Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

Vẻ đẹp kỳ ảo ở hang động khô dài nhất châu Á

Dài 31 km, nơi rộng nhất khoảng 150 m, động Thiên Đường mới được phát hiện ở Quảng Bình mang vẻ huyền ảo khiến hàng trăm du khách trầm trồ.

28264-vne_9342

Được phát hiện năm 2005 nhưng sau 5 năm khai thác, mở đường, phạt núi và xây dựng lối lên xuống, động Thiên Đường vừa được tập đoàn Trường Thịnh đưa vào hoạt động chiều 3/9.

28264-vne_9530

Động cách thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) khoảng 60km về phía Tây Bắc, nằm giữa rừng Phong Nha – Kẻ Bàng, thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch. Theo các chuyên gia, Thiên Đường còn đẹp và tráng lệ hơn cả Phong Nha và Tiên Sơn.

28264-vne_9451

Từ thông tin của một người dân địa phương tên Hồ Khanh, động Thiên Đường được phát hiện và thu hút sự chú ý của các nhà khoa học, các nhà thám hiểm và cộng đồng quốc tế.

28264-vne_9466

"Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh quốc" đã tổ chức khám phá và công bố, động có chiều dài 31,4km, chiều rộng dao động từ 30 đến 100 mét, nơi rộng nhất 150 mét, chiều cao từ đáy lên trần động khoảng 60 mét.

28264-vne_9477

Tiến sĩ Howard Limbert, một thành viên của hội cho rằng đây có thể là hang động khô dài nhất châu Á

28264-vne_9517

Từ đường Hồ Chí Minh (nhánh tây) đoạn km16 vào đến động dài khoảng 7km. Hơn 6km là đường khá bằng phẳng đi trên nền đất mịn, dưới tán rừng rợp lá với những ngọn gió thổi mát rượi. Cách động chừng 300m là đoạn đường phải trèo băng qua những triền đá tai mèo sắc cạnh.

28264-vne_9399

Cấu trúc kỳ vĩ, vẻ đẹp huyền diệu và tráng lệ của hang động này đã khiến hầu hết những người tham quan hôm khai mạc ngỡ ngàng.

28264-vne_9428

Thiên Đường có miệng hang khoảng 9m2. Trần động vút cao, rộng thênh thang. Đặc biệt, với hai cột thạch nhũ khổng lồ đường kính 5 mét vươn lên cao như những kiến trúc cột của thiên đình có nhiều hình thù phong phú.

28264-vne_9467

Thiên Đường còn đặc biệt bởi các cột nhũ mồ côi. Ấn tượng nhất là một khoảng nhũ dài trải trên nền động trông như một chiếc sa bàn.

28264-vne_9527

Đoạn thứ hai của hang có hàng chục ụ thạch nhũ cao từ 30 đến 60cm nằm ngay trên nền động trông rất giống các tượng phật.

28264-vne_9379

Có cả những cột nhũ lớn đường kính 1-2m giống Phật Bà Quan Âm.

28264-vne_9492

28264-vne_9510

So với động Phong Nha thì thạch nhũ ở Thiên Đường có nhiều hình thù hơn.

28264-vne_9513

Phần lớn nền động là đất dẻo, rộng và khá bằng phẳng. Nhiệt độ trong hang luôn ở mức 20 đến 21 độ C. Chỉ đứng trước cửa cũng có thể cảm nhận được từng luồng hơi mát lạnh từ dưới động thổi ngược lên.

28264-vne_9405

Vẻ kỳ ảo của động được tô điểm thêm bởi những nàng tiên xuất hiện trong buổi khai mạc.

28264-vne_9524

Một lớp thạch nhũ mang dáng vẻ như ngôi nhà Rông của người Tây Nguyên.

28264-vne_9444

Đi trong động có thể cảm nhận được từng bước chân hay tiếng nói, cười của du khách, từng âm thanh tách bạch, vang ra đập vào các vách đá như níu kéo mọi người cùng trò chuyện.

28264-vne_9537

Hiện động mới chỉ khai thác và cho tham quan khoảng hơn 500 mét chiều dài do có nhiều hố sụt nguy hiểm sâu bên trong, nền động không ổn định.

Theo: VnExpress

Về miệt vườn Vĩnh Long thưởng thức trái cây

Cuối tuần, để tránh cái nóng bức và ồn ào của Sài Gòn, bạn có thể làm một chuyến đi ngắn về Vĩnh Long, vừa để du lịch, vừa để thưởng thức những loại trái cây đặc sản của vùng đất miệt vườn.

27733-vinhlongsongnuoc

Sông nước mênh mang.

 

Trong tour du lịch miệt vườn Vĩnh Long, điều thú vị là bạn sẽ được chu du bằng thuyền qua các cù lao. Thuyền chạy trên sông, gió thổi lồng lộng, màu xanh của các cù lao ăn trái trải dài trông thật mát mắt. Bạn có thể thả hồn vào một không gian trong lành, yên bình và thưởng thức … một trái dừa mát lạnh.

Vĩnh Long từ lâu nổi tiếng với các vườn cây ăn trái sai quả, bốn mùa cây xanh lá, trái chín ngọt ngào. Trái cây hầu như mọc quanh năm, mùa nào thức ấy, mỗi loại mang một hương vị riêng…


27733-vinhlong

Trái cây Vĩnh Long phong phú.



Vĩnh Long có giống bưởi Năm Roi Bình Minh nổi tiếng. Bưởi Vĩnh Long ít hạt, múi bưởi đều, giòn và ngọt thanh. Tên gọi bưởi Năm Roi hẳn cũng khiến nhiều người tò mò. Giống bưởi Năm Roi do ông Trần Văn Bưởi tìm thấy. Tương truyền, sợ con cháu trong nhà hái trái làm mất giống cây quí nên ông Bưởi đe: "Đứa nào mà hái trái cây của ông Bưởi là ông đánh năm roi nghe chưa". Vì câu nói của ông, giống bưởi có tên gọi là "Năm Roi". Bưởi năm roi có tên gọi từ đó.

27733-vinhlongbuoi
Bưởi Năm Roi.



Đây còn là xứ sở của những chùm chôm chôm Bình Hòa Phước được xem là ngon nhất cả nước với nhiều giống khác nhau. Ai đã đến Vĩnh Long chắc chẳng thể nào quên được những chùm chôm chôm chín rộ đỏ tươi rực rỡ. Chôm chôm "tróc" trái tròn dài, khi chín có màu đỏ thẳm, gai mềm, ruột trong màu trắng, vị ngọt đậm; chôm chôm Java trái tròn gai ngắn, cùi trắng giòn và thơm ngọt; chôm chôm nhãn nhỏ hơn, khi chín vỏ màu vàng sẫm pha lẫn chút xanh, ruột trắng, ngọt đậm, thoang thoảng mùi nhãn chín. Mùa thu hoạch chôm chôm vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 7 nhưng hiện nay, người nông dân Vĩnh Long đã nghiên cứu trồng được giống chôm chôm trái mùa.

27733-vinhlongchomchom
Chôm chôm chín đỏ.



Khi mùa chôm chôm đi qua, những vườn chôm chôm chỉ còn lại lá những tán lá xanh thì vùng đất cù lao lại phảng phất mùi thơm của mùa nhãn chín, tiếp nối mùa chôm chôm. Đến Vĩnh Long, bạn sẽ được thưởng thức loại nhãn xuồng, nhãn tiêu cùi dày, vỏ mỏng, vàng đều, nhiều nước và ngọt lịm. Những chùm nhãn sum suê ẩn hiện trong tán lá xanh rì như mời gọi du khách.

27733-vinhlongnhan

Nhãn xuồng.



Vùng miệt vườn này còn nức tiếng với cam sành Tam Bình vừa to, vừa có vị ngọt thanh tao. Ngoài ra còn có sầu riêng (Ri 6, Chín Hóa), quýt đường, xoài (Hòa Lộc, Cát Chu)…
Đến Vĩnh Long, đi vào tận từng vườn cây ăn trái, tự mình hái những chùm quả thơm ngon, tươi rói và nghe đờn ca tài tử, vậy là bạn đã được trải mình trong một không gian văn hóa miệt vườn đậm chất Nam Bộ rồi đấy.

Theo: Món ngon Sài Gòn

Mùa thu ở xứ Mường Tiên

Cách thị trấn Sapa 22 km, nơi chon von vách núi thuộc xã Trung Chải (Sapa, Lào Cai) được đồng bào quan niệm là đất thiêng và đặt tên là xứ Mường Tiên.

 

1

Thung lũng Mường Tiên.

 

2Xuống đèo.

 

3Vê tròn tay lái.

 

4Đi giữa ngàn xanh và gió núi.


6

Suối Mường Tiên được đồng bào đặt cái tên trìu mến là "Dòng suối dân ca".

 

7Bất chợt hoa mua rừng hoang dại.

 

8Bản Mường Tiên trong bảng lảng mây bay.

 

9Tiếp tục vượt "Cua ba tầng" lên Sapa.

 

Theo quan niệm dân gian, khoảng ruộng nằm giữa hai con suối chính là nơi các vị tiên xuống trần chơi cờ, còn ngã ba suối là nơi các nàng tiên xuống tắm. Theo truyền thuyết của người Mông, mỗi khi mưa xuống nắng lên, trong thung lũng xuất hiện cầu vồng là lúc các vị tiên trên trời hạ trần thưởng ngoạn vẻ đẹp của vùng đất này.

songnuimuongtienSóng núi Mường Tiên.

 

Mùa thu này ở Mường Tiên, ruộng bậc thang đang ngời xanh màu lúa bắt đầu ngậm đòng chạy từ chân núi lên tới tận đỉnh. Trời quang, những đám mây trắng bảng lảng trên những triền cao.

Đất này còn gắn với con đèo cực kỳ hiểm trở có cái tên nôm là "Cua ba tầng" vắt ngược lên hình chữ Z, vòng cua gấp khúc tay áo, nguy hiểm hơn bất cứ con đèo nào trong cả nước. Các bác tài xế qua đây luôn phải mắt căng tay ghì, bởi chỉ sơ sểnh chút là hậu quả không lường hết được.


ST

Ngắm tượng Phật đẹp nhất “đảo tỏi” Lý Sơn

Đến "vương quốc" tỏi Lý Sơn (huyện đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi), khách du lịch không thể không ghé thăm quan hai ngôi chùa đẹp nhất trên đảo: chùa Hang và chùa Đục, với những phong cảnh và sắc thái riêng mà du khách không thể bỏ qua.

28032-tg-phat-ly-son

Trong đó chùa Đục nằm phía đông đảo Lý Sơn, chùa nằm cạnh miệng núi lửa đã ngủ yên hàng trăm năm nay. Chùa được xây dựng trong những hang ăn sâu vào núi do núi lửa tạo ra, lấy đó làm nơi thờ cúng.

Trước cửa chùa, một tượng Phật Bà Quan Âm cao hơn 30 mét, mặt hướng về phía biển có ý nghĩa dõi theo và chở che cho những ngư dân ngày đêm lênh đênh trên biển, bảo vệ cuộc sống của họ khỏi những cơn bão tố.

Mời độc giả chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tượng Phật Bà Quan Âm ở chùa Đục.

28032-tg-phat-ly-son-5

28032-tg-phat-ly-son-1

28032-tg-phat-ly-son-2

28032-tg-phat-ly-son-4

Theo: Dân trí

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

Chế phẩm sinh học dùng cho Lúa

LUAGAO - Giới thiệu chế phẩm sinh học Active Cleaner sử dụng trên cây Lúa

+ Thành phần
Active Cleaner chứa 5 nhóm vi sinh có ích là Photosynthetic bacteria group, Lactic acid bacteria group, Yeasts group, Filamentous fungi group và Bacillus natto group.
+ Công dụng

1. Cải tạo đất, gia tăng tính thông hơi.

2. Ức chế sự sinh sản và phát triển của sâu bọ, vi sinh vật có hại. Gia tăng nhóm vi sinh vật có ích trong đất và các thiên địch.

3. Thúc đẩy lúa sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao hệ miễn dịch của cây, giảm tỷ lệ sâu bệnh.

4. Tăng năng suất và phẩm chất.

5. Lúa trổ bông đều, bông dài, hạt to chắc, sáng mẩy.

6. Kéo dài thời gian bảo quản.

7. Hạt gạo khi ăn có vị đặc biệt, ngọt, thơm.

8.Sử dụng sản phẩm Active Cleaner thường xuyên sẽ giảm sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu.

+ Cách sử dụng

a/ Dạng bột :

Sau sạ 7-10 ngày : Dùng Active Cleaner trộn với phân bón đều cả ruộng, tỷ lệ 4kg Active Cleaner trộn với 1 tấn phân. Sau đó giữ nước 1 tuần không cho nước chảy ra.

b/ Dạng lỏng :
  • Sau sạ 30 ngày : dùng Active Cleaner dạng lỏng pha loãng 300 lần, phun ướt đều trên bề mặt lá.
  • Giai đoạn lúa được 60-65 ngày : tiếp tục phun 3 lần, định kỳ 7 ngày/lần. (Kết hợp phun Active Cleaner khi bón phân gốc hoặc khi phun phân bón lá nhưng liều lượng phân chỉ sử dụng 70-80% so với bình thường).
Ghi chú :
  • Sử dụng lúc sáng sớm hoặc chiều mát (8-9 giờ sáng, chiều từ 16h-17h). Tránh sử dụng lúc trời nắng nóng, trời sắp mưa hoặc vừa mưa xong.
  • Active Cleaner có thể phối hợp sử dụng chung với thuốc trừ sâu (pha chung trong vòng 24 giờ).
Quy cách :
  • Dạng bột: có 2 loại: gói 1kg, bao 25 kg.
  • Dạng lỏng: có 2 loại: chai nhựa 1 lít, thùng nhựa 20 lít.

Liên hệ mua: Nguyễn Chí Công
ĐT: 0902 339 006
Email: chicong1002@gmail.com
Công ty TNHH Tân Phương Lê

Kỹ thuật trồng gừng và phòng trừ sâu bệnh

I. Kĩ thuật trồng gừng
1.Thời vụ gừng
Gừng trồng từ đầu xuân (tháng 1-2) đến cuối vụ xuân (tháng 4-5). Cuối năm khoảng từ tháng 10-11-12 hàng năm ta có thể thu gừng. Thời gian sinh trưởng của gừng từ 8-10 tháng từ từng giống.

2. Đất trồng gừng

Cây gừng có thể sống ở đất ẩm, đất xấu, bóng râm của vườn, khi trồng thành ruộng, theo luống phải phủ ở giai đoạn đầu, khi cao sẽ không phải phủ luống chỉ tủ gốc. Nên trồng đất có khả năng thoát nước, gừng có thể trồng được ở nhiều đất, song cho năng suất khác nhau tùy thuộc chất đất.

3. Ươm hom giống gừng

Dùng dao cắt hom, mỗi hom có ít nhất 3-4 mắt, cắt nhẵn, chấm tro bếp ngay để hãm nhựa.
Sau cắt hom 4-6 tiếng: ta xếp đều trên các khay, dưới lót bao, trên phủ bao ẩm. Sau 2-3 ngày dùng rơm rác mục sạch phủ kín, tưới ẩm và che kín để khoảng 1-2 tuần.
Sau 10-15 ngày các hom gừng nhú mắt, ta có thể đem trồng (hom già mọc chậm hơn hom bánh tẻ).

4. Phân bón cho gừng

Phân chuồng 5-10 tấn/ha, phân lân 80kg/ha, phân kali 100kg/ha, cả 2 được chia đều để bón thúc 2 lần.
Nếu có công ta chia phân chuồng và lân để bón theo hàng và hốc là tốt nhất.

5. Kĩ thuật trồng gừng

- Nên đánh luống: Rộng 1,2-1,5m, cao 35-40cm.
- Hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 20cm
- Mỗi hốc đặt một hom.
- Lấp mùn nhẹ phủ lên, tưới giữ ẩm 1 tuần đầu để cây mọc đều, phủ đất và phủ rơm rồi tưới nước giữ ẩm.

6. Chăm sóc cây gừng

- Sau khi mọc 1 tháng bón thúc đợt 1 (bón ½ đam, ½ kali).
- Sau khi mọc 2-3 tháng bón thúc đợt 2. Bón hết phần đạm, kali còn lại.

7. Thu hoạch gừng

Khi gừng có lá vàng và khô trên 2/3 số là là có thể thu hoạch gừng. Khi thu hoạch chú ý tránh gãy, dập gừng. Kĩ thuật thu tránh gãy là giữ nguyên cả khóm củ gừng ta cuốc gia gốc 20-25cm, sau đó nhổ nhẹ để lấy cả khóm củ, tỉa hết đất để có tảng củ của khóm.

II. Sâu bệnh hại gừng

1. Sâu hại gừng
Thành phần sâu hại trên cây gừng nói chung ít và tác hại không đáng kể. Một số sâu hại có thể thấy là:
Châu chấu sống lưng vàng, châu chấu mía, dế dũi, bọ dừa nâu, rầy trắng lớn, rầy xanh, rệp sáp, bọ trĩ. Ngoài loài dế dũi hại rễ và gốc, các loài khác gây hại trên lá gừng.

2. Bệnh hại cây gừng

Các bệnh chủ yếu thường thấy là bệnh cháy lá, bệnh thối củ do nấm và thối củ do vi khuẩn.

a. Bệnh cháy lá

Tác nhân gây bệnh là nấm piricularia grisea
Triệu chứng tác hại:
Trên phiến lá vết bệnh đầu tiên là những đốm màu xanh tái, sau đó vết bệnh lớn lên, đường kính 3-7mm, giữa có màu nâu xám, xung quanh viền nâu đậm. Nhiều vết bệnh liên kết với nhau tạo thành mảng cháy lớn trên lá. Vết bệnh có thể xuất hiện ở đỉnh hoặc mép lá, tạo thành mảng cháy lan rộng vào trong phiến là. Bệnh nặng có thể làm phần lớn lá gừng bị cháy xơ xác, củ ít và nhỏ.
Biện pháp phòng trừ
- Thu dọn tàn dư cây sau thu hoạch
- Trồng mật độ vừa phải, bón phân cân đối NPK
- Ngắt bỏ sớm những lá bị bệnh.
- Phun thuốc kasai, Trizole, Carbenzim, Benomyl. Theo nồng độ khuyến cáo.

b. Bệnh thối khô củ

Tác nhân gây bênh: Nấm Rhizotonia solani
Triệu chứng, tác hại
Đầu tiên vết bệnh xuất hiện ở bẹ lá chỗ gốc cây gần mặt đất, là những đốm màu nâu xám, rộng khoảng 3-5mm. Sau đó vết bệnh lan rộng ra, không có hình dạng nhất định, xung quanh viền nâu đen. Lá bị bệnh có xu hướng lan xuống phía gốc làm thối một phần củ, vết thối khô hơi xốp. Bệnh nặng có hể làm cây chết và củ bị thối hoàn toàn.

Biện pháp phòng trừ

- Thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch
- Lên luống cao cho thoát nước, bón phân hữu cơ ủ hoai. Không trồng mật độ dày quá, bón phân đạm vừa phải.
- Khi bệnh phát sinh phun thuốc Validacin, Anvil, Monceren, Carbenzim…

c. Bệnh thối nhũn củ

Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Erwinia carotovora
Triệu chứng, tác hại:
Vết bệnh trên củ lúc đầu là một đốm nhỏ màu nâu xám, hơi mọng nước. Sau đó vết bệnh lớn dần và ăn sâu vào trong làm một phần củ bị thối mềm, cắt ngang chỗ thối thấy có dịch nhờn. Cây bị bệnh lá úa vàng và đổ gục. Bệnh tếp tục làm thối củ trong thời gian bảo quản.
Biện pháp phòng trừ
- Không trồng củ bệnh. Trước khi trồng nhúng củ vào dung dịch sulfat đồng 0,5%.
- Bón thêm vôi cho đất, lên luống cao để thoát nước, không trồng mật độ dày quá, bón đủ phân lân và kali.
- Đào bỏ cây bị bệnh, phun các thuốc Cupremicin, Kasuran

"Hái ra tiền" trên từng mét vuông đất

Những "cánh đồng 50 triệu" đã trở nên bình thường ở Lâm Đồng, bởi bây giờ sản xuất trên một hécta đất nông nghiệp tại địa phương này có thể mang về tiền tỉ mỗi năm…



Tiền tỉ từ vườn hoa
Trong những năm gần đây, việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Lâm Đồng.
Có thể nói, ngành hoa là một ngành NNCNC, là ngành mang lại lợi nhuận rất cao. Nếu tổ chức sản xuất tốt (dĩ nhiên theo hướng NNCNC), thật khó có cây trồng nào mà hiệu quả kinh tế lại được tính trên từng mét vuông như cây hoa.
Ông Trần Huy Đường - Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt, Giám đốc Công ty TNHH Langbiang Farm (Đà Lạt) đưa ra dẫn chứng cụ thể: trên cây hoa lyli, mỗi năm có thể trồng được 3 vụ, bình quân 1m2 có thể trồng được 27 cây, khi thu hoạch khấu trừ các khoản đầu tư, tiền lãi bình quân đạt 1.500 đồng/cây, như vậy mỗi năm có thể lãi trên 1 tỉ đồng/ha.
Tương tự, với cây hoa cát tường, mỗi năm trồng 2,5 vụ, trên 1m2 cũng trồng 27 cây, với mức giá như năm nay sẽ lãi từ 2.000 - 3.000 đồng/cây, như vậy trên 1ha trong một năm lãi cả tỉ đồng.
Đặc biệt với cây được trồng đại trà như hoa cúc, mỗi năm trồng được 3,5 vụ, 1m2 trồng được 50 cây, tiền lời 600 đồng/cây thì mỗi năm cũng thu được tiền lãi hơn 1 tỉ đồng/ha.
Riêng hoa cúc jimba thời điểm này đang "sốt giá", bán nội địa khoảng 1.700 đồng/cành, tiền lời hơn 1.000 đồng/cành, như vậy 1ha lãi cả 1,5 tỉ đồng/năm…
Cũng từ NNCNC mà các đối tượng cá nước lạnh (cá hồi Vân, cá tầm Nga) đã mang lại hiệu quả rất cao. Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, hiện trên địa bàn có 9 doanh nghiệp đang đầu tư sản xuất con giống, cá nước lạnh thương phẩm trên diện tích 40ha.
Năng suất cá hồi bình quân 13,5 tấn/ha, doanh thu đạt khoảng 3-4 tỉ đồng/ha/năm; với cá tầm, doanh thu trên 1.000m2 lồng bè đạt 6-8 tỉ đồng/năm, lợi nhuận đạt khoảng 40% so với doanh thu.
Đặc biệt, với suất đầu tư nuôi ao nước chảy bình quân 3 tỉ đồng/ha và nuôi lồng bè 12 tỉ đồng/ha, đã có mô hình đầu tư nuôi cá nước lạnh ứng dụng công nghệ cao cho năng suất lên đến 60 tấn/ha, giá trị sản xuất đạt 1 triệu USD.
Khó khăn bài toán vốn
Cũng theo ông Trần Huy Đường, với việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất mang lại thu nhập cao như vậy, thì cần phải đầu tư sản xuất thực sự. Để đầu tư được, phải cần có vốn mới phát triển hạ tầng kỹ thuật.
Ngoài những vấn đề khác như quy hoạch, thị trường thì phát triển NNCNC đòi hỏi cũng phải có nhà xưởng, phải có máy móc thiết bị, phải có công nhân nông nghiệp, phải có quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn...
Tại Công ty Đà Lạt Hasfarm, mỗi ha nhà kính có giá trị đầu tư khoảng 5-7 tỉ đồng, thậm chí có công ty 100% vốn nước ngoài đầu tư cả triệu USD cho 1ha nhà kính.
Nhà kính mà nông dân hay các công ty Việt Nam nhập từ nước ngoài với chất lượng chấp nhận được cũng đã không dưới 3 tỉ đồng/ha. Vì vốn đầu tư rất lớn nên người sản xuất chỉ biết “cầu viện” đến ngân hàng, nhưng để tiếp cận được vốn thì rất khó.
Ông Đường cho biết, ông đã đi gõ cửa nhiều ngân hàng nhưng chỉ được đồng ý cho vay ngắn hạn chứ không được dài hạn hay trung hạn. Vay ngắn hạn về đầu tư chưa xong thì đã phải quay lại trả nợ, như vậy ai dám vay?
Trong khi đó, theo UBND tỉnh Lâm Đồng: “Sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao đòi hỏi đầu tư cao về kỹ thuật và tài chính, song chưa có cơ chế phù hợp nhằm hỗ trợ giải quyết khó khăn về vốn cho doanh nghiệp và nông dân”.
Chính vì vậy, trước mắt, nhà nước cần có chính sách ưu tiên, ưu đãi về tín dụng cho việc phát triển NNCNC; các ngân hàng cần có chính sách thuận lợi cho các đối tác vay vốn sản xuất, đảm bảo định suất đầu tư sản xuất theo hướng công nghệ cao…

Giá hạt tiêu xuất khẩu tăng bốn tháng liên tiếp

Giá hạt tiêu xuất khẩu trong tháng 10 vừa qua tiếp tục tăng tháng thứ tư liên tiếp lên mức kỷ lục 4.495 USD/tấn.

 

Tăng 2% so với tháng 9.2010 và tăng 45% so với cùng kỳ năm 2009. So với đầu năm nay, giá hạt tiêu xuất khẩu đã tăng 44,12%.

Theo SGTT

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

Rủ nhau trồng gừng trong bao

Đầu tư trên diện tích khoảng 3.000m2 với số vốn khoảng 5 triệu đồng cả giống lẫn phân bón, ông Ninh Xuân Đăng (ấp Tân Đồng, phường Tân Thiện, thị xã Đồng Xoài, Bình Phước) đang có cơ hội lãi vài chục triệu đồng từ trồng gừng trong bao.

Ông Ninh Xuân Đăng bên cạnh vườn gừng gần 3.000 bao sắp thu hoạch.
Ông Đăng cho hay, thời điểm đầu năm 2010, xem chương trình khuyến nông mô hình trồng gừng trong bao phát trên kênh VTV2, ông và một số người trong ấp ghi chép lại và bàn nhau làm thử. Trên mảnh đất vườn nhà bỏ trống còn khoảng gần 3.000m2, đầu tháng 4 vừa qua, ông đầu tư 3 triệu đồng mua gừng giống về ủ và chuẩn bị phân trấu lên bao.
Gừng giống mua về cắt thành từng đoạn, mỗi đoạn chọn những mắt mầm khỏe sau đó đem ủ khoảng 15-20 ngày, gừng vừa nảy chồi là đem trồng vào bao. Bao dùng để trồng gừng là bao xi măng giặt sạch, cắt đôi theo chiều ngang, phía đáy đục 5-6 lỗ thoát nước. Đất trồng gừng gồm 70% đất màu, 30% phân bò hoai mục và một ít phân vô cơ (đạm, lân, kali).
Theo ông Đăng và bà con ấp Tân Đồng, kỹ thuật trồng gừng trong bao đơn giản. Cây gừng ưa sáng vừa phải nên có thể trồng dưới giàn mướp hoặc làm giàn lưới chắn nắng như trồng phong lan. 1m2 đất vườn có thể đặt khoảng 10-12 bao gừng, mỗi ngày chỉ cần tưới nước 1 lần và không cần phải chăm bón thêm cho tới khi thu hoạch (trong khoảng 7-8 tháng).
Ông Đăng tính toán, nếu không bị sâu bệnh thì 3.000 bao gừng của ông vào cuối năm có thể thu khoảng 70 triệu đồng, mỗi bao dự kiến sẽ thu được khoảng 1,5kg gừng tươi, nhân giá khoảng 30.000 đồng.
Ông Bùi Xuân Toản - cán bộ Hội ND phường Tân Thiện cho hay, mô hình trồng gừng trong bao như hộ của ông Đăng và các hộ trong ấp Tân Đông là một mô hình mới. Hội ND phường đã có liên hệ Trung tâm Khuyến nông tỉnh đề nghị hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc để mở rộng mô hình trong thời gian tới. Tuy nhiên, do gừng là cây trồng mới tại địa phương nên tài liệu kỹ thuật còn sơ sài. Hội sẽ tiếp tục vận động ND mở rộng diện tích trong các năm tới.
Ông Đăng cho biết: "Giá gừng tươi, hiện khá cao từ 35.000-37.000 đồng/kg. Gần Tết, các cơ sở làm bánh mứt ngoài thị xã vào mua hết, chỉ sợ không có gừng mà bán”.

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

MỘT SỐ LƯU Ý VỀ THỜI VỤ VÀ CƠ CẤU GIỐNG LÚA SẢN XUẤT

LUAGAO - Các tỉnh Nam Trung bộ từ thành phố Đà Nẵng đến Khánh Hòa (6 tỉnh, thành phố) sản xuất nông nghiệp và dịch vụ vẫn chiếm ưu thế.

Là vùng luôn gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, nên sản xuất lúa gạo có tầm quan trọng đặc biệt để đảm bảo an ninh lương thực ổn định đời sống cho người dân trong vùng. Trong cơ cấu mùa vụ, sản xuất lúa vụ Đông Xuân là vụ có diện tích lớn và thường đạt năng suất cao nhất trong năm nên nó có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định sản lượng lương thực của vùng.

Theo số liệu điều tra từ các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2009, diện tích lúa 386.929 ha, chiếm 5,2 % tổng diện tích lúa cả nước; Năng suất trung bình năm (TB) 49,9 tạ/ha, thấp hơn năng suất của cả nước 2,4 tạ/ha. Trong đó, diện tích lúa vụ Đông Xuân 174.834 ha, chiếm 45 % tổng diện tích cả năm của vùng; Năng suất TB 57 tạ/ha.

Sản xuất lúa vụ Đông Xuân tại các tỉnh Nam Trung bộ có nhiều lợi thế như thời gian sản xuất kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 nên cây lúa có thời gian dài hơn để tích lũy chất khô và các bộ phận kinh tế của cây. Trong khi nền nhiệt độ tăng dần từ đầu vụ đến cuối vụ Đông Xuân, biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch nhau khá cao từ 6-12 0C; cường độ ánh sáng dồi dào, nhất là vào cuối vụ; cường độ bốc hơi nước thường thấp hơn vụ Hè Thu nên đã giúp cho cây lúa tích lũy chất khô về hạt rất tốt, khả năng đạt năng suất cao nhất trong năm là có cơ sở. Tuy vậy, thực trạng sản xuất lúa tại các tỉnh trong vùng vụ Đông Xuân thường thấp và bấp bênh không ổn định, nhiều nơi còn mất mùa cục bộ.

Trong 11 năm từ 2000-2010, sản xuất lúa vụ Đông Xuân tại các tỉnh Nam Trung bộ có số vụ năng suất thấp hơn năng suất bình quân chung như sau:

Đà Nẵng có 5/11 vụ; Quảng Nam có 3/11 vụ, Quảng Ngãi có 4/11 vụ, Bình Định có 5/11 vụ; Phú Yên có 4 /11 vụ và Khánh Hòa có 7/11 vụ.

Nguyên nhân sâu xa là do một số địa phương trong vùng còn sử dụng cơ cấu 3 vụ lúa/năm nên đã co kéo về thời gian, hoặc cơ cấu 2 vụ lúa/năm nhưng do bố trí không đúng lịch thời vụ gieo sạ thường nôn nóng đẩy thời vụ gieo sạ vụ Đông Xuân lên sớm để kịp gieo sạ lúa vụ 3, sử dụng không đúng cơ cấu giống lúa theo trà nên khi cây lúa vào giai đoạn làm đòng, trổ bông luôn gặp điều kiện thời tiết bất lợi đã ảnh hưởng lớn đến năng suất cuối cùng. Mặt khác còn có nguyên nhân trực tiếp làm ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Đông Xuân tại các tỉnh trong vùng đó là:

Mưa muộn trong tháng 12 của năm trước, do mưa tập trung có khi hình thành lũ sớm đã gây ảnh hưởng đến trà gieo sớm sẽ làm trôi dạt giống thời điểm gieo sạ và ức chế sinh trưởng phát triển cây lúa thời kỳ cây con;

Thời tiết giá lạnh từ tháng 1 đến 15/3, do nhiệt độ xuống thấp dưới 18-20 0C, ẩm độ không khí tuyệt đối thấp <>

Hạn hán diễn ra mạnh từ tháng 2 đến tháng 5, nặng nhất là từ tháng 2-5. Hạn kết hợp nhiệt độ tăng nhanh trên 30 0C đã làm cạn kiệt nguồn nước tưới cho lúa. Hạn hán cũng tạo nên môi trường nắng ẩm đây là một trong những điều kiện môi trường rất thích hợp cho rầy nâu, rầy lưng trắng có cơ hội phát triển nhanh và có nguy cơ lan rộng thành dịch gây hại lớn cho lúa vụ Đông Xuân trong vùng.

Từ thực tiễn sản xuất lúa trong nhiều năm qua, các tỉnh trong vùng đã đồng loạt chuyển đổi hầu hết diện tích từ 3 vụ lúa/năm bấp bênh sang trồng 2 vụ/năm ăn chắc; Nhờ việc bố trí lại thời vụ gieo cấy và sử dụng cơ cấu giống lúa hợp lý, nên sản lượng lúa 2 vụ lúa/năm vẫn đạt cao từ 11-13 tấn/năm, tương đương sản lượng lúa gieo cấy 3 vụ lúa/năm, nhưng lại giảm được gần 1/3 chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế tăng cao. Đây cũng là lý do có cơ sở khoa học và thực tiễn mà nông dân các tỉnh trong vùng đã thực hiện thành công trong chuyển dịch mùa vụ, cơ cấu giống lúa trong hơn 20 năm qua.

Khuyến cáo khung thời vụ gieo cấy lúa trong vụ Đông Xuân như sau:

- Đà Nẵng: lúa trổ bông an toàn từ ngày 25/3-10/4; thu hoạch lúa từ ngày 25/4-10/05. Thời vụ gieo sạ: Nhóm giống lúa dài ngày: gieo sạ từ ngày 25/12-05/01; Nhóm giống lúa ngắn, trung ngày: gieo sạ từ ngày 01-15/01.

- Quảng Nam: lúa trổ bông an toàn từ ngày 20/03 đến 05/4; thu hoạch lúa từ ngày 25/04 đến 05/5. Thời vụ gieo sạ: Nhóm giống lúa ngắn, trung ngày: gieo sạ từ ngày 01-20/01; Nhóm giống lúa dài ngày: gieo sạ từ ngày 25/12-05/01.

- Quảng Ngãi: lúa trổ bông từ ngày 20/03 đến 05/4; thu hoạch lúa từ ngày 25/04 đến 05/5. Thời vụ gieo sạ: Nhóm giống lúa dài ngày: gieo sạ từ ngày 25-30/12; Nhóm giống lúa ngắn, trung ngày: gieo sạ từ ngày 01-15/01.

- Bình Định

+ Cơ cấu 2 vụ lúa/năm: lúa trổ bông an toàn từ 15/3-30/3 và thu hoạch từ 15-30/4. Thời gian gieo sạ: Nhóm giống lúa ngắn, trung ngày: gieo sạ từ ngày 05-15/01; Nhóm giống lúa dài ngày: gieo sạ từ ngày 25/12-05/01.

+ Cơ cấu 3 vụ lúa/năm: lúa trổ bông an toàn từ 25/2-5/3. Tùy từng nhóm giống, thời gian gieo sạ từ 05/12-15/12 và thu hoạch từ 25/3-5/4;

- Phú Yên: lúa trổ bông an toàn từ Lúa trổ bông an toàn từ 15/3-30/3 và thu hoạch từ 15-30/4. Thời gian gieo sạ: Nhóm giống lúa ngắn, trung ngày: gieo sạ từ ngày 05-10/01; Nhóm giống lúa dài ngày: gieo sạ từ ngày 20-30/12.

- Khánh Hòa: lúa trổ bông an toàn từ 15/3-30/3 và thu hoạch từ 10-25/4. Thời gian gieo sạ: Nhóm giống lúa ngắn, trung ngày: gieo sạ từ ngày 25/12-05/01; Nhóm giống lúa dài ngày: gieo sạ từ ngày 10-30/12.

Về cơ cấu giống lúa gieo cấy vụ Đông Xuân như sau:

- Đà Nẵng: gieo sạ các giống lúa chủ lực NX30, Xi23, ĐB6, Q5;

- Quảng Nam: gieo sạ các giống lúa chủ lực NX30, Xi23, X21, TH1, VĐ20, CH5; BTE1, Nhị ưu 838, Nghi hương 2308, TN15, TH3-3. Sản xuất thử các giống lúa triển vọng: NP12, NP11, PC10, P13, ĐT34, VS1, BM207; QH5, H94017, Dương Quang 18, BIO404, Vân Hương 7, Nghi hương 305;

- Quảng Ngãi: gieo sạ các giống lúa chủ lực NX30, Xi23, BM9855, Q5, Khang dân đột biến, ĐV108, ĐH99-81, HT1; Nhị ưu 838, TH3-3, BTE1. Sản xuất thử các giống ML203, PC10, ĐT34, VS1, BM207; H94017, QH5, Dương Quang 18, BIO404, Nghi hương 305;

- Bình Định

+ Cơ cấu 2 vụ lúa/năm: các giống lúa chủ lực Khang dân đột biến, ĐV 108, Q5, ĐB6, TBR1, SH2, Xi23, BIO404, Dưu 527, Nghi hương 2308, N.ưu 69, Nhị ưu 838, BTE1. Các giống lúa sản xuất thử ĐT34, VS1, QH5 Nghi hương 035.

+ Cơ cấu 3 vụ lúa/năm: các giống lúa chủ lực Khang dân đột biến, ĐV 108, SH 2, ML48, ML202, ML 214, ĐB6, TBR1, BIO404, Dưu 527, Nghi hương 2308, N. ưu 69, Nhị ưu 838, PAC807.

- Phú Yên: các giống lúa chủ lực ML68, ML4, LD10, TH330, MTL250, ML48, OMCS2000, ĐV108, TH28, OMCS97, ML108, LTD93-1, OM3536, TX93, OM1490, KD18, Q5, ĐB6, HT1, OM2695-2, TH6, ML202, ML216, ML211, ML216, ML213, TBR1; IR17494, IR67032. Các giống lúa sản xuất thử ĐT34, VS1, QH5, Nghi hương 2308, Nghi hương 035, Bio404, Nhị ưu 838.

- Khánh Hòa: các giống lúa chủ lực ML48, TH6, HT1, ĐV108, ML202, Khang dân đột biến, TBR1; IR 17494. Các giống lúa sản xuất thử ĐT34, VS1, ML214; Xi23, NX30, QH5, Nghi hương 2308, Bio404, Nhị ưu 838.

Một số lưu ý trong thâm canh lúa tại các tỉnh trong vùng

Trong điều kiện hiện nay do chịu tác động rất lớn về những đổi khí hậu toàn cầu nên các tỉnh Nam Trung bộ cần tiếp tục cải tiến thời vụ và sử dụng cơ cấu giống lúa phù hợp để chủ động sản xuất vụ Đông Xuân đạt kết quả cao;

Tiếp tục tuyển chọn các giống lúa mới năng suất cao; chất lượng tốt; ưu tiên các giống kháng rầy, kháng bệnh đạo ôn và bệnh bạc lá; các giống lúa chịu mặn, úng và chịu phèn để ứng phó với biến đổi khí hậu tại các địa phương ven biển của các tỉnh Nam Trung bộ;

Thực hiện chương trình quản lý dịch hại tổng hợp và chương trình 3 giảm 3 tăng trong thâm canh tăng năng suất lúa;

Đẩy mạnh sản xuất lúa lai, nhất là các giống lúa lai có chất lượng gạo tốt, cơm ngon, đưa diện tích lúa lai vào gieo cấy trong vùng từ 20-25 % tổng diện tích gieo cấy lúa nhằm nâng cao sản lượng lương thực để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong vùng;

Cần tăng cường công tác thanh kiểm tra định kỳ, công tác quản lý nhà nước về sản xuất, chứng nhận chất lượng và kinh doanh giống lúa tại các tỉnh trong vùng hiện nay và thời gian tới.

(Theo Báo NNVN)

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2010

Kỳ nghỉ hè của các tỷ phú

Lắm tiền nhiều của, giới tỷ phú đôla có cơ hội để đi tìm sự thư giãn ở bất cứ đâu trên thế giới. Phần lớn trong số đó ưa thích những vùng hoang dã, tránh xa thành thị ồn ào.

1. Mark Zuckerberg đi Ấn Độ

Chuyến du lịch đầu tiên trong năm nay của tỷ phú trẻ nhất thế giới, người sáng lập mạng xã hội Facebook là đến Ấn Độ. Tại đây, người ta nhìn thấy Mark Zuckerberg ở một tuần liền tại khu nghỉ mát quốc tế Osho International Meditation Resort ở thành phố Pune. Trên trang cá nhân của mình, Mark Zuckerberg viết: "Tôi sẽ dự đám cưới của một người bạn tại đây và sau đó sẽ đi tham quan một vài thành phố của Ấn Độ". Ảnh: Osho International

2. Bill Gates đến Croatia

Mùa hè năm ngoái, tỷ phú Microsoft Bill Gates đã đưa cả gia đình đến nghỉ hè ở thành phố Skradin, Croatia. Đây là thành phố nhỏ, mang dáng dấp của một khu đô thị thời trung cổ. Tại khu vực này, gia đình nhà Gates cũng có cơ hội thăm thú những khu khảo cổ học có từ thời cổ đại. Di chuyển trên chiếc siêu du thuyền, nhà tỷ phú này đến thăm Công viên quốc gia Krka và thác nước Skradinski tuyệt đẹp. Kỳ nghỉ ở Croatia đem lại cho gia đình Bill Gates những phút giây thanh bình khi thả bộ trên con phố nhỏ, dừng chân ở bất cứ đâu ưa thích và thưởng thức tại các nhà hàng địa phương. Ảnh: Shutterstock

3. Steven Spielberg đến vùng nông thôn Ireland

Đạo diễn lừng danh của Hollywood hồi năm ngoái đưa vợ đến vùng Celtic cùng một nhóm bạn đồng hành. Là đạo diễn của những bộ phim khoa học viễn tưởng hoặc hành động, phiêu lưu, ông hào hứng tham gia vào chuyến đi đến những vùng núi cao của đất nước Ireland như ngôi làng Ballyvaughan, leo núi trên khu vực hiểm trở cheo leo ở vùng Burren, Ireland. Ảnh: worldofstock

4. Kelcy Warren đi Colorado

Hồi tháng 4, tỷ phú ngành đường ống của Mỹ đã mua lại trang trại BootJack Ranch ở vùng núi San Juan Mountains, bang Colorado, Mỹ. Để hoàn thiện kỳ nghỉ hè, ông chi thêm 46,5 triệu USD để mua miếng đất rộng 1.400 hecta ở gần đó. Với hàng đống tiền, tỷ phú này đã có một kỳ nghỉ xứng đáng với ngôi nhà có hầm rượu chứa được 1.500 chai, tầm nhìn tuyệt vời ra vùng hồ nước đầy cá. "Điều tôi thích nhất ở ngôi nhà này là thiên nhiên tuyệt đẹp. Tôi có thể ngày ngày nhìn ngắm thung lũng bao quanh, con sông trước nhà và cả những ngọn núi xa xa", tỷ phú Warren phát biểu. "Tôi sẽ đưa đứa con trai 7 tuổi của mình đến đây sớm để tận hưởng cuộc sống thiên nhiên tươi đẹp mà tôi không có cơ hội ngắm nhìn khi còn bé", ông nói tiếp. Ảnh: Luxist

5. Paul Tudor Jones II đi châu Phi

Châu Phi là điểm đến trong mơ của những người yêu thích thiên nhiên hoang dã. Ông chủ quỹ đầu tư Paul Tudor Jones II sở hữu một bất động sản tại Zimbabwe, nơi ông có thể đến đó đi săn và câu cá. Ngoài Paul Tudor Jones, nhiều tỷ phú khác cũng chung niềm đam mê đối với lục địa đen. Tỷ phú Anh Richard Branson còn sở hữu hẳn một khu nghỉ dưỡng cao cấp nằm ngay giữa rừng già, mang tên Ulusaba ở Nam Phi. Đại gia ngành kỹ thuật Mỹ Tom Siebel tham dự một chuyến khám phá Công viên quốc gia Serengeti của Tanzania hồi năm ngoái. Hồi đó, ông này đã bị một con voi tấn công và quật cho thâm tím mình mẩy. Ảnh: Shutterstock

6. Roman Abramovich đến Costa Rica

Là người yêu thích cảnh trí thiên nhiên và tìm kiếm những pha hành động mạo hiểm, tỷ phú Nga Roman Abramovich vừa tới Costa Rica. Đất nước này là thiên đường cho những fan của cuộc sống hoang dã, hùng vĩ. Du khách có thể làm một chuyến đi xuyên qua những khu rừng già, và rồi sau đó nghỉ ngơi trên những bãi biển tuyệt đẹp. Thỉnh thoảng, ông chủ câu lạc bộ Chelsea dùng chiếc siêu du thuyền để vi vu trên biển hoặc dùng chiếc Hummer để vượt qua địa hình gồ ghề trên cạn. Ảnh: planearviajes.com.ar

7. Richard Branson đi Caribbean

Ông chủ của hãng hàng không Virgin Richard Branson có hẳn một hòn đảo tuyệt đẹp, Necker Island, như một thiên đường nghỉ dưỡng tại vùng biển Caribbe. Tên hòn đảo này cũng là nguồn cảm hứng cho sản phẩm mới nhất của công ty ông là tàu ngầm dành cho 3 người đầu tiên trên thế giới, chiếc Necker Nymph. Người sử dụng tàu phải có chứng chỉ lặn và có thể dùng tàu để lặn xuống nước chừng một tiếng đồng hồ. Để thuê chiếc tàu ngầm này tốn 25.000 USD mỗi tuần. Ảnh: Luxio

8. Ron Perelman đến Hampton

Hamton ở New York là điểm đến quen thuộc đối với nhiều ngôi sao nổi tiếng và giới đại gia Mỹ. Trong số các tỷ phú thường xuất hiện tại đây, người ta thấy có nhà tài chính Ron Perelman, Ron Baron hay tỷ phú kỳ cựu George Soros. Đạo diễn tỷ phú Steven Spielberg cũng có một căn nhà ở khu Đông Hampton để ông nghỉ ngơi mỗi khi đến đây. Ảnh: Forbes

9. Michael Bloomberg đến Bermuda

Hòn đảo mang cái tên nổi tiếng Bermuda nằm ở Đại Tây Dương là ngôi nhà thứ hai đối với nhiều tỷ phú. Thị trưởng thành phố New York, ông Michael Bloomberg sở hữu một mảnh đất rộng gần 600 mét vuông. Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi và tỷ phú vùng Texas Ross Perot cũng được cho là có nhà ở khu dân cư Tucker's Town nằm trên hòn đảo nhỏ bé này. Ảnh: Newscom

 

Theo VnExpress