Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010

BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

LUAGAO - Theo báo cáo của Trung tâm BVTV phía Nam, tính đến ngày 25/01/2010 thì:

- Lúa Thu Đông-Mùa 2009: Cơ bản thu hoạch xong, còn một ít diện tích lúa Mùa ở giai đoạn đòng trổ-chín.

- Lúa ĐX 2009-2010: Toàn vùng xuống giống được 1.566.303 ha (khu vực ĐBSCL: 1.464.312 ha, khu vực Đông Nam Bộ: 101.991 ha). Bao gồm giai đoạn mạ (172.161 ha), đẻ nhánh (750.737 ha); đòng trổ (481.509 ha), chín (104.480 ha), thu hoạch (57.416 ha). Cũng theo báo cáo ngày thì tình hình bệnh đạo ôn phát triển như sau:

+ Bệnh đạo ôn lá:Toàn vùng có 98.996 ha lúa bị nhiễm bệnh (tăng 19.533 ha so với tuần trước) với tỷ lệ bệnh phổ biến từ 5 đến 10%, nơi cao >20% với diện tích 1.181 ha. Các tỉnh có bệnh xuất hiện như Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Trà Vinh…

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Toàn vùng có khoảng 2.179 ha nhiễm bệnh (gỉam 144 ha so với tuần trước), với tỷ lệ bệnh 5-10%. Bệnh xuất hiện ở các tỉnh Bạc Liêu, Long An, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Đồng Nai.

Theo dự báo của Trung tâm BVTV phía nam thì tình hình Bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục phát sinh phát triển gây hại trên diện rộng ở hầu hết các tỉnh trong vùng và có khả năng gây hại nặng đối với những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm, sử dụng giống nhiễm (Jasmine, VD 20, HĐ 1, OM 2514...). Bà con Nông dân phải thăm đồng thường xuyên để phát hiện sớm bệnh đạo ôn lá và xử lý kịp thời bằng thuốc đặc trị, phun ngừa bệnh đạo ôn cổ bông trước và sau khi lúa trổ; khi ruộng đã bị nhiễm bệnh cần giữ nước tốt trên ruộng, không bón phân hoặc phun phân bón lá.

Để giúp bà con hiểu hơn về bệnh đạo ôn, đặc điểm phát sinh phát triển, dấu hiệu nhận biết. Hôm nay tôi xin trình bày đôi nét về bệnh đạo ôn và một số biện pháp phòng trị để bà con chủ động đối phó; nâng cao năng suất chất lượng.

Người ta phân làm hai loại bệnh đạo ôn: đạo ôn lá (tác hại trên lá) và đạo ôn cổ bông (tác hại trên bông)

1. Tác nhân và triệu chứng gây bệnh.

· Nguyên nhân: Do nấm Pirycularia oryzae gây ra.

· Bệnh gây hại trên tất cả bộ phận của cây Lúa: lá, đốt thân, cổ bông, cổ gié và hạt.

Hình 1: Triệu chứng ban đầu xuất hiện trên lá là những vết châm kim

Hình 2: Triệu chứng điển hình trên giống nhiễm nặng những vết hình mắt én

Hình 3: Triệu chứng bệnh trên cổ bông

2. Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh.

· Phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ do đó bệnh phát triển thất thường, bệnh xuất hiện và gây hại từ giai đoạn mạ đến khi trỗ chín

· Điều kiện thời tiết: bệnh hại nặng vào lúc trời mát, ẩm, có sương mù, gió mạnh.

· Ảnh hưởng bởi phân bón: bón nhiều N bệnh nặng, bón P hạn chế được bệnh (ở vùng phèn), bón K tuỳ thuộc vào lượng N.

· Ảnh hưởng của giống: ở ruộng trồng giống nhiễm, điều kiện thời tiết thuận lợi bệnh phát triển nặng.

· Ở những vùng lúa bị hạn, ở những vùng trồng lúa nương, biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch lớn, sương mù thì bệnh cũng phát triển và gây hại rất nặng.

3. Biện pháp phòng trừ

· Chọn giống kháng hoặc giống ít nhiễm.

· Vệ sinh đồng ruộng, đốt tàn dư sau khi thu hoạch, cày vùi.

· Sử dụng phân bón cân đối hợp lý.

· Giữ nước thường xuyên cho ruộng lúa nhất là khi có dịch bệnh.

· Theo dõi diễn biến của bệnh, đặc biệt chú ý các giống nhiễm. Khi bệnh phát sinh nên cho thêm nước vào ruộng, ngưng bón phân đạm, không phun phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng, phun các loại thuốc đặc trị bệnh.

· Dùng các loại thuốc đặc trị bệnh đạo ôn

Hiện tại trên thị trường có nhiều hoạt chất đặc trị bệnh đạo ôn, và nhiều tên thương mại khác nhau. Hôm nay tôi xin giới thiệu với bà con một sản phẩm thuốc rất hiệu quả phòng trị đạo ôn, đó là TRIZOLE của Công ty CP BVTV SAIGON.

- TRIZOLE có ba dạng 20WP; 75WP; 75WDG; có hoạt chất là Tricycrazole chuyên trị đạo ôn cổ bông; và cũng trị được đạo ôn lá. Thuốc hấp thu qua lá và lưu dẫn vào cây nên vừa phòng bệnh và vừa trị bệnh.

- Liều lượng và cách thức sử dụng bà con đọc kỹ trên nhãn thuốc.

- TRIZOLE hiện có bán tại hầu hết các Đại lý trên toàn quốc.

- Ngoài ra một sô thuốc để phòng và trị đạo ôn bà con có thể phun xịt như Kisaigon 50ND; Lúa Vàng 20WP; Pysaigon 50WP,…

- Mọi vấn đề về kỹ thuật vui lòng liên hệ: Nguyễn Chí Công – Phòng Quảng Bá, Công ty CP BVTV SAIGON, DTDD: 0902 339 006.

Chúc thành công!

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2010

‘Chúa đất’ miền Tây (kỳ 1)

LUAGAO - Với cách nghĩ, cách làm nông nghiệp mới, nhiều nông dân miền Tây Nam Bộ đã dựng nên những nông trang bao la, được trang bị cơ giới “tận răng”.

Vùng Tứ giác Long Xuyên phèn chua nước mặn, “muỗi kêu như sáo, đỉa lội tựa bánh canh” ngày nào, giờ xuất hiện những ông “chúa đất” với diện tích trồng lúa một vài ngàn công tầm cắt (1.296 m2 một công).

“Tui là dân “đấu ao” nuôi cá, vậy mà hứng chí bán hết tài sản dắt díu vợ con vào cái vùng Tứ giác Long Xuyên này mua đất khai hoang trồng lúa. Ngày tui đi, bạn bè bảo tui là “thằng khùng”, hẹn 10 năm sau gặp nhau xem sống chết thế nào. Vô tới đây, vợ tui nhìn cánh đồng phèn chua, nước mặn khóc đến ngất xỉu”, Sáu Đức nhớ lại cái ngày trở thành “ông khùng” đi làm “chúa đất”.

Phải làm ăn lớn

Sáu Đức (Nguyễn Lợi Đức, xã Lương An Trà, An Giang) đích thị là dân “đấu ao”. Những năm 80, 90 của thế kỷ trước, anh và đám bạn trai tráng sang tận Campuchia, tới cả Bộ Thủy sản của nước bạn để “đấu ao” quầng đăng nuôi cá. “Cá bên đó nhiều lắm chú ơi. Mỗi lần thu hoạch cá, phải chở bằng xà lan về Việt Nam tiêu thụ. Lời dữ lắm”, Sáu Đức kể. Vậy mà chẳng hiểu “ma đưa lối, quỷ dẫn đường” thế nào anh về bàn với “bà Sáu” (Sáu Đức hay gọi vợ như thế) bán hết tài sản lội vô xã kinh tế mới Lương An Trà mua đất khai hoang. “Tui vô vùng này mua đất để khai hoang vào năm 1997. Lúc đó, vùng này đất hoang hóa nhiều lắm. Bà con đi kinh tế mới đến đây nhận đất để khai hoang trồng lúa 10 người thì hết 9 người rưỡi làm ăn thất bại, chán nản bỏ đi tứ tán”, ông Sáu kể.

"Chúa đất" Sáu Đức kiểm tra lúa đang trổ đồng vụ đông - xuân 2009. Ảnh: Cửu Long.

Khai hoang muộn, ông Sáu phải lội vô sâu trong đồng mua những khoảnh đất lớn khai hoang với giá 700.000 đồng một công để tính chuyện “làm ăn lớn”. “Tui nghĩ đã làm nông thì phải làm kiểu nông trang mới phát triển kinh tế được”, ông Sáu nhăn trán nói.

Có được đất, Sáu Đức sắm ngay chiếc máy cày cũ của Liên Xô rồi thuê nhân công đốt cỏ, nhổ gốc tràm, ban gò, lấp lung… san nền ruộng chuẩn bị trồng lúa. “Cực chẳng khác gì con trâu chú ơi. Tờ mờ sáng tui phải mò ra đồng, tối mù, tối mịt mới về đến nhà. Chiếc máy cày cũ còn xục xịch hư lên, hư xuống chứ tui quyết mình không được ngả bệnh. Mất 7 - 8 năm đầu tư đất hoang hóa tốn biết bao công sức, tiền của mới thành đất thuộc”, Sáu Đức nhớ lại.

Cơ giới hóa

Nếu ở An Giang có “ông khùng” Sáu Đức thì ở Kiên Giang cũng có “ông khùng” Út Phải (Lê Văn Phải). Khác với Sáu Đức, Út Phải là dân địa phương. Ông Út kể, sau Giải phóng (1975), theo phong trào kinh tế mới khai phá vùng Tứ giác Long Xuyên, gia đình ông bắt đầu đẩy mạnh việc khai hoang. Có vài con trâu, ông chọn những lung có nước lợ khai hoang làm lúa trước. Tuy nhiên, Út Phải cũng là nông dân biết tính chuyện “làm ăn lớn”. Nhưng rồi thấy vài con trâu thì biết khai hoang đến chừng nào, ông bàn với anh em trong gia đình bán hết trâu, bò, heo để mua chiếc máy cày “khai hoang làm ruộng cho đã”. “Tui phải làm công tác tư tưởng lắm mấy anh em trong gia đình mới chịu hùn mua máy cày”, ông Út cười khà khà.

Khi đem máy cày về mấy ông nông dân địa phương “bật ngửa” bảo Út Phải “khùng quá xá”, lỡ khai hoang thất bại trâu, bò còn mổ thịt đem ra chợ bán được chứ máy cày bán ai mua. “Khai hoang lúc ấy cực lắm, phải lắng nước phèn mà uống để chiến đấu với đất phèn chua”, Út phải kể.

Tôi hỏi Sáu Đức sau bao nhiêu năm bỏ công khai hoang bây giờ có bao nhiêu công đất thuộc? Ông cười rồi nói lãng: “Vụ này (đông - xuân) tui làm có 700 công đất à chú ơi”. Thế nhưng trước khi tiếp chuyện Sáu Đức, con gái ông cho tôi biết “ba làm hơn 1.000 công” và “ba định qua tết mua thêm 700 công đất nữa”. Sáu Đức bật mí xã Lương An Trà vẫn còn vài trăm ha đất trồng tràm. “Nếu tui được nhận số đất ấy mà khai hoang làm nông trang thì còn gì bằng”, ông cười nói.

Trong khi đó, Út Phải cũng cho biết mình còn 400 công đất. Số đất còn lại (khoảng vài trăm công) ông chia đều cho 5 người con để “chạy hạn điền”.

Với trung bình 30 triệu đồng mỗi công đất như hiện nay ở Tứ giác Long Xuyên thì mấy nông dân này xứng danh là “chúa đất miền Tây”.

Tứ giác Long Xuyên thuộc ĐBSCL, trên địa phận của ba tỉnh thành Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ, diện tích tự nhiên khoảng 489.000 ha. Mùa lũ (tháng 7 - 12), vùng này thường ngập 0,5 - 2,5m; mùa khô thường bị bị nước mặn thâm nhập. Chương trình thủy lợi thoát lũ qua biển Tây của Chính phủ phần nào giải quyết tình trạng ngập lũ và đất bị nhiễm mặn của vùng này. Những năm 1988 -1989, các tỉnh đã mở bước đột phá khai thác tiềm năng vùng đất hoang hóa, nhiễm phèn nặng, ít người lui tới này. Nhiều người là nông dân, cán bộ, đảng viên đã “xâm mình” quyết dấn thân với mảnh đất “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội tựa bánh canh”, góp phần xây dựng nên diện mạo mới của vùng Tứ giác Long Xuyên ngày nay.


Cửu Long
Nguồn: http://www.baodatviet.vn/Home/congdongviet/Chua-dat-mien-Tay-ky-1/20101/78321.datviet

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2010

Kỹ thuật nuôi heo rừng lai Sinh sản

Thức ăn:
Có 2 loại thức ăn:
-          Thức ăn thô gồm: cây chuối, bẹ chuối, rau muống, rau cải…, các loại cỏ, các loại quả xanh…
-          Thức ăn tinh: là loại thức ăn ít chất xơ và có thành phần dinh dưỡng cao hơn, bao gồm cám, gạo, ngô, đậu, khoai, sắn…Ứng với từng giai đoạn mà ta bố trí lượng thức ăn cho phù hợp và khống chế khẩu phần.
Khẩu phần ăn:  mỗi ngày cho ăn 2 lần chính (sáng và chiều, thức ăn chủ yếu là cám gạo hoặc cám tổng hợp tùy theo từng giai đoạn), buổi trưa nên cho heo ăn thêm rau, cỏ, củ, quả… (nếu có).
Heo nái hậu bị (đang mang thai): thức ăn cần đầy đủ dinh dưỡng, khẩu phần cần đầy đủ các chất đạm
  • Heo nái đang cho con bú: đầy đủ dinh dưỡng để tạo nguồn sữa cho heo con.
  • Heo con tách đàn: sử dụng thức ăn tổng hợp cho heo con (cám viên…), đảm bảo dinh dưỡng để heo con tăng trưởng tốt
  • Nên thường xuyên thay nước sạch cho heo uống nhằm ngăn chặn và phòng ngừa bệnh đường ruột cho heo.

 
 Hình 22: bữa chính: cám chà Hình 23: bữa phụ: rau, cỏ

Lên giống:
  • Heo nái đến thời kỳ động dục thường có trọng lượng từ 30-35kg.
  • Sau khi tách heo con, heo mẹ từ 7-10 ngày sau có thể lên giống trở lại.
  • Sau khi cho heo nái lên giống, muốn nhận biết heo nái đã mang thai, 3 tuần sau khi lên giống, heo nái không có biểu hiện động dục nữa.
Sinh sản:
  1. Heo rừng lai mắn đẻ, đẻ nhiều con, mỗi năm có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa 6-7 con, cá biệt có lứa đẻ 9-10 con và khéo nuôi con (nuôi con rất giỏi). Trong tự nhiên, khi đẻ heo mẹ tự chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và tự tách bầy khi con lớn… Heo rừng lai sinh sản tự nhiên quanh năm. Vấn đề cơ bản là theo dõi biểu hiện lên giống và xác định thời điểm phối giống thích hợp.
  2. Thời gian mang thai là 3 tháng, 3 tuần, 4 ngày.
  3. Khi gần đẻ, heo nái thường có biểu hiện như cắn ổ, tha cỏ, rơm rác…Nên nhốt riêng heo mẹ với đàn khi heo mẹ gần sinh để heo mẹ được nghỉ ngơi tốt hơn và dễ dàng chăm sóc heo mẹ với khẩu phần ăn đặc biệt hơn. Heo mang thai lứa đầu tiên đẻ từ 3-5 con, bắt đầu lứa thứ hai: 5-8 con. Thời gian đẻ (từ con đầu đến con cuối) 2 - 4 giờ. Quá trình đẻ diễn ra theo tự nhiên, không cần sự giúp đỡ hoặc can thiệp của con người. Heo con mới sinh có trọng lượng 700gr-1200gr.
  4. Heo sơ sinh màu lông đen, có những sọc nâu vàng chạy dọc thân, không cần đỡ đẻ, cắt rốn, chỉ khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ heo con đã có thể đứng dậy bú mẹ. 15-20 ngày chạy lon ton và bắt đầu tập ăn cỏ, cây. Heo con được 1,5-2 tháng tuổi đã cứng cáp, ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cai sữa, tách bầy làm giống…
  5. Để heo con sinh trưởng, phát triển tốt, nên tạo điều kiện cho heo con bú sữa đầu càng sớm, càng tốt, chậm nhất 1-2 giờ sau khi sinh.
  6. Heo mẹ sau khi sinh thường có biểu hiện hung dữ khi có người lạ vào chuồng (giữ con rất kỹ), heo mẹ nuôi con rất khéo.


Hình 24: heo nái hậu bị 
 Hình 25: heo con được 2.5 tuần tuổi
  
 Hình 26: heo con được 2 tuần tuổi  Hình 27: heo con được 1 tuần tuổi

Kỹ thuật nuôi lợn rừng sau sinh

Kỳ trước Haihoafarm đã chia sẻ cùng bà con về kỹ thuật chọn giống lợn rừng. Kỳ này chúng tôi đề cập đến kỹ thuật nuôi lợn rừng sau sinh. Có thể nói trong tất cả các khâu nuôi thì đây là giai đoạn khó khăn nhất của việc nuôi lợn rừng. Vì sau khi sinh nếu bà con không lắm rõ kỹ thuật nuôi thì có tới 90% lợn con sẽ bị mắc bệnh ỉa chảy, mất nước và nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời thì khả năng dẫn đến tử vong là rất cao. Nhưng nếu áp dụng đúng kỹ thuật nuôi từ khi lợn mẹ sinh đến lúc lợn con tách mẹ (2 tháng tuổi) thì coi như khả năng thành công đạt 95% do ở độ tuổi đó lợn con đã rất khoẻ, có sức đề kháng tốt và rất ít khi bị mắc các chứng bệnh thông thường khác ở lợn.
Vậy làm thế nào để lợn con trong thời gian bú mẹ không bị ỉa chảy?
Cách 1: Phòng bệnh: Đây là cách phòng chống chủ động và ít tốn kém nhất, rất mong bà con lưu tâm. Để phòng bệnh lợn con mắc bệnh ỉa chảy. Bà con chú ý đến chế độ ăn của lợn mẹ. Cụ thể, trước khi đẻ khoảng 3-4 ngày không cho lợn mẹ ăn thức ăn sống nữa mà chuyển sang thức ăn nấu chín, như cám gạo nấu, bột ngô nấu. Duy trì chế độ ăn này cho đến khi tách mẹ. Nếu lợn mẹ nuôi ít con thì không nên cho lợn mẹ ăn nhiều chất, ăn thừa chất dẫn đến lợn mẹ thừa sữa và rất dễ làm cho lợn con bị đi ỉa. Khi thấy lợn con ỉa phân trắng bà con cần phải giảm lượng thức ăn của lợn mẹ ngay lập tức. Áp dụng tốt kỹ thuật này thì khảng năng lợn con không bị đi ỉa trong thời gian bú mẹ đến 80%.
Cách 2: Chữa bệnh: Khi phát hiện lợn con ỉa phân trắng một mặt điều chỉnh chế độ ăn của lợn mẹ đồng thời phải mua thuốc đi ỉa cho uống ngay, liều lượng theo chỉ dẫn của từng loại thuốc. Nếu lợn con được khoảng 15 ngày tuổi thì chúng đã bắt đầu tập ăn, bà con nên mua loại men tiêu hoá dạng cám viên vứt ra cho lợn con nhấm nháp, loại men này có tác dụng chữa bệnh đi ỉa rất tốt.
Chú ý: Thời gian lợn con tập ăn bà con không nên cho ăn các loại rau, quả tươi sống, khi được 2 tháng tuổi trở lên bắt đầu cho ăn làm quen với các loại rau, củ quả, 3 tháng tuổi cho ăn bình thường như lợn trưởng thành. Chuồng nuôi phải thoáng mát, sạch sẽ, khi lợn mẹ đẻ bà con không nên can thiệp cứ để lợn mẹ được tự nhiên, không bấn nanh lợn con, không mụng dái lợn đực. Khi lợn con ăn no thì tách mẹ (thường là 2 tháng tuổi).
Trên đây là một số kinh nghiệm nôi lợn rừng sau sinh mà Haihoafarm muốn chia sẻ cùng bà con. Chúc bà con áp dụng đúng kỹ thuật và nuôi thành công ở giai đoạn này
Kỳ sau Haihoafarm sẽ chia sẻ kinh nghiệm với bà con về kỹ thuật phối giống để có được nhiều con và tỷ lệ lợn cái cao. Hoặc bà con có thể liên hệ với phòng khuyến nông các huyện trên cả nước để mua cuốn sách về “Nghề nuôi lợn rừng” do Haihoafarm phối hợp với chuyên gia Nguyễn Lâm Hùng – Chuyên mục Bạn của nhà nông Đài truyền hình Việt Nam và Nhà xuất bản Nông nghiệp biên soạn.
Mọi ý kiến thắc mắc xin gửi về hòm thư điện tử: haihoafarm@yahoo.com.vn
Anh Đào Bá Hoà
ĐC: Thôn Ngọc Trì, X.Bình Định, H.Lương Tài, T.Bắc Ninh
ĐT: 094.461.3459; 095.335.9545
Xin trân trọng cảm ơn!

Kỹ thuật nuôi heo rừng lai

Hiện nay rất nhiều người quan tâm đến việc nuôi heo rừng lai như một mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Như vậy việc nuôi heo rừng lai có khó không, có khác nhiều so với nuôi heo nhà không? Tôi xin được chia sẻ một số kinh nghiệm của mình và từ các nguồn khác nhau với hy vọng phần nào giải đáp được thắc mắc của mọi người về mô hình chăn nuôi này.

Về con heo rừng lai:

Vóc dáng: Heo rừng lai cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưng thẳng, bụng thon, chân dài và nhỏ, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, răng nanh phát triển mạnh, da lông màu hung đen hay xám đen, một gốc chân lông có 3 ngọn, lông dọc theo sống lưng và cổ dày, dài và cứng hơn, ánh mắt lấm lét trông hoang dã… Trọng lượng lúc trưởng thành (con đực thường lớn hơn con cái), con đực nặng 50 - 70 kg, con cái nặng 30-40 kg…

Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Heo rừng lai hơi nhút nhát, thính giác, khứu giác tốt, sinh hoạt bầy đàn và chọn lọc tự nhiên thể hiện tính hoang dã… Thích sống theo bầy đàn nhỏ vài ba con, heo đực thường thích sống một mình (trừ khi heo cái động dục).

Môi trường sống thích hợp là vườn cây, trảng cỏ gần ao hồ… Thích hoạt động về ban đêm, ban ngày tìm nơi yên tĩnh, kín đáo để ngủ, nghỉ…

Xây dựng chuồng trại:
1. Chuồng được xây dựng đơn giản bằng gạch (khoảng 4m2 mỗi chuồng, có cửa chuồng đế tách ly với đàn khi heo nái sinh sản), có mái che (bằng tôn hoặc lợp lá để trú mưa và khi heo sinh sản), nên xây trên nền đất (nền không cần trán xi măng). Có thể xây một dãy từ 5-6 chuồng (tùy diện tích). Chuồng có thể xây thấp, không cần xây quá cao.
2. Nên để một khoảng đất trống (có rào lưới chắc chắn – thường sử dụng là lưới B40) để thả heo con và để heo được sưởi nắng. Heo sẽ tăng trường tốt hơn khi được thả ra đất.
3. Trong khoảng đất đó nên trồng thêm một số cây như mít, tre.. để tạo bóng mát cho heo. Càng nhiều cây rậm rạp càng tốt vì chúng thích hợp với bản chất của con heo rừng.
4. Chuồng nên xây trên đất cao ráo, thoát nước được, không ẩm ướt để tránh gây lụt lội khi mùa mưa và cũng dễ dàng để vệ sinh chuồng trại hơn. Không xây chuồng ở nơi đát thấp, khó thoát nước.
5. Nên sử dụng nguồn nước sạch. Nó không những cung cấp đủ nước cho lợn uống mà quan trọng hơn là sẽ duy trì được hệ thực vật phong phú tại nơi nuôi chúng và giữ được độ ẩm thích hợp.
6. Không nên tận dung các chuồng trại cũ đã nuôi lợn nhà để thả lợn rừng. Mầm bệnh tồn đọng của lợn nhà có thể lây sang lợn rừng. Mặt khác, khu nuôi càng cách xa khu dân cư và đường sá thì càng tốt. Bản năng hoang dã đã đưa chúng vào tình trạng hết sức cảnh giác và luôn hoảng hốt bỏ chạy khi nghe có tiếng động.
7. Lúc đầu đưa lợn rừng về nuôi, chúng thường hoảng sợ và chạy trốn. Đôi khi, chúng tức giận, lồng lộn và luôn tìm cách phá chuồng để ra. Ta phải bình tĩnh và luôn đối xử nhẹ nhàng với chúng. Thời gian đầu nó có thể không chịu ăn và nhịn đói. Nhưng nó không nhịn khát được. Vì vậy, cần chuẩn bị từ trước máng nước cho chúng uống. Sau một thời gian, biết chắc không thể vượt đi được, lợn sẽ dần dần thích ứng với chỗ ở mới và tìm tới thức ăn.
8. Thức ăn của lợn rừng chủ yếu là thực vật. Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi lợn rừng vì nó sẽ làm cho chất lượng của lợn rừng bị biến đổi và đôi khi lợn lại bị bệnh tiêu chảy.

Có 2 loại thức ăn:

- Thức ăn thô gồm: Cây chuối, bẹ chuối, thân cây ngô non, rau muống, rau lấp, bèo tây, các loại cỏ, các loại quả xanh v.v..

- Thức ăn tinh: Là loại thức ăn ít chất xơ và có thành phần dinh dưỡng cao hơn. Nó gồm: Gạo, cám, ngô, đậu, khoai, sắn v.v. Ứng với từng giai đoạn ta phải bố trí lượng thức ăn cho phù hợp và khống chế khẩu phần.
9. Một năm heo nái sẽ sinh sản 2 lứa (thời gian mang thai khoảng gần 4 tháng). Sau khi sinh khoảng 1,5 tháng thì heo con được tách đàn và heo mẹ lên giống lại.

Tôi cũng xin được làm quen và học hỏi thêm từ các Anh/Chị có cùng sự quan tâm đến việc nuôi heo rừng và muốn phát triển mô hình này. Hiện tại tôi cũng đã phát triển mô hình này ở Tây Ninh với mục đích chuyên cung cấp con giống heo rừng lai cho các nơi có nhu cầu. Trại chúng tôi đang có kế hoạch mở rộng trại để có thể cung cấp con giống với số lượng lớn. Tôi mong được làm quen với mọi người ở địa chỉ sau:

Trại Heo rừng Hưng Thịnh
Tổ 10, Ấp Tân Thuận, Xã Hưng Thuận, Huyện Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh
Điện thoại: 066-586299 hoặc 0903913525 (gặp Tuấn)
Email:
trangtraihungthinh@yahoo.com

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2010

Những vấn đề kỹ thuật cần lưu ý khi trồng ca cao

Giống như những cây dài ngày khác cacao có cùng chung những kỹ thuật cơ bản như chuẩn bị đất trồng, đào hố, bón phân nhiều ít tùy theo giai đọan sinh trưởng, độ phì nhiêu của đất hoặc năng suất dự kiến. Tuy nhiên vùng sinh thái tự nhiên của cây cacao vốn là ở tầng thấp trongcao, biên độ nhiệt ngày đêm và trong năm hẹp nên muốn trồng cacao có hiệu quả cần có những kỹ thuật đặc thù riêng. Mặc dù đã được thuần hoá từ lâu nhưng đối với một số yếu tố sự thích ứng chưa đi xa so với môi trường nguyên thủy. những cánh rừng mưa nhiệt đới ở đó cường độ ánh sáng thấp, ẩm độ không khí
Do đó khi trồng cacao cần phải đặc biệt lưu ý đến các điểm sau:
Giống: Vốn là cây dài ngày, việc chọn giống tốt cho cacao rất quan trọng. Sự sai lầm trong việc chọn giống cho cây lâu năm người trồng sẽ chịu thiệt hại lâu dài hoặc phải mất thời gian từ 3 đền 5 năm và nhiều công của cho thời kỳ kiến thiết cơ bản nếu quyết định thay giống khác tốt hơn. Nguồn giống hiện có rải rác tại nhiều địa phương qua điều tra cho thấy không thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất do năng suất thấp, không rõ xuất xứ và gia phả, mức độ phân li cao (khỏang 50% không cho năng xuất hoặc rất thấp). Hiện nay bộ Nông Nghiệp và Phát Trển Nông Thôn đã chính thức công nhận 8 dòng vô tính do Đại Học Nông Lâm khảo nghiệm để trồng trên toàn quốc. Các dòng vô tính đó là: TD1, TD2, TD3, TD5, TD6, TD8, TD10 và TD14. Tất cả 8 dòng vô tính này đều cho loại hạt nằm trong nhóm A1 (có chất lượng cao nhất) nếu chăm sóc đúng kỹ thuật.
Che bóng: Đây là yếu tố then chốt quyết định sự thành công trong giai đọan kiến thiết cơ bản. Có thể nói chưa bảo đảm được bóng che chưa nên trồng cacao. Trong điều kiện Việt Nam, cacao trồng không che sẽ bị cháy rụng lá, bị chùn ngọn, chậm lớn, cây dễ bị sâu bịnh tấn công, do đó thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài. Cacao mới trồng cần phải được che từ 50 đến 75% ánh sáng trực tiếp và kéo dài ít nhất hết năm đầu tiên. Bóng che được điều chỉnh giảm dần khi cây lớn. Để đáp yêu cầu vưà nêu cần phải trồng cây che bóng tạm thời và vĩnh viễn. Che bóng tạm thời: thường người ta trồng những cây ngắn ngày như muồng hoa vàng, chuối, … Những cây này sẽ được đốn bỏ khi cacao lớn. Cũng có thể dùng bất kỳ vật liệu nào sẵn có để che bóng cho cacao như lá dừa, lá mía, tranh, thân bắp, bao phân… miễn sao đạt được mục tiêu là 50 đến 75 % ánh sáng được che bớt. Che bóng vĩnh viễn: cây trồng chung với cacao và tồn tại suốt chu kỳ sinh trưởng của cacao. Cây che bóng vĩnh viễn còn có vai trò quan trọng không kém là tác dụng cản gió. Thường sử dụng là lọai keo dậu, anh đào giả, cau, dừa, vông nem, sầu riêng … Những cây có tán lá quá rậm không thích hợp làm cây cho cacao. Mật độ cây che bóng vĩnh viễn dao động từ 70 đến 150 cây cho một ha tùy theo loại cây và điều kiện sinh thái tại chỗ. Cách tốt nhất là trồng cacao ở nơi đã thiết lập sẵn bóng che như dưới vườn dừa, điều, sầu riêng, chuối, rừng đã tỉa thưa. Thông thường muốn trồng cacao cần phải trồng cây che bóng trước một năm. Các lọai cây che bóng thông dụng hiện nay gồm keo dậu, vông nem hoặc anh đào giả. Những điểm nào không đủ bóng che cần phải che tạm thời. Mật độ cây che bóng 3 x 3 m. Mật độ này sẽ giảm dần từ năm thứ hai tùy theo sự sinh trưởng cacao và điều kiện cụ thể của từng cây trên vườn ca cao.
Chắn gió:ca cao có cuống dài, phiến lá lớn nên khi có gió mạnh dễ bị lay gãy. Trong giai đọan đầu khi cây con có ít lá việc lá bị tổn thương cơ giới rụng đi đưa đế hậu quả nghiêm trọng. Cây sẽ bị còi cọc, chậm lớn do thiếu cơ quan tiến hành quang tổng hợp. Cần thiết kế cây chắn gió chung quanh vườn trồng cacao. Cây chắn gió có thể cây rừng như xà cừ, muồng đen, keo lai hoặc các loại cây ăn trái như mít, xòai, chôm chôm … trồng mật độ dày. Nếu nắng là yếu tố môi trường quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ca cao trong thới kỳ kiến thiết cơ bản thì gió là giới hạn chính đối với ca cao trong suốt vòng đời. Yếu tố gió đặc biệt quan trọng khi ca cao được trồng ở vùng cao nguyên. Do đó đối vời vùng cao nguyên (Dak Lak, Dak Nong, Gia Lai, …) ca cao chỉ trồng thành công (năng suất và chất lượng cao) nếu vườn ca cao được chắn gió tốt.
Xử lý hố trồng Hiện nay mối là nguyên nhân gây hại chủ yếu cho c acao trồng mới ở các tỉnh Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Cần xử lý hố trồng để phòng trừ mối. Dùng Chlorpyrifos (Lentrek, Losban, Pyrimes, Sanpyriphos) hoặc Imidachloprid (Admire, Confidor) hòa nước theo nồng độ hướng dẫn phun đều dưới đáy và quanh thành hố trước khi lấp đất vàsau đó phun trên mặt đất và tòan thân cây ngay sau khi trồng với liều lượng 1 lít dung dịch/cây. Ngoài mối những thuốc này còn tác dụng trị rệp và côn trùng ăn lá. Mỗi hố trồng nên trộn 100 g super lân + 50 g phân tổng hợp 20 – 15 – 20 trộn đều với đất mặt và dùng để lấp chung quanh cây trồng. Hàng tháng nên bón khỏang 50/g/cây và tăng dần lượng phân trong những tháng sau. Trong năm đầu tiên tổng lượng phân cho mỗi cây từ 150 – 200 /g/gốc tùy theo độ phì nhiêu của đất. Năm thứ 2 lượng phân 300 – 400 g/gốc. Năm thứ ba 500 – 600 g/gốc. Năm thứ tư trở lên 700 – 1000 g/gốc. Đất có pH thấp, đất đồi dinh dưỡng bị rửa trôi, đất đồng bằng sông Cửu Long (một số nơi) nên bón vôi từ 300 – 500 g/hố . Cacao thích hợp với đất có pH từ 5.5 – 6.5. Cần bón lót phân chuồng hoai hoặc các lọai phân hưũ cơ khác. Cacao trên vùng Tây Nguyên hiện nay thường có hiện tượng thiếu kẽm, có nơi rất trầm trọng. Sử dụng phân bón lá có hàm lượng kẽm cao hoặc dùng dung dịch kẽm phun trực tiếp lên lá khi thấy có triệu chứng thiếu.
Trồng cây Chỉ những cây con tốt, lá phát triển đều, xanh đậm, thân không cong, không có dị dạng mới được đem trồng ngòai đồng. Cây con nên được tưới đẫm trước khi đem trồng. Cây con phải được di chuyển cẩn thận ra đồng và tránh làm tổn thương bộ rễ, dập lá hoặc hư thân. Những cây con có lá mới ra không nên đem trồng mà nên lưu lại vườn ươm cho đến khi lá đã già và đem trồng đợt tiếp theo. Tuổi cây con thích hợp để đem trồng là 3 tháng tuổi trở lên sau khi ghép. Những tiêu chuẩn chính để cây con có thể đem trồng là chiều cao từ mắt ghép trở lên ít nhất là 25cm có ít nhất 3 đôi lá đã thuần thục, không bị sâu bệnh, cứng cáp. Trồng cây vào sáng sớm hoặc chiều mát. Không trồng vào lúc nắng gắt. Dùng dao bén cắt bỏ phần đáy túi bầu đất bằng cách rạch một đường xung quanh bịch nilon. Rễ cái đôi khi cuốn tròn ở đáy túi phải được cắt bỏ phần bị cong. Rễ được cắt sẽ tiếp tuc mọc thẳng khi trồng ra đất giúp cây đứng vững và khả năng kháng hạn cao. Đặt cây con vào hố, lấp đất lại chung quanh bầu, nén chặt đất và từ từ kéo bao nilon ra khỏi bầu đất. Dùng rơm, cỏ để tủ gốc giữ ẩm nhưng không phủ quá gần gốc cây và tránh vật liệu tủ tiếp xúc với cổ rễ. Làm túp che ngay cây con sau khi trồng nếu cây che bóng chưa được thiết lập hoặc có nhưng chưa đủ bóng che.
Tạo hình cacao: Mặc dù cacao ra trái trên thân nhưng không hẳn chừa nhiều thân là năng suất sẽ cao. Nguyên lý cơ bản trong việc quyết định số thân chính, cách tỉa cành và tạo tán cho cacao là:
- Giúp cacao phát triển tán lá tối ưu: lá chiếm hết không gian bên trên dành cho từng cây nhưng không có lá nào bị che khuất hòan tòan. - Điểm phân cành đầu ở độ cao thích hợp (0.6 – 0.8 m).
- Dễ đi lại để chăm sóc và thu họach.
- Vườn thông thóang để tránh ẩm độ quá cao, dễ bị bịnh. Khi cây đã giao tán, nên tỉa thoáng vùng thân chính và chung quanh điểm phân cành. Những cành thứ cấp trên cành ngang được tỉa sạch (1 m từ điểm phân cành) tạo sự thông thoáng nơi có trái đậu để giảm thiểu bệnh thối trái. Những cành bị che khuất, mọc hướng xuống đất đều được tỉa bỏ. Cây phân cành thấp sẽ trở ngại sau này khi chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch.
Thu hoạch lên men: Chỉ thu khi trái đã chín. Trái ca cao được thu hoạch cẩn thận, tránh làm nứt dập và được lưu trữ nơi thoáng mát trong vòng 7 – 9 ngày. Trữ trái còn giúp các nông hộ có diện tích nhỏ có thời gian tích tụ lượng hạt lớn hơn thuận lợi cho một lần ủ. Ca cao sau khi thu hoạch cần thiết phải lên men. Trong quá trình lên men các tiền chất để tạo hương sô cô la được hình thành. Do đó ca cao chất lượng chỉ đạt được sau khi lên men đúng kỹ thuật. Lên men cũng làm giảm vị đắng và chát và hình thành màu nâu đặc trưng của sô cô la. Ca cao thường được lên men trong các thùng chứa làm bằng gỗ, đáy đục thủng để thóat nước. Các loại thùng này thường thiết kế để có chứa lớp hạt dày khỏan 45 cm trong khi chiều dài và rộng không giới hạn và tùy thuộc vào lượng hạt cần lên men. Hai quá trình chính xảy ra trong khi lên men:
- Lên men yếm khí: xảy ra trong 2 ngày đầu. Đường trong lớp cơm nhầy bao quanh hạt được lên men yếm khí và chuyển hoá thành rượu. Không cần không khí trong giai đoạn này. Nhiệt độ khối hạt không cao.
- Lên men hiếu khí: khi đường chuyển hết thành rượu (trong hai ngày đầu) khối hạt cần thông thoáng để rượu chuyển hoá thành acid acetic qua lên men hiếu khí. Trong giai đoạn này cần đảo trộn hạt để cung cấp ô xi. Nhiệt độ khối hạt tăng nhanh sau mỗi lần đảo trộn và có thể lên 50oC tuỳ theo nhiệt độ môi trường và khối lượng hạt. Với khối lượng hạt lớn dễ đạt nhiệt độ cao nên chất lượng hạt sau này tốt hơn. Hạt sau khi lên men phải làm khô ngay bằng cách phơi nắng hay sấy để độ ẩm từ 60% xuống khoảng 7.5 - 8%. Nếu hạt khô quá nhanh, lớp ngòai của hạt khô cứng làm lượng acid bên trong (hình thành trong quá trình lên men) không thể thấm ra ngoài và bốc thoát được nên hạt sẽ chua, ngoài ra một số quá trình chuyển hoá hoá học sẽ không được hoàn thành. Tuy nhiên, nếu thời gian phơi sấy kéo dài nấm mốc và các mùi lạ sẽ phát triển. Trong thời gian phơi sấy hạt tiếp tục hòan chỉnh quá trình lên men. Ngay sau khi lên men một phần tử diệp có thể vẫn còn màu tím nhưng sẽ chuyển nâu hòan tòan sau khi phơi sấy. Do đó để kiểm tra chính xác tỉ lệ lên men chỉ nên cắt hạt sau khi đã hòan chỉnh giai đọan phơi sấy. Có 2 cách làm khô hạt là phơi nắng hoặc sấy:
Phơi nắng: Trải hạt trên chiếu, khay hoặc sân ci măng nơi có ánh sáng tốt. Đảo trộn hạt thường xuyên để bảm đảm khô đồng đều. Nếu ánh sáng đầy đủ, ít mưa cần 4 – 7 ngày để hạt khô. Sấy: Nếu không có nắng, hạt sau khi lên men phải sấy. Hạt sấy dễ bị giảm chất lượng nếu để nhiễm khói đốt tạo mùi lạ hoặc hạt khô quá nhanh. Các máy sấy sử dụng cho cacao phải dùng nhiệt gián tiếp thông qua thiết bị trao đổi nhiệt. Tồn trữ hạt: Ca cao rất dễ hấp thu các mùi lạ làm giảm phẩm chất. Hạt khô sau khi phơi sấy được để nguội, dồn vào bao đay và cất trữ nơi khô ráo, thóang mát, tránh xa nguồn khói, xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón ...

Kỹ thuật trồng và chăm sốc ca cao


Hiện nay, nhu cầu ca cao trên thế giới vẫn đang tăng mạnh. Đầu tháng 5 năm 2007 tập đoàn tài chính Hà Lan Fortis đã điều chỉnh tăng dự báo về lượng ca cao thiếu hụt trên toàn cầu trong năm 2007 từ 215.000 tấn lên 238.000 tấn. Giá ca cao thế giới ngày 9/5 tại thị trường New York là 1.885 USD/tấn. Theo dự báo giá ca cao có thể tăng đáng kể đến tháng 10. Việt Nam là nước có tiềm năng phát triển cây ca cao rất lớn, cả về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, trình độ canh tác cũng như chất lượng hạt. Để ca cao có năng suất cao, bà con nông dân cần thực hiện tốt từ khâu giống, chăm sóc đến thu hoạch và chế biến. Bài viết dưới đây xin giới thiệu kỹ thuật trồng, chăm sóc ca cao nhằm đạt năng suất cao và chất lượng tốt. 1- Đặc điểm chung và yêu cầu ngoại cảnh: Cây ca cao thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều. Thích hợp với nhiệt độ trung bình 25oC, độ ẩm 85%, lượng mưa bình quân trên 1500 mm/năm.Ca cao thích hợp với khí hậu có mùa khô không kéo dài quá 3 tháng, nhiệt độ trung bình 25oC, không có gió mạnh thường xuyên. Ca cao là cây ưa ánh sáng tán xạ (50-60% cường độ ánh sáng tự nhiên) nên thích hợp trồng dưới tán cây ăn trái hoặc cây che bóng. Cây ca cao thích hợp với nhiều loại đất khác nhau: đất đỏ, đất xám, đất phù sa cổ, song thích hợp nhất với đất có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, pH từ 5,5- 5,8, tầng canh tác dày 1-1,5 m, dễ thoát nước, có khả năng giữ nước cao, giàu chất hữu cơ. Tuy nhiên bằng biện pháp canh tác (bón vôi, bón phân hữu cơ…) có thể giúp cây ca cao đạt năng suất cao trên vùng đất kém mầu mỡ. Ở nước ta, ca cao được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau từ Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Miền Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông cửu Long. Ca cao là cây công nghiệp lâu năm, tuổi thọ có thể kéo dài hơn 30 năm. Sau khi trồng khoảng 12-14 tháng là cây ra hoa, kết trái, đến tháng thứ 18 cho thu hoạch lứa đầu tiên, sau đó sẽ cho năng suất ổn định từ 3-4 tấn/ha. Năng suất cao nhất có thể đạt vào năm thứ 5 và duy trì đến 30 năm sau, vì vậy người trồng cây ca cao phải quan tâm đầu tư giống tốt. Đặc tính cây ca cao là cây giao phấn, trạng thái dị hợp tử ở cây bố mẹ rất cao. Nhờ những tiến bộ công nghệ sinh học phục vụ trong công tác chọn giống, giúp xác định bố mẹ phù hợp trong các phép lai cũng như kiểm tra con lai từ trong giai đoạn vườn ươm nhằm xác định độ đồng đều của con lai, loại bỏ những con lai không mong muốn trước khi đưa ra trồng. Qua nhiều năm theo dõi và đánh giá, Viện KHKT NLN Tây Nguyên đã chọn được 5 cây đầu dòng từ 500 cây thực sinh của tập đoàn giống ca cao địa phương và nhập nội được trồng năm 1978 và 1980 để cung cấp giống ra sản xuất. Các cây đầu dòng này thỏa mãn các tiêu chí chọn lọc chính như: Sinh trưởng tốt, năng suất trung bình 5 vụ đạt 3,9 kg hạt khô/cây và khả năng kháng bệnh thối quả (Phytophthora palmivora) từ trung đến cao. Các cây đầu dòng này (TC5, TC7, TC11, TC12 và TC13) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận vào năm 2005. Thời vụ trồng ca cao: tùy theo điều kiện thời tiết khí hậu mà chọn cho phù hợp, tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa. Trên đất tốt mật độ trồng 3x3m, trên đất kém mầu mỡ khoảng cánh trồng 3x2,5m. Trước khi trồng nên chuẩn bị hố có kích thước 50x50x50cm, khi đào hố, lớp đất mặt và đất sâu để riêng. Tốt nhất nên chuẩn bị hố trồng trước 2 tuần. 2- Kỹ thuật trồng ca cao: Đất trồng ca cao cần chọn loại đất có tầng canh tác dầy, có mực nước ngầm sâu và có thể thoát nước tốt, tránh nước đọng khi mưa. Làm đất kỹ, đảm bảo đất tơi xốp. Sau khi đào hố theo mật độ cần thiết cần bón lót cho mỗi hố 10-15 kg phân chuồng hoai + 0,5 kg vôi bột và 0,5 kg phân lân Đầu Trâu, kết hợp xử lý mối bằng thuốc Confidor hay Admire với nồng độ 0,1-0,2% phun đều dưới hố và thành hố vài ngày trước khi trồng. Khi trồng ca cao cần moi đất ở giữa hố, đặt bầu và dùng dao sắc rạch bầu, tránh làm vỡ bầu. Ca cao là cây không chịu được nước đọng nên khi trồng phải đặt mặt bầu ngang với mặt đất. Trong điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long, ca cao trồng xen trong vườn dừa, vườn cây ăn trái là rất thích hợp vì vừa tận dụng được ánh sáng tán xạ, vừa hạn chế được các yếu tố giới hạn của sinh thái như mùa hạn kéo dài, ngập lũ, thủy cấp cao, tầng canh tác mỏng. Nếu ca cao trồng thuần cần phải trồng cây che bóng hoặc làm dàn che nhất là trong năm đầu trồng mới và giai đoạn kiến thiết cơ bản. Giai đoạn này cây ca cao cần cây che bóng từ 50-75% để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Sau trồng cần tưới nước thường xuyên đủ ẩm và tránh đọng nước gây úng. Sau trồng 1 tháng cần phun thuốc trừ mối lần 2 bằng thuốc Confidor hay Admire. Nên phun thuốc xung quanh hố và toàn bộ cây. 3- Bón phân cho cây ca cao: 3.1- Nhu cầu dinh dưỡng của cây ca cao: Cây ca cao là cây hút nhiều dinh dưỡng, trong đó kali cao nhất. Với 1 tấn nhân ca cao ở miền tây Malayxia đã lấy đi 31kg N +11,2kg P2O5 + 64,8kg K2O + 8kg CaO + 6,8kg MgO. Ngoài dinh dưỡng đa lượng, ca cao có nhu cầu khá cao về trung, vi lượng. Nhu cầu dinh dưỡng của ca cao tăng theo tuổi cây và mức năng suất. Ca cao thu bói có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn cây kiến thiết cơ bản và cây trong vườn ươm. Ca cao kinh doanh có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn so với ca cao mới thu bói (bảng 1). 3.2- Triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng ở cây ca cao - Thiếu đạm: lá có màu xanh vàng hay xanh nõn chuối. Thiếu nặng lá rụng nhiều, năng suất giảm. Hiện tượng thiếu đạm thường xảy ra trên đất nghèo dinh dưỡng và bón không đủ lượng đạm cây cần. - Thiếu lân: lá chuyển màu xỉn, mép lá non ửng đỏ, thiếu nặng lá rụng và cành chết. - Thiếu kali: Mép lá chuyển màu vàng cam sau tới màu xám nâu và khô, lá rụng nhiều. - Thiếu magiê: phần thịt lá bị vàng và lan dần từ gân chính ra mép lá. - Thiếu canxi: lá héo vàng từ rìa lá sau lan vào gân chính. - Thiếu kẽm: các lá và chồi đầu cành không phát triển tốt (rụt đọt), lá không thể nở lớn. Hiện tượng thiếu kẽm cũng khá phổ biến trên các vùng ca cao nổi tiếng của thế giới. 3.3- Qui trình bón phân cho cây ca cao: Cây ca cao cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng. Thiếu hoặc thừa một trong những yếu tố này đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây. Nhu cầu phân bón của ca cao tùy theo tuổi cây và năng suất. Ca cao kinh doanh cần bón nhiều phân hơn ca cao kiến thiết cơ bản. Năng suất ca cao càng cao, càng cần phải bón nhiều phân hơn. * Bón phân cho ca cao trong vườn ươm: - Bón lót 2 kg phân hữu cơ + 0,5kg compomix Đầu Trâu cho mỗi m2 liếp ương hoặc 0,2 m3 đất làm bầu trước khi gieo hạt. - Bón thúc bằng cách hòa tan 20-30 gam phân NPK-20-20-15+TE Đầu Trâu trong 10 lít nước, tưới định kỳ 2-3 tuần/lần. Phun phân bón lá Đầu Trâu 007 định kỳ 7-10 ngày/lần. * Bón phân cho ca cao kiến thiết cơ bản: - Bón lót cho mỗi hố trồng từ 10-15kg phân hữu cơ và 0,3-0,5kg lân Đầu Trâu trước trồng 10-15 ngày. - Bón thúc: Ca cao kiến thiết cơ bản cần nhiều đạm, lân, một ít kali và trung vi lượng để cây phát triển bộ rễ, thân lá. Phân bón cho cây ca cao trong giai đoạn kiến thiết cơ bản là phân NPK-20-20-15+TE hoặc 16-16-8+TE Đầu Trâu, lượng bón tuỳ theo tuổi cây như sau: Năm thứ nhất : 0,2-0,3kg/cây. Năm thứ hai : 0,5-0,6kg/cây Năm thứ ba : 0,6-0,8kg/cây. Lượng phân này chia làm 4 đợt vào đầu, giữa, cuối mùa mưa và 1 lần trong mùa khô. Cây ca cao kiến thiết cơ bản, mỗi cây chỉ để 1-2 thân chính và cắt bỏ những cành vượt, cành yếu, loại bỏ những chồi nằm dưới mắt ghép đối với vườn ca cao trồng bằng cây ghép. Đối với cây ca cao kinh doanh nên cắt tỉa cành vượt, cành sà, đồng thời cắt bỏ những cành yếu, cành khô, cành sâu bệnh mỗi năm 3 lần. * Bón phân cho cây ca cao kinh doanh: Ca cao kinh doanh có nhu cầu kali cao nhất, đến đạm, lân và trung vi lượng. Ở Malayxia, phân bón được dùng phổ biến cho ca cao kinh doanh là NPK-12-12-17, NPK-15-15-6-4, NPK-10-10-15. Ở nước ta, ca cao được trồng chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, Tây nguyên và miền Trung, do vậy phân bón thích hợp nhất cho ca cao kinh doanh ở những vùng đất này là Phân “Đầu Trâu Ca Cao”. Đây là phân bón Đầu Trâu chuyên dùng cho ca cao với hàm lượng: 12% N, 14% P2O5, 18% K2O và các trung vi lượng phù hợp; đặc biệt có bổ sung Penac P của Đức. Lượng bón thay đổi tùy theo loại đất, tuổi cây và năng suất, bón: 1,5-2,5 kg Đầu Trâu ca cao cho cây/năm, lượng phân trên chia ra bón làm 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Do đặc điểm bộ rễ cây ca cao ăn nông (80% rễ tập trung ở tầng 0-30cm) nên cần bón phân trong lớp đất mặt. Rải phân bằng cách theo đường chiếu của vanh tán rồi vùi lấp để giảm bớt thất thoát do bay hơi, rửa trôi. Vào thời kỳ kinh doanh, cây đã giao tán, có thể chịu hạn và cho năng suất khá. Tuy nhiên đối với vùng Tây Nguyên, miền Trng và Đông Nam Bộ khi tưới 1-2 lần trong năm thì cây ca cao sinh trưởng và cho năng suất cao hơn nhiều. 4- Phòng trừ sâu bệnh hại ca cao: Cây ca cao có một số sâu bệnh hại nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng hạt ca cao. * Sâu hại: Sâu hại thường thấy xuất hiện trong vườn ca cao tập trung chủ yếu ở nhóm côn trùng chích hút thuộc 2 bộ cánh đều Homoptera và bộ cánh nữa Hemiptera đây là nhóm sâu gây hại chính gây hại mọi thời kỳ sinh trưởng của cây. - Sâu ăn lá ca cao chủ yếu vào ban đêm, ban ngày chúng ẩn náo ở gốc cây hoặc chuyển đi nơi khác. Trong đó có loài ăn lá rất mạnh làm cho vườn ca cao bị sơ xác trơ gân lá, sâu thường tấn công vườn ca cao năm trồng mới và giai đoạn kiến thiết cơ bản. Phòng trừ, khi sâu hại lá nhiều phun những loại thuốc như: Sherpa 25ND, Supracide 40EC, Polytrin 440ND phun ở nồng độ 0,2 0,3%. - Bọ xít muỗi (Helopeltis spp) thường chích vào chồi non hay lá non gây ra những vết thâm đen, lá non bị chính sẽ bị biến dạng sau đó chết khô. Trái lớn bị bọ xít muỗi chích thì nứt vỏ, sau đó bị thối; trái non bị chính thường bị thâm héo và khô đi. Cách phòng trừ: Khi mật số bọ xít phải phun thuốc phòng trừ vào lúc sáng sớm hay buổi chiều tối bằng thuốc Subatox 75EC, Polytrin 440ND với nồng độ 0,2-0,3%. - Rệp muội gây hại chủ yếu trên lá non, chồi non, quả non, chùm hoa…Khi lá non bị chích hút sẽ quăn queo, chùm hoa bị hại không phát triển, nếu quả bị chính phát triển không bình thường, quả ít hạt. Phòng trừ: Cắt bỏ các các chồi vượt không hiệu quả hạn chế nơi cư trú của rệp, nếu mật số cao phun các loại thuốc như: Pyrinex 20EC, Subatox 75EC, Suprathion 40EC với nồng độ 0,2-0,3% để trừ. - Rệp sáp (Pseudococus sp.), rệp vải xanh (Coccus viridis) thường gây hại trên cuống quả, trên bề mặt vỏ quả và trên các chồi lá non. Phòng trừ: Cần phát hiện kịp thời để phun thuốc phòng trừ như: Selecron 500ND, Supracide 40EC Confidor với nồng độ từ 0,2-0,3% để phun phòng trừ. Thời gian cách ly từ lúc phun lần cuối đến thu hoạch trái khoảng 3 tuần lễ. * Bệnh hại: Những bệnh hại nguy hiểm trên cây ca cao, trong giai đoạn vườn ươm như: - Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctoni sp), bệnh thối cháy lá (Collectotrichum gloesponiodes), bệnh thối thân (Phytophthora sp.), bệnh thối ngọn (Fusarium spp, Collectotrichum sp), bệnh thối cuống lá (Rhizoctonia solani). Biện pháp phòng trừ, phát hiện sớm các cây bị bệnh loại ra khỏi vườn, nếu máy che vườn ươm quá dày nên tháo bớt cho vườn thông thoáng. Không để vườn quá ẩm. Khi bị bệnh nặng phun thuốc Zineb 75% ở nồng độ 0,3% và Oxyt Chlorur đồng 50% pha nồng độ 0,5% để phun hay tưới cho cây bị bệnh. - Bệnh thối thân và cành do nấm Ceratocystis fimbriata, bệnh chết ẻo do nấm Verticillium dahide, bệnh cháy lá do nấm Colletotrichum sp, bệnh thối đen rễ do nấm Rosellinia pepo, bệnh thối nứt cổ rễ do nấm Armillaria mellea. - Bệnh thối trái do nấm Phytophthora spp: Bệnh thối trái do nấm Phytophthora spp, gây hại phổ biến và nghiêm trọng nhất ở các nước trồng ca cao trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh làm khô và thối trái với tỷ lệ rất cao, thường từ 30-80% cá biệt có những cây bị nặng 100%, bệnh gây hại từ khi quả còn non đến khi chín. Cách phòng trừ, vệ sinh đồng ruộng là biện pháp đầu tiên phải thực hiện nhất là đối với các vườn đã có nguồn bệnh. Giảm bớt ẩm độ không khí trong vườn và phun thuốc Aliette 80WP với nồng độ 0,2-0,3%, Ridomil nồng độ 0,3% sau khi hoa đã nở, phun 3-4 tuần/lần đến khi đường kính trên 3mm. - Bệnh virus gây xoắn lá; biện pháp phòng là tiêu diệt các côn trùng truyền bệnh như loại bọ xít, bọ cánh tơ, rệp… bằng những loại thuốc nêu trên. Cần theo dõi vườn cây thường xuyên để phát hiện sâu bệnh kịp thời để liên hệ với cơ quan chuyên môn nhằm định danh và hướng dẫn cách phòng trị kịp thời. 5- Thu hoạch ca cao: Chất lượng hạt ca cao chủ yếu phụ thuộc vào 3 yếu tố: giống, kỹ thuật chăm sóc và cách thu hái bảo quản, khi áp đúng kỹ thuật sẽ tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất ca cao. Dưới đây là kỹ thuật thu hái và bảo quản để hạt đạt được chất lượng cao. Chỉ thu hoạch những quả đã chín, không thu quả xanh. Sau khi thu hoạch cần chế biến ngay không được để quá 4 ngày (dùng dao, kéo cắt cành để cắt cuống quả khi thu hoạch). Dùng 1 đoạn gỗ để đập vỏ quả lấy hạt đem đi cho lên men. Hiện tại ở thị trường tiêu thụ trong nước, bà con nông dân có thể sơ chế và bán cho các nhà máy chế biến ca cao hoặc các công ty chuyên thu mua để xuất khẩu. Công nghiệp chế biến ca cao ở nước ta đang phát triển, như các nhà máy chế biến ca cao ở Quảng Ngãi và TP.HCM hiện cũng chưa đủ nguyên liệu nên phải nhập nguyên liệu bột và bơ ca cao do trong nước sản xuất còn quá ít không đủ cung cấp cho thị trường nội địa. Hàng năm các nhà máy chế biến bánh kẹo, thức uống của Việt Nam phải nhập khoảng 1.000 tấn ca cao bột và một số ít bơ ca cao tương đương khoảng 2.700 tấn hạt ca cao khô. Thời gian gần đây giá ca cao liên tục biến động, nhưng mức giá thấp nhất cũng là 700USD/tấn và cao nhất có thể lên đến mức 3.000 USD/tấn.

Người đưa lúa lai vào Việt Nam

LUAGAO - Ai đưa cây lúa lai vào đồng ruộng Việt Nam? Ngược thời gian, chúng tôi cho rằng - đó là cựu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Công Tạn, sau này là Phó Thủ tướng Chính phủ, phụ trách lĩnh vực nông nghiệp trong giai đoạn 1997-2002.

Nghỉ hưu đã 7 năm, ở tuổi 76, mái tóc bạc trắng, nhưng ông Nguyễn Công Tạn vẫn phong độ, dáng đi nhanh nhẹn, ánh mắt tinh anh, giọng nói sang sảng.

Ông Nguyễn Công Tạn thăm sản xuất lúa lai ở Nam Định

Sau mươi phút chuyện trò tại sân bay Nội Bài, chuyến máy bay đi Huế cất cánh trước, ông chia tay và mời tôi sau chuyến đi An Giang về, ghé xuống trường Đại học Thành Tây, ông muốn giới thiệu về cây Jatropha và một số mô hình công nghệ cao của trường, nơi ông đang làm chủ tịch HĐQT.

Nhờ cơ duyên ấy, ngày đầu năm 2010, tôi xuống trường ĐH Thành Tây thăm ông. Hoá ra tôi và ông lại là người cùng quê, tôi là con dâu quê lúa Thái Bình, còn ông sinh ra ở ở xã Thái Sơn, huyện Thái Thuỵ, đường về quê ông phải qua Châu Giang huyện Đông Hưng quê tôi.

Trong buổi trò chuyện này, tôi hỏi ông về những năm tháng đầu của thời kỳ đất nước đổi mới, trong đó có ngành nông nghiệp. Những năm tháng ông làm Bộ trưởng từ 1987-1997, một thời kỳ mà hầu như mưa thuận gió hoà, năm nào cũng được mùa, ít khi thất bát, để rồi ngành nông nghiệp Việt Nam chuyển từ vị thế của nước thiếu đói phải nhận viện trợ nước ngoài, sang tự túc đảm bảo an ninh lương thực, xoá bỏ sổ cung cấp lương thực cho dân, trở thành cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới. Ông Nguyễn Công Tạn nói:

- Khoán 10 chính là động lực thúc đẩy cho ngành sản xuất nông nghiệp của cả nước phát triển. Nhưng trong nông nghiệp sau tiến bộ chuyển vụ lúa xuân thì năng suất lúa Việt Nam vẫn chưa cao, dân vẫn thiếu lương thực, nhất là miền Bắc dân đông ruộng đất ít. Là Bộ trưởng vừa phải lo chỉ đạo sản xuất vừa phải lo điều hành lương thực trong cả nước, tôi nhận thấy giải pháp chuyển gạo từ miền Nam ra miền Bắc, chỉ là tình thế. Hồi đó đường sá giao thông còn khó khăn, chuyển được hạt gạo từ Nam ra, cõng nửa tiền tàu xe. Rồi kèm theo vấn đề an ninh lương thực, sự chênh lệch sản xuất giữa hai miền, làm sao tránh khỏi những kẽ hở trong buôn bán kinh doanh. Cứ nhìn cảnh nhân dân phải xếp hàng đong gạo theo tem phiếu, phải ăn độn ngô khoai, thì làm sao có thể tạo nên công cuộc đổi mới. Muốn đổi mới phải đảm bảo an ninh lương thực cho từng vùng và cả nước. Các cụ xưa có câu “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”. Vậy là vấn đề lâu dài, có tính chiến lược, miền Bắc phải sản xuất đủ lương thực, vựa lúa miền Nam chỉ dành cho xuất khẩu. Thế nhưng nhìn lại bộ giống trên đồng ruộng nhất là phía Bắc, ngoài lúa xuân NN8, DT10, hầu hết là các giống cũ của địa phương năng suất thấp, chống chịu sâu bệnh, úng hạn kém. Nhìn ra nước bạn Trung Quốc, họ đã tạo nên bước nhảy vọt trong sản xuất nông nghiệp nhờ lúa lai. Tôi từng là lưu học sinh, năm 1958 đã tốt nghiệp đại học tại Học viện Hoa Nam, Trung Quốc, năm 1964 - 1966 lại làm thực tập sinh khoa học ở Hàng Châu, nên tôi hiểu rõ các thành tựu về lúa lai của Trung Quốc và có nhiều bạn bè có thể giúp trong lĩnh vực này.

Lúa lai là một loại cây lương thực chính và cung cấp lương thực cho hơn một nửa dân số thế giới. Người ta ước tính đến năm 2030 sản lượng lúa của thế giới phải tăng thêm 60% so với sản lượng năm 1995. Trung Quốc tập trung phát triển các giống siêu thế hệ thứ hai với mục tiêu đạt năng suất 12 tấn/ha khi đưa vào sản xuất đại trà. Năm 2007 đã phủ diện tích tới 15,8 triệu ha chiếm 53,4% diện tích lúa toàn Trung Quốc, được coi như cuộc cách mạng xanh của thế giới lần thứ hai. Hiện có tới 40 quốc gia trên thế giới sản xuất lúa lai.

Từ câu chuyện lúa lai Trung Quốc nhìn sang Việt Nam, tôi thấy không thể không phát triển sản xuất lúa lai. Ở miền Bắc, đất nông nghiệp không nhiều, nhưng nông dân cần cù lao động và có nhiều kinh nghiệm thâm canh. Hồi chiến tranh đã có tỉnh đạt 5 tấn/ha như Thái Bình, nếu đưa lúa lai vào đồng ruộng có thể tạo nên một bước ngoặt lớn, đẩy nhanh sản lượng lúa của miền Bắc. Thế là chương trình sản xuất thử lúa lai ra đời, rồi sản xuất hạt lai, đào tạo những cán bộ khoa học chuyên sâu về sản xuất lúa lai. Không phải tới năm 1987, tôi làm Bộ trưởng Nông nghiệp, lúa lai mới được đưa vào đồng ruộng Việt Nam, trước đó năm 1985, khi là Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, tôi đã mời chuyên gia Trung Quốc ở Viện lúa Viên Long Bình và chuyên gia tỉnh Phúc Kiến, sang hướng dẫn sản xuất lúa lai tại huyện Đan Phượng. Khi cây lúa lai đã bén rễ trên đồng ruộng Việt Nam, tôi tính chuyện bên cạnh nhập giống phải sản xuất hạt lai.

Nhớ lại chuyện sản xuất lúa lai, cũng lắm chuyện buồn vui. Có lần chỉ đạo sản xuất hạt lai tại huyện Ứng Hoà, sản xuất thành công nhưng dân gặt trộm không trả thóc giống, tôi phải bỏ tiền túi để đền cho nông dân 200 triệu và chuyên gia 100 triệu đồng. Khi làm Bộ trưởng tôi đã cử một số cán bộ sang Trung Quốc học làm lúa lai, trong số đó có PGS.TS Nguyễn Thị Trâm là học trò của tôi đã thành công trong việc sản xuất lúa lai tại Việt Nam làm nên kỷ lục bán bản quyền 10 tỷ giống lúa lai TH3-3 và tôi được tác giả giống tặng 10 triệu đồng vì ghi nhớ công ơn của thầy.

NGHIÊM THỊ HẰNG

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/45/45/45/44975/Default.aspx

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2010

Các bệnh thường gặp ở thỏ?

Thỏ không ăn được rau ướt nên nếu bạn lỡ cho nó ăn rau ướt nó rất dễ bị đau bụng.


1/ Thỏ sơ sinh bị chết do mất nhiệt:


Sau khi thỏ đẻ, cần kiểm tra đàn con xem chúng có nằm tập trung không. Nếu thấy chúng nằm phân tán trong ổ thì phải thu chúng nằm gọn vào một nơi, nếu mùa rét thì lấy lông mẹ phủ kín xung quanh đàn con để tránh thỏ con chết rét.


2/ Thỏ con chết đói:


Thỏ mẹ chỉ nhảy vào ổ cho con bú một lần trong ngày. Nếu thỏ mẹ không có sữa, hoặc viêm vú không biết cho con bú thì da thỏ con nhăn nheo, vùng bụng không có bầu sữa. Thỏ con bị đói 2-3 ngày là chết. Hàng ngày phải kiểm tra xem thỏ con có được bú no không. Nếu thấy thỏ con đói sữa thì phải tìm nguyên nhân để khắc phục kịp thời và cho đàn con bú nhờ mẹ khác có đàn con cùng tuổi.


3/ Bệnh đau bụng tiêu chảy:


Thỏ con sau cai sữa đến 3 tháng tuổi hay mắc bệnh này. Thực chất của bệnh này là rối loạn tiêu hoá do chuyển tiếp thức ăn đột ngột, ăn nhiều rau lá, củ quả chứa nhiều nước hoặc thức ăn, nước uống bị lẫn tạp chất bẩn, dính nước mưa, nước sương, mùa đông uống nước lạnh hoặc thỏ nằm trên cao bị gió lạnh lùa vào bụng vv...


Khi thỏ mắc bệnh, phân lúc đầu hơi nhão, sau đó lỏng dần thấm dính bết lông quanh hậu môn, thỏ kém ăn, lờ đờ, uống nước nhiều. Có khi thỏ bị chướng hơi, đầy bụng, thỏ không yên tĩnh, khó thở, chảy rãi ướt lông quanh hai mép.


Khi thấy phân thỏ nhão, cần đình chỉ thức ăn xanh, nước uống và các yếu tố môi trường không hợp vệ sinh. Cho thỏ ăn hoặc uống nước ép từ cây nhọ nồi, búp ổi, búp chè, quả hồng xiêm, cỏ sữa. Nếu bị bệnh nặng thì cho uống thêm thì cho uống thêm Sulfaguanidin với liều 0,1g/kg thể trọng/ngày và uống 3 ngày liền. Khi thấy thỏ chướng hơi thì cho thỏ uống thêm 1-2 thìa dầu thực vật và lấy tay vuốt nhẹ hai bên thành bụng.


Phòng bệnh này chủ yếu bằng chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt là chế độ chuyển tiếp thức ăn dần dần từ thức ăn khô sang thức ăn xanh và tăng dần khối lượng. Thức ăn chứa nhiều nước cần phơi háo bớt nước trước khi cho ăn. nên kết hợp thức ăn thô khô với thức ăn thô xanh trong khẩu phần hàng ngày.


4/ Bệnh cầu trùng:


Đây là bệnh ký sinh trùng đường ruột phổ biến trong điều kiện chăn nuôi và vệ sinh kém. từ lúc thỏ tập ăn đã bắt đầu cảm nhiễm cầu trùng. Sau cai sữa, nếu nhốt thỏ chật chội, chuồng nuôi ẩm thấp, tối tăm, ngột ngạt, đặc biệt là thỏ đói, thiếu dinh dưỡng thì sức đề kháng của cơ thể giảm sút là bệnh cầu trùng phát sinh. Cầu trùng phá huỷ đường ruột và tiết độc tố làm thỏ gầy yếu, nhiễm độc và chết, có khi chết hàng loạt vào lúc 2-3 tháng tuổi.


Triệu chứng lâm sàng của bệnh cầu trùng là thỏ xù lông, kém ăn, gầy dần, đôi khi ỉa chảy, phân thấm máu, trước khi thỏ chết thường thấy thỏ quay vòng giãy dụa.


Cần phòng bệnh thật tốt từ khi thỏ còn bú mẹ với một số bịên pháp như sau:


+ Đáy lồng chuồng phải có lỗ, rãnh thoát được phân dễ dàng, hàng ngày phải quyét dọn đáy lồng chuồng, rửa máng ăn, máng uống, không để thức ăn thô trực tiếp xuống đáy lồng.


+ Thức ăn các loại phải sạch sẽ, không bị ôi mốc, biến chất. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và số lượng thức ăn theo nhu càu của từng thời kỳ, đặc biệt là nhu cầu vitamin, khoáng, muối.


+ Sau khi cai sữa cần dùng các loại Sulfamid, Sulffaquinoxalin, Sulffathiazol, Sulfadimethoxin trộn với thức ăn tinh với liều 0,1-0,2g/kg thể trọng, ăn trong 7 ngày liền, nghỉ 5 ngày lại ăn tiếp 7 ngày nữa.


Nếu trong đàn có một số con chết vì bệnh cầu trùng thì cần cho uống thuốc như trên với liều gấp đôi để điều trị.


5/ Bệnh ghẻ:


Bệnh ghẻ là bệnh ký sinh trùng ngoài da rất phổ biến, gây tác hại lớn đến chăn nuôi thỏ, bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi trên 2 tháng trở đi.


Triệu chứng đặc trưng của bệnh ghẻ là ngứa, rụng lông và đóng vẩy ở mí mắt, mũi, mép, có khi lan truyền snag móng chân, gót chân, da vùng hậu môn, cơ quan sinh dục, có khi gây bệnh trong lỗ tai,vành tai. Cơ thể bị nhiễm độc do ghẻ tiết ra, mất máu, thỏ không yên tĩnh, mất ngủ, kém ăn gầy dần rồi chết.


Hiện nay có thể sử dụng thuốc ghẻ Ivermectin 0,3% tiêm dưới da một lần cho thỏ với liều lượng 0,5ml/2kg thể trọng có tác dụng tốt. Nếu không có Ivermectin thì có thể lấy 50g Diterex, 40ml cồn iốt 20% và 20g bột lưu huỳnh pha trộn đều với 1 lít dầu thực vật để bôi 2 lần cách nhau 3-4 ngày. trước khi bôi thuốc cần thấm nwosc xà phòng cho mềm vẩy để bóc hết.


Phải thường xuyên kiểm tra cá thể để phát hiện bệnh và điều trị bệnh kịp thời. Cách ly những con bị ghẻ và vệ sinh, sát trùng lồng, chuồng, dụng cụ chăn nuôi khu vực quanh con bị bệnh.