Thứ Tư, 3 tháng 3, 2010

KỸ THUẬT NUÔI CÁ BA SA THƯƠNG PHẨM

Cá Basa (Pangasius bocourti) là loài cá nuôi phổ biến và đặc trưng nhất của nghề nuôi cá bè vùng thượng nguồn sông Cửu Long thuộc 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Hàng năm, hàng ngàn tấn cá Basa được bán ra thị trường trong nước và ngoài nước. Thêm vào đó là hàng ngàn tấn nguyên liệu làm thức ăn gia súc gia cầm. Ở các giai đoạn nuôi cá luôn đươc chú ý đầu tư đầy đủ về các mặt nhất là khâu thức ăn. Có thể nói đây là loài được nuôi ở mức độ thâm canh hoá cao trên qui mô lớn Đồng Bằng Sông Cửu Long.

 

 

 

III.  KỸ THUẬT NUÔI CÁ BA SA

1. Mùa vụ ương nuôi của cá Basa trong bè

 

Mùa vụ ương cá Tra và cá Basa khoảng tháng 5 - 7 đến tháng 8 - 10. Nuôi cá thịt khoảng tháng 8 - 10 đến tháng 2 - 4 năm sau (nuôi 6 - 8 tháng).

 

 


height=188

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 3: Bè nuôi cá Basa tại Châu đốc (An Giang)

2. Qui cách giống và mật độ thả

 

Cá giống tốt sẽ có kích cở đồng đều, nhiều nhớt, không bị thương tích hay xây xát. Kích cở và mật độ thả như sau

 

              + Ương cá giống: Kích cở giống: 5 - 6 g/con (200 con/kg). Mật độ thả: 200 - 300 con/m3

              + Nuôi thịt: Kích cở giống: 100 - 150 g/con. Mật độ thả: 80 - 150 con/m3

              Có thể nuôi ghép cá he với cá basa tỉ lệ không quá 5 – 10 %

 

3. Vận chuyển cá

 

Vận chuyển bằng túi nylon bơm oxygen. Thường dùng để vận chuyển cá con. Kích cở bao vận chuyển tùy thuộc vào kích cở cá, số lượng vận chuyển. Bao chứa 1 phần nước, 2 phần oxygen. Mật độ cá vận chuyển như sau

 

Kích thước cá

Mật độ

Trọng lượng (gam/con)

Dài (cm)

(con/lít)

0,3 - 1,2

2 - 4

50 - 180

2 - 5

5 - 7

15 - 30

7 - 22

8 - 12

5 - 12

 

Vận chuyển bằng ghe thông nước ghe đục. Ghe có khoang có hai cửa trống bên lườn để thông nước với sông và có lưới chắn. Phương pháp này rất thuận tiện cho việc vận chuyển cá lớn và cá lớn với số lượng lớn. Cũng có thể dùng ghe đục (rọng) tre cặp hai bên hông ghe, xuồng để vận chuyển cá. Mật độ vận chuyển như sau

 

 

             

Kích thước cá (gam/con)

Mật độ (kg/m3)

4 - 5

80 - 100

10 - 15

110 - 120

700

150 - 200

 

Trong lúc vận chuyển, tốc độ đi của ghe, xuồng không nên quá 5 km/giờ. Sau khi vận chuyển 10 - 12 giờ nên cho cá nghỉ 20 - 30 phút nhưng phải đậu ghe nơi có nướcc chảy nhẹ, nước thoáng mát, trong sạch.

 

·       Cách thả giống

 

Cần ngâm bao cá khoảng 15 phút trước khi thả cá vào bè. Khi thả nên đặt miệng bao chìm xuống nước và cho cá lội ra từ từ. Nếu vận chuyển bằng ghe thì thao tác nhẹ nhàng, dụng cụ nhẳn để tránh xây xát cá. Sau khi thả cá trong vòng 2 ngày, không nên khuấy động cá để chúng thích nghi với môi trường mới.

 

·       Cách cho ăn và chăm sóc

Thức ăn được sử dụng cho cá Basa thường là thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn công nghiệp.

Thức ăn tự chế biến

Các bước phối chế thức ăn như sau

 

+               Lựa chọn nguyên liệu: nên chọn những nguồn nguyên liệu sẳn có và rẻ ở địa phương. Nguồn nguyên liệu cung cấp đạm cho cá: bột cá, cá tươi. Cung cấp bột  như: cám, tấm, bắp. Các loại rau trái bổ sung chất vitamin, giúp cá dễ tiêu hóa, tăng trưởng nhanh như, lúa mầm, cỏ, rau muống, rau lang, bèo, lá khoai mì, hoặc các loại rau phế phẩm nhà bếp.

+               Phối trộn thức ăn: Tùy theo giai đoạn nuôi mà có những công thức phối trộn hợp lý. Khi ương, do cá con cần nhu cầu đạm cao nên trong 2 tháng đầu dùng công thức như sau

 

                            Cám                                                                                    5 – 10 %

                            Rau xanh (rau muống, rau lang, bí đỏ)           15 – 20 %

                            Ốc, cá tươi                                                                      60 – 70 %

Các tháng tiếp theo và khi nuôi thịt, có thể giảm tỷ lệ cá tươi xuống theo công thức

Cám                                                                                    60 – 70 %

Rau xanh (rau muống, rau lang)                           15 – 20 %

Ôc, cá tươi                                                                      15 – 20 %

 

              Nếu thức ăn cá tươi khan hiếm nên thay bằng bột cá để đảm bảo đủ chất cho cá. Vào 3 tháng cuối trước khi thu hoạch, khẩu phần rau xanh có thể thay bằng bí đỏ để nâng cao chất lượng thức ăn và làm thịt cá có màu đỏ hồng có giá trị hơn khi bán. Nên trộn thêm một lượng nhỏ premix được tin cậy trên thị trường (Thiromin), Vitamin C (60 – 100 mg/kg thức ăn) hoặc thức ăn đậm đặc do các nhà chăn nuôi tính sẳn trên những nguyên liệu phối hợp thường dùng.

 

+               Cách chế biến: Trước kia người nuôi thường cắt nhỏ nguyên liệu, nấu chín, để hơi ấm, nhào trộn và vò viên cho cá ăn. Những năm gần đây, do nhận thức được sợ cần thiết phải cơ khí hóa từng bước, nhiều bè lớn đã sử dụng một số máy như máy cắt, máy trộn và máy ép viên làm cho khâu chuẩn bị thức ăn nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều, lại ít tốn nhân công.

 

Thức ăn công nghiệp

             

              Sử dụng thức ăn viên các loại có hàm lượng protein dao động từ 18 – 28 % qua thời gian nuôi.

 

·       Cách cho ăn và chăm sóc

 

-               Hàng ngày chia thức ăn làm hai phần và cho ăn vào lúc nước ròng. Để kích thích cá ăn tốt, nên cho cá ăn chỉ 6 ngày mỗi tuần. Khi cho ăn nên rải thức ăn từ từ và nhiều điểm trong bè để cá có thể bắt thức ăn dễ dàng. Quan sát khi cá no không ăn nữa thì ngừng cho ăn để tránh lãng phí thức ăn.

 

-               Khi thay đổi khẩu phần, phải thay từ từ, tránh làm cá bị thay đổi đột ngột.

 

-               Cá thường giảm ăn khi chất lượng nước thay đổi nhất là lúc giao mùa và vào lúc bị bệnh, vì thế trong trường hợp này phải kiểm tra lại cá trong bè.

 

-         Hàng ngày phải vệ sinh lồng, kiểm tra bè kỹ lưỡng tránh làm thất thoát cá do hư bè.

 

4. Thu họach

 

Cá nuôi sau 6 – 8 tháng, người nuôi có thể tiến hành thu họach, năng suất dao động bình quân từ 80 – 120 kg/m3. Trong quá trình thu họach, dùng lưới kéo và thu tòan bộ trong 1 đợt thu.
  
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét