Phần 1: THÂM CANH
I. Thời kỳ cây con
Từ 1-7 ngày sau sạ (ngày sau sạ: nss)
1. Đặc điểm
Cây nhỏ sống nhờ dinh dưỡng nội nhũ hạt.
2. Mục đích thâm canh
Tạo cho cây khỏe để chuẩn bị đẻ nhánh.
3. Thâm canh
- Dùng hạt giống tốt, ngâm ủ giúp Lúa nẩy mầm đều.
- Làm đất kỹ, bằng phằng.
- Sạ với mật độ hợp lý (100-120 kg / ha).
II. Thời kỳ đẻ nhánh
Từ 7-30 nss
1. Đặc điểm
Cây đẻ nhánh, ra lá, tăng chiều cao nhanh. Nhu cầu dinh dưỡng cần khá cao (nhất là đạm, lân). Thời kỳ này sẽ quyết định tới năng suất Lúa.
2. Mục đích thâm canh
Có được số bông thích hợp, bông đều và bông to - sáng.
3. Thâm canh
a. Bón phân đợt 1 (7-10 nss)
- Đất phù sa: bón khoảng 150 kg Yara Lúa, 997, R1, JF1, … hoặc 50 kg DAP + 50 kg Urê / ha.
- Đất phèn TB: bón khoảng 150 kg 997, R1, JF1, Yara L1, … hoặc 100 kg DAP + 30 kg Urê / ha.
- Đất xám: bón khoảng 150 kg 997, R1, JF1, Yara L1, … hoặc 100 kg DAP + 30 kg Urê / ha.
Chú ý: Có thể thay phân NutriSmart một phần mà rất hiệu quả. Cụ thể thay bớt phân NPK (30% là khoảng 45 kg / ha) bằng phân NutriSmart (20 % là khoảng 30 kg / ha).
b. Phun trên lá: dùng NUTRIMIX hoặc Food-MX1 (Chuyên dùng cho Lúa) phun ngay sau khi xử lý thuốc cỏ xong (khoảng 10-14 nss).
c. Canh tác
- Phòng trừ cỏ thật tốt.
- Giữ mực nước thích hợp.
- Tỉa dặm sớm (15-18 nss) để cho ruộng đồng đều.
d. Chú ý
Không bón phân lai rai vì sẽ làm tăng chồi vô hiệu. Bón phân đợt 2 sớm (18-22 nss) và tháo khô nước khi ruộng đã kín hàng (30-35 nss) là biện pháp khống chế chồi vô hiệu rất có kết quả. Ruộng nào quá trũng, cần bón đợt 2 nhẹ tay, tránh Lúa quá tốt sẽ lốp đổ.
e. Bón phân đợt 2 (18-22 nss):
- Đất phù sa: bón khoảng 220 kg Yara Lúa, 998, R2, JF2, … hoặc (50-70) kg DAP + 20 kg Urê / ha và thêm (0-30) kg DAP để bón vá áo riêng.
- Đất phèn TB: bón 150-200 kg 998, R2, JF2, Yara L2, … hoặc 50 kg DAP + 50 kg Urê / ha và thêm (0-50) kg DAP để bón vá áo riêng.
- Đất xám: bón 150-200 kg 998, R2, JF2, Yara L2, … hoặc (50-70) kg DAP + 20 kg Urê / ha và thêm (0-30) kg DAP để bón vá áo riêng.
Chú ý:
- Đợt 2 phải bón “vá áo” sửa ruộng cho đều, dùng DAP hoặc 998, R2, JF2, Yara L2,…bón thêm vào chỗ ruộng xấu, chỗ cấy dặm, gò cao,… và dùng NUTRIMIX hoặc Food-MX1 phun vào chỗ cần vá áo.
- Đất phèn TB, đất xám dùng 30 kg NutriSmart thay cho 45 kg NPK cho 1 ha.
III. Hình thành và phát triển đòng
Từ 40-65 nss
1. Đặc điểm
Rất mẫn cảm với nhiệt độ, nước và đạm (thời kỳ mẫn cảm đạm). Thời kỳ này quyết định bông to hay nhỏ và số hạt.
2. Thâm canh
Bảo vệ lá đòng và hai lá dưới xanh bền bằng cách phòng trừ sâu bệnh như bệnh khô vằn, vàng lá, đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá,…
a. Phun trên lá
- Dùng MAGIÊPHOS phun 1 lần lúc Lúa 40-45 nss để đón đòng, chống đổ lốp.
- Dùng thêm MAGIÊPHOS 1 lần nữa (nếu cần) lúc Lúa 52 nss tức 7-10 ngày trước trổ => giúp trổ đòng đồng loạt.
b. Bón phân đợt 3
Không bón dư đạm, bón đủ kali và nên bón đón đòng (40-45 nss) theo kỹ thuật “không ngày - không số”.
* Bón phân đón đòng theo kỹ thuật không ngày - không số
+ Không ngày
Ngày bón phân đón đòng không phải do chủ ruộng quyết định hay do nhà khoa học quyết định mà phải do ruộng Lúa quyết định. Ngày nào có ít nhất 2/3 ruộng Lúa chuyển khoản sang màu vàng tranh đó là ngày bón phân đón đòng.
Lưu ý: Lúa sau 30 ngày không được bón tiếp phân đạm (Urê) lúc Lúa còn xanh.
+ Không số
Không định trước số lượng bón bao nhiêu, cần theo hướng dẫn sau:
- Chỗ chuyển màu vàng tranh: bón theo mức (40-50) kg Urê + 50 kg KCl (hoặc 100-120 kg 999, R3, JF3, Yara L3…) / ha.
- Chỗ còn xanh đậm: tuyệt đối không bón Urê, chỉ bón 100 kg KCl / ha.
- Chỗ Lúa tốt, chỗ trũng, chỗ gần nhà, tàng cây che bóng: giảm Urê chỉ còn 20-30 kg và tăng KCl 70-80 kg / ha hoặc 40-50 kg 999, R3, JF3, Yara L3… cộng 40-50 kg KCl.
Lưu ý: Tuyệt đối không được bón dư đạm vào đợt này, hại gấp nhiều lần. Bón hơi thiếu chỉ bón mức 20-40 kg / ha là an toàn, mức tối đa là 50 kg Urê / ha. Cần xịt thêm phân bón lá MAGIÊPHOS hoặc NUTRIMIX.
IV. Thời kỳ trổ – chín
Từ 65-90 nss
1. Đặc điểm
Cây tích lũy chất khô về hạt. Màu đổi từ xanh sang vàng. Trọng lượng hạt tăng dần và ổn định tới khi chín hoàn toàn.
2. Mục đích thâm canh
Giúp cây trổ đòng tốt để quyết định số hạt chắc / bông, giúp to – sáng hạt và chống rụng hạt.
3. Thâm canh (phun trên lá)
- Dùng HCR (Chống Rụng Hạt - Siêu To, Sáng Hạt) phun 1 lần lúc Lúa 70 nss tức 5-7 ngày sau trổ (giai đoạn cong trái me). Nếu muốn hạt to nhanh thêm nữa thì sau đó 4 ngày phun tiếp 1 lần.
- Dùng Food-MX4 (Sáng - Chắc Hạt) phun 1 lần lúc Lúa 80 nss tức 15-17 ngày sau trổ => giúp hạt chắc, mẩy, bóng, màu vàng sáng và chín đồng loạt.
Chú ý:
- Giữ ruộng đủ nước tới chín sáp (trước thu hoạch 7 ngày).
- Thu hoạch sớm (85-90% độ chín) sẽ cho năng suất và chất lượng cao nhất.
Phần 2: XỬ LÝ NGỘ ĐỘC HỮU CƠ, PHÈN
I. XỬ LÝ NGỘ ĐỘC HỮU CƠ
1. Triệu chứng
- Bộ rễ bị thối đen, có mùi hôi.
- Lúa vàng và lùn lại.
- Lúa phát triển yếu ớt, không bắt phân.
- Thường xuất hiện từ 15-20 nsg, có nơi xảy ra rất sớm khi Lúa mới sạ vài ngày và gây thiệt hại rất nặng. Hiện tượng này đang phổ biến ở ĐBSCL.
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chính do rơm rạ, tàn dư thực vật của các vụ trước chưa kịp phân hủy do bị vùi lấp trong điều kiện ngập nước tạo ra các gốc phenol, acid hữu cơ gây độc cho Lúa.
3. Giải pháp
a. Giải pháp canh tác
- Mang rơm tươi ra khỏi ruộng.
- Làm đất: cày, xới phơi đất 7-15 ngày càng tốt, giúp chất hữu cơ dễ phân hủy. Và bón 300 kg vôi bột cộng 200-300 kg lân (Văn điển, Ninh bình hoặc NutriSmart) / ha.
- Bón phân đợt 1 sớm trong đó có nhiều lân, nhiều đạm để giúp hạ phèn, mau mục rạ. Hoặc dùng MX-HÒA NƯỚC TƯỚC 3 trộn với phân NutriSmart hoặc NPK bón rải đều trên ruộng giúp rễ phát triển mạnh trở lại (2-3 kg MX-HÒA NƯỚC TƯỚC 3 / 1 công).
b. Phun giải độc hữu cơ
Dùng NUTRIMIX phun sau khi xử lý thuốc cỏ xong (khoảng 10-14 nss) giúp Lúa ra rễ, đẻ nhánh, hạ phèn nhanh và giải độc hữu cơ. Cần phun nhất khi xảy ra hiện tượng ngộ độc hữu cơ.
II. XỬ LÝ NGỘ ĐỘC PHÈN
1. Triệu chứng
- Rễ có màu vàng, nâu đỏ (ngộ độc sắt); rễ ngắn lại, màu trắng, dòn dễ gãy (ngộ độc nhôm).
- Lúa vàng, đỏ đọt và lùn lại.
- Lúa phát triển yếu ớt, không bắt phân.
2. “5 bước xử lý ngộ độc phèn”
Bước 1. Thay nước mới để xả đang kể lượng phèn trong ruộng ra. Nếu ruộng gò bị xì phèn thì cố gắng ép nước lên gò cho đủ. Có thể bón vôi trước khi bón phân.
Bước 2. Bón Super lân Long thành hoặc Lân nung chảy (Văn điển hoặc Ninh bình) hoặc lân NutriSmart từ 50-250 kg / ha (tùy tình trạng ngộ độc nhẹ hay nặng). Hoặc dùng MX-HÒA NƯỚC TƯỚC 3 trộn với phân NutriSmart hoặc Lân bón rải đều trên ruộng giúp rễ phát triển mạnh trở lại (2-3 kg MX-HÒA NƯỚC TƯỚC 3 / 1 công).
Bước 3. Dùng NUTRIMIX (hoặc MAGIÊPHOS) phun 1 lần có hiệu quả tức thì, cứu Lúa và hạ độc phèn nhanh.
Bước 4. Chờ đợi từ 3-7 ngày cho đến khi nhổ lên thấy ra rễ trắng là cứu Lúa đã thành công.
Bước 5. Bón phân chăm sóc tiếp tục theo qui trình cho Lúa phục hồi.
3. Lưu ý
Khi Lúa bị ngộ độc phèn ngưng ngay bón đạm (Urê), nếu bón vào làm Lúa chết nhanh.
Tài liệu tham khảo do Phòng Kỹ thuật Công ty Mai Xuân biên soạn với sự cố vấn của
PGS.TS Mai Thành Phụng