Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

Thị trường phân bón: Vẫn lo chuyện giá tăng, hàng giả

LUAGAO - Nguồn cung trong nước tăng lên trong khi điều kiện sản xuất thuận lợi và các biện pháp kỹ thuật trồng trọt đang có xu hướng tiết giảm dần sử dụng phân bón, khiến thị trường này được dự báo sẽ cạnh tranh quyết liệt hơn trong thời gian tới.
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, (Bộ NNPTNT) tổng lượng sản xuất phân bón sản xuất và nhập khẩu năm 2011 đạt khoảng 9,28 triệu tấn các loại, đáp ứng cơ bản nhu cầu cả nước.
Trong đó, lượng phân sản xuất trong nước đạt hơn 5,6 triệu tấn, tăng gần 6% so với năm 2010. Dự báo, sang năm 2012, cả nước cần khoảng 9,88 triệu tấn phân các loại, trong đó urê chiếm khoảng 2 triệu tấn, đạm SA khoảng 710.000 tấn, kali 920.000 tấn và DAP khoảng 950.000 tấn. Khả năng sản xuất trong nước, theo dự báo của Bộ Công Thương ở mức 7,25 triệu tấn với các loại như urê, DAP và NPK, còn lại vẫn phải nhập khẩu.
Cá c doanh nghiệp đang tích cực sản xuất để cung cấp phân bón cho sản xuất vụ đông xuân.
Vẫn lo hàng kém chất lượng
Riêng vụ đông xuân tới, cả nước cần 970.000 tấn. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền, ngành nông nghiệp trong nước hiện có một số ưu điểm khiến nhu cầu phân bón vụ tới không cao như dự báo. Theo đó, lũ lụt ở ĐBSCL thời gian qua giúp nông dân giảm một lượng phân bón đáng kể do có phù sa bồi đắp.
Ngoài ra, diện tích vụ đông ở miền Bắc giảm kéo theo nhu cầu phân bón cũng giảm theo. "Dù nhu cầu không tăng nhưng khi ĐBSCL vào vụ tập trung thì lượng phân bón cần đáp ứng là rất lớn. Lúc đó giá phân bón trong nước cũng sẽ tăng đồng thời sẽ xảy ra tình trạng thiếu cục bộ do phân bón không đưa về kịp, nhất là vùng sâu, vùng xa" - ông Lê Quốc Phong - Tổng Giám đốc Công ty Phân bón Bình Điền cho biết.
Tình trạng hàng giả, kém chất lượng trong năm qua mặc dù đã giảm nhiều những vẫn là vấn đề “đau đầu” của ngành phân bón. Năm 2011, quản lý thị trường đã xử lý khoảng 300 vụ vi phạm, chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm ăn bất chính. "Lợi dụng những thời điểm nhu cầu phân bón tăng cao, phân bón giả được mang về vùng sâu vùng xa tiêu thụ. Khi bị phát hiện, doanh nghiệp cũng chỉ mới bị xử lý hành chính nên sức răn đe chưa cao" - TS Võ Văn Quyền - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cho biết.
Tính toán lại giá thành
Cả nước hiện có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia sản xuất phân bón. Sản xuất nhìn chung trên đà tăng trưởng, từ năm 2000 đến nay, tăng từ 42 - 50% sản lượng. Tuy nhiên, giá phân bón vẫn còn nhiều bất cập. Theo đó, tính đến cuối tháng 9.2011, giá phân bón các loại tăng bình quân 31,8%. Tỷ lệ tăng cao nhất là SA với 48,8%, kali tăng thấp nhất cũng đạt mức 19,5%.
Bộ NNPTNT khuyến khích nông dân sử dụng các loại phân bón có chứa các chất tăng hiệu suất như: NEB - 26, Agrotain và tăng cường sử dụng phân tổng hợp NPK, phân hữu cơ, vi sinh... để giảm chi phí sản xuất.
Ông Trương Hợp Tác 
Trưởng phòng Phân bón, 
Cục Nông nghiệp VN
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tiến Thỏa - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), giá thành sản xuất phân bón trong nước rẻ hơn rất nhiều so với giá thành phân bón nhập khẩu vì doanh nghiệp chưa tính đúng, tính đủ theo nguyên tắc thị trường trong hoạt động sản xuất phân bón. "Nếu tính đủ theo nguyên tắc thì trong thời gian tới, giá than cục 2b bán cho sản xuất phân lân phải tăng 82% và giá than cục 1b cho sản xuất phân đạm phải tăng 54% so với giá đang bán hiện tại, việc này sẽ đẩy giá thành sản xuất phân bón tăng lên rất nhiều" - ông Thỏa cho biết thêm.
Theo tính toán của ông Thỏa, nếu tính đủ các yếu tố chi phí, giá đạm urê sử dụng than để sản xuất tăng hơn 24% (từ 7,86 lên gần 9,77 triệu đồng/tấn), giá đạm urê sử dụng khí để sản xuất tăng 22,3%, lên mức 5,32 triệu/tấn và giá phân lân tăng 20% lên 2,86 triệu đồng/tấn.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

ĐBSCL: Phát triển cánh đồng mẫu lớn: Nông dân giảm chi, bội thu

LUAGAO - Việc mở rộng cánh đồng mẫu lớn là xu hướng sản xuất lúa tất yếu trong thời gian tới, cần tiếp tục mở rộng, không phải đắn đo.

Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Bùi Bá Bổng tại Hội nghị Tổng kết lúa thu đông 2011 và phát triển cánh đồng mẫu lớn 2012 (CĐML) do Cục Trồng trọt vừa tổ chức.
Lợi nhuận tăng cao
Với tổng diện tích hơn 7.800ha cùng sự tham gia của 6.400 hộ nông dân trong lần thí điểm đầu tiên, CĐML được đánh giá là một cải tiến rất lớn của ngành nông nghiệp.
Thu hoạch lúa trên cánh đồng mẫu lớn ở Long An.
Theo Cục Trồng trọt, mục tiêu của mô hình CĐML nhằm thực hiện tốt việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến một cách đồng bộ, hiệu quả trên một diện tích lớn, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân, các thửa ruộng, các vùng sản xuất. Qua đó, nâng cao năng suất bình quân toàn vùng, gia tăng chất lượng lúa và làm nền tảng cho việc sản xuất lúa theo VietGAP.
Ông Phạm Văn Dư - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết: "Do diện tích canh tác bình quân của từng hộ nông dân ta rất nhỏ, chỉ khoảng 1,08 ha/hộ trong khi việc sản xuất lúa ngày càng hiện đại, những cánh đồng lớn, những vùng nguyên liệu đủ sức cung ứng cho chế biến, xuất khẩu từ vài ngàn đến vài chục ngàn ha là yêu cầu tất yếu".
Theo ông Dư, vụ hè thu 2011, CĐML được thực hiện tại 12 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL và tỉnh Tây Ninh với những thành công ban đầu rất thuyết phục. Theo đó, lợi nhuận tăng thêm so với khu vực sản xuất ngoài mô hình đạt từ 2,5 - 3 triệu đồng/ha. Cá biệt, có tỉnh như Trà Vinh, lợi nhuận tăng thêm đạt đến 7,5 triệu/ha, nâng tổng lợi nhuận bình quân đạt mức 26 - 27 triệu đồng/ha.
Trong khi giá thành sản xuất giảm nhiều do nông dân sử dụng đồng nhất 1 - 2 loại giống cấp xác nhận I hoặc cấp xác nhận II trên cùng một cánh đồng, áp dụng phương pháp sạ hàng, lượng giống gieo chỉ từ 100 - 120kg/ha so với mức thông thường từ 130kg/ha. Ngoài ra, chi phí phân bón giảm từ 480.000 đồng/ha, thuốc BVTV giảm 110.000 đồng/ha.
Đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu
Một đặc điểm của sản xuất lúa hàng hóa ở ĐBSCL là phần lớn hộ nông dân khi thu hoạch lúa thường bán ngay cho thương lái. Nếu có phơi khô cũng bán đến 95% sản lượng lúa, rất ít hộ giữ lúa tại nhà với thời gian trên 1 tháng/vụ. Việc này khiến nông dân thường bị thương lái ép giá, tranh mua nguyên liệu…
Tham gia mô hình CĐML, Công ty Angimex vừa cung ứng giống, phân bón cho nông dân vừa thu mua lúa với giá cao hơn giá thị trường từ 200 - 300 đồng/kg. Còn Công ty cổ phần BVTV An Giang lại giúp nông dân vận chuyển, sấy và lưu kho trong thời gian 30 ngày. Những mô hình liên kết này bước đầu hình thành các mô hình khép kín từ sản xuất đến thu mua, có sự liên kết của nhiều đơn vị tổ chức sản xuất và tiêu thụ.
"Xưa nay DN chỉ thu mua lúa theo cách "chộp giật". Nông dân vì cần vốn quay vòng cho vụ tiếp theo mà phải bóp bụng bán lúa ép giá. Khi liên kết hỗ trợ nông dân sản xuất lúa, chúng tôi được đảm bảo về nguồn hàng cho xuất khẩu, cả về số lượng và chất lượng" - ông Huỳnh Văn Thòn - Chủ tịch HĐQT Công ty BVTV An Giang chia sẻ.
CĐML là một cải tiến vượt bậc của ngành nông nghiệp, thể hiện trách nhiệm xã hội với nông dân của DN. Cần có quy hoạch cụ thể cùng sự tự nguyện tham gia của các DN để duy trì và nhân rộng mô hình này.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT 
Bùi Bá Bổng
Đồng quan điểm trên, ông Phạm Văn Dư nhấn mạnh: "Không thể hình thành thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam nếu không có vùng sản xuất đủ tiêu chuẩn, CĐML từng bước giúp nông dân sản xuất theo đơn đặt hàng và theo kế hoạch cụ thể". Vẫn theo ông Dư, Việt Nam hiện có 210 DN tham gia xuất khẩu gạo, nếu mỗi DN xây dựng cho mình vùng nguyên liệu rộng 10.000ha thì sẽ có ít nhất 210.000ha sản xuất lúa nguyên liệu, chiếm khoảng 12,7% diện tích canh tác.
Trước những hiệu quả ban đầu trên, mô hình CĐML được nhân rộng ra trên diện tích khoảng 20.000ha trong vụ đông xuân 2012, hướng tới việc hình thành vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu sản xuất theo chuẩn VietGAP. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn trong việc tập hợp nông dân cũng như kêu gọi DN tham gia vào mô hình cần giải quyết.

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Thời vụ, cơ cấu giống lúa ĐX tại Nam Trung bộ

LUAGAO - Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB) sản xuất nông nghiệp và dịch vụ vẫn chiếm ưu thế. Đây là vùng thường xuyên gánh chịu những đợt thời tiết khí hậu khắc nghiệt đã ảnh hưởng rất lớn đến SXNN. SX lúa gạo có tầm quan trọng đặc biệt đảm bảo ANLT, ổn định đời sống cho người dân trong vùng.

Sản xuất lúa vụ đông xuân ở Nam Trung bộ có nhiều lợi thế như thời gian sản xuất kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau nên cây lúa có điều kiện tích sinh trưởng và lũy chất khô vào các bộ phận kinh tế để đạt năng suất cao. Trong khi nền nhiệt độ tăng dần từ đầu vụ đến cuối vụ, biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch nhau khá cao từ 6-12oC; cường độ ánh sáng dồi dào, nhất là vào cuối vụ; cường độ bốc hơi nước thường thấp hơn vụ hè thu đã giúp cho cây lúa tích lũy chất khô về hạt rất tốt, khả năng đạt năng suất cao nhất trong năm là có cơ sở.

Tuy vậy, thực trạng sản xuất lúa vụ đông xuân tại các tỉnh trong vùng thường không ổn định, nhiều nơi mất mùa cục bộ, cụ thể kết quả điều tra tình hình sản xuất lúa trong 11 năm từ 2000-2010 tại các tỉnh trong vùng cho thấy số vụ đông xuân năng suất thấp và bấp bênh như sau: Đà Nẵng có 5/11 vụ, Quảng Nam 3/11 vụ, Quảng Ngãi 4/11 vụ, Bình Định 5/11 vụ; Phú Yên 4 /11 vụ và Khánh Hòa 7/11 vụ.

Nguyên nhân chính là do một số địa phương còn sử dụng cơ cấu 3 vụ lúa/năm nên đã co kéo về thời gian, hoặc cơ cấu 2 vụ lúa/năm nhưng do bố trí không đúng lịch thời vụ gieo sạ, thường nôn nóng đẩy thời vụ đông xuân lên sớm để kịp sạ lúa vụ 3 và sử dụng không đúng cơ cấu giống lúa gieo sạ theo từng trà, giống lúa ngắn, trung ngày lại gieo cấy sớm vào trà đầu vụ (tháng 12) nên khi cây lúa vào giai đoạn làm đòng, trổ bông luôn gặp thời tiết bất lợi như nhiệt độ thấp, mưa phùn đã ảnh hưởng lớn đến năng suất cuối cùng.

Mặt khác còn có nguyên nhân trực tiếp làm ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ đông xuân tại các tỉnh trong vùng đó là:

- Mưa muộn trong tháng 12 của năm trước, do mưa tập trung có khi hình thành lũ sớm đã gây ảnh hưởng đến trà gieo sớm sẽ làm trôi dạt giống thời điểm gieo sạ và ức chế sinh trưởng phát triển cây lúa thời kỳ cây con.

- Thời tiết giá lạnh từ tháng 1 đến 15/3, do nhiệt độ xuống thấp dưới 18-20oC, ẩm độ không khí tuyệt đối thấp < 55% và kết hợp mưa phùn đã ảnh hưởng đến trà lúa sớm làm đòng, trổ bông từ tháng 2 đến trước 10/3 sẽ gây nên tỷ lệ lép cao, thoái hóa đầu bông và hạt lửng nhiều dẫn đến năng suất thấp.

- Hạn hán diễn ra mạnh từ tháng 2 đến tháng 5, nặng nhất là từ tháng 2-5. Hạn kết hợp nhiệt độ tăng nhanh trên 30oC đã làm cạn kiệt nguồn nước tưới cho lúa. Hạn hán cũng tạo nên môi trường nắng ẩm là một trong những điều kiện rất thích hợp cho rầy nâu, rầy lưng trắng có cơ hội phát triển nhanh và có nguy cơ lan rộng thành dịch gây hại lớn.

Từ thực tiễn sản xuất lúa trong nhiều năm qua, các tỉnh trong vùng đã đồng loạt chuyển đổi hầu hết diện tích từ 3 vụ lúa/năm bấp bênh sang trồng 2 vụ/năm ăn chắc. Nhờ việc bố trí lại thời vụ gieo cấy và sử dụng cơ cấu giống lúa hợp lý, nên sản lượng lúa 2 vụ lúa/năm vẫn đạt cao từ 11-13 tấn/năm, tương đương sản lượng lúa gieo cấy 3 vụ lúa/năm, nhưng lại giảm được gần 1/3 chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế tăng cao. Từ những căn cứ có cơ sở khoa học và thực tiễn nêu trên nên khung thời vụ và cơ cấu giống lúa sản xuất vụ đông xuân 2011-2012 tại các tỉnh trong vùng như sau:

1. Thời vụ gieo sạ

- Đà Nẵng: lúa trổ bông an toàn từ ngày 20/3-5/4; thu hoạch lúa trước 30/4. Thời vụ gieo sạ từ ngày 20/12 và chậm nhất 10/1.

- Quảng Nam: lúa trổ bông an toàn từ ngày 20/3 đến 5/4; thu hoạch lúa từ ngày 25/4 đến 5/5. Thời vụ gieo sạ từ ngày 25/12 và chậm nhất 5/1.

- Quảng Ngãi: lúa trổ bông từ ngày 20/3 đến 5/4; thu hoạch lúa từ ngày 25/4 đến 5/5. Thời vụ gieo sạ từ ngày 25/12 và trà muộn nhất 10/1.

- Bình Định:

+ Cơ cấu 2 vụ lúa/năm: lúa trổ bông an toàn từ 15/3-30/3 và thu hoạch từ 15-30/4. Thời gian gieo sạ ngày 25/12 và trà muộn nhất 10/1.

+ Cơ cấu 3 vụ lúa/năm: lúa trổ bông từ 15/2-30/2. Thời gian gieo sạ từ 05/12-15/12 và thu hoạch từ 25/3-5/4.

- Phú Yên: lúa trổ bông an toàn từ 10/3-25/3 và thu hoạch từ 15-30/4. Thời gian gieo sạ từ ngày 20-30/12 và muộn nhất 5-10/1.

- Khánh Hòa: lúa trổ bông an toàn từ 10/3-25/3 và thu hoạch từ 10-25/4. Thời gian gieo sạ từ ngày 10-30/12 và chậm nhất 5/1.

2. Cơ cấu giống lúa

- Đà Nẵng: gieo sạ các giống lúa chính: NX30, Xi23. Giống bổ sung TBR45, HT1, Q5, Khang dân đột biến.

- Quảng Nam: gieo sạ các giống lúa chính Xi23, X21, TBR45, CH207, HT1, Q.Nam1; các giống lúa lai Nhị ưu 838, BiO404. Giống lúa bổ sung: NP12, NP16, TBR1, ĐT34, BC15, SH63, Q5, ĐV108, KD18 đột biến và TH3-3.

- Quảng Ngãi: gieo sạ các giống lúa chính: Q5, Khang dân đột biến, ĐV108, ĐH99-81, ĐH815-6, TBR1, ML48, HT1, ĐT34; các giống lúa lai: Nhị ưu 838, TH3-3, Syn6. Các giống lúa bổ sung: VS1, NX30, Xi23, BM9855, BTE1, BIO404.

- Bình Định:

+ Cơ cấu 2 vụ lúa/năm: các giống lúa chính: ĐV 108, ĐB6, Khang dân đột biến, SH2; lúa lai Nhị ưu 838. Các giống lúa bổ sung: TBR1, Q5, VTNA1, BiO404, D.ưu527, BTE1, N.ưu 69.

+ Cơ cấu 3 vụ lúa/năm: các giống lúa chính: ĐV 108, ĐB6, Khang dân đột biến, SH2; lúa lai Nhị ưu 838. Các giống lúa bổ sung: TBR1, ML202, ML214, ML48, HT1, VTNA1, TH3-3 PAC 807.

- Phú Yên: các giống lúa chính: ML202, ML201, ĐV108, Khang dân đột biến, OM6162, OM4088; các giống lúa lai: BiO404, Syn6, PAC807. Các giống bổ sung: ML68, ML48, TH41, HT1, TH6, ML216, ĐT34.

- Khánh Hòa: các giống lúa chính: TH6, ML202, TH41, TH6, ĐT34, VS1, ML48, HT1, ĐV108, Khang dân đột biến. Các giống lúa bổ sung: ML214, TH41, ML216.

3. Một số lưu ý trong thâm canh

Trong sản xuất lúa vụ đông xuân tại các tỉnh Nam Trung bộ cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Tiếp tục cải tiến thời vụ gieo cấy để lúa đông xuân làm đòng và trổ bông an toàn trong thời tiết nắng ấm. Các tỉnh phía bắc DHNTB gồm TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và các huyện phía bắc tỉnh Bình Định cần cho lúa trổ bông an toàn từ ngày 20 tháng 3 trở đi để tránh gặp lạnh, nhiệt độ thấp dưới 22oC.

- Cần sử dụng cơ cấu giống lúa thuần ngắn, trung ngày, năng suất cao, chất lượng khá, ít nhiễm sâu bệnh, thích ứng rộng phù hợp gieo cấy cả 2 vụ đông xuân và hè thu để thu hoạch gọn trước 15/9 nhằm tránh gió bão, lũ lụt.

- Đẩy mạnh sản xuất lúa lai, nhất là các giống lúa lai ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng gạo tốt, com ngon. Phấn đấu tăng dần diện tích lúa lai gieo cấy trong vùng từ 15-20% tổng diện tích để nâng cao sản lượng lúa nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ.

- Xây dựng các vùng sản xuất lúa giống tập trung hàng hóa kể cả giống lúa thuần và giống lúa lai để chủ động hạt giống và phục vụ sản xuất vụ mùa tại các tỉnh miền Bắc.

- Thực hiện chương trình quản lý dịch hại tổng hợp và chương trình 3 giảm 3 tăng trong thâm canh tăng năng suất lúa.

- Đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, sử dụng các loại phân bón hỗn hợp NPK, phân nén để bón ruộng, kết hợp bón phân hữu cơ vi sinh và bón vôi để nâng cao độ phì đất lúa tại các tỉnh trong vùng.

- Cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về sản xuất, chứng nhận chất lượng và kinh doanh giống cây trồng nói chung, giống lúa nói riêng tại các tỉnh trong vùng.

(Báo NNVN)

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

TÌNH HÌNH CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY VÀ CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ MÁY MÓC, THIẾT BỊ, VẬT TƯ PHỤC VỤ SẢN XUẤT NN

LUAGAO - Giới thiệu Tham luận Hội thảo “Cơ giới hóa nông nghiệp” ngày 26/10/2011 tại Hội chợ Nông nghiệp- Thương mại-Giao lưu kinh tế cửa khẩu Khánh Bình-An Giang 2011


TÌNH HÌNH
CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY
VÀ CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ MÁY MÓC, THIẾT BỊ, VẬT TƯ PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

I. Thực trạng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, cả nước có gần 500 nghìn máy kéo các loại sử dụng trong nông nghiệp, với tổng công suất trên 5 triệu mã lực (CV), tăng 4 lần so với năm 2001; 580.000 máy tuốt đập lúa; 17.992 máy gặt lúa các loại (so với năm 2007 máy gặt đập liên hợp năm 2010 tăng 9,75 lần; năm 2011 tăng 16,6 lần; máy gặt xếp dãy năm 2010 tăng 1,4 lần, năm 2011 tăng 3,4 lần), riêng vùng ĐBSCL có 11.424 chiếc máy gặt các loại, trong đó: 6.609 máy GĐLH và 4.815 chiếc máy gặt rải hàng (tổng hợp báo cáo máy gặt lúa của 25 tỉnh đến 8/2011).
Hiện nay, trang bị động lực trong sản xuất nông nghiệp cả nước đạt 1,3 CV/ha canh tác.
Mức độ cơ giới hoá bình quân các khâu trong sản xuất nông nghiệp như sau: làm đất trồng lúa đạt 35- 80 %; tưới lúa chủ động đạt 85%; thu hoạch đạt 23% (vùng ĐBSCL đạt 36%); sấy lúa chủ động ĐBSCL 39%; tuốt lúa 95%; xay xát lúa, gạo 95%, góp phần bảo đảm tính thời vụ khẩn trương, tăng năng suất, chất lượng và giảm tổn thất sau thu hoạch. Một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có mức độ cơ giới hóa cao như: Đồng Tháp làm đất và bơm tưới đạt 100%, thu hoạch bằng máy đạt 85%; Long An thu hoạch bằng máy đạt 70%, sấy lúa 40-45% vụ hè thu và 25-30% vụ Đông Xuân; Tiền Giang làm đất bằng máy 100%; Vĩnh Long 100% diện tích làm đất bằng máy trong đó cày ải chiếm 78,34%; thu hoạch đạt 76% diện tích; Kiên Giang máy gặt đập liên hợp phục vụ trên 45% diện tích, lò sấy lúa bảo đảm 50% sản lượng, máy làm đất phục vụ trên 98% diện tích. Cần Thơ bảo đảm 100% cơ giới hóa làm đất, tuốt lúa, bơm tưới, sấy lúa hè thu đạt 68%, thu hoạch lúa 54,7%. An Giang làm đất và tưới tiêu đạt 95%, gieo xạ 48%, thu hoạch đạt 42%.
Hệ thống dịch vụ máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp thông qua các cửa hàng, đại lý giới thiệu sản phẩm thực hiện các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng trên cả nước phát triển nhanh. Hiện có 1.267 cơ sở, trên 18.000 người chuyên kinh doanh; 1.218 cơ sở với 14.146 người chuyên sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành máy móc, thiết bị (báo cáo của Bộ Công Thương). Các dịch vụ này phần lớn do tổ hợp tác và tư nhân đảm nhiệm, chiếm khoảng 80% số cơ sở dịch vụ.
Tuy nhiên, cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp còn thấp, chưa đồng bộ và phát triển chưa toàn diện. So với các nước trong khu vực, mức độ trang bị động lực của nông nghiệp Việt Nam còn thấp, bình quân đạt 1,3 CV/ha canh tác (Các khâu canh tác chủ yếu trong nông nghiệp được cơ giới hóa trên 90% của một số nước trong khu vực như: Thái Lan đạt 4 CV/ha, Hàn Quốc 4,2 CV/ha, Trung Quốc 6,06 CV/ha)
Cơ giới hóa nông nghiệp chủ yếu ở khâu làm đất cây hàng năm, tập trung cây lúa, tuốt đập, vận chuyển và xay xát lúa, gạo. Các khâu canh tác như gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch lúa và các loại cây trồng khác mức độ cơ giới hóa rất thấp, lao động thủ công vẫn là chủ yếu.
Quy mô đồng ruộng ở nước ta nhỏ, phân tán, manh mún. Hiện cả nước có tới 70 triệu thửa ruộng, bình quân mỗi hộ nông dân chỉ có 0,7 ha đất canh tác, gồm 7-8 thửa. Mặc dầu đã có chủ trương ”dồn điền đổi thửa”, song nhìn chung tình trạng manh mún vẫn là phổ biến. Điều này đã hạn chế việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nội đồng (cứng hoá các mương thuỷ lợi, đường cho di chuyển máy móc, san phẳng đồng ruộng...) cũng như việc áp dụng máy móc, thiết bị trong nông nghiệp có hiệu quả.
Mặt khác, mối liên kết hữu cơ giữa các cơ quan nghiên cứu với các doanh nghiệp chưa cao, nên rất ít sản phẩm hàng hóa, có thương hiệu xuất xứ từ kết quả nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp.
Một số sáng chế, sáng kiến, cải tiến máy móc của nông dân được đánh giá cao, song chỉ sản xuất được ở quy mô nhỏ lẻ, đơn chiếc, chắp vá và thiếu tính tiêu chuẩn, hoạt động không ổn định và không thể trở thành sản phẩm hàng hóa.
Các yếu kém trên có nguyên nhân cơ bản sau:
- Sản xuất nông nghiệp phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ.
- Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp, bấp bênh, khả năng tích luỹ để đầu tư, mua sắm máy móc, trang thiết bị sản xuất của nông dân gặp nhiều khó khăn;
- Trình độ sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế tạo của nước ta vẫn ở điểm xuất phát thấp. Năng lực nghiên cứu khoa học, cũng như năng lực chế tạo máy nông nghiệp còn nhiều hạn chế.
II. Về chế tạo máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp
1. Thị phần máy nông nghiệp: Hiện nay, thị trường sản phẩm cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp gồm: nhập khẩu từ Trung Quốc và một số cơ sở lắp ráp máy nông nghiệp của Trung Quốc tại Việt Nam, sản phẩm của Nhật lắp ráp tại Việt Nam; máy kéo và máy nông nghiệp nhập khẩu từ các nước: Nga, Mỹ, Hàn Quốc...sản phẩm đã qua sử dụng của Nhật Bản, Hàn Quốc; các doanh nghiệp nhà nước (chủ yếu tập trung ở Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam, VEAM - Bộ Công Thương); các cơ sở ở các địa phương. Trong đó sản phẩm máy kéo và máy nông nghiệp nhập khẩu mới từ Trung Quốc và đã qua sử dụng của Nhật chiếm khoảng 70% thị phần (báo cáo của Bộ Công Thương 2010). Cụ thể như sau:
- Các loại động cơ diesel và xăng của VEAM chiếm 25% thị phần, hàng đã qua sử dụng chiếm 20%, Trung Quốc chiếm 50% và 5% nhập khẩu từ các nước khác.
- Máy xới nhỏ dưới 15 HP chủ yếu là máy đã qua sử dụng và máy Trung Quốc chiếm 90% thị phần. Máy Bông Sen (công ty máy kéo, máy nông nghiệp) chiếm khoảng 10% ở khu vực phía Bắc, riêng máy xới của VIKYNO chủ yếu xuất khẩu. Các loại máy kéo 4 bánh khoảng 90% là sản phẩm đã qua sử dụng của Nhật (công suất 24-37 CV), 10% còn lại được nhập khẩu từ Mỹ, Nga, Trung Quốc và một số ít được sản xuất tại các thành viên của VEAM.
- Máy gặt lúa các loại (máy gặt đập liên hợp, máy cắt lúa xếp dãy, máy cắt lúa cầm tay): Năm 2007-2009 khoảng 60-70% máy gặt đập liên hợp lúa nhập khẩu mới từ Trung Quốc, máy đã qua sử dụng của Hàn Quốc, còn lại do các cơ sở tư nhân ở đồng bằng sông Cửu Long, của VINAPPRO và Cơ khí An Giang (chủ yếu máy cắt lúa xếp dãy), đến nay máy gặt liên hợp lúa KUBOTA lắp ráp tại Việt Nam và của các cơ sở tư nhân chế tạo đang dần thay thế máy gặt liên hợp lúa Trung Quốc ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
- Các loại máy xay xát lúa gạo trên 97% do các doanh nghiệp trong nước sản xuất (loại công suất nhỏ đến 1 tấn/giờ do VEAM và một số cơ sở cơ khí địa phương, loại có công suất lớn do Công ty SINCO, Bùi Văn Ngọ và LAMICO sản xuất).
2. Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước:
2.1. Theo báo cáo của Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) – Bộ Công Thương, đang tập trung một số sản phẩm chủ lực:
- Động cơ diesel và xăng phục vụ sản xuất nông nghiệp có thể cung cấp chi thị trường 100.000 – 120.000 chiếc/năm.
- Máy xới công suất dưới 15 HP cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu 12.000-15.000 chiếc/năm.
- Máy gặt đập liên hợp lúa đang đầu tư đẩy mạnh sản xuất tại một số công ty thành viên của VEAM như Cơ khí An Giang, VIKYNO&VINAPPRO, cơ khí Vinh cùng với sự liên kết của các đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp cơ khí địa phương trong vòng 1-2 năm tới có thể đáp ứng khoảng 3.000 chiếc/năm.
2.2. Tổng Công ty Cơ điện, xây dựng nông nghiệp và thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hiện có 20 đơn vị thành viên, trong đó có một số đơn vị chế tạo, kinh doanh các loại phụ tùng, thiết bị, máy móc nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, diêm nghiệp, công nghiệp chế biến, thủy điện, xây dựng và phương tiện vận tải; Hàng năm nhập khẩu số lượng nhỏ máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp như máy kéo 4 bánh của Belarus, máy đào hố..
Tổng Công ty đang triển khai thực hiện Dự án chế tạo máy gặt đập liên hợp thu hoạch theo chương trình cơ khí trọng điểm (văn vản số 3224/VPCP-KTN ngày 17/5/2010 của Văn phòng Chính phủ về xúc tiến các dự án nghiên cứu, chế tạo máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp; văn bản số 5217/BCT-CNg ngày 28/5/2010 của Bộ Công thương về xây dựng dự án đầu tư sản xuất máy nông nghiệp).
2.3. Công ty TNHH KUBOTA Việt Nam, công suất thiết kế 15.000 máy kéo/năm và 2.000 máy gặt đập liên hợp/năm, khánh thành 9/2009 tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, chuyên lắp ráp máy kéo (24-45 CV), máy phay; máy gặt lúa liên hợp (1,5-2 m); máy cấy 4-6 hàng; máy thu hoạch ngô. Hiện đã có 30 đại lý bán hàng trên cả nước (trong đó miền Bắc có 04 đại lý). Các loại máy nông nghiệp của KUBOTA chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện canh tác ở Việt Nam, tuy nhiên giá máy quá cao.
3. Về công nghệ chế tạo: Xét về vị trí cạnh tranh giữa các đơn vị sản xuất máy động lực và máy nông nghiệp trong nước có tính chất công nghiệp thì VEAM là đơn vị đứng đầu về máy động lực và máy nông nghiệp (động cơ, máy kéo nhỏ, máy làm đất, bơm nước, máy móc, thiết bị nuôi trồng hải sản). Thời gian vừa qua, VEAM đã thực hiện hàng loạt các dự án nâng cao khả năng chế tạo phôi liệu đúc, rèn, gia công cơ khí đến lắp ráp ở các đơn vị, như: VIKYNO&VINAPPRO; Phụ tùng 1; DISOCO; Cơ khí Trần Hưng Đạo; NAKYCO; Cty Đúc số 1... không những bảo đảm cho nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, mà còn nâng cao mặt bằng công nghệ chung của ngành Cơ khí nông nghiệp Việt Nam.
Về chế tạo máy gặt lúa: Qua khảo sát thực tế hiện có 4 đơn vị (trong nước) chế tạo máy gặt lúa xếp dẫy có khả năng chế tạo 2.600 chiếc/năm, máy gặt đập liên hợp có 13 cơ sở (trong nước) có khả năng chế tạo 1.230 chiếc/năm.
Một số cơ sở đã đầu tư hệ thống máy công cụ chế tạo hiện đại như máy gia công điều kiển kỹ thuật số (CNC), gồm: cơ sở Cơ khí Phan Tấn; Doanh nghiệp tư nhân Tư Sang 2.
III. Các cơ chế chính sách
1. Đối với các địa phương:
Từ năm 2004 đến năm 2008 Chính phủ cho phép các tỉnh hỗ trợ nông dân mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp từ ngân sách của địa phương (văn bản số 3095/VPCP-KTTH ngày 18 tháng 6 năm 2004 của Văn phòng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp). Tính đến 2008, đã có trên 30 tỉnh, thành phố thực hiện chính sách hỗ trợ (tỉnh Nghệ An thực hiện từ năm 1998), với cơ chế tỉnh hỗ trợ nông dân từ 70- 80% tổng giá trị vốn vay với lãi suất ưu đãi, hoặc hỗ trợ 50- 100% lãi suất tiền vay, thời gian trả vốn vay 3 năm. Qua 5 năm thực hiện (2004-2009) đã có hàng chục nghìn máy kéo, máy nông nghiệp đến được với bà con nông dân, góp phần đẩy nhanh quá trình cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp đồng thời đã hướng dẫn và đào tạo được một bộ phận nông dân vận hành, sử dụng máy móc. Thị phần chế tạo máy kéo, máy nông nghiệp trong nước được mở rộng; chương trình thực hiện có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp và Hội Nông dân Việt Nam.
2. Trung Ương:
- Thực hiện Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 và 2213 ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn (gói kích cầu của Chính phủ). Theo báo cáo của Bộ Công Thương (ngày 26/7/2011), đã có 1.011.000 hộ gia đình và cá nhân được hưởng gói hỗ trợ này, với dư nợ cho vay theo QĐ 497 là 739 tỷ đồng trong đó 656,4 tỷ đồng mua máy móc, thiết bị cơ khí và phương tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp (85%); QĐ 2213 (đến 31/12/2010) đạt 1.560,14 tỷ đồng trong đó 374,45 tỷ đồng là dư nợ cho vay với nhóm vật tư nông nghiệp (thời hạn giải ngân từ ngày 01/01/2010 đến 31/12/2010).
- Năm 2011, Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 62/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/10/2010 về quy định danh mục các loại máy móc, thiết bị được hưởng chính sách theo Quyết định số 63 của Thủ tướng Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành thông tư số 03/2011/TT-NHNN ngày 08/3/2011 về hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2011. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 65/2011/TT-BTC ngày 16/5/2011 về hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.
Đến nay, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã công bố danh sách cho các tổ chức, cá nhân sản xuất máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch được hưởng chính sách theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được 3 đợt, gồm: (1) Quyết định số 1379/QĐ-BNN-CB ngày 24 tháng 6 năm 2011 về công bố đợt I năm 2011 được (07) tổ chức, cá nhân; (2) Quyết định số 1801/QĐ-BNN-CB ngày 09 tháng 8 năm 2011 về công bố đợt II năm 2011 được (05) tổ chức, cá nhân; (3) Quyết định số 2397/QĐ-BNN-CB ngày 10 tháng 10 năm 2011 về công bố đợt III năm 2011 được (11) tổ chức, cá nhân. Các loại máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản, gồm: Máy sấy nông sản; máy tách hạt bắp; máy gặt lúa rải hàng; máy gặt đập liên hợp; máy và thiết bị sấy cà phê; xát cà phê khô; chế biến ướt cà phê; máy móc, thiết bị nâng cao phẩm cấp cà phê; máy xay xát lúa gạo; máy kéo 2 bánh; máy kéo 4 bánh; máy cày; bơm nước; thiết bị nuôi trồng hải sản.
Bộ Công Thương có 04 đơn vị nhà nước gồm: (1) Công ty TNHH MTV động cơ và máy nông nghiệp miền Nam (Đồng Nai) chuyên sản xuất máy gặt, máy kéo nhỏ, máy làm đất, máy xay xát gạo, bơm nước, máy móc, thiết bị nuôi trồng hải sản; (2) Công ty CP thiết bị phụ tùng số 1 (Thái Nguyên) chuyên sản xuất máy gặt lúa rải hàng; (3) Công ty TNHH MTV máy kéo và máy nông nghiệp (Hà Đông - Hà Nội) chuyên sản xuất máy kéo nhỏ từ 8-26 HP (mã lực), máy cày, bừa, phay, bánh lồng, máy gặt đập liên hợp; (4) Công ty CP Cơ khí An Giang chuyên chế tạo máy gặt lúa xếp dãy; máy gặt đập liên hợp; quạt sấy và máy tách hạt bắp.
Ngoài ra một số địa phương có chính sách hỗ trợ nông dân mua máy như:
- UBND thành phố Cần Thơ đã có chính sách thí điểm hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011-2012 (QĐ số 29/2011/QĐ-UBND ngày 28/9/2011), theo đó hỗ trợ các đối tượng mua 200 máy gặt đập liên hợp và 50 máy kéo. Đối tượng nông dân, chủ trang trang trại được mua 01 loại máy, thời gian được hỗ trợ lãi suất tối đa 36 tháng. Trường hợp đối tượng mua máy móc, thiết bị có tỷ lệ nội địa thấp hơn 60% và có mức giá cao hơn mức giá được công bố thì phần chênh lệch giá do đối tượng mua tự thanh toán.
- UBND tỉnh Đồng Tháp đã có Quyết định 833/QĐ-UBND.HC ngày 29/9/2011 phê duyệt dự án đầu tư hỗ trợ phát triển lò sấy lúa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2013, theo đó hỗ trợ đầu tư xây dựng mới 250 lò sấy lúa các loại có công suất từ 20-40 tấn/mẻ với tổng nhu cầu vốn 228,357 tỷ đồng trong đó vốn vay ngân hàng chiếm 70% tổng vốn, vốn tự có của các tổ chức, cá nhân tham gia dự án chiếm 30%.
Quyết định 63 của Thủ tướng Chính phủ được các địa phương, các tổ chức, cá nhân sản xuất máy móc, thiết bị giảm tốn thất sau thu hoạch và nông dân rất quan tâm, phấn khởi với chính sách hỗ trợ này. Tuy nhiên, theo kiến nghị của một số tổ chức, cá nhân được công bố cho biết việc giải ngân của các ngân hàng cho các hợp đồng của cơ sở với nông dân mua máy rất chậm, hầu như chưa tiếp cận được nguồn vốn vay và hỗ trợ lãi suất, không biết khi nào có vốn vì chưa có ngân sách (như ngân hàng ở Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long...). Thậm chí một số chi nhánh ngân hàng nông nghiệp cho biết không hề biết chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Ngày 04/10/2011 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp ở các địa phương triển khai thực hiện Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ để người mua máy móc, thiết bị giảm tốn thất sau thu hoạch sớm được hưởng chính sách của Chính phủ và ngay sau đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 7995/NHNN-TD ngày 12/10/2011 gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đề nghị báo cáo kết quả thực hiện, những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân, đề xuất, kiến nghị về thực hiện Quyết định 63 của Thủ tướng Chính phủ.
Trên đây là những nét chính về tình hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp và các cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp/.

CỤC CHÊ BIẾN, THƯƠNG MẠI
NÔNG LÂM THUỶ SẢN VÀ NGHỀ MUỐI

Download tài liệu tại đây:


Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

DONWLOAD TÀI LIỆU THAM LUẬN TẠI FESTIVAL LÚA GẠO VIỆT NAM - SÓC TRĂNG 2011

LUAGAO - Giới thiệu tài liệu tham luận tại Festival Lúa gạo Việt Nam lần II - Sóc Trăng 2011
Trong khuôn khổ Festival Lúa gạo Việt Nam lần II - Sóc Trăng 2011. Chúng ta có 02 cuộc hội thảo.
- Hội thảo 01: Định vị thương hiệu lúa gạo Việt Nam - Gạo Việt Nam ai bán, ai mua?
- Hội thảo 2: Việt Nam - Con đường phát triển lúa gạo chất lượng cao
Tất cả tài liệu các bạn donwload theo link dưới. LUAGAO sẽ tiếp tục cập nhật các bài tham luận trong thời gian sớm nhất:

Lúa gạo Việt Nam: Năng suất cao, tổn thất lớn

LUAGAO - Lúa gạo Việt Nam: Năng suất cao, tổn thất lớn

Lúa gạo Việt Nam có giống tốt, năng suất thuộc loại cao nhất thế giới, nhưng tổn thất sau thu hoạch lớn gấp 2-3 lần so với Ấn Độ, Nhật Bản…

Đó là nhận định chung tại các cuộc hội thảo khoa học trong khuôn khổ Festival Lúa gạo Việt Nam lần hai ở tỉnh Sóc Trăng (từ ngày 8 đến 11-11).

Lúa ở nhiều địa phương ĐBSCL đạt năng suất bình quân 7 tấn/ha/vụ, được cho là cao nhất thế giới. Đặc biệt, giống OM6976 được đưa vào khảo nghiệm ở nhiều tỉnh ĐBSCL đạt năng suất 9-11 tấn/ha/vụ mà Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống-Sản phẩm cây trồng vùng Nam Bộ đánh giá “có thể coi là sự đột phá về năng suất”.

Trong 3 năm từ 2008 đến 2011, ở ĐBSCL, có hàng trăm giống lúa lai tạo từ các cơ sở nghiên cứu đưa ra khảo nghiệm và đã được phép sản xuất đại trà 31 giống, sản xuất thử 48 giống. Ước tính, diện tích sản xuất giống mới mỗi năm đạt 600.000 – 800.000 ha.

Trong đó, khoảng 90% giống lúa đến từ Viện Lúa ĐBSCL và nơi đây đã chọn được những giống lúa ngắn ngày giàu chất sắt, kháng sâu bệnh và năng suất cao, thích nghi vùng nhiễm phèn mặn. Viện Nghiên cứu Duyên hải Nam Trung Bộ có giống chịu hạn, trồng ở Tây Nguyên đạt năng suất 7 tấn/ha/vụ; trồng ở Nam Trung Bộ đạt 6,5 tấn/ha/vụ.

Thành công trong công tác giống còn phải kể đến việc phổ biến rộng rãi cho nông dân với chủ trương khuyến khích cộng đồng làm giống. Hạt giống đầu dòng từ các cơ sở nghiên cứu chỉ đáp ứng 3 – 5% diện tích gieo trồng, nhưng ở tỉnh An Giang, 90% diện tích gieo sạ sử dụng giống tương đương xác nhận, nhờ hàng trăm tổ và hộ nông dân sản xuất giống.

Mất hơn 10.000 tỷ đồng/năm

TS Phạm Văn Tấn ở Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch cho biết, ĐBSCL có mức tổn thất sau thu hoạch lên tới 13,7%, trong khi Ấn Độ có tỷ lệ 6%, Nhật Bản 3,9-5,6%. Tổn thất lớn ở 2 công đoạn: sấy 4,2% và tồn trữ 2,6%.

Tổng sản lượng lúa của ĐBSCL năm 2011 là 23 triệu tấn; tổn thất ở hai khâu này là gần 1,6 triệu tấn. Với giá 7.000 đồng/kg, số tiền mất là hơn 10.000 tỷ đồng.

Tổn thất từ sấy còn dẫn tới tổn thất trong xay xát ở mức cao 3%. Lúa không được sấy đúng kỹ thuật, không đạt độ ẩm cần thiết 13-14% nên khi xay xát, hạt gạo nguyên và trắng thu được rất thấp. Một nghiên cứu của Đại học Nông lâm TPHCM cho thấy, lúa có độ ẩm 14% khi xay xát sẽ được 50% gạo nguyên, nhưng nếu độ ẩm 16% thì gạo nguyên chỉ còn 34%. Hiện nay, lúa sấy đúng kỹ thuật của ĐBSCL chỉ khoảng 38% tổng sản lượng.

TS Tấn cho biết, quy trình công nghệ sau thu hoạch ở ĐBSCL hiện nay là quy trình ngược. Lúa thu hoạch xong được nông dân và thương lái phơi sấy sơ qua, đem bán cho doanh nghiệp xay xát, lau bóng, khi đã thành gạo rồi mới tiếp tục sấy đến độ ẩm 14% để đóng bao tiêu thụ. Tình trạng này kéo dài có nguyên nhân ở công nghệ sấy lúa lạc hậu.

ĐBSCL sử dụng lò sấy tĩnh vỉ ngang và sấy đứng, không thể sấy được lúa có độ ẩm trên 30%, mà hầu hết lúa hè thu ở ĐBSCL có độ ẩm rất cao lại cần sấy trong thời gian ngắn vì gieo sạ đồng loạt để tránh rầy và thu hoạch trong mùa mưa. TS Tấn đề nghị “cần công nghệ sấy lúa mới”.

Theo nhiều chuyên gia, cần tổ chức lại chuỗi cung ứng sau thu hoạch thật gọn và hiệu quả. Trong đó, huấn luyện cũng như đầu tư cho nông dân và thương lái để họ có khả năng sấy lúa đến độ ẩm 18-25% là rất quan trọng, sau đó doanh nghiệp sấy tiếp đạt độ ẩm 14% trước khi đưa vào xay xát.

Theo: 24h.com.vn

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

VIDEO LỄ KHAI MẠC FESTIVAL LÚA GẠO VIỆT NAM LẦN II - SÓC TRĂNG 2011

LUAGAO - Video Lễ Khai Mạc Festival Lúa gạo lần II - Sóc Trăng 2011

LỄ BẾ MẠC

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

LUẬN VĂN "THANH LỌC TÍNH CHỐNG CHỊU MẶN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA CAO SẢN NGẮN NGÀY TẠI VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"

LUAGAO - GIỚI THIỆU LUẬN VĂN "THANH LỌC TÍNH CHỐNG CHỊU MẶN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA CAO SẢN NGẮN NGÀY TẠI VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG" TÁC GIẢ DƯƠNG KIM LIÊN, ĐH NÔNG LÂM TP.HCM 2007 - 2011
DOWNLOAD TẠI ĐÂY

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Giải pháp sản xuất lúa thu đông bền vững


Nông dân xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú (An Giang) canh nước lũ, giữ lúa TĐ

LUAGAO - Diễn biến lũ lụt ở ĐBSCL vừa qua làm một số vùng làm lúa vụ thu đông (TĐ) 2011 bị thiệt hại. Mới đây, tại Viện lúa ĐBSCL, cán bộ khoa học Đại học Cần Thơ và lãnh đạo Sở NN-PTNT của 7 tỉnh, thành bị ảnh hưởng lũ: Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang, Hậu Giang đã tham dự hội thảo “Thực trạng và giải pháp cho sản xuất lúa thu đông vùng lũ ở ĐBSCL trong thời gian tới”.

Lúa vụ 3 có lợi

Trong những ngày lúa vụ 3 vị vỡ đê, ngập lụt, TS Chu Văn Hách, Trưởng bộ môn Kỹ thuật canh tác và các cán bộ của Viện lúa ĐBSCL đã đến các địa phương khảo sát, nắm rõ tình hình thực tế để tìm cách hỗ trợ nông dân địa phương. Về thuận lợi, phần lớn nông dân cho rằng: Nếu có hệ thống đê bao tốt, giá lúa cao, chi phí ít, chất lượng gạo TĐ lại tốt hơn so với HT thì làm lúa vụ này trúng lớn, vả lại có điều kiện cung cấp giống tốt cho vụ ĐX.

Kết quả điều tra hộ nông dân tại 4 tỉnh/thành có diện tích canh tác lúa vụ 3 cho thấy: 91% hộ làm lúa vụ 3 có lời, chỉ có 1% bị lỗ và 8% hòa vốn. Tính hiệu quả lúa vụ 3, năng suất bình quân đạt 4,22 tấn/ha (lúa khô), với giá lúa cao như hiện nay thì nông dân có lời trung bình khoảng 11 triệu đồng/ha/vụ.

Mức lời như vậy là hấp dẫn người dân, vì nếu không làm lúa vụ này thì khó có thể tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, khó khăn bất lợi mà nông dân thường gặp là giá công lao động, giá vật tư cao và không ổn định. Lũ về sớm nếu không có đê bao chắc chắn sẽ bị mất mùa.

Theo Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL, tổng diện tích lúa TĐ 2011 toàn vùng đạt 635.385ha, cao hơn năm trước khoảng 100.000ha. Trong 10 năm qua nông dân trong vùng đê bao đã an tâm sản xuất lúa vụ 3. Thế nhưng vụ TĐ năm nay gặp lũ lớn bất ngờ. Do sau nhiều năm không có lũ lớn nên nông dân chủ quan, không quan tâm việc gia cố đê bao. Tới khi lũ quá cao tràn bờ, xảy ra vỡ đê một số vùng lúa bị thiệt hại.

Các cán bộ nông nghiệp các tỉnh làm lúa TĐ nhận xét: Nông dân làm lúa vụ 3 năm nay bị thiệt hại cần được Nhà nước hỗ trợ. Nhưng nhìn toàn cục, lúa TĐ vẫn thắng lớn và rút ra được nhiều kinh nghiệm cho vụ TĐ những năm sau. Nhất là lo củng cố đê bao, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống, nhất là sử dụng các giống ngắn ngày.

Để lúa vụ 3 ăn chắc

Theo các địa phương có diện tích lúa TĐ trong vùng, nếu được đầu tư đê bao đảm bảo chắc chắn, 7 tỉnh trong vùng lũ sẽ giữ ổn định diện tích vụ TĐ như năm 2011. Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí để xây dựng mới đê bao đảm bảo chất lượng, đủ cao trình, gia cố đê bao cũ và xây dựng các trạm bơm điện vừa và nhỏ để phục vụ cho tưới tiêu.

Ngành thủy lợi giúp tính toán lại cao trình của lũ, vì mỗi năm lũ một dâng cao hơn để có phương án nạo vét các hệ thống thoát lũ và gia cố đê điều cho phù hợp. Cần có liên kết vùng trong tránh lũ và ô nhiễm môi trường, liên kết giữa các tỉnh để tránh trường hợp tỉnh này xả lũ làm cho tỉnh khác bị ngập úng.

Về mặt khoa học, GS.TS Nguyễn Văn Luật cho rằng không thể phủ nhận việc sản xuất liên tục có thể làm giảm độ màu mỡ của đất nếu không có nước lũ vào ruộng như ở nơi có bờ đê bao khép kín ngăn lũ để tăng vụ. Tuy vậy thực tế trong gần chục năm qua bà con nông dân đã làm lúa 3 vụ năng suất vẫn tăng cao.

Các nhà khoa học Viện lúa ĐBSCL và Trường Đại học Cần Thơ góp ý: Nếu canh tác thuần 3 vụ lúa liên tiếp trong năm có thể làm xói mòn một số nguyên tố khoáng và hữu cơ, ảnh hưởng tới độ phì tự nhiên của đất. Tuy nhiên, hàng năm đất lúa vùng ĐBSCL đã được bù đắp lại một lượng phù sa rất lớn cộng với một lượng rơm rạ hoàn trả cho đất cũng khá lớn, nên khả năng thiếu các nguyên tố trung, vi lượng và hữu cơ không lớn lắm.

+ Trong 635.385ha lúa TĐ, đã thu hoạch 231.486ha, đạt gần 40%; chưa thu hoạch 396.334ha (trên 60%); diện tích lúa bị mất trắng do vỡ đê 7.565ha, chiếm 1,2%. Lúa bị thiệt hại tập trung ở 3 tỉnh An Giang 3.902ha; Đồng Tháp 2.073ha và Long An 481ha.

+ Năm 2010, ĐBSCL có hơn 520.000 ha lúa TĐ, góp phần làm tăng thêm sản lượng lúa cả năm lên 2 triệu tấn, trong đó riêng lúa vụ 3 (TĐ) toàn vùng có sản lượng 2 - 2,2 triệu tấn lúa/năm.

Về độ phì thực tế, kết quả cho thấy trên các vùng trồng từ 2-3 vụ lúa/năm, thậm chí là 7 vụ/2 năm thì năng suất lúa năm sau luôn bằng hoặc cao hơn so với năm trước, mặc dù lượng phân bón đa lượng không tăng. Các kết quả từ thí nghiệm dài hạn về N, P, K tại Viện lúa ĐBSCL từ 1986 tới nay cho thấy chỉ những ô không bón lân thì năng suất có xu hướng giảm dần theo thời gian, còn nếu bón đầy đủ N, P, K thì năng suất lúa không thay đổi theo thời gian. Do vậy việc khuyến cáo bón phân cân đối vẫn là giải pháp hữu hiệu để duy trì năng suất lúa.

Đề phòng dịch bệnh, trước hiện tượng thay đổi khí hậu toàn cầu và canh tác lúa liên tục nếu áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại không hợp lý trên đồng ruộng có thể gây ra nhiều thay đổi về tính đa dạng và phong phú của côn trùng và bệnh hại, phân bố về địa lý của các loài dịch hại, biến động quần thể, kiểu sinh học (biotype) của loài dịch hại, mối tương quan giữa dịch hại và cây lúa, hoạt động và mức độ phổ biến của các loài thiên địch, khả năng thay đổi độc tính của một số loài, và nhất là khả năng phát sinh nhiều loài dịch hại mới.

Do vậy, cần bố trí gieo sạ đồng loạt trên một cánh đồng theo lịch né rầy của ngành BVTV; chọn những giống ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với từng địa phương, giảm thời gian cây lúa đứng trên đồng và bố trí thời vụ sao cho không làm ảnh hưởng tới vụ sau, đặc biệt là vụ ĐX.

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

VFA không muốn chia nhỏ “chiếc bánh” xuất khẩu gạo

VFA không muốn chia nhỏ “chiếc bánh” xuất khẩu gạo
Gạo Việt Nam đang có lợi thế trên thị trường thế giới.
LUAGAO - Trước việc hiện đã có 130 DN được cấp phép xuất khẩu gạo theo Nghị định 109 và hàng loạt DN khác vẫn tiếp tục nộp đơn, ông Phạm Văn Bảy - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN (VFA) - cho rằng “miếng bánh” xuất khẩu gạo có giới hạn.

VFA muốn có điểm dừng chứ để tăng tới 200-300 DN thì giống như TPHCM, đông xe quá dẫn tới kẹt... Tuy nhiên, nếu “hãm” lại thì trật quy định luật pháp...

“Miếng bánh” quá... ngon

Theo tính toán của VFA, xuất gạo cả năm 2011 này sẽ vượt qua mốc 7 triệu tấn, thu về hơn 3 tỉ USD (năm 2010 cả nước xuất khẩu 6,89 triệu tấn gạo, thu về 3,25 tỉ USD).

Đáng lưu ý, theo VFA, trong 9 tháng vừa qua, giá xuất khẩu bình quân FOB đạt trên 520USD/tấn - tăng hơn 133USD/tấn so với cùng kỳ. Dù giá tăng nhưng từ nay đến cuối năm, giá lúa gạo khó mà tụt xuống, thậm chí sẽ có lợi cho cả quý I/2012. Bởi thị trường xuất khẩu biến động theo chiều hướng thuận lợi cho Việt Nam. Cụ thể, thị trường hiện đã hình thành 2 cấp. Một là nhu cầu gạo cấp thấp, giá rẻ với nguồn cung từ Ấn Độ. Hai là nhu cầu gạo cao cấp, giá cao từ Thái Lan, Việt Nam.

Với gạo cấp cao Thái Lan - nước tác động lớn đến giá gạo thế giới - áp dụng chính sách hỗ trợ nâng giá lúa sẽ khiến giá gạo tăng cao - đạt mức 750 - 800USD/tấn. Điều này chưa hẳn được nhiều nước nhập khẩu chấp nhận, bởi những nước này đa phần đang chịu lạm phát. Khả năng các nước đổ sang tìm nguồn cung từ Việt Nam là điều dễ nhận thấy. Với thị trường gạo cấp thấp, trung bình, Ấn Độ là nước cạnh tranh gay gắt với Việt Nam. Hiện Ấn Độ đã công bố bán 2 triệu tấn gạo ra thị trường thế giới. “Với sản lượng này thì Ấn Độ chưa đủ làm giảm nhiệt giá gạo, trừ khi họ tuyên bố bán nhiều hơn. Nhưng theo dự đoán của chúng tôi thì Ấn Độ khó có khả năng này, vì phải tăng cường chính sách ANLT” - ông Bảy cho biết.

Trong khi đó, Việt Nam ngoài việc có thể cạnh tranh thị phần gạo cấp cao với Thái Lan trong lúc họ biến động, thì có thể giành được cả thị trường gạo cấp thấp và trung bình ở gần địa giới, bởi cước vận chuyển thấp, chất lượng và nguồn hàng ổn định hơn Ấn Độ.

VFA không muốn chia nhỏ “chiếc bánh” xuất khẩu gạo, Thị trường - Tiêu dùng, gia gao, xuat khau gao, gao viet nam, VFA, kinh te, bao

VFA không muốn chia nhỏ “chiếc bánh” xuất khẩu gạo.

Bất ngờ ngoài toan tính

Bên cạnh sự khấp khởi, VFA lại đang dấy lên nỗi “băn khoăn”, khi đến thời điểm này, đã có 125 DN được Bộ Công Thương cấp phép đủ điều kiện xuất khẩu gạo theo Nghị định 109, chưa kể 4 DN liên doanh với nước ngoài. Đáng lưu ý, trong số đó có 29 DN chưa bao giờ xuất khẩu gạo, đa phần làm ngành nghề khác, nhưng trước “miếng bánh” xuất khẩu gạo đã góp vốn liên kết với DN có kho chứa đáp ứng các điều kiện theo Nghị định 109.

Nhiều DN khác vẫn tiếp tục củng cố năng lực và nộp hồ sơ đăng ký xuất khẩu gạo. Thực tế này làm bất ngờ nhiều người. Bởi mục tiêu của Nghị định 109 là loại bỏ những DN nhỏ lẻ, không đủ năng lực, không đầu tư kho bãi, đầu tư cho nông dân nhưng mua bán “chụp giật” phá giá, gây hỗn loạn thị trường, làm ảnh hưởng uy tín gạo Việt Nam. Khi nghị định “hình hài”, VFA từng tin rằng với những quy định chặt chẽ đòi hỏi DN phải có vốn rất lớn thì sẽ chỉ còn dưới 100/262 DN đang xuất khẩu gạo.

Nên ngoài 125 DN đã được cấp phép, trước việc các DN tiếp tục nộp hồ sơ, ông Bảy đã không giấu giếm toan tính của VFA: “Quan điểm của VFA là phải có điểm dừng. Chứ lên tới 200-300 DN xuất khẩu gạo, lượng gạo có giới hạn. Nếu miếng bánh cứ chia nhỏ, mỗi DN chia nhau ít gạo để xuất thì sẽ càng làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận. Giống như tình trạng xe cộ ở TPHCM, phải tính toán lượng dân cư, đường sá để quy định bao nhiều đầu xe là vừa. Chứ vô đông quá, tắc đường thì hại nhiều hơn lợi!” - ông Bảy nói.

Tuy nhiên, nếu “người ta” tìm cách hãm và không cho DN đủ điều kiện đăng ký xuất khẩu gạo, lại vi phạm Luật DN và các quy định khác của pháp luật. Nên các cơ quan chức năng hiện đang loay hoay tìm giải pháp.

Theo: 24h.com.vn

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

Giới thiệu phần mềm FertilizerChooser - Chương trình thông minh giúp nông dân sử dụng phân bón hiệu quả

LUAGAO - Giới thiệu phần mềm FertilizerChooser - Chương trình thông minh giúp nông dân sử dụng phân bón hiệu quả
- Chương trình thông minh giúp nông dân sử dụng phân bón hiệu quả

- Thị trường phân bón hiện nay rất đa dạng và phong phú, gồm nhiều chủng loại. Tất nhiên giá thành cũng rất khác nhau. Mỗi loại phân bón, đều có đặc tính riêng, tùy thuộc vào thành phần dưỡng chất chứa bên trong mà nhà sản xuất chế tạo. Việc xác định công thức phân bón thích hợp cho từng loại cây trồng, trên từng vùng đất canh tác khác nhau cũng như chọn lựa dạng phân nào vừa đáp ứng đúng các yêu cầu trên vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà nông, đó là việc làm mang tính thiết thực, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong chương trình 3 Giảm 3 Tăng do ngành nông nghiệp khuyến cáo hiện nay.

- Biểu tượng chương trình sau khi cài đặt Chương trình Fertilizer Chooser sẽ giúp chúng ta thỏa mãn những yêu cầu trên. Các tiện ích trong chương trình:

- Đáp ứng đúng và đủ lượng phân cần dùng cho cây trồng, dựa trên công thức phân bón đã được xác định với hàm lượng dưỡng chất Đa lượng (Đạm, lân , Ka li ) Trung lượng (Ca, S) Vi lượng (Fe, Cu, Zn,...)

- Hạ chi phí giá thành sử dụng phân bón

- Tăng lợi nhuận cho nông dân

- Cùng một công thức phân bón, nhưng với nhiều dạng phân bón khác nhau, chương trình sẽ tìm ra loại phân nào hữu hiệu, so sánh giá thành sử dụng của các loại phân bón hiện có trên thị trường, từ đó khuyến cáo một giải pháp lựa chọn kinh tế nhất .

- Hướng dẫn cài đặt Sau khi download về, Giải nén file Fert_Generic.zip, bấm vào file Fert_Generic.exe để tiến hành cài đặt. Xuất hiện hộp thoại Name Setup, nhấn OK Trong hộp thoại Installshield Wizard, License Agreement, chọn Yes Cũng trong phần Installshield Wizard, Setup Type, có 2 cách chọn. Typical: Sẽ cài hầu hết các tính năng thông dụng. Custom: Cài theo tùy chọn. Theo mặc định, chúng ta chọn Typical.

Nhấn Next. Quá trình cài đặt sẽ diễn ra trong ít phút. Khi hộp thoại Name Setup: Completed. Quá trình cài đặt đã hoàn tất. Nhấn Close để kết thúc trình cài đặt. Lúc này, màn hình Desktop sẽ xuất hiện biểu tượng FertilizerChooser, nhấn đúp chuột vào, (hoặc vào Start/All Program/FertilizerChooser/FertilizerChooser) =================================

Hướng dẫn sử dụng

Unit Currency Unit (Đơn vị tiền tệ): Chương trình sử dụng đơn vị Dollar Mỹ (USD). Để chuyển sang đơn vị tiền Việt Nam, ta quy đổi tỷ giá vào thời điểm tính toán. Ví dụ, 1 US$ = 16.000. Đặt đơn vị là dong: Viet Nam .

Tiếp đến, đặt các thông số sau: Area Unit (Đơn vị diện tích): 1 ha = 1.0 hectare Recommendation Unit (Đơn vị khuyến cáo): 1 kg/ha = 1.0 kg/ha Để lưu lại thiết lập cho những lần sau, nhấn vào tab Save Thông tin về loại cây trồng các xác định công thức phân bón Crop/Farm Info: Thông tin về loại cây trồng các xác định công thức phân bón Crop: Thông tin về loại cây trồng các xác định công thức phân bón, ví dụ lúa, bắp lai, đậu xanh,...(Lưu ý, gõ tiếng Việt, không bỏ dấu).

Total Area: Diện tích đang canh tác. Ví dụ, 0.5ha ; 2ha;...

Target Amount : Lượng phân cần sử dụng để bón cho cây trồng với diện tích hiện canh tác (hay công thức phân). Ở đây, nhập giá trị theo hàm lượng nguyên chất: Đạm (N), Lân (P2O5), Ka li (K2O). Nếu cần tính đến thành phần bổ sung đa lượng (Ca, S) hay vi lượng (Fe, Cu, Zn, Mg,...), chọn tiếp vào ô other. Chương trình cho phép bổ sung thêm 3 ô để trống. Thực hiện xong yêu cầu, nhấn vào Tab Fertilizer Sources để chọn loại phân. Giao diện chương trình hiện ra, gồm một danh sách với các loại phân bón, liệt kê rõ thành phần đa lượng, trung vi lượng của từng loại phân. Muốn sử dụng loại phân nào, bấm vào ô check. Nếu muốn chọn tất cả, bấm vào Select All. Ở cột Type, có 3 loại. Liquid : Phân dạng chất lỏng (nước) Solid: Phân dạng chất rắn (dạng bột, hạt) Gas: Phân ở dạng thể khí.

Tiếp theo, ở cột Weight Unit (WU): Đơn vị trọng lượng. Phụ thuộc vào quy cách loại phân bón của nhà sản xuất. Chọn kg, lít,... Cột Price: Giá phân, nhập giá thực tế. Bảng Fertilizer Sources để chọn loại phân Xong, nhấn vào Caculate. Chương trình sẽ tự động tính toán và đưa ra kết quả. Trong những loại phân đưa ra, khuyến cáo nên sử dụng loại phân nào hiệu quả kinh tế nhất, có nghĩa giá thành phân bón thấp nhất. Tại bảng kết quả này, có các tùy chọn: - Coppy to Clipboard: Chép và dùng lệnh dán (paste, Ctrl V) vào Ms Excel - Save As: Lưu kết quả - Print: In trang này - Exit: Thoát khỏi chương trình

Trong danh sách đưa ra, có thể không có những loại phân thông dụng trên thị trường, bổ sung bằng cách chọn Insert Row, để thêm vào. Application Cost: Chi phí ứng dụng, Số tiền trên đơn vị diện tích.(CU/AU) Đồng/ha. Phần mềm miễn phí. Địa chỉ Download tại: http://www.irri.org/science/software/fertchooser.asp. Yêu cầu: Độ phân giải màn hình hợp lý: 800 x 600 pixels Dung lượng: 8,462 Mb, file nén. Để download được Chương trình này, đòi hỏi phải đăng ký thành viên để được cấp Account và Password. Thực hiện theo hướng dẫn. (Liên hệ với người viết để nhận Chương trình này) Tuy chưa gọi là nhất được, nhưng với phần mềm nhỏ gọn này, hy vọng rằng sẽ giúp ích được bà con nông dân và những người làm công tác nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp, một trợ thủ đắc lực. Sẽ còn nhiều sự hữu dụng từ chương trình này, trông chờ vào sự nghiên cứu tiếp của chúng ta.

Tôi download tại địa chỉ này: http://www.softepic.com/windows/graphic-apps/cad/fertilizer-chooser/

(Sưu tầm)


Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Giáo sư Lương Định Của - nhà tạo giống cây trồng nông nghiệp

LUAGAO - gởi tới Quý độc giả bài viết về Cố Giáo sư Lương Định Của, Người con Anh hùng của Sóc Trăng của TS Lê Hưng Quốc - Phó CT Hiệp Hội TM Giống Cây Trồng, Chủ tịch Hiệp hội Khí Sinh học VN


GS Lương Định Của và Phu Nhân

Giáo sư Bác sỹ nông học Lương Định Của là một người con của Nam Bộ, sinh năm 1920 tại xã Đại nghĩa, huyện Long phú , tỉnh Sóc trăng. Sau khi đi tu nghiệp và đạt được học vị Tiến sỹ nông học ở Nhật bản 1952, Chính phủ Nhật đã mời Ông ở lại làm việc nhưng Ông vẫn cùng gia đình (phu nhân Giáo sư Lương Định Của là người Nhật bản) trở về phục vụ Tổ quốc dù lúc đó đất nước bị chia cắt thành 2 miền.

Trong điều kiện chiến tranh “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, Giáo sư Lương Định Của bắt tay vào những công việc đầu tiên góp phần xây dựng nền móng cho nền nông nghiệp VN hiện đại.

Đóng góp trước hết của Giáo sư Lương Định Của là trong lĩnh vực đào tạo cán bộ khoa học nông nghiệp, khi Ông trong cương vị Phó Giám đốc Học viện Nông Lâm Hà nội, Trường ĐH Nông nghiệp Hà nội, Viện Trưởng Viện Cây Lương thực , Cây thực phẩm (Tứ Lộc-Hải Dương).Lớp sinh viên đại học của chúng tôi khi ấy mới ra trường được tắm mình trong thực tiễn sản xuất, học các thao tác kĩ thuật trực tiếp ở Viện Lúa Tứ Lộc , các HTX nông nghiệp… đó là những trường học của những kĩ sư, kĩ thuật viên nông nghiệp trẻ tuổi. Thế hệ ấy sau này nhiều người đã trưởng thành những nhà khoa học có đóng góp xứng đáng như lớp thế hệ của PGS.TS Anh hùng Lao động Nguyễn thị Trâm… Nhiều lớp cán bộ nông nghiệp do Giáo sư đào tạo đã trở thành những cán bộ đầu đàn trong nhiều lĩnh vực khoa học nông nghiệp. Giáo sư có nhiều thế hệ học trò xuất sắc.

Giáo sư Lương Định Của là nhà tạo giống cây trồng nông nghiệp mang các thương hiệu Việt nam đầu tiên. Giống lúa Nông nghiệp I do Giáo sư Lương Định Của lai tạo từ giống Ba thắc(Sóc Trăng-Nam bộ) với Kun Ko (Nhật bản) là giống lúa VN đi vào sản xuất trên đồng ruộng từ những năm 60 của thế kỷ trước. Hàng loạt giống ưu thế lai như giống lúa chiêm 314( Đoàn kết X Thắng lợi), giống NN8-388, giống 75.1( 813X NN1), giống lúa mùa Sai Su bao, giống NN75.5, dưa lê, cà chua,khoai lang, dưa hấu không hạt, chuối, rau… mang tên “Giống Bác sỹ Của” lần đầu xuất hiện ở VN cùng với những ứng dụng kỹ thuật di truyền và tiến bộ kĩ thuật mới : kĩ thuật tam bội thể, tứ bội thể, chất kích thích sinh trưởng v.v…

Đặc biệt Giáo sư Lương Định Của đã đưa vào Nông nghiệp nước ta phương pháp “cấy ngửa tay Nhật bản” được hàng chục triệu người nông dân miền Bắc khi đó tiếp nhận và áp dụng tạo ra một cuộc cách mạng trong chuỗi kĩ thuật thâm canh lúa, thay đổi tập quán cấy úp tay hàng ngàn năm của nông dân VN. Giáo sư đã đề xướng ra mô hình canh tác “bờ vùng, bờ thửa” vẫn còn áp dụng đến ngày nay. Giáo sư đã ứng dụng một tiến bộ kĩ thuật có ý nghĩa to lớn phù hợp với sinh lý cây lúa: cấy nông tay(lúa phục hồi nhanh, đẻ nhanh, đẻ khỏe) đảm bảo mật độ, một trong ba yếu tố cơ bản của năng suất lúa. Như vậy, cùng với giống mới, các kĩ thuật mới này đã góp phần vào phong trào thâm canh tăng năng suất lúa, góp phần vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi. “Ruộng cấy chăng dây cây lúa thẳng hàng”. (Bài ca “Đường cày đảm đang “ –An Chung) đã trở thành bài ca nổi tiếng trong nông nghiệp thời chống Mỹ cứu nước.

Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản HCM đã lập một giải thưởng mang tên Lương Định Của, hàng năm xét trao cho 100 gương mặt tiêu biểu đại diện cho 13 triệu thanh niên nông thôn có những thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật , công nghệ, xây dựng nông thôn mới. Đó là những “ông chủ mới” năng động dám nghĩ dám làm trong phong trào thanh niên nông thôn thực hiện bốn mới( kĩ thuật mới, ngành nghề mới, thị trường mới, mô hình mới)

Quận Đống đa thủ đô Hà nội có một đường phố mang tên Ông. Tại ngã ba Phạm Ngọc Thạch-Lương Định Của có một dãy ki-ốt kinh doanh hoa tươi bốn mùa rực rỡ sắc màu tỏa hương thơm ngát như luôn tưởng nhớ tới Lương Định Của, một nhà nông học xuất sắc, người đi đầu trong lĩnh vực cải tạo giống cây trồng của VN.

Giáo sư Lương Định Của được bầu là đại biểu Quốc hội. Giáo sư là nhà khoa học Nông nghiệp đầu tiên được phong danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ chống Mỹ và huân chương Lao động Hạng Nhất năm 1967, được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ đợt 1 năm 1996. Mấy chục năm Giáo sư đã đi xa nhưng những học trò của Giáo sư , hàng triệu nông dân VN vẫn đang áp dụng kiến thức và kỹ năng của Giáo sư truyền lại, luôn ở trong “cõi nhớ” của nông dân Việt nam.

Nhà Nông học Lương Định Của không còn nữa nhưng dấu chân của Ông trên các cánh đồng , những giống cây Ông để lại và tên tuổi Ông vẫn còn khắc sâu trong tâm trí của những người nông dân VN. Nông dân nước ta luôn trìu mến gọi Ông là nhà bác học của họ.