câu rập hay tháo cạn nước còn 30cm bắt bằng tay thu toàn bộ.

Nuôi cua ốp thành cua chắc:

Đây là hình thức nuôi cua sau khi lột xác còn mọng nước, vỏ mềm trở thành cua đầy thịt, rắn chắc hơn để đạt giá trị cao hơn. Mật độ nuôi 2-3 con/m2. Mùa vụ nuôi và chăm sóc như cua thịt. Sau khi nuôi 10-14 ngày có thể kiểm tra nếu thấy cua có mai cứng, màu sắc đậm và chắc thịt thì thu hoạch. Trong đó, cua đực dùng bán thịt còn cua cái có thể tiếp tục nuôi thành cua gạch, trọng lượng trong quá trình nuôi có thể tăng trọng lên 30-40%.

Nuôi cua gạch:

Mùa vụ nuôi có thể từ tháng 6-12 DL, nhưng tháng nuôi chính từ tháng 7 tới 9 DL hàng năm. Chỉ chọn cua cái giống có kích cỡ 200-400g/con, cua phải có vỏ cứng, màu xanh đậm, yếm tròn phủ giáp mặt bụng của phần đầu ngực và mép vỏ có nhiều lông tơ. Dùng que ấn phần yếm xuống từ bên ngoài, nơi giáp yếm với mai cua, cua tốt sẽ có chấm màu vàng nhạt bên trong. Để cua gạch phát triển đồng loạt nên chọn cua giống đồng đều về chấm gạch. Mật độ nuôi trong ao rào đăng 3-5 con/m2 và 30-60kg/lồng khi nuôi trong lồng là 15-20 con/m3.

Thức ăn và tỉ lệ cho cua ăn cũng giống như cua thịt và không nên để cho cua đói, vì chúng dễ sát hại nhau nhất là khi nuôi với mật độ cao. Theo cách nuôi trên, 10-14 ngày sau khi nuôi từ cua chắc và chớm gạch hay 20-25 ngày khi nuôi từ cua ốp, cua bắt đầu có đầy gạch và phải kiểm tra hàng ngày. Khi khoảng 60-80% cua đều đạt đầy gạch có thể thu hoạch đồng loạt.

Nguồn tin: NNVN

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2010

Kinh nghiệm nuôi ba ba của anh Thuận ở Bắc Giang

Nhờ năng động phát triển kinh tế, anh Nguyễn Đức Thuận ở thôn Tân Tiến, xã Tiến Dũng (Yên Dũng) đã biến khu đồng trũng cấy lúa một vụ không ăn chắc thành trang trại nuôi ba ba có thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.

Anh Nguyễn Đức Thuận sinh năm 1974. Sau khi tốt nghiệp THPT, không có điều kiện học đại học như các bạn cùng trang lứa, anh đã đi nhiều nơi và làm các nghề thợ may, phu hồ đến buôn bán vải thiều, sấy nhãn... nhưng thu nhập thấp, không ổn định. Bởi vậy, anh luôn trăn trở, suy tính tìm hướng làm giàu. Sau khi tìm hiểu kỹ thị trường và thấy ba ba là giống dễ nuôi, vốn đầu tư ban đầu thấp, hiệu quả kinh tế mang lại cao, năm 2004, anh mạnh dạn dồn đổi toàn bộ 3.200m2 ruộng của gia đình cho các hộ trong thôn lấy khu đồng trũng gần nhà để nuôi ba ba. Bằng vốn gia đình tự tích luỹ, anh vay thêm bạn bè, ngân hàng đầu tư hàng trăm triệu đồng thuê máy móc, nhân công cải tạo khu đồng trũng thành khu nuôi ba ba kiên cố với nhiều bể riêng biệt có bờ bao chắc chắn.

Anh đã thử nghiệm cho ba ba Hoa Sông Hồng lai với ba ba lai F1 Đài Loan để tạo ra giống ba ba lớn nhanh, phù hợp với điều kiện tự nhiên và có khả năng chống chịu bệnh tốt. Sau ba năm nuôi hiệu quả, anh mạnh dạn cho lai hàng loạt để nhân giống và mở rộng quy mô nuôi . Mấy năm gần đây, anh mở rộng quy mô nuôi ba ba lên 25 bể như: ba ba thương phẩm, sinh sản và ương ba ba giống ước tính hơn 4 vạn con/năm. Nói về kinh nghiệm nuôi ba ba, anh Thuận cho biết: "Nuôi ba ba không khó nhưng phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật từ việc chọn giống đến nuôi và thu hoạch. Để ba ba lớn nhanh, cần cho ba ba ăn cá tươi, tôm, giun đất xay nhỏ thả trên máng tre hoặc gỗ để quản lý lượng thức ăn dư thừa, hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước làm ba ba bị dịch bệnh. Hễ thấy ba ba nổi trên mặt nước hoặc bò lên bờ tức là nguồn nước đã bị ô nhiễm cần thay nước mới, khử trùng bằng vôi bột". Ngoài ra, anh Thuận luôn chú trọng phòng bệnh cho ba ba vào thời gian giao mùa. Anh nghiền nhỏ cá mè trộn với thức ăn công nghiệp và thuốc kháng sinh, mỗi tháng cho ba ba ăn ba ngày liên tục để phòng bệnh. Với cách làm như vậy, ba ba phát triển mạnh, chất lượng bảo đảm được khách hàng khắp các tỉnh về mua. Với 7 nghìn đồng/con ba ba giống và 320-380 nghìn đồng/kg ba ba thương phẩm, ba năm gần đây, gia đình anh thu lãi 250-350 triệu đồng/năm. Từ nuôi ba ba, gia đình anh cũng giải quyết việc làm thường xuyên và thời vụ cho gần 20 lao động địa phương với mức thu nhập 1-1,5 triệu đồng/người/tháng.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Thuận còn tận tình hướng dẫn các hộ trong vùng kinh nghiệm nuôi ba ba để cùng phát triển kinh tế. Anh đã tự biên soạn và in thành 500 cuốn tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi ba ba phát cho các hộ trong vùng. Nhờ đó đến nay, trong xã có nhiều hộ dân mạnh dạn nuôi ba ba có thu nhập cao. Với uy tín và trách nhiệm, anh được bầu làm trưởng thôn. Ghi nhận thành tích xuất sắc trong phong trào phát triển thuỷ sản, năm 2009, anh được Bộ Nông nghiệp và PTNT tặng Bằng khen. Dự kiến năm nay, gia đình anh thu nhập 500 triệu đồng từ nuôi ba ba.
(Theo Báo Bắc Giang)

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2010

Phát triển dòng siêu lúa C4

LUAGAO - Các cuộc hội thảo liên tiếp từ 20 đến 27/8/2010 tại Thượng Hải (Trung Quốc) tập trung vào việc can thiệp quá trình quang tổng hợp để chuyển các giống lúa C3 khai thác hiện nay sang dòng siêu lúa C4 có khả năng tăng năng suất từ 30 đến 50%, giảm nhu cầu nước đến 50% và nhu cầu phân bón đến 30%. Đây là những bước đi dồn dập nhằm khởi động cuộc cách mạng xanh thứ hai với sự tham gia của các nhà khoa học đa ngành trên toàn thế giới với nguồn tài trợ từ các chính phủ hay các quỹ như Bill & Melinda Gates Foundation.

Cơ quan lương nông Liên hợp quốc (FAO) cho biết nhu cầu lương thực toàn cầu sẽ phải tăng thêm 70% trong 40 năm tới. Dân số thế giới từ 7 tỷ hiện nay sẽ đến 9 tỷ trong khoảng năm 2050. Nhưng đất nông nghiệp không có khả năng tăng, vẫn giữ ở mức trên dưới 10% diện tích Trái đất. Tính ra một hecta đất trồng ở châu Á sẽ phải nuôi sống 43 người trong những năm đó so với con số 27 hiện nay. Người tăng, đất không tăng, biện pháp duy nhất là phải chủ động làm tăng năng suất cây trồng trong các điều kiện thời tiết thất thường rất khó lường đoán, đồng thời tìm cách đưa dòng lúa nước cao sản lên các sa mạc khô hạn. Phương pháp được chọn hiện nay là sử dụng tối ưu nguồn năng lượng mặt trời trên mỗi diện tích lá qua quang tổng hợp.

Quang tổng hợp là quá trình sử dụng năng lượng mặt trời để cố định các-bon (C) từ các-bô-nic (CO2) có sẵn trong khí quyển nhằm tạo thành các chất đường, bột và sợi thực vật làm thức ăn cho người. Lúa là cây lương thực quan trọng nhất vì cung cấp cái ăn cho hơn một nửa dân số thế giới. Vì vậy làm tăng năng suất cây lúa đồng thời giảm thiểu tổn hại môi trường sẽ là căn bản của cuộc cách mạng xanh thế kỷ 21. Trong điều kiện tự nhiên hiện nay cây lúa chỉ có khả năng cố định thành tổ hợp 3 các-bon (gọi là C3) nhờ loại enzyme quang xúc tác tên là ribulose bisphosphate carboxylase oxygenase viết tắt là RUBISCO.

Việc trao đổi giữa cây với môi trường không khí bên ngoài diễn ra nơi các khí khổng (stomata), ở đó khí CO2 hòa tan vào trong túi nước bắt đầu tiến trình quang tổng hợp trong khi khí O2 cùng với hơi nước thoát ra khỏi cây kết thúc tiến trình hô hấp thực vật. Hiệu quả cố định các-bon từ CO2 khí trời thành các hợp chất hữu cơ nơi dòng cây C3 như lúa không cao vì ô-xy sinh ra từ quá trình hô hấp lại có khuynh hướng giành RUBISCO của chu trình quang tổng hợp, thường gọi là chu trình Kelvin. Khi nhiệt độ bên ngoài càng cao, đặc biệt lúc đã vượt quá 20oC thì việc hô hấp càng mạnh, ô-xy sinh ra càng nhiều và cướp lấy RUBISCO làm hạn chế mức độ quang tổng hợp dẫn tới việc cây chậm tăng trưởng hoặc chỉ cho năng suất thấp.

Trong thực tế tự nhiên đã có một số rất ít các loài thực vật như bắp (ngô), mía và cỏ ngọt có tiến trình quang tổng hợp hiệu quả hơn nhờ khả năng cố định thành các tổ hợp 4C tạo thành dòng cây C4 cho năng suất cao. Khí CO2 tại đó không bị bắt ngay bởi RUBISCO mà bởi một chất trung gian tên là phosphoenolpyruvate (PEP) để chuyển hóa thành một chất 4C là oxaloacetic acid (OAA) di chuyển sâu vào trong các mạch lá. Ở đó OAA được RUBISCO tiếp nhận lấy phần các-bon để quang tổng hợp và trả PEP trở lại mặt lá. Việc quang tổng hợp diễn ra trong các thành mạch không bị ô-xy tranh chấp và cây có khuynh hướng phát triển bộ gân phủ dày mặt lá.

Ý niệm chuyển đổi dòng lúa C3 hiện nay thành dòng siêu lúa C4 đã được đưa ra từ nhiều năm trước nhờ phát hiện trong điều kiện tự nhiên cây lúa đã có gene lặn liên quan đến kiểu quang tổng họp PEP-RUBISCO. Các viện nghiên cứu nay tách lập C4 từ các giống lúa đang khai thác bằng cách hạ nồng độ CO2 xuống dưới 50ppm nhằm làm chết các lúa C3. Công tác nhân và chọn lọc giống sẽ tiến hành sau đó với mục tiêu đưa chúng vào trồng đại trà trong 10 năm tới. Đặc tính chung của các giống lúa C4 là tế bào khí khổng không cần mở lớn mà chỉ khép hờ nên giảm bớt nhu cầu tưới nước và có thể đem lên các vùng khô hạn, đồng thời giảm nhu cầu phân đạm vì không phải hoang phí RUBISCO vốn là enzyme chứa tới 15% ni-tơ.

(Theo Báo NN Việt Nam)

Thứ Hai, 6 tháng 9, 2010

Nông sản Trồng ca cao dưới tán điều: Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế vườn cây

Chị Dương Thị Điểm ở thôn Quảng Hà, xã Nâm N’đir (Krông Nô) trồng 5 ha điều cho thu hoạch 3 năm nay. Mặc dù chị đã bỏ nhiều công sức và thời gian để chăm sóc, phòng chống sâu bệnh nhưng năng suất điều cũng không cao.
Đầu năm 2007, cán bộ kỹ thuật của Công ty Cargill Việt Nam đã đến vận động chị trồng xen ca cao dưới tán điều; đồng thời đưa chị đi tham quan, học tập kỹ thuật ở nhiều mô hình ở huyện Đắk Mil. Nhận thấy những hiệu quả thiết thực, chị đã đầu tư 2 triệu đồng mua 500 cây ca cao giống về trồng. Chị còn được cán bộ kỹ thuật của công ty xuống tận vườn hướng dẫn cách đào hố, trồng, chăm sóc nên gần 1 ha ca cao trồng xen dưới tán điều của chị đang phát triển tốt. Hiện chỉ mới hơn 2 năm nhưng ca cao đã cho thu hoạch bói, với năng suất đạt 1 tấn hạt/ha. Với giá bán hiện nay, sau khi thu hoạch hai vụ bói chị cũng có khoảng 50 triệu đồng. Qua năm thứ 3 năng suất có thể đạt 2 tấn hạt/ ha và cao hơn rất nhiều vào những năm thứ 5,6. Chị Điểm cho biết: “So với việc trồng cà phê thì trồng ca cao chi phí đầu tư và công sức bỏ ra ít hơn mà thu nhập lại cao và ổn định hơn. Tôi đang có kế hoạch trồng xen ca cao vào toàn bộ diện tích điều”.

daknong-Trong-ca-cao-duoi-tan-dieu-Gop-phan-nang-cao-hieu-qua-kinh-te-vuon-cay.jpg
Mô hình trồng ca cao 2 năm tuổi dưới tán điều của chị Dương Thị Điểm
 Theo Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Krông Nô thì huyện hiện có hơn 4.500 ha điều nhưng nhiều diện tích do nhân dân trồng theo phong trào, không chú trọng vào chăm sóc, phòng bệnh nên năng suất kém. Để giúp bà con có thể nâng cao thu nhập, giữ vững vườn điều, Phòng đang khuyến khích việc trồng ca cao dưới tán điều. Sau khi trồng xen ca cao, vườn điều vẫn phát triển bình thường, và do có thêm nguồn dinh dưỡng từ quá trình bón phân cho ca cao nên năng suất điều cũng cao hơn. Trong khi đó, cây ca cao vẫn phát triển tốt trong điều kiện có điều che bóng để giữ độ ẩm và chắn gió. Khi cây điều đến giai đoạn già cỗi, phải chặt bỏ thì cũng là lúc ca cao vào thời kỳ kinh doanh. Từ việc ngành Nông nghiệp huyện triển khai các mô hình, bà con cũng đã chủ động đi tham quan, học tập các mô hình hiệu quả ở trong và ngoài tỉnh để về áp dụng. Hiện tại, diện tích trồng xen ca cao dưới tán điều của toàn huyện đạt hơn 35 ha, chủ yếu ở các xã Tân Thành, Nâm Nung.
 Trồng xen ca cao dưới tán điều cũng là xu hướng đang được ngành Nông nghiệp và nông dân huyện Đắk R’lấp đẩy mạnh. Từ chỗ chỉ có vài mô hình được triển khai từ năm 1999, đến nay, huyện đã có hàng trăm héc ta ca cao được trồng xen dưới tán điều. Riêng năm 2009, Trạm Khuyến nông huyện cũng đã triển khai xây dựng 5 mô hình này với quy mô gần 3 ha ở các xã Quảng Tín, Nhân Đạo. Theo anh Nguyễn Hữu Tình ở thôn 9 xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp) thì gia đình có 2 ha điều trong giai đoạn già cỗi, lại bị sâu bệnh tấn công nên năng suất thấp. Đang loay hoay chưa biết sẽ trồng cây gì thay thế cho hiệu quả thì anh được Trạm Khuyến nông huyện chọn tham gia mô hình trồng xen ca cao dưới tán điều. Ban đầu, do chưa hiểu hết những lợi ích khi tham gia mô hình nên anh đã rất ngần ngại, nhưng với sự giải thích tường tận của cán bộ kỹ thuật nên đã mạnh dạn làm theo. Sau gần 3 năm trồng, hiện 5 sào ca cao của gia đình anh đang phát triển tốt và bước đầu cho thu nhập.
Trao đổi về vấn đề trồng xen ca cao dưới tán điều, ông Hồ Tiến Cương, cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết: Đây là một hướng đi đang chứng tỏ được tính ưu việt và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nó không chỉ giúp nông dân giữ vững được vườn điều mà còn nâng cao giá trị sử dụng đất, tăng thu nhập trên cùng diện tích canh tác. Từ năm 2005, diện tích ca cao trồng xen dưới tán điều mà Trung tâm xây dựng mô hình chỉ đạt 14,5 ha thì đến năm 2006 là 20 ha, năm 2007 là 138 ha và hiện nay, nhân dân đã phát triển lên hơn 400 ha. Cùng với việc đảm bảo cung ứng những giống ca cao ghép có chất lượng được đưa về từ các đầu mối sản xuất giống uy tín thì các hộ trồng ca cao dưới tán điều còn được tập huấn, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật… để mở rộng diện tích trồng ca cao.
Hiện nay, Trung tâm khuyến nông tỉnh đang có kế hoạch đầu tư phát triển cây ca cao dưới tán điều ở những vùng có thổ nhưỡng phù hợp, chủ động nguồn nước tưới để từng bước hình thành những vùng trồng ca cao trọng điểm. Từ thành công của các mô hình trồng xen ca cao dưới tán điều đang mở ra một hướng đi mới cho người dân, nhất là những hộ có diện tích điều lớn kém năng suất, bởi nó không chỉ tăng hiệu quả kinh tế mà còn góp phần hạn chế tình trạng chặt bỏ cây điều.

Những vấn đề kỹ thuật cần lưu ý khi trồng ca cao

Giống như những cây dài ngày khác cacao có cùng chung những kỹ thuật cơ bản như chuẩn bị đất trồng, đào hố, bón phân nhiều ít tùy theo giai đọan sinh trưởng, độ phì nhiêu của đất hoặc năng suất dự kiến. Tuy nhiên vùng sinh thái tự nhiên của cây cacao vốn là ở tầng thấp trong những cánh rừng mưa nhiệt đới ở đó cường độ ánh sáng thấp, ẩm độ không khí cao, biên độ nhiệt ngày đêm và trong năm hẹp nên muốn trồng cacao có hiệu quả cần có những kỹ thuật đặc thù riêng. Mặc dù đã được thuần hoá từ lâu nhưng đối với một số yếu tố sự thích ứng chưa đi xa so với môi trường nguyên thủy.
Do đó khi trồng cacao cần phải đặc biệt lưu ý đến các điểm sau:
Giống: Vốn là cây dài ngày, việc chọn giống tốt cho cacao rất quan trọng. Sự sai lầm trong việc chọn giống cho cây lâu năm người trồng sẽ chịu thiệt hại lâu dài hoặc phải mất thời gian từ 3 đền 5 năm và nhiều công của cho thời kỳ kiến thiết cơ bản nếu quyết định thay giống khác tốt hơn. Nguồn giống hiện có rải rác tại nhiều địa phương qua điều tra cho thấy không thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất do năng suất thấp, không rõ xuất xứ và gia phả, mức độ phân li cao (khỏang 50% không cho năng xuất hoặc rất thấp). Hiện nay bộ Nông Nghiệp và Phát Trển Nông Thôn đã chính thức công nhận 8 dòng vô tính do Đại Học Nông Lâm khảo nghiệm để trồng trên toàn quốc. Các dòng vô tính đó là: TD1, TD2, TD3, TD5, TD6, TD8, TD10 và TD14. Tất cả 8 dòng vô tính này đều cho loại hạt nằm trong nhóm A1 (có chất lượng cao nhất) nếu chăm sóc đúng kỹ thuật.
Che bóng: Đây là yếu tố then chốt quyết định sự thành công trong giai đọan kiến thiết cơ bản. Có thể nói chưa bảo đảm được bóng che chưa nên trồng cacao. Trong điều kiện Việt Nam, cacao trồng không che sẽ bị cháy rụng lá, bị chùn ngọn, chậm lớn, cây dễ bị sâu bịnh tấn công, do đó thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài. Cacao mới trồng cần phải được che từ 50 đến 75% ánh sáng trực tiếp và kéo dài ít nhất hết năm đầu tiên. Bóng che được điều chỉnh giảm dần khi cây lớn. Để đáp yêu cầu vưà nêu cần phải trồng cây che bóng tạm thời và vĩnh viễn. Che bóng tạm thời: thường người ta trồng những cây ngắn ngày như muồng hoa vàng, chuối, … Những cây này sẽ được đốn bỏ khi cacao lớn. Cũng có thể dùng bất kỳ vật liệu nào sẵn có để che bóng cho cacao như lá dừa, lá mía, tranh, thân bắp, bao phân… miễn sao đạt được mục tiêu là 50 đến 75 % ánh sáng được che bớt. Che bóng vĩnh viễn: cây trồng chung với cacao và tồn tại suốt chu kỳ sinh trưởng của cacao. Cây che bóng vĩnh viễn còn có vai trò quan trọng không kém là tác dụng cản gió. Thường sử dụng là lọai keo dậu, anh đào giả, cau, dừa, vông nem, sầu riêng … Những cây có tán lá quá rậm không thích hợp làm cây cho cacao. Mật độ cây che bóng vĩnh viễn dao động từ 70 đến 150 cây cho một ha tùy theo loại cây và điều kiện sinh thái tại chỗ. Cách tốt nhất là trồng cacao ở nơi đã thiết lập sẵn bóng che như dưới vườn dừa, điều, sầu riêng, chuối, rừng đã tỉa thưa. Thông thường muốn trồng cacao cần phải trồng cây che bóng trước một năm. Các lọai cây che bóng thông dụng hiện nay gồm keo dậu, vông nem hoặc anh đào giả. Những điểm nào không đủ bóng che cần phải che tạm thời. Mật độ cây che bóng 3 x 3 m. Mật độ này sẽ giảm dần từ năm thứ hai tùy theo sự sinh trưởng cacao và điều kiện cụ thể của từng cây trên vườn ca cao.
Chắn gió: Lá ca cao có cuống dài, phiến lá lớn nên khi có gió mạnh dễ bị lay gãy. Trong giai đọan đầu khi cây con có ít lá việc lá bị tổn thương cơ giới rụng đi đưa đế hậu quả nghiêm trọng. Cây sẽ bị còi cọc, chậm lớn do thiếu cơ quan tiến hành quang tổng hợp. Cần thiết kế cây chắn gió chung quanh vườn trồng cacao. Cây chắn gió có thể cây rừng như xà cừ, muồng đen, keo lai hoặc các loại cây ăn trái như mít, xòai, chôm chôm … trồng mật độ dày. Nếu nắng là yếu tố môi trường quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ca cao trong thới kỳ kiến thiết cơ bản thì gió là giới hạn chính đối với ca cao trong suốt vòng đời. Yếu tố gió đặc biệt quan trọng khi ca cao được trồng ở vùng cao nguyên. Do đó đối vời vùng cao nguyên (Dak Lak, Dak Nong, Gia Lai, …) ca cao chỉ trồng thành công (năng suất và chất lượng cao) nếu vườn ca cao được chắn gió tốt.
Xử lý hố trồng Hiện nay mối là nguyên nhân gây hại chủ yếu cho c acao trồng mới ở các tỉnh Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Cần xử lý hố trồng để phòng trừ mối. Dùng Chlorpyrifos (Lentrek, Losban, Pyrimes, Sanpyriphos) hoặc Imidachloprid (Admire, Confidor) hòa nước theo nồng độ hướng dẫn phun đều dưới đáy và quanh thành hố trước khi lấp đất vàsau đó phun trên mặt đất và tòan thân cây ngay sau khi trồng với liều lượng 1 lít dung dịch/cây. Ngoài mối những thuốc này còn tác dụng trị rệp và côn trùng ăn lá. Mỗi hố trồng nên trộn 100 g super lân + 50 g phân tổng hợp 20 – 15 – 20 trộn đều với đất mặt và dùng để lấp chung quanh cây trồng. Hàng tháng nên bón khỏang 50/g/cây và tăng dần lượng phân trong những tháng sau. Trong năm đầu tiên tổng lượng phân cho mỗi cây từ 150 – 200 /g/gốc tùy theo độ phì nhiêu của đất. Năm thứ 2 lượng phân 300 – 400 g/gốc. Năm thứ ba 500 – 600 g/gốc. Năm thứ tư trở lên 700 – 1000 g/gốc. Đất có pH thấp, đất đồi dinh dưỡng bị rửa trôi, đất đồng bằng sông Cửu Long (một số nơi) nên bón vôi từ 300 – 500 g/hố . Cacao thích hợp với đất có pH từ 5.5 – 6.5. Cần bón lót phân chuồng hoai hoặc các lọai phân hưũ cơ khác. Cacao trên vùng Tây Nguyên hiện nay thường có hiện tượng thiếu kẽm, có nơi rất trầm trọng. Sử dụng phân bón lá có hàm lượng kẽm cao hoặc dùng dung dịch kẽm phun trực tiếp lên lá khi thấy có triệu chứng thiếu.
Trồng cây Chỉ những cây con tốt, lá phát triển đều, xanh đậm, thân không cong, không có dị dạng mới được đem trồng ngòai đồng. Cây con nên được tưới đẫm trước khi đem trồng. Cây con phải được di chuyển cẩn thận ra đồng và tránh làm tổn thương bộ rễ, dập lá hoặc hư thân. Những cây con có lá mới ra không nên đem trồng mà nên lưu lại vườn ươm cho đến khi lá đã già và đem trồng đợt tiếp theo. Tuổi cây con thích hợp để đem trồng là 3 tháng tuổi trở lên sau khi ghép. Những tiêu chuẩn chính để cây con có thể đem trồng là chiều cao từ mắt ghép trở lên ít nhất là 25cm có ít nhất 3 đôi lá đã thuần thục, không bị sâu bệnh, cứng cáp. Trồng cây vào sáng sớm hoặc chiều mát. Không trồng vào lúc nắng gắt. Dùng dao bén cắt bỏ phần đáy túi bầu đất bằng cách rạch một đường xung quanh bịch nilon. Rễ cái đôi khi cuốn tròn ở đáy túi phải được cắt bỏ phần bị cong. Rễ được cắt sẽ tiếp tuc mọc thẳng khi trồng ra đất giúp cây đứng vững và khả năng kháng hạn cao. Đặt cây con vào hố, lấp đất lại chung quanh bầu, nén chặt đất và từ từ kéo bao nilon ra khỏi bầu đất. Dùng rơm, cỏ để tủ gốc giữ ẩm nhưng không phủ quá gần gốc cây và tránh vật liệu tủ tiếp xúc với cổ rễ. Làm túp che ngay cây con sau khi trồng nếu cây che bóng chưa được thiết lập hoặc có nhưng chưa đủ bóng che.
Tạo hình cacao: Mặc dù cacao ra trái trên thân nhưng không hẳn chừa nhiều thân là năng suất sẽ cao. Nguyên lý cơ bản trong việc quyết định số thân chính, cách tỉa cành và tạo tán cho cacao là:
- Giúp cacao phát triển tán lá tối ưu: lá chiếm hết không gian bên trên dành cho từng cây nhưng không có lá nào bị che khuất hòan tòan. - Điểm phân cành đầu ở độ cao thích hợp (0.6 – 0.8 m).
- Dễ đi lại để chăm sóc và thu họach.
- Vườn thông thóang để tránh ẩm độ quá cao, dễ bị bịnh. Khi cây đã giao tán, nên tỉa thoáng vùng thân chính và chung quanh điểm phân cành. Những cành thứ cấp trên cành ngang được tỉa sạch (1 m từ điểm phân cành) tạo sự thông thoáng nơi có trái đậu để giảm thiểu bệnh thối trái. Những cành bị che khuất, mọc hướng xuống đất đều được tỉa bỏ. Cây phân cành thấp sẽ trở ngại sau này khi chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch.
Thu hoạch lên men: Chỉ thu khi trái đã chín. Trái ca cao được thu hoạch cẩn thận, tránh làm nứt dập và được lưu trữ nơi thoáng mát trong vòng 7 – 9 ngày. Trữ trái còn giúp các nông hộ có diện tích nhỏ có thời gian tích tụ lượng hạt lớn hơn thuận lợi cho một lần ủ. Ca cao sau khi thu hoạch cần thiết phải lên men. Trong quá trình lên men các tiền chất để tạo hương sô cô la được hình thành. Do đó ca cao chất lượng chỉ đạt được sau khi lên men đúng kỹ thuật. Lên men cũng làm giảm vị đắng và chát và hình thành màu nâu đặc trưng của sô cô la. Ca cao thường được lên men trong các thùng chứa làm bằng gỗ, đáy đục thủng để thóat nước. Các loại thùng này thường thiết kế để có chứa lớp hạt dày khỏan 45 cm trong khi chiều dài và rộng không giới hạn và tùy thuộc vào lượng hạt cần lên men. Hai quá trình chính xảy ra trong khi lên men:
- Lên men yếm khí: xảy ra trong 2 ngày đầu. Đường trong lớp cơm nhầy bao quanh hạt được lên men yếm khí và chuyển hoá thành rượu. Không cần không khí trong giai đoạn này. Nhiệt độ khối hạt không cao.
- Lên men hiếu khí: khi đường chuyển hết thành rượu (trong hai ngày đầu) khối hạt cần thông thoáng để rượu chuyển hoá thành acid acetic qua lên men hiếu khí. Trong giai đoạn này cần đảo trộn hạt để cung cấp ô xi. Nhiệt độ khối hạt tăng nhanh sau mỗi lần đảo trộn và có thể lên 50oC tuỳ theo nhiệt độ môi trường và khối lượng hạt. Với khối lượng hạt lớn dễ đạt nhiệt độ cao nên chất lượng hạt sau này tốt hơn. Hạt sau khi lên men phải làm khô ngay bằng cách phơi nắng hay sấy để độ ẩm từ 60% xuống khoảng 7.5 - 8%. Nếu hạt khô quá nhanh, lớp ngòai của hạt khô cứng làm lượng acid bên trong (hình thành trong quá trình lên men) không thể thấm ra ngoài và bốc thoát được nên hạt sẽ chua, ngoài ra một số quá trình chuyển hoá hoá học sẽ không được hoàn thành. Tuy nhiên, nếu thời gian phơi sấy kéo dài nấm mốc và các mùi lạ sẽ phát triển. Trong thời gian phơi sấy hạt tiếp tục hòan chỉnh quá trình lên men. Ngay sau khi lên men một phần tử diệp có thể vẫn còn màu tím nhưng sẽ chuyển nâu hòan tòan sau khi phơi sấy. Do đó để kiểm tra chính xác tỉ lệ lên men chỉ nên cắt hạt sau khi đã hòan chỉnh giai đọan phơi sấy. Có 2 cách làm khô hạt là phơi nắng hoặc sấy:
Phơi nắng: Trải hạt trên chiếu, khay hoặc sân ci măng nơi có ánh sáng tốt. Đảo trộn hạt thường xuyên để bảm đảm khô đồng đều. Nếu ánh sáng đầy đủ, ít mưa cần 4 – 7 ngày để hạt khô. Sấy: Nếu không có nắng, hạt sau khi lên men phải sấy. Hạt sấy dễ bị giảm chất lượng nếu để nhiễm khói đốt tạo mùi lạ hoặc hạt khô quá nhanh. Các máy sấy sử dụng cho cacao phải dùng nhiệt gián tiếp thông qua thiết bị trao đổi nhiệt. Tồn trữ hạt: Ca cao rất dễ hấp thu các mùi lạ làm giảm phẩm chất. Hạt khô sau khi phơi sấy được để nguội, dồn vào bao đay và cất trữ nơi khô ráo, thóang mát, tránh xa nguồn khói, xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón ...
TS. Phạm Hồng Đức Phước - Đại học Nông Lâm, TP. HCM