Thứ Hai, 15 tháng 3, 2010

Đề xuất cơ cấu giống lúa cho sản xuất vụ hè thu 2010 ở Nam Bộ

LUAGAO - Dẫn đăng bài viết về đề xuất cơ cấu Giống lúa Vụ Hè thu 2010 các tỉnh Nam Bộ

1. Đánh giá cơ cấu giống lúa vụ Đông Xuân 2009/ 2010


Thu hoạch lúa hè thu ở Ô Môn, Cần Thơ. Ảnh Internet

Để chuẩn bị cho sản xuất vụ Đông Xuân 2009/ 2010, Cục Trồng trọt đã xây dựng cơ cấu giống lúa hướng dẫn cho từng tiểu vùng sinh thái ở Nam Bộ theo phương châm chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã được định hình và thực hiện có hiệu quả trong nhiều năm qua là “mỗi địa phương xác định cơ cấu giống gồm 4-6 giống chủ lực, 4-5 giống bổ sung và 3-4 giống triển vọng mới; cơ cấu một giống không vượt quá 20% toàn vùng”. Thực tiễn sản xuất vụ Đông Xuân vừa qua cho thấy cơ cấu giống lúa đã được thực hiện và phát huy hiệu quả ở các địa phương.

Đánh giá chung thì bộ giống lúa chủ lực ở Nam Bộ hiện vẫn khá ổn định và tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong thời gian tới, nhóm giống này bao gồm các giống: IR50404, OM2517, VNĐ95-20, Jasmine 85, OM576, OM2514, OM2717, OMCS2000, Tài Nguyên, VD20...Ngoài ra, kết quả khảo nghiệm và sản xuất thử trong năm 2009 và vụ Đông Xuân 2009/ 2010 cũng đã xác định được nhiều giống lúa triển vọng mới; đây là cơ sở quan trọng để xây dựng cơ cấu giống lúa cân bằng và an toàn cho sản xuất. Tuy nhiên do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiều vùng sản xuất lúa ở Nam Bộ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hạn hán và xâm nhập mặn vào cuối vụ, gây thiệt hại đáng kể năng suất lúa. Yêu cầu về giống lúa kháng phèn mặn và hạn hán cao trở nên cấp thiết bên cạnh vấn đề sâu bệnh hại và chất lượng gạo.

2. Đề xuất cơ cấu giống lúa vụ Hè Thu 2010

Để sử dụng tốt nhất nguồn giống lúa hiện có, cần xây dựng cơ cấu giống lúa cân bằng toàn vùng cả về khía cạnh chất lượng và chống chịu điều kiện khó khăn và sâu bệnh hại. Cơ cấu diện tích các nhóm giống lúa theo tỷ lệ 30% giống kháng đến nhiễm nhẹ, 50% giống hơi nhiễm đến nhiễm, và không quá 20% giống nhiễm đến nhiễm nặng rầy nâu, đạo ôn và VL, LXL đã được định hướng trong thời gian qua tiếp tục được duy trì; cần tiếp tục quản lý chặt chẽ cơ cấu giống lúa IR50404 trong vụ Hè Thu theo khuyến cáo của Hiệp hội lương thực; đảm bảo tỷ lệ IR50404 không quá 20% cơ cấu giống từng vùng thông qua mở rộng diện tích các giống lúa ngắn ngày có triển vọng như OM4900, OM6162, OM6677, OM6561, OM4218, MTL499... kết hợp với duy trì tỷ lệ hợp lý giống lúa OM 2514 và OM1490; không mở rộng diện tích qúa cao giống Jasmine 85. Ngòai ra, trong vụ Hè Thu tới cần chú ý đến mức độ chống chịu bệnh khô vằn và điều kiện khó khăn như đổ ngã, hạn và xâm phập mặn đầu vụ … để xây dựng cơ cấu giống phù hợp. Căn cứ vào thực tiễn sản xuất, các nhóm giống cho sản xuất vụ Hè Thu tới được tổng hợp như sau:

Nhóm giống lúa chủ lực: OM2517, VND95-20, OM2514, OM2717, OM4498, TNĐB100, IR50404, OM576, AS996, OM4218, OMCS2000, OM3536, OM2395, OM6162, OM4900...

Nhóm giống bổ sung: Jasmine85, OM6561, VD20, OM2718, ST5, OM5199, OM5472, OM4088, OM6677, OM1490, Nàng Hoa (lúa thơm), B-TE1 (lúa lai), Một bụi đỏ, nếp OM85...

Nhóm giống lúa triển vọng: OM6377, OM6677, OM4088, OM8923, OM6976, OM7347, OM5490, OM4101, OMCS2009, MTL499, Nàng Hoa, PHB71...

Các giống lúa chịu phèn mặn khá: OM2488, OM2818, OM6379, OM6677, OM6074,. OM4276, OM6690, AS996, OM5651, OM6521, OM5199ĐB, OM576, OM 2517, OM5472, OM6561, OM2395, B-TE1, ST5...

Giống lúa cho mô hình canh tác Lúa -Tôm: ST5, OM2517, OM2717, OM5629, B-TE1...

Trên cơ sở đánh giá cơ cấu giống lúa ở Nam Bộ giai đoạn 2008-2009, và kết quả khảo nghiệm và sản xuất thử các giống triển vọng mới, cơ cấu giống lúa từng tiểu vùng sinh thái ở Nam Bộ cho vụ Hè Thu 2010 được đề xuất như sau:

2. 1. Vùng bán đảo Cà Mau: ưu tiên áp dụng các giống lúa ngắn ngày, chịu phèn mặn và điều kiện khó khăn.

- Giống chủ lực: OM 2517, VND95-20, OMCS 2000, OM 2717, IR50404, OM576, OM4498, AS996 ...

- Giống bổ sung: OM6162, OM5472, Jasmine 85, ST5, OM4900, OM6561, lúa lai B-TE1...

- Giống triển vọng: OM6976, OM5451, OM6677, OM8923, OMCS2009, lúa lai PHB71...

2. 2. Vùng tây sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên: ưu tiên áp dụng các giống lúa thâm canh cao

- Giống chủ lực: OM2517, OM4498, OM2395, OMCS2000, OM4900, OM6162, OM5472, OM4218...

- Giống bổ sung: IR50404, OM2717, OM2514, OM1490, OM576, OM3536, Jusmine 85...

- Giống triển vọng: OM4668, OM8923, OM5451, OM6976...

2. 3. Vùng phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu: ưu tiên sử dụng các giống lúa cao sản chất lượng cao:

- Giống chủ lực: OM2517, OM2514, VNĐ95-20, Jamine 85, OMCS2000, OM4900, OM4218, OM6162...

- Giống bổ sung: OM1490, OM2717, OM2395, IR64, TNĐB100, OM6561, OM5199, VD20, OM5472...

- Giống triển vọng: OM8923, OM6377, OM6976, OM5451...

2. 4. Vùng Đồng Tháp Mười: ưu tiên áp dụng giống lúa cực ngắn ngày, chịu phèn mặn trung bình – khá

- Giống chủ lực: IR50404, VNĐ95-20, VD20, OMCS2000, OM3536, OM6561, OM2517, OM4900...

- Giống bổ sung: OM1490, OM576, MTL499, OM2514, OM6162, OM4498, OM5472...

- Giống triển vọng: MTL499, OM6976, OM4088, OM4041, OM5472, OM8923, MTL547...

2. 5. Vùng ven biển Nam Bộ: ưu tiên áp dụng giống ngắn ngày, thâm canh trung bình – khá, chịu điều kiện khó khăn

- Giống chủ lực: OM2517, IR50404, OM576, AS996, OM2395, OM6162, OM6561, OM5472, OMCS2000...

- Giống bổ sung: OM3536, OM4498, ST5, OM4900, OM4059, Jasmine 85, OM4101, OM7347, B-TE1, Một bụi đỏ...

- Giống triển vọng: OM8923, OM6976, OM6677, OM3395, OM4668, MTL560, PHB71...

2. 6. Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐNB:

- Giống chủ lực: VNĐ95-20, OM4900, OMCS2000, ML48, ML202, IR64, IR59606, OM6162...

- Giống bổ sung: VNĐ99-3, OM3536, TH6, TH41, OM4498, OM4900...

- Giống triển vọng: OM6976, OM4218, OM6161, OM8923, MTL560, PHB71...

Thực tiễn sản xuất cho thấy, giống chủ lực và giống bổ sung khác nhau đáng kể tùy theo tiểu vùng sinh thái, thậm trí ngay trong một tỉnh. Trên cơ sở đề xuất trên, mỗi địa phương xác định cơ cấu giống gồm 4-6 giống chủ lực, 4-5 giống bổ sung và 3-4 giống triển vọng mới; cơ cấu một giống không vượt quá 20% diện tích trên địa bàn.
ọng mới; cơ cấu một giống không vượt quá 20% toàn vùng

Giới thiệu các giống lúa triển vọng được xác định qua 2 năm khảo nghiệm và sản xuất thử (2009-2010)

TT

Tên giống

TGST

(ngày)

Năng suất (tấn/ ha)

Chất lượng gạo

Rầy nâu

Vàng lùn

Đạo ôn

1

OM 6377

95-100

5-8

Khá

HK-HN

TB

HN

2

OM 6677

95-100

5-8

T. bình

HN-N

TB

N

3

OM4088

90-95

6-8

Tốt

HN

NhN

N

4

OM 8923

92-96

5-8

Tốt

HN

NhN

HK

5

OM6976

95-100

6-8

khá

HK

NhN

HK

6

OM5451

90-95

5-7

Tốt

HN

NhN

HK

7

OM7347

95-100

6-8

Khá

HN

NhN

HN

8

OM5490

95-100

6-8

Khá

HN

NhN

HN

9

OM 4101

92-96

5-7

Khá

HN

NhN

HN-N

10

OMCS2009

88-90

6-8

Khá

HN

NhN

HN

11

OM5472

92-98

6-8

T. bình

HN

NhN

NhN

12

MTL 499

95-100

5-7

Tốt

HN

TB

HN

13

OM3995

90-95

6-8

Tốt

HN

NhN

HN

14

PHB71

100-105

6-9

Tốt

N

N

K

15

Nàng Hoa

95-100

5-7

Tốt, thơm

HN

NhN

HN

K=kháng; HN=hơi nhiễm; HK=hơi kháng; N=nhiễm; NhN=nhiễm nhẹ; TB=trung bình; NN=nhiễm nặng; TGST: trong điều kiện sạ thẳng; PHB71: lúa lai; Nàng Hoa: lúa thơm

Lê Văn Tính – TTKN Cần Thơ
(Tổng hợp từ: Nguyễn Quốc Lý, Trung tâm KKN Giống, SPCT và Phân bón Nam Bộ)

Nguồn: http://www.luagao.com/thongtinkythuat/gionglua/77C250_de_xuat_co_cau_giong_lua_cho_san_xuat_vu_he_thu_2010_o_nam_bo.aspx