Giảm dần để tiến tới việc bỏ hẳn vụ lúa xuân hè đang được coi là một trong những giải pháp quan trọng để ổn định sản xuất lúa theo hướng bền vững ở ĐBSCL. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn còn e ngại vì sợ giảm tổng sản lượng lúa…
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN- PTNT), vụ xuân hè đã xuất hiện ở ĐBSCL từ hơn 10 năm trở lại đây, khi hệ thống thuỷ lợi nội đồng, tập quán canh tác và mạng lưới thu mua đã được hình thành, mang lại lợi ích kinh tế nhất định cho người sản xuất. Hiện nay, diện tích lúa xuân hè dao động trong khoảng từ 100.000-150.000 ha, chủ yếu ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Hậu Giang. Vụ lúa này nằm trong vùng sản xuất có cơ cấu 3 vụ lúa/năm: đông xuân – xuân hè – hè thu (một số địa phương gọi đông xuân sớm – xuân hè – hè thu hoặc đông xuân – hè thu sớm – hè thu chính vụ).
Với tổng sản lượng hàng năm vào khoảng 400.000- 600.000 tấn lúa, giải quyết việc làm và thu nhập cho khoảng 150.000 lao động, vụ xuân hè đã chiếm được một vị trí nhất định trong cơ cấu mùa vụ và thu nhập của nông dân ở các tỉnh nói trên. Chính vì vậy, nhiều địa phương vẫn còn ngần ngại trong việc giảm dần diện tích để rồi bỏ hẳn vụ lúa này. Hai nỗi e ngại lớn của các địa phương là: bỏ vụ xuân hè sẽ làm giảm tổng sản lượng lúa cả năm; nhiều nông dân bị ảnh hưởng tới công ăn, việc làm
Tuy nhiên, theo TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, chúng ta hoàn toàn có thể bù lại sản lượng lúa bị thiếu hụt do giảm rồi bỏ vụ xuân hè. Theo đó, giải pháp quan trọng nhất là thu hẹp khoảng cách về năng suất lúa giữa ruộng này với ruộng khác, giữa cánh đồng này với cách đồng khác, giữa nông dân này với nông dân khác và giữa các vùng sinh thái khác nhau. Thực tế trên đồng ruộng ĐBSCL hiện nay, năng suất lúa vẫn đang tồn tại nhiều sự khác nhau giữa các ruộng lúa. Trên cùng một cánh đồng, có những ruộng lúa đạt 6-7 tấn/ha, trong khi nhiều ruộng khác lại chỉ đạt 4-5 tấn/ha. Năng suất lúa giữa hộ nông dân này với hộ nông dân khác, cánh đồng này với cánh đồng khác, giữa vùng này với vùng khác, cũng đang tồn tại một khoảng cách đáng kể.
Bởi vậy, nếu đẩy mạnh hiện đại hoá trong sản xuất lúa (GAP, thuỷ lợi nội đồng, 3 giảm 3 tăng, cơ giới hoá canh tác và sau thu hoạch…), chúng ta hoàn toàn có thể thu hẹp tối đa khoảng cách về năng suất lúa, qua đó làm tăng đáng kể tổng sản lượng lúa cả năm. Chẳng hạn, nếu nhờ thu hẹp khoảng cách năng suất mà năng suất lúa cả năm của toàn vùng tăng thêm được 0,5 tấn/ha, thì tổng sản lượng lúa tăng thêm sẽ đạt 800.000 tấn. Còn nếu năng suất chung này tăng thêm được 1 tấn/ha, tổng sản lượng tăng thêm sẽ vào khoảng 1,6 triệu tấn. Rõ ràng, lượng lúa tăng thêm nói trên cao hơn nhiều so với lượng lúa bị giảm đi do bỏ vụ xuân hè.
Việc giảm dần rồi bỏ hẳn vụ xuân hè cũng mang tới ngay những lợi ích cho người trồng lúa. TS Phạm Văn Dư cho biết, nếu bỏ vụ lúa xuân hè, nông dân sẽ có đủ thời gian cần thiết để cải tạo đất. Điều này sẽ làm cho năng suất lúa hè thu được tăng thêm từ 0,2-0,5 tấn/ha, thậm chí ở An Giang, năng suất tăng thêm có thể lên tới 1 tấn/ha. Bên cạnh đó, nông dân lại có thể tiết kiệm được khoảng 1 triệu đồng tiền thuốc BVTV trên mỗi một ha, do sâu bệnh sẽ giảm hẳn trên lúa hè thu. Mặt khác, nếu bỏ vụ lúa xuân hè, nông dân hoàn toàn có thể tranh thủ gieo trồng các loại cây trồng ngắn ngày khác trên nền đất lúa, nhờ đó, công ăn việc làm của họ không hề bị ảnh hưởng, thu nhập cũng sẽ không giảm đi mà hoàn toàn có thể cao hơn do nhiều loại cây trồng ngắn ngày khác có giá trị cao hơn lúa.
Trong khi đó, nếu cứ tiếp tục duy trì vụ lúa xuân hè như hiện nay sẽ gây ra những tác hại lớn tới sự bền vững trong sản xuất lúa ở ĐBSCL. Xét về mặt khoa học, vụ xuân hè là nguồn gây tái phát dịch bệnh rầy nâu, VL, LXL, trên vụ hè thu. Vụ xuân hè sẽ khiến cho nông dân không có thời gian cải tạo đất, làm cho đất nhanh chóng bị thoái hoá. Việc duy trì vụ xuân hè sẽ khiến cho có điều kiện để biến hoá sang những dạng mới khó phòng, khó trị hơn (lâu nay, giống vẫn được dùng như một giải pháp quan trọng để kiềm chế sự biến hoá của dịch bệnh, nhưng tốc độ ra giống mới lại chỉ bằng 1 phần nghìn so với tốc độ biến hoá của dịch bệnh). 3 yếu tố trên đánh đổ sự bền vững trong sản xuất lúa ở ĐBSCL, gây ảnh hưởng không nhỏ tới an ninh lương thực quốc gia.
Chính vì vậy, việc giảm dần rồi bỏ hẳn vụ xuân hè đang rất cần sự đồng thuận và đòi hỏi một ý chí tổng thể từ Bộ NN- PTNT tới chính quyền, Sở NN- PTNT các địa phương và bà con nông dân. Trong đó, phải hình thành được hệ thống sản xuất giống tốt và quản lý chặt chẽ việc phân phối giống xuống nông dân, đưa những giống có khả năng chống chịu rầy nâu, VL, LXL theo hướng đa dạng hoá nguồn gen trên đồng ruộng, tránh tình trạng một vài giống chiếm quá nhiều diện tích.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN- PTNT), vụ xuân hè đã xuất hiện ở ĐBSCL từ hơn 10 năm trở lại đây, khi hệ thống thuỷ lợi nội đồng, tập quán canh tác và mạng lưới thu mua đã được hình thành, mang lại lợi ích kinh tế nhất định cho người sản xuất. Hiện nay, diện tích lúa xuân hè dao động trong khoảng từ 100.000-150.000 ha, chủ yếu ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Hậu Giang. Vụ lúa này nằm trong vùng sản xuất có cơ cấu 3 vụ lúa/năm: đông xuân – xuân hè – hè thu (một số địa phương gọi đông xuân sớm – xuân hè – hè thu hoặc đông xuân – hè thu sớm – hè thu chính vụ).
Với tổng sản lượng hàng năm vào khoảng 400.000- 600.000 tấn lúa, giải quyết việc làm và thu nhập cho khoảng 150.000 lao động, vụ xuân hè đã chiếm được một vị trí nhất định trong cơ cấu mùa vụ và thu nhập của nông dân ở các tỉnh nói trên. Chính vì vậy, nhiều địa phương vẫn còn ngần ngại trong việc giảm dần diện tích để rồi bỏ hẳn vụ lúa này. Hai nỗi e ngại lớn của các địa phương là: bỏ vụ xuân hè sẽ làm giảm tổng sản lượng lúa cả năm; nhiều nông dân bị ảnh hưởng tới công ăn, việc làm
Tuy nhiên, theo TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, chúng ta hoàn toàn có thể bù lại sản lượng lúa bị thiếu hụt do giảm rồi bỏ vụ xuân hè. Theo đó, giải pháp quan trọng nhất là thu hẹp khoảng cách về năng suất lúa giữa ruộng này với ruộng khác, giữa cánh đồng này với cách đồng khác, giữa nông dân này với nông dân khác và giữa các vùng sinh thái khác nhau. Thực tế trên đồng ruộng ĐBSCL hiện nay, năng suất lúa vẫn đang tồn tại nhiều sự khác nhau giữa các ruộng lúa. Trên cùng một cánh đồng, có những ruộng lúa đạt 6-7 tấn/ha, trong khi nhiều ruộng khác lại chỉ đạt 4-5 tấn/ha. Năng suất lúa giữa hộ nông dân này với hộ nông dân khác, cánh đồng này với cánh đồng khác, giữa vùng này với vùng khác, cũng đang tồn tại một khoảng cách đáng kể.
Bởi vậy, nếu đẩy mạnh hiện đại hoá trong sản xuất lúa (GAP, thuỷ lợi nội đồng, 3 giảm 3 tăng, cơ giới hoá canh tác và sau thu hoạch…), chúng ta hoàn toàn có thể thu hẹp tối đa khoảng cách về năng suất lúa, qua đó làm tăng đáng kể tổng sản lượng lúa cả năm. Chẳng hạn, nếu nhờ thu hẹp khoảng cách năng suất mà năng suất lúa cả năm của toàn vùng tăng thêm được 0,5 tấn/ha, thì tổng sản lượng lúa tăng thêm sẽ đạt 800.000 tấn. Còn nếu năng suất chung này tăng thêm được 1 tấn/ha, tổng sản lượng tăng thêm sẽ vào khoảng 1,6 triệu tấn. Rõ ràng, lượng lúa tăng thêm nói trên cao hơn nhiều so với lượng lúa bị giảm đi do bỏ vụ xuân hè.
Việc giảm dần rồi bỏ hẳn vụ xuân hè cũng mang tới ngay những lợi ích cho người trồng lúa. TS Phạm Văn Dư cho biết, nếu bỏ vụ lúa xuân hè, nông dân sẽ có đủ thời gian cần thiết để cải tạo đất. Điều này sẽ làm cho năng suất lúa hè thu được tăng thêm từ 0,2-0,5 tấn/ha, thậm chí ở An Giang, năng suất tăng thêm có thể lên tới 1 tấn/ha. Bên cạnh đó, nông dân lại có thể tiết kiệm được khoảng 1 triệu đồng tiền thuốc BVTV trên mỗi một ha, do sâu bệnh sẽ giảm hẳn trên lúa hè thu. Mặt khác, nếu bỏ vụ lúa xuân hè, nông dân hoàn toàn có thể tranh thủ gieo trồng các loại cây trồng ngắn ngày khác trên nền đất lúa, nhờ đó, công ăn việc làm của họ không hề bị ảnh hưởng, thu nhập cũng sẽ không giảm đi mà hoàn toàn có thể cao hơn do nhiều loại cây trồng ngắn ngày khác có giá trị cao hơn lúa.
Trong khi đó, nếu cứ tiếp tục duy trì vụ lúa xuân hè như hiện nay sẽ gây ra những tác hại lớn tới sự bền vững trong sản xuất lúa ở ĐBSCL. Xét về mặt khoa học, vụ xuân hè là nguồn gây tái phát dịch bệnh rầy nâu, VL, LXL, trên vụ hè thu. Vụ xuân hè sẽ khiến cho nông dân không có thời gian cải tạo đất, làm cho đất nhanh chóng bị thoái hoá. Việc duy trì vụ xuân hè sẽ khiến cho có điều kiện để biến hoá sang những dạng mới khó phòng, khó trị hơn (lâu nay, giống vẫn được dùng như một giải pháp quan trọng để kiềm chế sự biến hoá của dịch bệnh, nhưng tốc độ ra giống mới lại chỉ bằng 1 phần nghìn so với tốc độ biến hoá của dịch bệnh). 3 yếu tố trên đánh đổ sự bền vững trong sản xuất lúa ở ĐBSCL, gây ảnh hưởng không nhỏ tới an ninh lương thực quốc gia.
Chính vì vậy, việc giảm dần rồi bỏ hẳn vụ xuân hè đang rất cần sự đồng thuận và đòi hỏi một ý chí tổng thể từ Bộ NN- PTNT tới chính quyền, Sở NN- PTNT các địa phương và bà con nông dân. Trong đó, phải hình thành được hệ thống sản xuất giống tốt và quản lý chặt chẽ việc phân phối giống xuống nông dân, đưa những giống có khả năng chống chịu rầy nâu, VL, LXL theo hướng đa dạng hoá nguồn gen trên đồng ruộng, tránh tình trạng một vài giống chiếm quá nhiều diện tích.
THANH SƠN