Hiện nay, đa số ruộng lúa đông xuân của bà con nông dân ở ĐBSCL đang ở giai đoạn 40-60 ngày. Đây là giai đoạn lúa rất mẫn cảm với các loại sâu bệnh như đạo ôn, đốm vằn, cháy bìa lá, rầy nâu, sâu cuốn lá…
Các loại sâu bệnh trên cũng thường xuất hiện và gây hại rất lớn cho lúa vào giai đoạn này. Nếu chúng ta mải vui ăn Tết mà không để ý, phát hiện kịp thời và không có biện pháp diệt trừ ngay thì sẽ dẫn đến thất thu rất lớn cho năng suất lúa. Khí hậu thời tiết ở Nam bộ mùa này khá lạnh, sáng nhiều sương, độ ẩm cao sẽ rất thuận lợi cho các loại dịch hại trên phát triển. Để được an tâm và vui vẻ đón Tết bà con cần quan tâm chăm sóc lúa thật tốt ngay từ bây giờ. Những loài sâu bệnh cần quan tâm giai đoạn này là:
*Bệnh đạo ôn: Thời tiết lạnh và nhiều sương vào buổi sáng sẽ rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển. Khi thăm đồng thấy trên lá lúa xuất hiện vết bệnh hình mắt én là cần phun thuốc ngay. Phun thuốc sớm sẽ có hiệu quả ngăn ngừa bệnh lây ra khắp ruộng và sẽ ngăn chặn nấm gây bệnh đạo ôn cổ bông và trên hạt ở giai đoạn sau. Các loại thuốc có hiệu quả cao với bệnh đạo ôn là Fuan 40 EC, Fuji-one 40 EC, Beam 75 WP, Trizol 20 WP.
*Bệnh đốn vằn: Khi thăm ruộng cần lội xuống ruộng và vạch lá để quan sát vết bệnh dưới gốc lúa. Nếu chỉ đứng trên bờ sẽ không phát hiện được bệnh, để khi bệnh lan tỏa lên ngọn lúa thì lúc ấy đã muộn. Quan sát thấy bệnh phát triển thì sử dụng một trong các thuốc như: Validacin 5 SP, Topsin-M70 WP.
* Bệnh cháy bìa lá: Các giống lúa mẫn cảm với loại bệnh này là Jasmin 85, OM 2517. Bệnh nặng sẽ làm lúa khô hết mép lá, lan dần lên chóp lá và toàn bộ lá. Lá lúa khô giai đoạn này làm lá không quang hợp được và sẽ không đủ chất khô vận chuyển về hạt sẽ gây lửng lép nhiều. Sử dụng các loại thuốc như Kasumin 2 L, Bonanza 100 DD, Anvil 5 SL.
Với những trà lúa đang chuẩn bị trổ thì khi phun thuốc trừ sâu bệnh, bà con nên pha trộn thên thuốc Till supper sẽ giúp lúa trổ đều, tránh được bệnh lem lép hạt và sẽ giúp lúa thêm phì hạt, hạt lúa sáng bóng.
* Rầy nâu: Cần hết sức cảnh giác với rầy nâu. Vào dịp Tết năm ngoái anh Nguyễn Văn An (H. Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ) đã bị thiệt hại nặng nề 5 công lúa do rầy nâu gây ra. Ngày 29 Tết anh còn ra thăm ruộng, thấy lúa vẫn xanh tốt bình thường, anh yên tâm ăn Tết. Nhưng đến mồng 4 Tết anh ra ruộng thì ruộng lúa đã bị cháy rầy đến 2/3. Nguyên nhân là hôm anh ra thăm ruộng nhưng chỉ đứng trên bờ nên không phát hiện ra rầy nâu ở dưới gốc và trong 3 ngày Tết có đợt rầy trưởng thành từ nơi khác di trú đến. Vì vậy cần quan sát ruộng lúa thật kỹ, nếu phát hiện rầy nâu với mật số 3 con/tép lúa là phun thuốc ngay. Các loại thuốc diệt rầy tốt là Actara, Mipcide 20 EC, Bassa 50 ND…
* Cách phun thuốc: Bà con cần áp dụng đúng nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV. Giai đoạn này lúa đã tốt, phủ kín toàn ruộng, nếu phun thuốc chỉ mức 2 bình 16 lít cho 1.000 m2 thuốc sẽ không thể xuống được gốc lúa nên hiệu quả với rầy nâu và bệnh đốm vằn sẽ không cao. Vì vậy bà con cần tăng thêm lượng thuốc và nước trên đơn vị diện tích. Với rầy nâu thì trước khi phun thuốc cần cho nước vào ruộng thật cao để rầy bò lên phía trên sẽ rất hiệu quả. Bà con nông dân ở huyện Cờ Đỏ có sáng kiến độc đáo khi phun thuốc là dùng một đoạn tre dài 3 m, đường kính 5 cm. Dùng dây thừng cột vào 2 đầu đoạn tre và một người đi trước kéo cho cây lúa rạp xuống, một người đi sau phun thuốc. Người đi trước đi đến đâu thì người đi sau phun thuốc ngay đến đó. Cây lúa sẽ đứng ngay dậy khi cây tre kéo qua mà thuốc sẽ ướt hết được từ dưới gốc đến ngọn lúa.
* Bón phân: Cần cung cấp đủ phân cho lúa trước khi lúa trổ. Bón phân cho lúa theo kinh nghiệm hoặc theo bảng so màu lá lúa. Ở mức 1 và 2 là cây lúa còn thiếu đạm, cần bổ sung thêm, mức 3 là đủ đạm, không cần bón thêm nữa, từ mức 4-5-6 là thừa đạm cần bón bổ sung phân kali cho lúa cứng cây tránh đổ ngã và cho lúa chắc hạt.
Các loại sâu bệnh trên cũng thường xuất hiện và gây hại rất lớn cho lúa vào giai đoạn này. Nếu chúng ta mải vui ăn Tết mà không để ý, phát hiện kịp thời và không có biện pháp diệt trừ ngay thì sẽ dẫn đến thất thu rất lớn cho năng suất lúa. Khí hậu thời tiết ở Nam bộ mùa này khá lạnh, sáng nhiều sương, độ ẩm cao sẽ rất thuận lợi cho các loại dịch hại trên phát triển. Để được an tâm và vui vẻ đón Tết bà con cần quan tâm chăm sóc lúa thật tốt ngay từ bây giờ. Những loài sâu bệnh cần quan tâm giai đoạn này là:
*Bệnh đạo ôn: Thời tiết lạnh và nhiều sương vào buổi sáng sẽ rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển. Khi thăm đồng thấy trên lá lúa xuất hiện vết bệnh hình mắt én là cần phun thuốc ngay. Phun thuốc sớm sẽ có hiệu quả ngăn ngừa bệnh lây ra khắp ruộng và sẽ ngăn chặn nấm gây bệnh đạo ôn cổ bông và trên hạt ở giai đoạn sau. Các loại thuốc có hiệu quả cao với bệnh đạo ôn là Fuan 40 EC, Fuji-one 40 EC, Beam 75 WP, Trizol 20 WP.
*Bệnh đốn vằn: Khi thăm ruộng cần lội xuống ruộng và vạch lá để quan sát vết bệnh dưới gốc lúa. Nếu chỉ đứng trên bờ sẽ không phát hiện được bệnh, để khi bệnh lan tỏa lên ngọn lúa thì lúc ấy đã muộn. Quan sát thấy bệnh phát triển thì sử dụng một trong các thuốc như: Validacin 5 SP, Topsin-M70 WP.
* Bệnh cháy bìa lá: Các giống lúa mẫn cảm với loại bệnh này là Jasmin 85, OM 2517. Bệnh nặng sẽ làm lúa khô hết mép lá, lan dần lên chóp lá và toàn bộ lá. Lá lúa khô giai đoạn này làm lá không quang hợp được và sẽ không đủ chất khô vận chuyển về hạt sẽ gây lửng lép nhiều. Sử dụng các loại thuốc như Kasumin 2 L, Bonanza 100 DD, Anvil 5 SL.
Với những trà lúa đang chuẩn bị trổ thì khi phun thuốc trừ sâu bệnh, bà con nên pha trộn thên thuốc Till supper sẽ giúp lúa trổ đều, tránh được bệnh lem lép hạt và sẽ giúp lúa thêm phì hạt, hạt lúa sáng bóng.
* Rầy nâu: Cần hết sức cảnh giác với rầy nâu. Vào dịp Tết năm ngoái anh Nguyễn Văn An (H. Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ) đã bị thiệt hại nặng nề 5 công lúa do rầy nâu gây ra. Ngày 29 Tết anh còn ra thăm ruộng, thấy lúa vẫn xanh tốt bình thường, anh yên tâm ăn Tết. Nhưng đến mồng 4 Tết anh ra ruộng thì ruộng lúa đã bị cháy rầy đến 2/3. Nguyên nhân là hôm anh ra thăm ruộng nhưng chỉ đứng trên bờ nên không phát hiện ra rầy nâu ở dưới gốc và trong 3 ngày Tết có đợt rầy trưởng thành từ nơi khác di trú đến. Vì vậy cần quan sát ruộng lúa thật kỹ, nếu phát hiện rầy nâu với mật số 3 con/tép lúa là phun thuốc ngay. Các loại thuốc diệt rầy tốt là Actara, Mipcide 20 EC, Bassa 50 ND…
* Cách phun thuốc: Bà con cần áp dụng đúng nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV. Giai đoạn này lúa đã tốt, phủ kín toàn ruộng, nếu phun thuốc chỉ mức 2 bình 16 lít cho 1.000 m2 thuốc sẽ không thể xuống được gốc lúa nên hiệu quả với rầy nâu và bệnh đốm vằn sẽ không cao. Vì vậy bà con cần tăng thêm lượng thuốc và nước trên đơn vị diện tích. Với rầy nâu thì trước khi phun thuốc cần cho nước vào ruộng thật cao để rầy bò lên phía trên sẽ rất hiệu quả. Bà con nông dân ở huyện Cờ Đỏ có sáng kiến độc đáo khi phun thuốc là dùng một đoạn tre dài 3 m, đường kính 5 cm. Dùng dây thừng cột vào 2 đầu đoạn tre và một người đi trước kéo cho cây lúa rạp xuống, một người đi sau phun thuốc. Người đi trước đi đến đâu thì người đi sau phun thuốc ngay đến đó. Cây lúa sẽ đứng ngay dậy khi cây tre kéo qua mà thuốc sẽ ướt hết được từ dưới gốc đến ngọn lúa.
* Bón phân: Cần cung cấp đủ phân cho lúa trước khi lúa trổ. Bón phân cho lúa theo kinh nghiệm hoặc theo bảng so màu lá lúa. Ở mức 1 và 2 là cây lúa còn thiếu đạm, cần bổ sung thêm, mức 3 là đủ đạm, không cần bón thêm nữa, từ mức 4-5-6 là thừa đạm cần bón bổ sung phân kali cho lúa cứng cây tránh đổ ngã và cho lúa chắc hạt.
Th.S Trần Văn Hiến