Theo thông báo mới nhất của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam thì diện tích nhiễm rầy nâu ở các tỉnh Nam bộ trong tuần qua (từ 27/1-2/2/2009) là 70.735 ha (tăng 36.380 ha so với tuần trước).
Như vậy, so với những ngày trước Tết Nguyên đán thì diện tích nhiễm rầy nâu đã tăng đột biến (gấp đôi). Mật số rầy phổ biến từ 750-2.000 con/m2, trong đó có khoảng 5.100 ha bị nhiễm nặng (trên 3.000 con/m2). Ở Cái Bè (Tiền Giang), Châu Thành A (Hậu Giang) có những diện tích mật số lên đến 9.000-10.000 con/m2.
Với diện tích khoảng 1.537.905 ha lúa ĐX ở các tỉnh Nam bộ đã được xuống giống, tuổi lúa đa số ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh, làm đòng. Diện tích lúa thơm (thường là những giống nhiễm rầy) năm nay lại tăng đột biến. Trên đồng ruộng rầy non vẫn đang tiếp tục nở. Sau nhiều ngày lạnh, thời tiết rất có thể sẽ ấm dần trở lại… Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho rầy nâu phát sinh, phát triển và gây hại mạnh.
Khi đi kiểm tra, bà con phải lội hẳn xuống ruộng kiểm tra nhiều điểm theo đường chéo góc trên ruộng. Tại mỗi điểm bà con cần vạch lá xem xét kỹ từng gốc lúa, vì rầy nâu chỉ tập trung ở phần gốc này. Chú ý những giống lúa nhiễm rầy như một số giống lúa thơm mà bà con vừa gieo trồng nhiều trong vụ ĐX này.Để hạn chế tác hại của rầy bà con cần hết sức chú ý, thăm ruộng lúa nhà mình thường xuyên để phát hiện sớm và phun xịt thuốc diệt trừ rầy kịp thời.
Nếu phát hiện có rầy nâu, mật số khoảng 3 con/tép thì tiến hành phun xịt thuốc kịp thời.
Để thu được hiệu quả diệt rầy cao, trong việc sử dụng thuốc bà con cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng:
1- Phun đúng loại thuốc:
Qua kiểm tra thực tế đồng ruộng trong dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá mấy năm vừa qua, chúng tôi thấy để trừ rầy nâu có những bà con đã pha trộn nhiều loại thuốc trừ sâu (thậm chí cả thuốc trừ bệnh) với nhau, trong đó có cả những loại thuốc không phải là thuốc trị rầy. Vì thế hiệu quả diệt rầy rất thấp.
Để diệt trừ rầy nâu có hiệu quả cao, bà con cần dùng những loại thuốc đặc trị rầy nâu, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của cán bộ chuyên môn tại cơ sở để tránh bị lầm lẫn. Trong bộ thuốc trừ rầy nâu hiện nay có khá nhiều loại thuốc, tùy theo tình hình thực tế tuổi phát dục của rầy nâu trên đồng ruộng lúc phun xịt mà bà con chọn loại thuốc cho phù hợp. Làm sao vừa tiêu diệt được rầy nâu vừa có tác dụng hạn chế tác hại đối với các loài thiên địch trên ruộng lúa, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm cho môi trường.
- Nếu thấy trên ruộng lúa nhà mình rầy cám vừa mới nở hoặc hầu hết là rầy non còn nhỏ tuổi thì bà con có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Butyl 400SC/10WP, Viappla 10BTN/25BTN, Applaud 25SC…
- Nếu trên ruộng chỉ có rầy trưởng thành hoặc có cả rầy non và rầy trưởng thành thì bà con nên dùng một trong các loại thuốc như: Applaud-Bas 27BTN, Vithoxam 350SC, Bascide 50EC, Sachray 200WP, Mipcide 50WP, Goldra 250WP…
2- Phun đúng liều lượng và nồng độ:
Trên bao bì của mỗi loại thuốc, nhà sản xuất đều có ghi hướng dẫn rất cụ thể về liều lượng thuốc cần sử dụng, số lượng bình phun hoặc lít nước thuốc đã pha… cho một đơn vị diện tích. Vậy trước khi phun thuốc bà con nên đọc kỹ những hướng dẫn này và phải tuân thủ đúng những gì mà nhà sản xuất đã hướng dẫn. Tránh pha thuốc quá đậm đặc, nhưng lại rút bớt số lượng bình cần phun hoặc lượng nước cần pha thuốc, không đủ số lượng dung dịch thuốc đã pha, làm cho thuốc không phủ đều trên nhưng vị trí cần phun như nhiều bà con vẫn thường làm trong thời gian vừa qua, nhất là những bà con thuê mướn người khác phun thuốc cho ruộng nhà mình.
3- Phun đúng lúc:
Bà con nên kiểm tra ruộng lúa nhà mình thường xuyên để phát hiện sớm và phun xịt thuốc kịp thời khi mật số rầy đã đạt ngưỡng như đã nói ở phần trên và trên ruộng đa số là rầy non.
Không phun thuốc khi trời quá nắng nóng, nhất là vào các buổi trưa. Không phun thuốc khi cây lúa đang nở hoa, thụ phấn. Không nên phun thuốc khi đang có gió to, khi trời sắp có mưa. Nên phun xịt thuốc vào các buổi chiều mát hay lúc sáng sớm là thời điểm rầy bò ra nhiều thì rầy sẽ chết nhiều hơn.
4- Phun đúng cách:
Khác với nhiều loại sâu hại khác, rầy nâu chỉ tập trung ở phần gốc của cây lúa để hút nhựa. Vậy khi phun xịt, bà con nhớ hướng vòi phun xuống sát phần gốc của cây lúa để rầy dễ bị dính thuốc. Tránh tình trạng hua hua vòi phun trên mặt ruộng như một số bà con hoặc những người đi phun xịt mướn vẫn thường làm. Đối với những ruộng lúa tốt bít bùng, những ruộng lúa cao cây, những ruộng lúa đòng trỗ trở đi bà con nên rẽ lúa thành hàng cách nhau khoảng 1,2-1,5 mét rồi mới phun xịt xuống phần gốc của cây thì rầy dễ dính thuốc hơn.
Nếu điều kiện cho phép, trước khi phun xịt, nên đưa nước vào ruộng ngập cao gần ngọn lúa để rầy tập trung lên phía trên, dễ bị tiêu diệt hơn.
Như vậy, so với những ngày trước Tết Nguyên đán thì diện tích nhiễm rầy nâu đã tăng đột biến (gấp đôi). Mật số rầy phổ biến từ 750-2.000 con/m2, trong đó có khoảng 5.100 ha bị nhiễm nặng (trên 3.000 con/m2). Ở Cái Bè (Tiền Giang), Châu Thành A (Hậu Giang) có những diện tích mật số lên đến 9.000-10.000 con/m2.
Với diện tích khoảng 1.537.905 ha lúa ĐX ở các tỉnh Nam bộ đã được xuống giống, tuổi lúa đa số ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh, làm đòng. Diện tích lúa thơm (thường là những giống nhiễm rầy) năm nay lại tăng đột biến. Trên đồng ruộng rầy non vẫn đang tiếp tục nở. Sau nhiều ngày lạnh, thời tiết rất có thể sẽ ấm dần trở lại… Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho rầy nâu phát sinh, phát triển và gây hại mạnh.
Khi đi kiểm tra, bà con phải lội hẳn xuống ruộng kiểm tra nhiều điểm theo đường chéo góc trên ruộng. Tại mỗi điểm bà con cần vạch lá xem xét kỹ từng gốc lúa, vì rầy nâu chỉ tập trung ở phần gốc này. Chú ý những giống lúa nhiễm rầy như một số giống lúa thơm mà bà con vừa gieo trồng nhiều trong vụ ĐX này.Để hạn chế tác hại của rầy bà con cần hết sức chú ý, thăm ruộng lúa nhà mình thường xuyên để phát hiện sớm và phun xịt thuốc diệt trừ rầy kịp thời.
Nếu phát hiện có rầy nâu, mật số khoảng 3 con/tép thì tiến hành phun xịt thuốc kịp thời.
Để thu được hiệu quả diệt rầy cao, trong việc sử dụng thuốc bà con cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng:
1- Phun đúng loại thuốc:
Qua kiểm tra thực tế đồng ruộng trong dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá mấy năm vừa qua, chúng tôi thấy để trừ rầy nâu có những bà con đã pha trộn nhiều loại thuốc trừ sâu (thậm chí cả thuốc trừ bệnh) với nhau, trong đó có cả những loại thuốc không phải là thuốc trị rầy. Vì thế hiệu quả diệt rầy rất thấp.
Để diệt trừ rầy nâu có hiệu quả cao, bà con cần dùng những loại thuốc đặc trị rầy nâu, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của cán bộ chuyên môn tại cơ sở để tránh bị lầm lẫn. Trong bộ thuốc trừ rầy nâu hiện nay có khá nhiều loại thuốc, tùy theo tình hình thực tế tuổi phát dục của rầy nâu trên đồng ruộng lúc phun xịt mà bà con chọn loại thuốc cho phù hợp. Làm sao vừa tiêu diệt được rầy nâu vừa có tác dụng hạn chế tác hại đối với các loài thiên địch trên ruộng lúa, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm cho môi trường.
- Nếu thấy trên ruộng lúa nhà mình rầy cám vừa mới nở hoặc hầu hết là rầy non còn nhỏ tuổi thì bà con có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Butyl 400SC/10WP, Viappla 10BTN/25BTN, Applaud 25SC…
- Nếu trên ruộng chỉ có rầy trưởng thành hoặc có cả rầy non và rầy trưởng thành thì bà con nên dùng một trong các loại thuốc như: Applaud-Bas 27BTN, Vithoxam 350SC, Bascide 50EC, Sachray 200WP, Mipcide 50WP, Goldra 250WP…
2- Phun đúng liều lượng và nồng độ:
Trên bao bì của mỗi loại thuốc, nhà sản xuất đều có ghi hướng dẫn rất cụ thể về liều lượng thuốc cần sử dụng, số lượng bình phun hoặc lít nước thuốc đã pha… cho một đơn vị diện tích. Vậy trước khi phun thuốc bà con nên đọc kỹ những hướng dẫn này và phải tuân thủ đúng những gì mà nhà sản xuất đã hướng dẫn. Tránh pha thuốc quá đậm đặc, nhưng lại rút bớt số lượng bình cần phun hoặc lượng nước cần pha thuốc, không đủ số lượng dung dịch thuốc đã pha, làm cho thuốc không phủ đều trên nhưng vị trí cần phun như nhiều bà con vẫn thường làm trong thời gian vừa qua, nhất là những bà con thuê mướn người khác phun thuốc cho ruộng nhà mình.
3- Phun đúng lúc:
Bà con nên kiểm tra ruộng lúa nhà mình thường xuyên để phát hiện sớm và phun xịt thuốc kịp thời khi mật số rầy đã đạt ngưỡng như đã nói ở phần trên và trên ruộng đa số là rầy non.
Không phun thuốc khi trời quá nắng nóng, nhất là vào các buổi trưa. Không phun thuốc khi cây lúa đang nở hoa, thụ phấn. Không nên phun thuốc khi đang có gió to, khi trời sắp có mưa. Nên phun xịt thuốc vào các buổi chiều mát hay lúc sáng sớm là thời điểm rầy bò ra nhiều thì rầy sẽ chết nhiều hơn.
4- Phun đúng cách:
Khác với nhiều loại sâu hại khác, rầy nâu chỉ tập trung ở phần gốc của cây lúa để hút nhựa. Vậy khi phun xịt, bà con nhớ hướng vòi phun xuống sát phần gốc của cây lúa để rầy dễ bị dính thuốc. Tránh tình trạng hua hua vòi phun trên mặt ruộng như một số bà con hoặc những người đi phun xịt mướn vẫn thường làm. Đối với những ruộng lúa tốt bít bùng, những ruộng lúa cao cây, những ruộng lúa đòng trỗ trở đi bà con nên rẽ lúa thành hàng cách nhau khoảng 1,2-1,5 mét rồi mới phun xịt xuống phần gốc của cây thì rầy dễ dính thuốc hơn.
Nếu điều kiện cho phép, trước khi phun xịt, nên đưa nước vào ruộng ngập cao gần ngọn lúa để rầy tập trung lên phía trên, dễ bị tiêu diệt hơn.
Hậu Giang: Rầy nâu bùng phát trên giống lúa Jasmine 85
Sáng 5/2, ông Lê Văn Đời - Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hậu Giang cho biết: Hiện nay, rầy nâu đang xuất hiện với mật số lớn ở vùng sản xuất giống lúa Jasmine 85 tại huyện Châu Thành A. Đã có 40 ha gieo sạ giống lúa Jasmine 85 nhiễm rầy nặng với mật số từ 12.000-15.000 con/m2 ở xã Trường Long Tây, Trường Long A, huyện Châu Thành A.
Trước tình hình này, Chi cục BVTV tỉnh đã cử cán bộ kỹ thuật xuống khoanh vùng dập dịch với diện tích 640 ha. Nguyên nhân, rầy bùng phát là do đợt xuống giống tháng 12/2008 trùng với một số tỉnh lân cận Sóc Trăng, Bạc Liêu thu hoạch lúa mùa làm rầy di trú sang.
NGUYỄN DANH VÀN